Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hài Nhi Kỳ Diệu

08/03/201816:49(Xem: 6240)
Hài Nhi Kỳ Diệu


duc phat dan sanh
HÀI NHI KỲ DIỆU
HẠNH PHƯƠNG



Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản.
Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán:

An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi
Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu
Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì
Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử

Bảy bước chân anh nhi thánh hạnh ghi dấu ấn giữa mặt đất thế giới ta bà như bảy vì sao sáng, mỗi bước chân anh nhi thánh hạnh trầm hùng như mỗi bước chân vua Sư tử …
Có lẽ Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita) đã là Trường ca đầu tiên Phật Giáo Bắc truyền viết về cuộc đời đức Phật; có lẽ chính từ bước đi khai phá của Đại sĩ Mã Minh, nguồn mạch thi ca đã được khơi dậy nguồn cảm xúc cho các nhà thơ về sau mạnh dạn thi hoá hình ảnh Đản sanh đức Từ Phụ vào thi ca:

Bụt ơi, sao Bụt mà xinh
Bé ơi! Sao bé đẹp tình nhân gian
Bé, từ trong trái tim ngoan
Bụt, từ trong cõi nhân hoàn thiết tha
Bụt về Bụt hẹn cùng ta
Rằng ai ai nữa cũng là Như Như…
(Trụ Vũ – Ngón Tay Hoa)

Em ơi! Đức Phật là Người
Bàn tay nhân ái, nụ cười bao dung.
(Hạnh Phương – Phật Là Người)

Phát triển theo chiều dài lịch sử truyền bá, Đạo Phật Việt Nam, hình ảnh Đức Phật đản sanh lại được Việt Nam hoá, bình dân hoá, ca dao hoá… thành hình ảnh thánh thiện mà thân thiết trong mạch sống thi ca:


Bài thơ mừng đón Đản Sinh
Âm ba đồng vọng ân tình nước non
Quê hương đạo nghĩa vuông tròn
Từng trang lịch sử vàng son thái hoà
Bài thơ tự tánh đơm hoa
Vang reo khúc hát hoan ca thanh bình
Nụ cười em bé tươi xinh
Lắng nghe Đức Phật trong mình nguy nga…
(Hạnh Phương – Chân Thường Niềm Vui)

Đạo Phật như dòng suối mát dạt dào, đạo Phật đến đâu mang theo sức sống thanh bình đến đó, đạo Phật đến Việt Nam, với khả năng “thâu hoá sáng tạo”(*) đặc thù; hình ảnh Đức Phật ngay từ Sơ Sinh Khánh Đản đã được minh hoạ bằng hình ảnh một Em Bé Việt Nam, một Hài Nhi Kỳ Diệu của đất nước bốn ngàn năm văn hiến:

Trên chùa Bụt son tô vàng thiếp
Ngoài nhân gian, Bụt xuống đồng xanh
Bụt làm suối, suối ngào ngọt chảy
Thơm dịu dàng hoa bưởi hoa chanh
Bụt làm gió, gió dào dạt dậy
Kiến sâu vui chân bước xuân hành.
… … … …
Bụt xôi oản cho đầy tay bé
Bé quê hương yêu Bụt hiền lành.
(Trụ Vũ – Bụt Của Bé)

Hình ảnh Bụt Sơ Sinh, Em Bé Hài Nhi Kỳ Diệu được khuôn vào tư tưởng pháp thân như lai thường trụ, Pháp Thân bất hoại, phi biến dị; nó lại càng lung linh màu sắc, lại càng tinh tế huyền nhiệm:

Tuyệt vời bảy buớc hoa sen
Trang nghiêm cho cõi bùn đen nhiệm mầu
Giữa lòng biển lệ thiên thâu
Chợt nghe lóng lánh xưa sau nụ cười
Sáng nay, Bụt lại vào đời
Ngón tay hoa trỏ, cho mười phương trăng.
(Trụ Vũ – Ngón Tay Hoa)

Trụ Vũ, một nhà thơ lớn của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, có viết bài thơ Hoa Sứ, mà mỗi lần đọc, bạn đọc dễ liên tưởng đến những âm thanh vang vọng, lời Vua trời Đế Thích Sakra nói giữa không trung, vẳng tới với Hoàng hậu Maya: “Hoàng hậu hãy vui mừng; vì đã sinh ra một em bé xinh xắn thế nầy.”
Vâng; Đứa Bé xinh xắn ấy là Hoàng Tử Đông Cung của một triều đại thịnh vượng nhất Ấn Độ cổ đại. Đứa bé ấy chính là hình tượng Anh Nhi Thánh Hạnh trong nét phác ký hoạ chân dung sau đây của Nhà thơ Trụ Vũ:
Chú bé thơ ngây
Thiên thần đậu cánh
Phật Đản về đây
Mặt trời lóng lánh.


Mặt trời là em
Em là thái tử
Mủõ ngọc không thèm
Chỉ thèm hoa sứ

Nên em ra cửa
Chập chững chân hồng
Ngước mắt huyền trông
Phật cười hoa nở.
(Trụ Vũ – Hoa Sứ)

Bạn đọc có cảm giác như đang đọc những câu thơ tiên tri, như lời tiên đoán của Tiên ông A tư đà. Ngay từ buổi sơ sinh khánh đản, Anh Nhi Thánh Hạnh đã không khát thèm chiếc mũ ngọc quyền uy tột đỉnh, không khát thèm cung điện lầu son nguy nga tráng lệ. Em Bé Hài Nhi Kỳ Diệu bảy bước chân đi bảy bước hoa sen nở, ngón tay chỉ trời gồm thâu nhiếp hoá cả mười phương không gian vô tận, ngón tay chỉ đất gồm thâu tất cả sơn hà đại địa vô biên… Vâng, Em Bé ấy chỉ thấy thích nguồn hương, như nguồn hương hoa sứ của trời đất Việt Nam; nguồn hương hoa sứ thoảng đến từ phương trời giải thoát Giác ngộ…
Do vậy, khi khởi niệm hướng về Khánh Đản, hướng về ngày Có Mặt Giữa Cuộc Đời của Đấng Toàn Giác, Đấng Cao Thượng, Đấng Vua Pháp Tối Thượng là chúng ta thấy ngay những điều mầu nhiệm:

Tất cả chúng mình là
Chú Bé Hài Nhi Kỳ Diệu
Từng giây một, từng sát na giai điệu
Mình sơ sinh, như hạt nước cành sen
Như Chú Bé Ban Sơ
Nên Bụt hiện trong lòng ta Khánh Đản
Em là Bụt, Bụt là em: Tia Sáng
Trên cành dâu quê mẹ sáng tinh mơ
(Trụ Vũ – Hài Nhi Kỳ Diệu)

Tự thân Bụt là Như Lai, Pháp thân Phật là Như Lai, là Đến là Đi Như Thế, từ vô lượng thời gian quá hiện vị lai, từ vô biên quốc độ hằng hà sa số vi trần, Như Lai đến và đi như Một Hài Nhi Kỳ Diệu:

Mỗi buớc Bụt đản sanh
Mỗi hoa sen thơm ngát
Và mỗi bước chúng mình
Niềm tin yêu dào dạt

Bụt thân thiết lắm mà
Ở ngay giữa nhà ta
Ngay giữa tim mình đó
Lời Kinh Bụt ngân nga.

Chớ bảo Bụt cao siêu
Pháp thân ngài vốn vậy
Chỉ cần em bé thấy
Bụt chính là mẹ yêu…

… Mỗi bước chúng mình đi
Luôn có Bụt từ bi
Đưa em về cõi Bụt
Mừng Khánh Đản uy nghi.
(Hạnh Phương – Ngưỡng Vọng Đản Sanh)

Pháp giới duyên sanh vận hành theo quy luật tự thân của nó, nó có mặt tràn đầy trong vạn pháp. Tự thể pháp giới duyên sanh là Vô Ngã, do đó nó vượt khỏi vô lượng thời gian, vô biên không gian. Với cái nhìn trí tuệ vô ngã, quán chiếu thực tại nhiệm mầu hình tượng Hài Nhi Kỳ Diệu thì chúng ta thấy ngay hình ảnh Đức Bụt xuống thăm Cõi Đời:

Hôm nay Phật Đản về đây
Mười phương bồ tát hiện đầy hương vân
Đàn trẻ thơ chơi ngoài sân
Dung dăng dung dẻ tay cầm tay trăng
Vì hoa cho tháng Tư rằm
Vì em cho Bụt xuống thăm cõi đời.
(Trụ Vũ – Tháng Tư Rằm)

Bụt xuống thăm cõi đời? Bụt hiện ở đâu, lúc nào? Khi tâm linh ta tròn đầy niềm ngưỡng mộ Người Cao Quý Nhất Giữa Loài Người, thì ở nơi đâu, bất cứ lúc nào ta cũng thấy Đức Phật đản sanh. Phật không chỉ riêng có mặt trong tâm thức ta mà cả nơi vầng trăng tròn nọ, nơi ngọn gió hiu hiu kia, cả nơi ngọn lá tươi non, cả trong nụ hoa hàm tiếu:

Nương am vắng
Bụt hiện từ bi
Gió hiu hiu…
Mây nhè nhẹ
(Huyền Quang)

Có lẽ Thiền sư Huyền Quang, cách xa chúng ta vài thế kỷ, khi người thiền hành lên chùa Vân Yên, xứ của khói mây, chiêm quan bầu trời cảnh bụt, cũng đã từng thấy Bụt Đản Sanh; và cái nhìn trí tuệ ấy cũng không khác gì cái nhìn tuệ giác của những người Ở Đây, Bây Giờ:

Nữa khuya, Đức Phật vào đời
Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng
Cành hoa muộn nở ngoài sân
Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương
Phật là hoa, Phật là hương
Là trăng, là hạc, là hồn phương đông.
(Trụ Vũ – Nữa Khuya)

Phật nương cánh hạc mà đến. Phật ngát trong cành hoa nở muộn trước sân, Phật là hoa, Phật là hương… Đọc những ý thơ ấy chúng ta lại liên tưởng lời thoại giữa Thiền sư Như Mãn với Vua Đường Thuận Tông:

- Phật Đản sinh phương nào, nhập diệt về đâu?
Phật thường trụ ở đời nhưng bây giờ thì Phật đang ở đâu?
- Phật từ vô vi đến, khi diệt về vô vi
Pháp thân đồng hư không, thường trụ chốn vô tâm.
Có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ
Đến vì chúng sinh mà đến, đi vì chúng sinh mà đi.
Có duyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt,
Mỗi nơi giáo hoá chúng sanh như bóng trăng hiện dưới nước…
(Thích Phước Hảo dịch – Ngũ Đăng Hội nguyên Tiết Dẫn)

Do vậy, cứ nhịp chu tuần thời gian chuyển dịch, khi vầng trăng tròn tháng tư vằng vặc giữa không trung, khi những đoá hoa sen đầu mùa toả hương thanh khiết là lòng người con Phật lại nôn nao quy hướng về ngày hội lớn, ngày hội Đản Sanh:

Con về trẫy hội Tâm Xuân
Tháng Tư đản Phật chu tuần nguy nga
Nam mô Từ Phụ Thích Ca
Lâm tỳ ni nở bông hoa diệu kỳ
Tám mươi nét đẹp… Hài Nhi
Bảy hoa sen… bảy bước đi… nhiệm mầu…
(Tâm Hương – Hội Hoa Đản Phật)

Hình ảnh phương phi bậc anh nhi thánh hạnh lại vằng vặc, mồn một rạng ngời trong tâm thức người con Phật. Rồi từ đĩ nơi đâu, lúc nào chúng ta cũng cảm thấy được bơi lội trong hồng ân đức Từ phụ hiện thân Anh Nhi Thánh Hạnh, chú bé Hài Nhi Kỳ Diệu luôn có mặt giữa cuộc đời.

HẠNH PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2020(Xem: 11806)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
05/01/2020(Xem: 3301)
Ngày 4-1-2020 (10-12 Kỷ Hợi), nhân khóa tu định kỳ lần thứ 12, TT.Thích Minh Tâm và Tăng chúng bổn tự đã tổ chức lễ tổng kết đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) tròn 18 tuổi. Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang (huyện Cam Lâm); TT.Thích Bổn Chủng, chùa Linh Quang (huyện Diên Khánh), chư tôn đức Tăng Ni các tự viện trong huyện Diên Khánh, Cam Lâm và hơn 400 Phật tử đến từ các xã phường trong tỉnh. Sau khóa lễ niệm Phật và phóng sanh, đại chúng lắng nghe pháp thoại “Của để dành” do Đại đức Thích Đạo Quang, Giáo thọ sư trường Sơ, Trung cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh, trú xứ Tịnh thất Củ Chi chia sẻ.
24/12/2019(Xem: 6810)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 7993)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 6337)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 8425)
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trức Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
13/10/2019(Xem: 11324)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 23182)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 11321)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
03/05/2019(Xem: 4002)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567