Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Gặp Phụ Vương

24/07/201809:00(Xem: 4628)
Ngày Gặp Phụ Vương

Duc The Ton 9

NGÀY GẶP

PHỤ VƯƠNG

 

Xưa rời cung điện ra đi

Giờ đây thành đạo trở về thăm cha

Hai mươi năm thoáng trôi qua

Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người

Ca Tỳ La Vệ xanh tươi

Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng

Cả nhân dân, lẫn hoàng cung

Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha.

Một bình bát, một cà sa

Dạt dào đức độ, bao la nhân từ

Phật thăm quê dấu yêu xưa

Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca

Cảm thông đến cả muôn hoa

Đất trời, cây cỏ gần xa đón chào

Mọi người cảm động biết bao,

Nhà vua thỉnh Phật cùng vào hoàng cung.

Chiều về trong cảnh vui chung

Phật bèn thuyết pháp chỉ đường chúng sanh.

Nhà vua đảnh lễ chân thành

Hỏi thăm phương pháp tu hành cho mau

Để mong giải thoát khổ đau

Sinh lão bệnh tử tiếp nhau xoay vần.

Phật bùi ngùi ngắm phụ thân

Chân run, đầu bạc, da nhăn, dáng gầy

Còn đâu như thuở trước đây

Đế vương oanh liệt tràn đầy hiên ngang,

Đỡ vua lên ngự ngai vàng

Ôn tồn Phật mới thưa rằng: "Từ xưa

Xuất gia thành đạo đến giờ

Như Lai thường bị người ta chê cười

Bị phường ngoại đạo nhiều lời

Chê rằng bất hiếu, bỏ rơi gia đình."

"Như Lai quyết chí riêng mình

Chẳng theo chữ hiếu thường tình làm chi

Nên đi tìm món quà gì

Thật là quý hóa dâng về phụ thân

Và ban cho khắp nhân dân,

Đó là giải đáp về thân phận người

Phụ thân vừa mới hỏi thôi!"

Tiếp theo Phật nói: "Ở đời ngẫm ra

Vô thường vạn vật quanh ta

Công danh như bọt nước sa đầu ghềnh

Tình như mây nổi bồng bềnh

Còn như tuổi trẻ trôi nhanh xuân thì

Như làn điện chớp khác chi

Chúng sanh không hiểu chút gì! Đáng thương!

Bám theo những cái vô thường

Mà quên Phật tánh sẵn vương trong người"

"Chúng sanh Phật tánh sẵn rồi

Khéo tu thành Phật trong thời tương lai.

Tu nhiều phương pháp lắm thay

Pháp môn 'Niệm Phật' là hay mọi đường

Rất công hiệu, rất dễ dàng

Chí tâm niệm Phật, Tây Phương thác về

Là nơi hạnh phúc muôn bề

Là nơi Cực Lạc tràn trề an vui."

"A Di Đà Phật một thời

Lúc tu phát nguyện: 'Ai người thành tâm

Niệm danh ta thật chuyên cần,

Xin về Cực Lạc mười phần cầu mong,

Sau này đến lúc lâm chung

Thác về Cực Lạc vô cùng sướng thay!

Nếu không đạt được điều này

Nguyện thề Chánh Giác ta đây không thành!'

Mong vua cha và chúng sanh

Pháp môn 'Niệm Phật' thi hành cho chuyên

Sẽ mau trút hết muộn phiền

Sinh lão bệnh tử triền miên chẳng còn!"

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa theo Truyện Cỗ Phật Giáo)

__________________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2015(Xem: 3957)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ. Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang. Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh. Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti. Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian. Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.
24/12/2014(Xem: 15759)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
21/10/2014(Xem: 9792)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
08/05/2014(Xem: 15444)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4004)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8229)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 7496)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 12648)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 22497)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 34052)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567