Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám sự tích Phật lực.

10/04/201312:37(Xem: 9483)
Tám sự tích Phật lực.

 

Tám Sự Tích Phật Lực

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

Phật lịch 2545 (TL 2001)

-ooOoo-

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Arahán, Bậc Chánh Đẳng Giác

Buddhanca Dhammam Samghanca, sàdaram abhivandiya.
Jayama ngalagàthàyam, dassemi vatthudìpanam.

Con hết lòng thành kính đảnh lễ,
Đức Phật, Đức Pháp cùng Đức Tăng.
Con xin trình bày tám sự tích,
Những Phật lực, hạnh phúc thù thắng.

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Đức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Đức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.

Bài kệ "Hạnh phúc thù thắng" gồm có tám đoạn riêng rẽ, mỗi đoạn nói đến một trường hợp xảy ra và Đức Phật vận dụng mỗi pháp để cảm thắng đối phương, khiến cho đối phương phải cảm phục trước oai lực của Ngài.

Tám trường hợp và tám pháp đối trị.

1- Đức Bồ Tát đã toàn thắng Ác Ma Thiên, vua trời cõi Tha hóa tự tại, do nhờ 30 pháp hạnh ba la mật tròn đủ.

2- Đức Phật đã cảm thắng dạ xoa Àlavaka rất hung ác hơn cả Ác Ma Thiên, do nhờ pháp nhẫn nại.

3- Đức Phật đã cảm hóa được voi dữ Nàlàgiri, do nhờ pháp rải tâm từ.

4- Đức Phật đã cảm hóa được kẻ cướp sát nhân Angulimàla rất hung bạo và cũng rất tinh nhuệ, do nhờ phép thần thông.

5- Đức Phật đã thắng lời vu khống của nàng Cincàmànavikà, tự phơi bày sự thật trước tứ chúng, do nhờ pháp an tịnh.

6- Đức Phật đã soi sáng vào chỗ tối tăm của vị ngoại đạoSaccaka đầy kiêu căng và tự phụ, do nhờ đuốc tuệ.

7- Đức Phật dạy bảo Đại Đức Moggallàna dùng thần thông để thu phục rồng chúa Nandopananda, là rồng tà kiến có nhiều thần thông.

8- Đức Phật đã khuất phục Phạm thiên Baka chấp thủ thường kiến mê lầm, do nhờ trí tuệ.

Tám trường hợp xảy ra trên, bần Sư đã sưu tầm từ trong Tam tạng và Chú giải Pàli từng sự tích giúp cho độc giả hiểu rõ oai lực của Đức Phật.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những cảnh trái ý nghịch lòng, gây oan trái, làm khổ lẫn nhau, không đem lại sự lợi ích, sự an lạc nào cho mình và người. Để hóa giải những trường hợp ấy, chúng ta phải bình tĩnh sáng suốt, biết suy xét nên sử dụng pháp nào, trong hoàn cảnh nào để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lẫn nhau.

Chư Trưởng lão ở thời xưa thường khuyên dạy các hàng Phật tử, hàng ngày nên tụng đọc bài kệ tán dương oai lực của Đức Phật này, sẽ thoát khỏi mọi điều lo sợ, những tai họa, tất cả điều nguy hiểm, được sự an lành, hạnh phúc cao quý.

Tập sách "8 Sự Tích Phật Lực" này thành tựu là nhờ sự đóng góp của nhiều người như:

- Pháp huynh Viên Minh và Pháp đệ Giới Đức về phần trình bày nội dung và ngữ pháp.

- Cô Tâm Huệ đánh bản thảo vào computer.

- Rakkhitasìla antevàsika trình bày dàn trang, in ấn.

- Gia đình ông bà Trần Văn Cảnh - Trần Kim Duyên, gia đình cô Phạm Thị Tịnh (Bénédicte), gia đình Hoàng Quang Chung, gia đình Nguyễn Huyền Trang cùng chư thí chủ có đức tin trong sạch hùn phước tài chánh ấn hành tập sách này.

Bần sư thành tâm hoan hỷ mọi phước thiện của tất cả quý vị, cầu nguyện oai lực Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo hộ trì cho tất cả quý vị cùng thân bằng quyến thuộc của quý vị thân tâm thường an lạc; và phần phước thiện pháp thí thanh cao này là của cải quý báu của riêng mình, để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

"Idam no nàtìnam hotu, sukhità hontu nàtayo".

Cầu mong phước thiện thanh cao này được thành tựu đến cho thân bằng quyến thuộc của chúng con. Cầu mong họ được thoát khỏi khổ, được an lạc lâu dài.

Imam punnabhàgam màtàpitu àcariyanàti mittànanceva sesabbasattànanca dema sabbepi te punnapattim laddhàna, sukhità hontu.

Chúng con xin hồi hướng (chia) phần phước thiện thanh cao này đến cho tất cả chúng sinh, nhất là ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con thân bằng quyến thuộc, bèbạn, cùng tất cả chư thiên và nhân loại. Cầu mong tất cả quý vị hoan hỷ thọ lãnh phần phước thiện thanh cao này rồi, thoát khỏi khổ, được an lạc lâu dài.

"Idam no punnam àsavakkhayàvaham hotu".

Cầu mong phước thiện này của chúng con, làm duyên lành dắt dẫn chúng con đến sự chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được tất cả mọi phiền não trầm luân.


Tổ đình Bửu Long - Phật lịch 2545/2001
Dhammarakkhita Bhikkhu
(Tỳ khưu Hộ Pháp)


---o0o---
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2014(Xem: 10584)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
08/05/2014(Xem: 16810)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4477)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8996)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 8456)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 13582)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 27053)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 39958)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63758)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12673)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]