Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thị Hiện Đản Sanh

07/04/201620:48(Xem: 8847)
Thị Hiện Đản Sanh
phat dan sanh_2
THỊ HIỆN ĐẢN SANH
ĐỨC HẠNH


 

 “Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới  Phật, Thiên, Tiên  sau khi xả bỏ báo thân, là cái quả sau khi thấy đạo, hành đạo.

    Theo lý giải trên được thấy rõ ở cụm từ “Thị Hiện Đản Sanh”. Tuy nhiên, ta cũng có thể lý giải ngược lại “Đản Sanh Thị Hiện” qua từng phần: Các Thánh nhân phát nguyện Thị hiện hóa độ chúng sanh. Tiếp theo, tự quán chiếu xem xét quốc độ và giai cấp đạo đức ở các quốc độ Trời, Người đã được chọn, rồi quyết định thác sinh, nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, khôn lớn giữa dòng đời, có trí năng siêu việt, là lúc hiển bày đạo lý vốn có sẵn, dấn thân thị hiện đó đây, để dắt dẫn chúng sanh từng bước tiến lên các cõi trên (Phật, Trời…”). Gọi là “ĐẢN SANH THỊ HỊÊN”. Bởi do có quyết tâm thị hiện (sanh ra), là động cơ thúc đẩy nhập thế cục giữa cuộc đời, khi khôn lớn lên, tuệ giác bừng sáng cao độ, nội thức thâm sâu các đạo lý Phật, Bồ Tát hay Thánh thiện, là có thị hiện theo sở nguyện ra giữa trường đời để hiển bày các đạo lý của mình mà khai thị cho chúng sanh được thấy đạo, tức học đạo, hành đạo và đạt đạo, đúng với định lý của Hoa Nghiêm “Sở hữu cố bỉ hữu” (Cái này có, cái kia có). Cả hai bên: Bên thị hiện thuyết giáo và bên tiếp nhận giáo pháp có thực hành. Thật là đúng với ý nghĩa Thị hiện Đản Sanh của Phật Giáo để chỉ cho Phật, Bồ Tát vào các thế giới chúng sanh để độ thoát chúng sanh, không có gì khác hơn!

    Nói rõ hơn, với các bậc Thánh nhân, Phật và Bồ Tát ở 10 địa (Thập địa) đang trú xứ ở các thế giới Phật, Bồ Tát, chư Thiên. Thì luôn luôn khởi lòng Thị hiện vào các thế giới chúng sanh: Trời, Người, để hiển bày giáo pháp Nhân đạo, Thiên đạo, Bồ Tát đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, Phật đạo, mà khai thị, thị giáo cho các giới chúng sanh tại bản xứ mình đang Thị hiện,(có mặt thực tại) được thấy các lý đạo Nhân, Thiên, Bồ Tát, Phật mà hành, để thăng tiến lên các cõi trên. Qua đây cho ta thấy riêng tại trái đất của loài người này thôi, đã và đang sẽ có vô số chư Phật, Bồ Tát, Thánh nhân thị hiện khắp nơi trên thế giới bằng nhiều hình thức, phương tiện, tướng trạng và hiện tượng khai thị khác nhau nhưng cùng một tên gọi “Bồ Tát”. Cụm từ này, do các vị Đạo sư trong Phật Giáo Phương Đông đã chứng đắc, nhìn thấy. Cho nên, dù là một Đức Khổng Tử, một bà Mẹ Teresa (Ky Tô giáo), cả hai là hình tướng thế gian, ngoại đạo nhưng, tâm hồn là Bồ Tát chỉ đạo cho hành động và lời nói là Bồ Tát trên vận hành dạy con người làm thiện, cứu cái đói lòng, thân bớt khổ, đã được nhân loại trên thế giới tôn vinh lên hàng Thánh Nhân, được đứng vào ngôi vị Đản Sanh. Rõ thực, Đức Khổng Tử đã có một nền đạo đức học, dạy cho con người phải có đạo đức, qua tư tưởng: “Những cái gì ta không muốn (xấu, ác, khổ đau, tác hại,…), thì đừng làm (bán cái) cho người khác. (Kỷ sở đắc dục, vật thi ư nhân). Nên tu thân, để có đạo đức mà “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cũng như phải có “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” trong giao tế với nhau mới xứng đáng là con người, đúng nghĩa nhân bản, nhân đạo. Còn Bà mẹ Têrêsa sinh trưởng tại Ấn Độ, bà có 500 cơ sở từ thiện tại bản xứ, cho nên bà thường thị hiện tại các nơi đó, để vỗ về, thăm hỏi, cứu đói, bịnh tật cho hằng ngàn dân Ấn Độ bị nghèo khổ, đói rách.

   Đức Khổng Tử và Bà Teresa là người thế gian mà vẫn có tâm Bồ Tát, huống hồ những chư Tăng, Cư sĩ, Nhân sĩ trong Phật Giáo, lại càng có Bồ Tát nguyện, Bồ Tát hạnh, Bồ Tát đạo đích thực các cấp (cao, trung, thấp), được thấy qua Kinh điển, sách báo, tài liệu lưu trữ từ Đức Thích Tôn khi còn tại thế, sau Phật nhập Niết Bàn, cho đến những thế kỷ gần đây và hôm nay và cả mai sau nữa, luôn luôn đều có vô số Bồ Tát các cấp Đản sanh, Thị hiện khắp các nước trên thế giới nhân loại cho mục đích độ thoát sinh tử. Chưa nói đến hằng trăm ngàn Bồ Tát các cấp, đã Đản sanh thị hiện vào thế giới Ta Bà trong vô lượng thời gian quá khứ, được Đức Thích Tôn nói trong kinh Hoa Nghiêm, là đằng khác!

       Mục đích Thị hiện.

   Tất cả Bồ Tát các cấp Đản sanh vào thế giới Ta Bà trong mọi thời đại như đã nói trên như vậy. Chỉ vì hai đại sự lớn:

    Đại sự A- Giúp và trợ lực các giáo vụ cho Một Đức Phật, Bồ Tát sau khi Thị hiện Đản Sanh vào bất cứ quốc độ nào thuộc các cõi Trời, Người (Ta Bà), tức thì, đều có chư vị Bồ Tát các cấp thị hiện bên cạnh Đức Phật, Bồ Tát đó, để trợ lý, trợ giáo. Điển hình rõ nét: Bồ Tát Hư Vân trên đường tam bộ nhứt bái, thường có Bồ Tát Văn Thù thị hiện hóa thân người ăn xin có tên Văn Cát, để trợ giúp thuốc men khi bị bịnh, đốt lữa nấu cháo lúc đói lạnh, vác hành lý v.v… Rõ hơn nữa, khi Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni còn tại thế trên vận hành thuyết giáo, chuyển pháp luân 45 năm vào dòng đời, đều có những vị đại Bồ Tát: Quán Thế Âm, Phật Ca Diếp, (khác với Ma ha Ca Diếp A La Hán), Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Duy Ma Cật, v.v… bên cạnh Đức Thích Tôn, để trợ lực các giáo vụ hay là xiển dương thêm về giáo pháp Phật đang có, nhưng chưa được Phật nói ra. Điều này được thấy Đức Quán Thế Âm thị hiện, hóa thân tướng Quỷ Vương Mặt Đỏ, để nhờ Đức Thế Tôn khai bày, thị giáo cho giáo pháp Thí thực Cô Hồn, qua câu chuyện: Tôn giả A Nan đang thiền tọa trên bãi cỏ xanh ngoài Tinh Xá, chợt nghe có tiếng động trước mặt, liền mở mắt, thấy con Quỷ mặt đỏ, lưỡi dài, vừa nhìn A Nan, vừa chồm tới, cùng với âm thanh: “ A Nan, Ta đói lắm, Ta sẽ ăn thịt ông ngay bây giờ”. Nghe vậy, A Nan hoảng sợ, vội vàng đứng lên, vừa lui, vừa nói: “ Ờ, ờ, này Quỷ mặt đỏ, đừng ăn thịt Ta !” Sau đó, Tôn giả A Nan quay lui, đi nhanh vào Tinh Xá, bạch với Phật về hiện tượng Quỷ Đỏ than đói đòi ăn thịt mình. Đức Thế Tôn nói: “Không sao đâu!  Như Lai sẽ chỉ cho A Nan bài pháp cúng thí cho các loài Quỷ được ăn”. Sau đó, Phật nói cho Tôn giả A Nan bài “Kinh Diệm Khẩu” và chỉ cho cách sắm sửa thực phẩm và nghi lễ cúng thí thực.(Ngày nay PGVN có nghi thức Công phu chiều, Trai Đàn Chẩn Tế, do từ Kinh Diệm Khẩu).

  Mục đích thị hiện tối thượng của chư Phật, Bồ Tát vào đời là để độ thoát sinh tử cho chúng sanh trên dương thế và dưới âm phủ, cho nên riêng Đức Thích Ca Mâu Ni, đã tri hành không ngừng nghỉ vai trò Thị Hiện giữa thời gian 45 năm thuyết pháp tại Ta Bà và các nơi xa ngoài Ta Bà, như ứng hiện pháp thân (giống như hình bóng trong gương) thị hiện trên cung trời Đao Lợi, thuyết pháp cho Bà Ma Gia, là Thân mẫu của Phật và các Thiên thể. Cũng như ứng hiện xuống Long Cung Sa-Kiệt- La (bể nước mặn), để nói Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” cho chúng sanh loài Rồng. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Long Vương (vua Rồng): “ Tâm tưởng của hết thảy chúng sanh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”, … ” Phật thị hiện vào các thế giới xa xôi như vậy bằng ứng, hóa thân, chứ không phải bằng thân tứ đại con người.

   Còn tại bản xứ, chung quanh xứ Ca Tỳ La Vệ, Phật thường lê gót thị hiện Pháp thân thực tại đó đây với chư Thánh Tăng, để hóa độ cho số người có duyên đáng độ. Nhưng cũng có lúc Ngài đi xa đâu đó một mình, vận dụng thần túc nhanh chân tới liền. Còn đi với đại chúng Thánh Tăng, hay đi với Anan, Xá Lợi Phất,… thì đôi chân bước chậm vững chãi. Hiện tượng thị hiện pháp thân của Phật chung quanh Tinh Xá thì nhiều nơi lắm, nhưng chỉ tạm trình bày qua 3 câu truyện sau đây:

     1- Một hôm nọ, sau khi xong buổi thuyết pháp cho một xóm dân, cách Tinh Xá 14 dặm. Phật và A Nan, hai Thầy trò trên đường về Tinh Xá Kỳ Viên, gặp lúc mặt trời đang xuống dần, hoàng hôn có mặt và đang thay áo tím. Thấy còn cỡ vài trăm mét nữa là đến Tinh xá. Phật bảo Tôn giả A Nan, một mình về Tinh xá, còn Phật sẽ tiếp tục đi đến một nơi xa, cỡ 20 dặm, để vào căn trại lò gốm.

   Chỉ vài giây thôi, Phật đã vào đó. Phật gặp ông chủ trại gốm, rồi ngỏ lời xin nghỉ lại qua đêm. Nghe Phật ngỏ lời, ông chủ Gốm tươi cười, vui vẻ, nói: “Dạ thưa Ngài được, có chỗ”. Nói xong, ông chủ Gốm dẫn Phật đến ngôi nhà nhỏ nơi góc trại, đưa tay mở cánh cửa ra vào bằng tấm phên đan tre, chỉ cho Phật vào đó, rồi bỏ đi. Ngôi nhà bé nhỏ, vách đất, mái tranh, có hai giường nhỏ, tất cả đều bằng tre thấp lè tè, xốc xếch. Tại căn phòng này đã có một Thầy Tỳ kheo trẻ hiện hữu trước Phật từ lúc chiều, trời chưa tắt nắng. Thấy Phật vào vị Tỳ kheo liền đứng lên, ra khỏi giường, sửa vội Cà Sa, chắp tay cúi đầu xá Phật. Phật tươi cười gật đầu rồi ngồi vào cái giường thứ 2, còn vị Tỳ Kheo ngồi lại chỗ cũ, đối diện với Phật. Cả hai người không biết nhau nên chỉ im lặng. Nhưng Phật nhìn Thầy Tỳ Kheo trẻ, tướng mạo khôi ngô đang trong tư thế cúi mặt do cảm thấy xa lạ. Chẳng bao lâu, Phật bèn hỏi:

  -“ Này ông bạn Tỳ Kheo, vì ai mà anh đi xuất gia tu hành? Vì ai mà anh bỏ gia đình, cắt ái ly thân? Thầy của anh là ai? Anh ưa thích giáo lý của người nào?

          Thầy Tỳ Kheo trẻ thưa:

      -   Có nhà tu hành tên là Gautama, dòng họ Sakya đã bỏ gia đình đi tìm Đạo, tu hành thành Phật. Vì người ấy nà tôi xuất gia tu hành, và chính Người ấy là Thầy tôi. Tôi ưa thích giáo lý của Người lắm.

       -  Ông ấy bây giờ ở đâu?             

       -  Ở phía Bắc, tại thành Savathi. (Xá Vệ).

        - Anh có bao giờ gặp Ông ấy chưa? Nếu anh gặp Ông, anh có nhìn ra Ông?

       - Tôi chưa từng gặp Người. Nếu gặp chắc chắn tôi sẽ không bao giờ nhìn ra được.

Phật không chịu xưng tên, mặc dù biết rằng Thầy Tỳ Kheo ấy vì mình mà xuất gia tu hành, bèn nói:

      -  Anh có chịu nghe tôi nói giáo lý của tôi không?

      -  Bằng lòng lắm! Bạn cứ nói.

 Phật bèn đem giáo lý mình ra giảng.

Sau khi nghe xong, Thầy Tỳ Kheo trẻ nhận ra liền: Kẻ đứng trước mặt mình, chính là Phật, chứ không ai xa lạ”

Thầy Tỳ Kheo liền chắp tay cúi đầu lễ bái. (Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần- Trang 66 )

       Sự việc Phật gặp Thầy Tỳ Kheo trẻ, được mang ý nghĩa về vô vi trên vận hành tu tập đối với hàng Phật tử, sau khi tiếp nhận Phật pháp từ chư Tăng, thì không cần cho lắm về hình thức Phật Giáo. Chỉ cần quay về Phật, Pháp,Tăng trong nội thức (Tam tự quy) đem tâm tỉnh thức, thường hằng sống trong định mà niệm Phật, tụng kinh, trì Chú.

  2- Phật thị hiện vào xóm dân Kalama.

Một hôm, nhân đi ngang qua ngôi làng, tên Kesaputta, là làng của người dân Kalama, Phật thị hiện vào.Thấy Phật, toàn dân Kalama ra đón một cách cung kính. Sau đó, họ đem lời hỏi: Kính bạch Đức Gautama-Sakya! Xóm chúng tôi đây, đã từng có một vài vị tu, hình tướng Sa Môn đến đây thuyết pháp. Họ nói rằng: Chỉ có giáo lý họ là đúng, còn những vị khác thì sai! Chúng tôi cảm thấy hoang mang, không biết ai đúng, ai sai?

Phật liền ôn tồn, nói: “Quý vị hoài nghi là phải! Quý vị đừng bao giờ để cho ai dắt dẫn mình cả. Sách vở cũng vậy. Đừng tin theo kẻ lý luận giỏi, biện bác hay trong đó. Chỉ khi nào xét thấy việc gì thuận và tốt với mình thì theo. Trái lại thấy không hợp, giả dối… thì nên từ chối, xa lánh. Đừng bao giờ để cái hào nhoáng bên ngoài, trông có vẻ hữu lý, nó cám dỗ mình, hoặc là người nói đó là bậc Thầy mình, cũng phải nhận thức kỹ, đừng vội tin. (Sự thị hiện của Phật gặp gỡ bọn Kalama, mang ý nghĩa, dạy Phật tử chúng ta là, phải có trí tuệ nhận thức, đừng có si mê cuồng tín, mà vấp phải vào tà đạo, tà giáo…)

3- Phật thị hiện tại đống xương khô bên đường, rồi chắp tay lạy…Lý do Phật thị hiện và lạy, đã được Phật diễn nói trong Kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân, mà tất cả Phật tử các giới chúng ta, ai cũng đã hơn một lần tụng tại các chùa, tư gia vào Đại lễ Vu Lan, đã hiểu lý nghĩa rồi. Cho nên  người viết không diễn nói ra đây nữa. Tuy nhiên, cũng xin nói rằng, Phật thị hiện, lạy đống xương khô, là mục đích hiển bày đạo lý về Cha, Mẹ  của  mỗi con người thực tại, không phải chỉ có Cha, Mẹ thực tại hôm nay, mới là Cha, Mẹ. Mà có trong vô lượng kiếp trước, và ngay cả hôm nay đang bàng bạc khắp đó đây: Nơi đống xương khô, mả mồ, những con người bên hàng xóm, ông nọ, bà kia …tại các nơi xa, gần tất cả đều là Cha, Mẹ, bà con, quyến thuộc nhau, cho nên phải trân quý, tôn kính, đừng có lời nói, hành động khinh khi họ. Phải thấy rõ như vậy, thì mới đúng là đệ tử Phật, là luôn có tâm Từ, Bi thương yêu mọi người, không sanh lòng đố kỵ, ghét bỏ, hận thù, chống phá, sát hại.

4- Phật thị hiện vào xóm dân. Một ngày nọ, sau khi xong giờ trì bình khất thực, trên đường về Tinh Xá, bỗng nhiên Đức Thế Tôn đứng lại ở đoạn đường có lũy tre xanh, các Thầy Tỳ Kheo sau Phật cũng dừng lại. Rồi Phật quẹo vào trong và chỉ có Tôn giả Anan đi theo Phật. Cả Phật và Anan bước tới cái giếng nước, đang có một vài bà già đang đưa gầu xuống giếng múc nước. Phật đến bên một bà, chắp tay xá, nói: “Thưa mẹ, đưa gầu đây cho con, để con múc nước lên cho”. Bà già liền bỏ gầu xuống, chắp tay xá Phật, nói: “Thưa Ngài Cù Đàm, Ngài là bậc Thầy của Thiên, Nhân, cớ sao Ngài lại xưng con, chấp tay bái, xá tôi?”. Phật lại chắp tay, nói: “Bà là Mẹ   tiền kiếp của Con. Hôm nay, biết Mẹ ở đây, con vào để múc nước hộ cho Mẹ, vì Mẹ già rồi!”

Đại sự B- Duy Trì, phát triển, xiển dương Chánh Pháp Phật.

Phật tử chúng ta nên biết rằng, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại Ấn Độ và đã thuyết giảng nhiều thứ kinh suốt 45 năm, là chung cho nhân loại trên thế giới sau này, chứ không riêng cho người dân Ấn Độ. Điều này được thấy lời Phật nhắc nhở các hàng Phật tử nhiều lần trong một số kinh, là tự mình sao chép, khuyên người khác sao chép, để lưu truyền cho chúng sanh hậu lai. Vì thế cho nên chư vị Bồ Tát ở địa vị 9 trên các thế giới chư Thiên, như cung Trời Đâu xuất và kể cả tại cõi Cực Lạc Phật A Di Đà sau 12 kiếp tu tập, phải thị hiện về lại cõi Ta Bà để mà độ thoát chúng sanh, là một quy luật của Phật Giáo, nên đã quán chiếu, xét thấy chánh pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cần phải duy trì, phát triển, xiển dương. Do vậy, sau Phật nhập Niết bàn, đã có nhiều Bồ Tát lần lượt thị hiện, ứng thân xuất gia, Cư sĩ như vua A Dục… vào Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới. Điều này được chứng thực qua 2 thời kỳ kết tập Giáo điển do các Thánh Tăng và Bồ Tát xuất gia thị hiện, tiếp tục sự nghiệp kết tập Giáo điển lần thứ Ba,Tư. Lần thứ Tư, là thời kỳ Ấn Độ đã có ngôn ngữ Sanskrit, là thứ văn tự mới trong nền văn học Ấn Độ. Chính trong thời kỳ có ngôn ngữ này là thời điểm của những vị Bồ Tát ở địa vị thứ Chín, hay cổ Phật ứng thân thị hiện vào, để giảng luận những giáo pháp mang tính triết lý Phật Học, như  giáo pháp Thập Nhị Nhân Duyên, giáo pháp liên quan đến sinh mệnh của con người bị ra, vô, lên, xuống sáu nẻo sinh tử, luân hồi, và Kinh Bát Nhã, là giáo pháp mang triết lý về Tánh Không, là nền tảng siêu sanh Tịnh độ, ra khỏi sáu nẻo sinh tử, luân hồi, mà chư Phật trong 3 đời đã chủ trương. Sự giảng luận này bằng văn tự trên sách vở rõ ràng. Vì thế mà chư Bồ Tát ở địa thứ CHÍN đã liên tục thay nhau thị hiện một cách không ngừng nghỉ, để tri hành Đại sự B nói trên. Những vị Bồ Tát sau đây đã thị hiện xiển dương hai giáo pháp Thập Nhị Nhân Duyên và Bát Nhã đó là: Bồ Tát Vô trước, Thế Thân, Long Thọ.   

   Thế Thân, Vô Trước, là hai anh em. Thế Thân vừa là em, vừa là đệ tử của Bồ Tát Vô Trước.  Hai vị này sinh ra trong gia đình Bà La Môn giai cấp trung lưu, trí thức và đạo đức vào năm 396, xuất gia học Phật, rồi trở thành luận sư, cùng nhau sáng lập ra phái Duy Thức Học.  Có thuyết cho rằng, Bồ Tát Thế Thân là luận sư xuất sắc của thuyết hữu bộ và Duy thức Tông, nhưng lại được Bồ Tát Long Thọ trợ giáo thêm. Từ giáo pháp “Thập Nhị Nhân Duyên” được hai vị Bồ Tát Thế Thân, Vô Trước xiển dương thành triết lý có tên Duy Thức Học, giảng nói về Tâm thức con người, nó là chủ tể có tên Tâm vương, thường khởi lên mọi tư duy, ý niệm về việc này, việc kia…sau đó nói ra lời ác, lời thiện rồi hành động hiện thực có kết quả, gọi là nghiệp. Vì tâm là chủ tể, cho nên nó điều khiển luôn 7 thức. Năm thức trước: Nhãn thức (Mắt), Nhĩ thức (Tai),Tỉ thức (Mũi), Thiệt thức (Lưỡi), Thân thức (cảm xúc), và hai thức bên trong: Ý thức thứ 6 (cái biết sinh ra khi Ý căn (tức Mạc Na thức thứ 7, ưa chấp ngã), tiếp xúc với pháp trần, tức thì lời nói, hành động tạo ra mọi thứ nghiệp thiện, ác  nhỏ, lớn xảy ra, là động cơ bị đi vào 6 nẻo luân hồi,..(muốn hiểu thêm, quý vị tìm đọc sách giảng giải Duy Thức Học của các HT Nhất Hạnh, HT Thắng Hoan…)

  Bồ Tát Long Thọ, xuất thân từ gia đình Bà La Môn trung lưu miền Trung Ấn, tiểu bang Maharashtra, xuất gia, bắt tay vào sự nghiệp nghiên cứu Phật Học, trong đó Ngài đã nghiền ngẫm bộ Kinh Bát Nhã, đã thấu triệt được tư tưởng vô trụ, siêu việt, hữu vô, chân không. Sau đó Ngài trở thành một Luận sư vĩ đại nhất của Phật Giáo, do Ngài xuất hiện vào thế kỷ thứ 2, thời kỳ đỉnh cao Triết học Ấn Độ, nên chi có nhiều Luận sư trong các bộ phái Bà La Môn, v.v… Cho nên Ngài Long Thọ là Luận sư nổi tiếng trong Phật Giáo, đã sáng lập ra Trung Quán Tông, là nền tảng phục hồi giáo lý Trung đạo của Phật giáo. Nếu không nói rằng, sự thị hiện của Bồ Tát Long Thọ lúc bấy giờ, được xem như là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật tại thế giới Ta Bà.

Triết lý Tánh Không, được Bồ Tát Long Thọ phát biểu một vài tư tưởng sau đây : 1- Chẳng nơi nào người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu phát sinh từ chính nó, từ cái khác, từ cả hai hoặc phát sinh không có nguyên nhân. 2- Ta chỉ dạy một điều duy nhất: Khổ và cách diệt khổ. 3- Cái duyên khởi ấy chính ta gọi là tính Không. Nó là một khái niệm tùy thuộc, nhưng chính nó là Trung đạo. 4- Có thể người cho rằng, hợp thành và ly tán được thấy, nhưng hợp thành và ly tán chỉ được thấy trên cơ sở si mê. 5-Như huyễn tượng, như giấc mộng, như lâu đài của bọn Càn Thát Bà. Sinh trụ và hoại nên được hiểu như thế. Chẳng có nơi nào có sự vật trường tồn. Chính vì vậy, Bồ Tát Long Thọ kết luận rằng, không có nơi nào có sự vật không trống không. 6- Không vó một mảy may khác biệt giữa luân hồi và Niết bàn, không có một mảy may khác biệt giữa Niết bàn và Niết bàn. 7-Biên giới của Niết bàn chính là biên giới của luân hồi. Không có một trung gian mảy may nào giữa hai cái này. 8- Tôi sẽ tịch diệt như người không còn thủ chấp, tôi chứng Niết bàn.  Những ai chấp thủ như vậy, mới chấp thủ nhiều hơn. 9- Giải thoát xuất phát từ sự hủy diệt của nghiệp và phiền não. Nghiệp và phiền não xuất phát từ sự tung hoành (của các khái niệm) trên cơ sở tư duy phân biệt. Nhưng sự Tánh Không được các vị Phật dạy để phản bác tất cả những kiến giải. Những người xem tánh Không là một kiến giải, được gọi là những người không thể cứu chữa. 10- Tánh Không hiểu sai, sẽ hại người thiển trí, như con rắn bị nắm bắt sai chỗ hoặc phép thuật được dùng sai. 11- Người ta không nên nói “trống không” “không trống không”, cả hai, không cả hai (nhưng) để thông hiểu nhau thì ta có thể nói như vậy.

   Bồ Đề Đạt Ma, là vị Bồ Tát, thị hiện đản sanh vào gia đình nhà vua Pallva Tamil, xứ Kanchipuram, thuộc Nam Ấn, Ngài là vương tử thứ ba. Sau khi ra đời và lớn lên năm 470, giữa thời đại Triết học Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ, Duy Thức Học của hai Bồ Tát Thế Thân, Vô Trước, đã vang dội khắp nơi, đi vào tâm thức của hằng vạn trí thức khoa bảng Ấn Độ thời đó. Do Phật tánh vươn lên cao độ, vốn có chủng tử Phật pháp, là động lực khiến cho Bồ Tát Đạt Ma thị hiện vào Phật Giáo. Ngài học Phật  pháp và Thiền định với Bồ Tát Bát Nhã Đa La, là vị Tổ thứ 27. Có lẽ do vì đã thông đạt 2 triết lý Trung Đạo và Tánh Không của ba vị Long Thọ Thế Thân, Vô Trước, cho nên đã trả lời đúng những câu hỏi hàm chứa Tánh Không, Trung Đạo sau khi Bồ Tát Bát Nhã Đa La hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc? Bồ Đề Đạt Ma trả lời “ Vô sinh, vô sắc”. Tổ hỏi tiếp:  “Trong mọi thứ, thứ gì vĩ đại nhất?”- “Phật pháp vĩ đại nhất”. Sau khi đã thành Tổ Thiền tông thứ 28, Bồ Tát Đạt Ma Tổ Sư khởi tâm thị hiện sang Trung Quốc bằng thuyền vào năn 520, cho mục đích chuyển tải pháp Thiền định vào Trung Hoa, vì xét thấy con người ở quốc độ này có tinh thần cao siêu, sẽ có thể tiếp nhận được giáo Pháp đại thừa của Phật, mà Pháp Thiền là tôn chỉ.  Kể từ sau đó, pháp Thiền được thịnh hành, phát triển tại Trung Hoa, Ngài là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Rồi được lan rộng vào các nước Á Đông: Nhật Bổn, Triều Tiên, Tây Tạng, Việt Nam.

   Bồ Tát Santideva, thị hiện đản sanh vào gia đình nhà vua Surastra, ở Nam Ấn độ, vào khoảng thế kỷ thứ 7, là vương tử thứ ba. Do sẵn có Bồ Đề tâm, Thái tử Santideva đã trốn ra khỏi thành lúc rạng đông, không chịu lên ngôi vua, do mộng thấy hai vị Đại Bồ Tát là Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm thị hiện, tưới nước sôi lên đầu, mà nói rằng: “Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục.”

Tôn giả Santideva vào học đạo với Bồ tát Văn Thù tại cái Am nhỏ trong rừng. Sau khi đạt đạo, Tôn giả Santideva, vào tu và làm việc với đại chúng Tăng tại Tu Viện Nalanda. Tại Tu Viện, Tôn Giả Santideva thường trùng tuyên Phật Pháp cho đại chúng Tăng và biên soạn tác phẩm Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Đạo. Một ngày nọ, sau khi trùng tuyên xong toàn bộ nội dung tác phẩm Bồ Tát Hạnh. Từ trên tòa, Tôn giả Santideva đứng dậy, mỉm cười, đưa tay lên chào tạm biệt đại chúng rồi từ từ đi lên, biến mất trên không trung, làm cho hằng trăm sinh viên lấy làm kinh ngạc, phải đứng lên, chắp tay ngưỡng vọng, kính lễ.

  Cũng xin nói thêm rằng, sự thị hiện đản sanh của Bồ Tát Santedeva vào đời, là nhằm mục đích giảng luận giáo pháp Bồ tát hạnh, Bồ tát đạo cho rõ ràng, để cho các thế hệ Tăng, Ni, Phật tử hậu lai trên thế giới trong thời đại đỉnh cao vật chất hôm nay rất khó tri hành, để đọc, mà thấy được cho công cuộc hoằng hóa độ sanh trên vận hành tu tập Thập Thiện, hành trì giới luật vào đời, để tiến lên từng bước giác ngộ (từng phần) Thành Phật do qua quá trình hành Bồ tát đạo đúng pháp.

  Như đã nói, chư Phật trong ba đời, (quá khứ, hiện tại, vị lai) BồTát các cấp trong 10 địa, luôn phát tâm ứng thân thị hiện vào 3 cõi chúng sanh Trời, Người và Địa ngục để dạy cho giáo Pháp Phật, tu để giải thoát. Nói kinh văn: “ Ở đâu có hữu tình chúng sanh trong ba đời, ở đó có chư Phật, Bồ Tát thị hiện nói pháp hóa độ, hết lớp này đến lớp khác không ngừng nghỉ. Bồ Tát không nhất thiết phải là xuất phát các cõi Phật, cõi Trời, có ngay tại các nước Ta Bà (nhân loại) dù nước đó đang có Đạo Phật, không Đạo Phật hay đang theo ngoại đạo, mà hễ có vị Bồ Tát đích thực trong đó, là khởi tâm muốn ứng thân ra đi, để  hoằng hóa độ sanh.

  Tất cả chư vị Bồ Tát nói chung trong 10 địa đều có khởi tâm thị hiện ban vui, cứu khổ, đoạn hoặc chứng chân cho các chủng loại chúng sanh một cách bình đẳng không giới hạn, không thể tránh khỏi. Nếu thờ ơ, cố tâm tránh né, không phải là Bồ Tát dù cho có hình tướng, chỉ là tương tợ! Cho nên hành động cứu khổ độ sanh có ngay từ Sơ địa cho đến 10 địa không khi nào ngớt. Nói rõ hơn, khi một con người Phật tử có quy y Tam bảo, học Phật pháp đúng phương pháp, sẽ được giác ngộ các đạo lý Vô thường, Khổ, Không, và Vô ngã, là có ngay sở nguyện dấn thân vào đời, hành động cứu khổ chúng sanh, là nền tảng duy trì và phát triển 4 đạo lý trên, bằng không sẽ bị lãng quên, bị mai một, ắt sẽ bị mất tính chất siêu thoát sau khi xả bỏ báo thân.

    Địa Vị Đản Sanh Thị Hiện.

 Địa vị thứ Nhất. Địa vị này là địa vị của chư Phật đã vào Niết bàn Vô dư đích thực sau khi đã tận diệt sạch hết, không còn mảy may các phiền não, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tam minh tròn đầy, là địa vị cao quý tột bực của sự nghiệp giác ngộ, là địa vị Phật Đà. Nhưng lại không muốn sống trong cõi Niết bàn vô sanh, vô tử trong khi nhìn thấy các tầng lớp chúng sanh đang bị hụp lặn trong biển trần, cho nên phát nguyện Đản Sanh, thị hiện lại cõi trần ở ngôi vị Bồ Tát, để nói Pháp hóa độ, được kinh văn gọi các bậc Bồ Tát này là Cổ Phật. Đúng thật, chính Đức Thích Ca Mâu Ni đã phát biểu: “Ta sanh ra, và lớn lên giữa đời đầy biển sắc, nhưng Ta không bị đời chinh phục, Ta là Phật”. Đức Phật còn xác định: “Ta đã thành Phật trong vô lượng kiếp, chứ không phải mới thành Phật dưới cội Bồ Đề”. Phật cũng nói thêm: “Ta sống trong cõi Ta Bà này trong vô lượng kiếp. Chứ không phải mới sanh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni”. Cho nên Bồ Tát Hộ Minh đã chọn sự Đản Sanh cho Ngài bằng Thánh thai vào gia đình vua Tịnh Phạn, cả vua và hoàng hậu, đều có đạo đức, thương dân như con.

 Địa vi thứ Hai. Đây là địa vị thứ Chín hay còn được gọi là Bồ Tát địa. Đó là địa vị A- La -Hán và Bích- Chi- Phật, cũng đã là những địa vị giác ngộ, nhưng chưa giác hạnh viên mãn, mới ở phần tự lợi. Nói như đạo lý Niết Bàn là Niết bàn Hữu Dư Y, vì còn những vi tế phiền não đang trụ địa trong nội thức, là chất liệu biến dịch sinh tử. Các bậc Bồ Tát đang có Niết bàn Hữu Dư này, Quý Ngài biết rõ mình chưa đạt địa vị Niết bàn Vô Dư, tức là Phật Đà. Vì thế cho nên muốn đạt đến mức độ giác ngộ cao tột, viên mãn phải phát hạnh nguyện Đản Sanh, thị hiện vào thế giới loài người, cõi vừa có khổ đau, vừa có hạnh phúc, để tu tập giáo pháp chính yếu, là Lục Độ ba la mật (sáu phép qua bờ), để tiêu trừ, diệt sạch vô số vi tế phiền não ra khỏi nội thức, với điều kiện là dấn thân, ra giữa trường đời hành động cứu khổ độ sanh. Do đó trong thiền môn có câu “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” là như vậy. Vì là Bồ Tát hạng Niết bàn Hữu Dư, cho nên đối tượng để Đản Sanh Thị hiện vào đời, cũng phải chọn gia đình quý phái có ông Cha, bà Mẹ có đạo đức, trí thức, tin Tam Bảo, biết tu tập mà nhập Thánh thai.

Địa vị thứ Ba. Địa vị này được nói đến chư Phật, Bồ Tát không Đản Sanh, chỉ ng thân (nguyên bản thể pháp thân), Hóa thân nhiều thứ thân để cứu thoát sau khi nghe tiếng kêu của chúng sanh xin cầu cứu, hoặc thấy chúng sanh ở đâu đó đang bị khổ nạn ngay thực tại, tức thì ng, Hiện đến ngay để cứu khổ. Hay được biết trước ở đâu đó có người trần, người Tăng xuất gia sẽ bị tai ách trong tương lai xa, gần. Tức thì Hóa thân người trần, hay Tăng xuất gia vào đó, để tìm phương cứu khổ, cứu chữa. Đích thực qua 3 câu truyện rất thật mang tính lịch sử Phật Giáo sau đây.

 

    A- Bồ Tát Ca Nặc Ca hóa thân. Bồ Tát Ca Nặc Ca đã biết trước ông quan tòa Viên Án, kiếp sau tên Tri Huyền, sẽ tu hành, pháp hiệu Ngộ Đạt làm Quốc Sư, rồi sẽ bị Triệu Thố báo thù bằng cách mọc mụn ghẻ mặt người nơi đầu gối, quậy phá làm đau nhức khôn xiếc đế báo oán. Cho nên Bồ Tát Ca Nặc Ca hóa thân Tỳ Kheo Tăng xuất gia, cơ thể bị bịnh cùi (ca-ma-la) thật ghê gớm, rồi thị hiện vào một ngôi chùa. Tại đây có ông Cư Sĩ tên Tri Huyền làm Phật Sự, cùng lúc gần gũi, chăm sóc tận tình đối với Thầy Tỳ Kheo bịnh cùi, chính là cái duyên để độ cho cả hai Triệu Thố và Ngài Ngộ Đạt sau này. Đích thực.

    Tri Huyền xuất gia, pháp hiệu Ngộ Đạt, trụ tại chùa An quốc, thông suốt Phật pháp, được Vua Ý-Tôn thân hành đến chùa nghe giảng pháp. Quá tôn kính Tăng, vua mới tứ ân rất hậu cho Ngài Ngộ Đạt một pháp tòa bằng gỗ trầm hương và từ đó bỗng nhiên nơi đầu gối Ngài mọc mụn ghẻ như mặt người, đau nhức khôn xiết. Sau đó cũng được Bồ Tát Ca Nặc Ca cứu cho được hết mụn ghẻ bằng Cam Lồ Tịnh Thủy nơi dòng suối.  ** Bồ Tát Ca-Nhã-Ca cứu cùng lúc cả hai, đó là “Hồn oan ai oán của Triệu Thố” là mặt ghẻ hình người và Bồ Tát Ngộ Đạt Quốc Sư hết bị Triệu Thố báo oán và hết mụn ghẻ.( Muốn thêm cho rõ, quý Phật tử tìm đọc ở lời tựa trong kinh Thủy Sám).

 

    B- Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân Tỳ Kheo Tăng. Bồ Tát Quán Thế Âm biết trước Pháp sư Huyền Trang sẽ qua Tây Trúc thỉnh kinh. Đường qua Tây Trúc, đến Thánh địa của Phật, là con đường dài cả ngàn dặm quanh co, muôn núi cao ngất trời, ngàn sông sâu, sa mạc Gô Bi nóng bỏng ban ngày, đầy bão cát, lạnh buốt đêm về, sông hồ, hố thẩm đầy thú dữ, yêu tinh, ma quái. Tất cả là chướng ngại, sẽ gây khó khăn, khổ thân cho Pháp sư Huyền Trang. Vì thế cho nên, Bồ Tát Quán Thế Âm đã hóa thân nhà Sư đầy ghẻ chóc trông ghê gớm, rồi thị hiện vào chùa nơi có pháp Sư Huyền Trang đang tu học, để tạo duyên gần gũi mà trao cho bài Kinh Bát Nhã, là phương tiện hộ thân để đọc trên đường đến Tây Trúc, sẽ được vượt qua nhiều chướng ngại, yêu ma, tinh quái tránh xa, hanh thông mọi việc, được quới nhân tận tình giúp đỡ…Đúng thật, đến nước Cao Sang (tức Tu Lu Phan ngày nay). Vua Cao Sang mời Ngài Huyền Trang ở lại làm Trụ Trì nhưng Ngài từ chối. Nhà vua lo lương thực, lộ phí và cử Ngự sử Hoan Bồi, cùng 25 công dịch hộ tống tạm một đoạn đường. Tiếp đến được vua Đột Quyết cho người theo thông ngôn vì sẽ đi qua 110 nước lớn, nhỏ, thì mới tới Thánh địa Phật.

  Câu truyện trên, được Pháp Sư Thích Tuệ Sỹ đăng trong “BẢN TIN Ban Bảo Trợ Pháp Tạng” của chúng tôi vào khoảng năm 2004. Trong đó có đoạn quan trọng, người viết tóm lược: Sau lành bịnh ghẻ, vị Tăng (Bồ Tát Quán Thế Âm) đem lời cảm ơn Pháp Sư Huyền Trang và nói không có gì để báo đáp công ơn Thầy đã chăm sóc cho tôi hết bịnh. Tôi chỉ có bài Kinh Bát Nhã, xin gởi Thầy để hộ thân trên đường phụng sự Đạo Pháp, nếu bị  chướng ngại, tai ách… Thì Thầy đọc bài kinh này, chứ niệm Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ được hiệu lực 50% thôi. Chứ đọc Kinh Bát Nhã sẽ được hanh thông toàn vẹn. Nhất là gặp phải yêu ma, tinh quái, chúng liền biến mất hết. Đến khi Bồ Tát Huyền Trang có mặt tại Tu Viện Nalanda, một chiều nọ đang ngồi nơi gốc cây, thấy một Thầy mặc áo nâu sồng từ xa đi tới, đem lời chào hỏi thăm Bồ Tát Huyền Trang có  khỏe không? Bồ Tát Huyền Trang đáp lời. Sau đó tự giới thiệu “ Tôi là Bồ Tát Quán Thế Âm đây”, rồi biến mất trong hư không.

 

   C- Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thân Cứu Linh Mục X.

    Chính phủ Nhật Bổn dưới thời Thiên Hoàng Kimmei năm 538, Phật Giáo đã có mặt, do chư Tăng từ hai ngả Ấn Độ, Trung Hoa, cho nên đến thời đại Mạc Phủ (khoảng 1300), Phật Giáo Nhật rất thịnh hành, có đến  9 Tông phái (Hoa Nghiêm, Pháp Tướng, Luật, Chơn ngôn, Thiên Thai, Nhật Liên, Tịnh độ…Chơn Tông, Dung Thông Niệm Phật, và Thiền Tông Tào Động. Do vậy, người Nhật không muốn các tôn giáo Thiên Chúa Tây phương có mặt, cho nên chính quyền Thiên Hoàng thời Mạc Phủ đã biết tại ba đảo gần Ky O Tô đang hiện hữu nhà Thờ Ky Tô giáo do một số Linh Mục Bồ Đào Nha trá hình dân buôn, theo các thương thuyền vào Nhật Bản để truyền đạo Chúa. Sau khi đã biết rõ hiện tượng người dân trên ba đảo, đã biến ngôi nhà ở thành nhà Thờ, và đọc kinh Chúa. Tức thì, cho quân vào đảo 1, rồi 2, bắt dân bước qua thập tự giá. Dĩ nhiên họ không bước. Tất cả bị cạo đầu, đày lên vùng tuyết sơn. Tại đó, người dân theo đạo Chúa tuần tự nằm xuống dưới lòng tuyết trắng muôn đời. Tiếp đến đảo thứ 3, dân theo đạo Chúa cũng sẽ bị cực hình như vậy. Thế là họ tìm cách để thoát nạn. Cách mà người Theo Ky Tô Giáo thường làm, đó là quỳ xuống trước tượng Chúa, Maria đọc Thánh kinh từ giờ này qua giờ khác. Người chủ đạo của đảo thứ 3, lúc bấy giờ, là Linh Mục X Bồ Đào Nha. Ông ta quỳ xuống trước tượng Bà Maria trên tường nhà, cùng với trạng thái cúi đầu, miệng đọc kinh Chúa, tay làm dấu thập tự giá lia lịa. Những hiện tượng cầu xin như thế từ đầu hôm, cho đến khuya, đã làm cho ông bị mệt mỏi, đờ đẫn qua trạng thái khi quỳ, khi ngồi bệt, cúi đầu ngủ thiếp vài phút, giật mình, nhìn lên tượng Maria nhiều lần như vậy. Qua một cơn thiếp lâu đến vài phút lúc rạng đông, ông Linh Mục, giật mình, nhìn lên. Lúc này ông ta quỳ thẳng lên, trố mắt nhìn lên tượng Maria, rồi lại dụi, xoa mắt, nhìn nữa nhưng ông cứ vẫn thấy rõ ràng tượng bà Maria bằng gỗ nâu, đã trở thành màu xám, đầu có đội mão Quán Thế Âm, tay trái cầm bình nước Cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu, miệng cười như hoa nở, đôi mắt xanh màu biển, nhìn xuống ông. Hiện tượng Maria biến thành Bồ Tát Quán Thế Âm được tiếp tục tồn tại qua nhiều giờ đồng hồ. Lúc bấy giờ, ông ta không dám rời vị trí, tiếp tục quỳ trong tư thế suy tư thật lâu. Sau đó, ông nhận ra rằng, tôn giáo của người Nhật là Phật Giáo, mà hình tượng Phật Quán Thế Âm, được dân Nhật thờ, lễ lạy rất chí thành, vì là biểu tượng cho sự khổ, cứu nạn cho con người, dù người đó theo tôn giáo khác, mà đem lòng cầu xin cứu nạn, được Phật đến cứu. Sau khi ông LM Bồ Đào Nha, đem tâm nhận thức rõ về Phật Quán Thế Âm, là vị Phật thường hằng cứu khổ, nạn cho chúng sanh. Tức thì, ông ta truyền cho tất cả người dân trên đảo thứ 3 theo đạo Chúa, là phải bắt tượng bà Maria đội mão Quán Thế Âm, làm thêm hai tay, trái cầm tịnh bình, phải cầm cành dương liễu… một cách thật mau lẹ, đừng trễ để mà thoát nạn khi quân Mạc Phủ vào.

Quả thật, khi quân Mạc Phủ vào, toàn dân trên đảo 3 Osaka ( nay là thành phố lớn gần cố đô Kyoto), ai cũng chắp tay nói dối “Chúng tôi bỏ Chúa rồi, theo Phật như xưa”. Thế là quân Mạc Phủ vui vẻ, ra về, người dân ở đảo 3 được thoát nạn. Qua cơn thoát nạn, họ phải lo điêu khắc, đổ khuôn đúc ra nhiều tượng Maria như Quán Thế Âm, phát cho tín đồ để thờ tại các tư gia và nhà thờ.

    Qua câu truyện trên, cho Phật tử chúng ta được biết rõ thêm về Phật Quán Thế Âm rất linh hiển, ở chỗ ông LM X Bồ Đào Nha chỉ đọc kinh Chúa, niệm Maria, đâu có niệm Phật Quán Thế Âm, vậy mà Phật Quán Thế Âm lại thị hiện ra cứu nạn. Dữ kiện hiển linh ấy, cách nay hơn 300 năm, đã làm cho những tín đồ KyTô tại Nhật  từ dạo đó cho đến nay phải đem lòng tin. Không thể phủ nhận được, điều này được thấy những pho tượng Phật Quán Thế Âm, mắt xanh, mũi cao, đã và đang được thờ tại một ngôi chùa, và nhà thờ ở thành phố Osaka. Cùng một pho tượng, tại chùa thì đề Maria Quán Thế Âm, trong nhà thờ thì đề Quán Thế Âm Maria (Phỏng theo sách Những Hạt Đậu Biết Nhảy- Trang 97-98- Lâm Thanh Huyền- Phạm Huê  dịch ).

 

   Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân Nữ phục hoạt kinh Phật.

Phật Giáo Trung Hoa, đầu nhà Đường, bị vua Đường đàn áp, bắt ép Tăng, Ni trở về đời, đốt bỏ kinh Phật, phá sập chùa chiền. Lúc bấy giờ, Phật tử khắp nơi, vừa nghe ác lệnh đó, tức tốc vào các chùa, lấy hết tất cả kinh, đem cất dấu trong rừng núi thật kỹ. Đến giữa đời nhà Đường, thời gian Phật giáo bị nạn gần mươi năm, thì bỗng nhiên, tại một làng nọ, bên đường xuất hiện một cái quán bán nước chanh, nước dừa. Người chủ quán là một cô gái quá tuổi trăng tròn, nhan sắc khôi ngô, trắng trẻo, xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, thướt tha đi đứng. Được tất cả toàn dân từ các huyện, làng, xã xa gần biết đến. Từ đó, nhiều chàng trai khắp nơi thường tụ tập đến đó để uống nước dừa, chanh và nhìn ngắm, đem lời tán tỉnh. Nào là con nhà giàu có, cha làm quan, đang có văn bằng Tiến sĩ quốc gia làm việc trong cơ sở giáo dục … để chinh phục, sao cho người đẹp ngã lòng về mình. Rồi tiếp theo là nhã ý xin tiến tới hôn nhân.

Sau lời lẽ của mỗi chàng trai, cô chủ quán đều nói ra một lời, trước mỗi chàng rằng: “Được, tôi sẽ bằng lòng, nhưng với điều kiện anh phải đi tìm cho tôi đủ 10 cuốn kinh Phật: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang, Bát Nhã, Địa Tạng, Pháp Hoa, Dược Sư. Lăng Nghiêm.

   Qua hai ngày, không thấy một anh chàng nào đến uống nước! Đến ngày thứ ba, có anh chàng đem đến 2 cuốn Vu Lan và Phổ  Môn. Cô chủ quán nói chưa được, phải đủ 10 cuốn. Chàng ấy chỉ được cô chủ quán thưởng cho ly nước chanh, uống xong ra về. Đến ngày thứ 8, có chàng đem đến 4 cuốn: Kim Cang, Vu Lan, Di Đà, Hồng Danh. Cũng chỉ được cô chủ quán thưởng cho ly nước chanh và nói 10 cuốn mới được thắng cuộc. Đến 40 ngày sau, cùng lúc 5 chàng đến quán, trong đó một chàng đem đến đủ 10 cuốn. Rồi đến trước mặt cô chủ quán, trịnh trọng mở lời: “Tôi là người thắng cuộc hôm nay, vậy xin cô phát biểu”. Cô chủ quán, tươi cười nói khẽ: “ Ô kìa, sao lại có 4 chàng đi theo anh? Như vậy, có phải anh được 4 chàng kia tìm dùm cho anh, để anh được thắng cuộc, phải không?

Cô chủ quán vừa dứt lời, bốn anh chàng đứng dậy, la ó lên: Không! không! Một mình anh ấy đi tìm thôi, chúng tôi chỉ là người cùng làng, sau khi nghe anh ấy thắng cuộc, nên chi chúng tôi đi theo để hộ Kinh, sợ có kẻ gian cướp kinh và xin anh ấy cho chúng tôi được làm rể phụ trong ngày cưới, xin cô thứ cho.

Nghe xong lời tự tình của 4 chàng, cô chủ quán nở nụ cười cùng với lời xác định: “Tôi đã bằng lòng, và áp dụng đúng lời tôi đưa ra. Tuy nhiên, người thắng cuộc phải lo cất giữ 10 cuốn kinh này, để một ngày gần đây, Đạo Phật được phục hưng, mà đem đến chùa, trao cho Tăng Ni”.

   Thế là ngày cưới được diễn ra nhiều hoạt cảnh: Nào là các ông, quý bà, nam thanh, nữ tú trong làng, ai cũng trang phục áo xanh, áo đỏ, đi hài, dù tím, dù vàng bung ra che nghiêng trên đầu, bốn chàng trai  phụ rể phục sức màu xanh bưng quả, bốn cô dâu phụ trang phục mầu hồng cầm hoa, pháo nổ vang trời,  xác pháo  hồng rơi tung tóe, lả tả trên đường làng, v.v…Hàng xóm ra xem, đem lời khen cô dâu đẹp tuyệt vời…

  Trong đêm tại nhà chàng rể. Qua một ngày bận rộn, cha mẹ chàng đã vào phòng yên nghỉ. Chỉ  có chàng và nàng ngồi ở bàn, nói lại chuyện của ngày cưới. Đang nói chuyện, cô dâu xin phép chàng ra ngoài một phút. Một phút, rồi vài phút, hằng chục phút trôi qua, không thấy cô dâu vào. Chàng liền ra ngoài, đi tìm khắp nơi, không thấy đâu cả! Nản lòng, trở vô, thì thấy căn nhà sao lại rộng ra, mái nhà cao vút lên, cùng với ánh sáng xanh lơ bao trùm khắp nhà. Chàng cảm thấy rất lạ lùng, nhìn quanh tứ phía, tới lui đến  mấy lần. Bỗng nhiên nghe có tiếng nói từ trên cao vang vọng rằng: “ Ta là Bồ Tát Quán Thế Âm, vì sự nghiệp phục hưng Đạo Pháp, là thu thập kinh Phật được có lại, để cho Tăng, Ni Phật tử  tụng niệm, tu hành.”

Trong lúc chàng vừa nghe, vừa nhìn lên, thấy hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm thật rõ ràng, tay trái cầm tịnh bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Chàng liền quỳ xuống lạy ba lạy, quỳ lên nói lời xin sám hối, lạy thêm ba lạy nữa. Khi đứng lên, không còn thấy Bồ Tát đâu cả, cùng lúc thấy ngôi nhà trở lại nhỏ bé như xưa.

Suốt đêm hôm ấy, chàng ta không ngủ được, luôn thao thức! Chàng thao thức, không phải vì hối tiếc hình tướng xinh đẹp tuyệt vời của cô chủ quán. Mà là cảm thấy mọi hiện tượng xảy ra từ cô chủ quán như giấc mộng nhưng, rất thật. Rồi chàng tự nói rằng, trong đời từ lúc sinh ra, lớn lên, chỉ nghe chư Tăng nói về những câu chuyện hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, nay được thấy Ngài hóa hiện thân người ở giới nữ một cách hiện thực như người thật, mà mình là người đã đạo diễn với Ngài qua hành động phục hưng kinh Phật. Thật quá siêu việt!

Sau một đêm không ngủ, nhiều ý nghĩ tư duy về những hoạt cảnh rất siêu việt vừa qua của Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong đó, chàng ta còn tự hỏi rằng, cái quán nho nhỏ kia, vách ván, mái tranh, bàn ghế, ly tách… và kể cả nhà cửa, cha mẹ cô chủ quán, tất cả, cũng do Bồ Tát Quán Thế Âm hóa hiện? Để xem lại cảnh cũ thật hay hóa hiện. Thế là, ngày mai, chàng ra đi lúc mặt trời lên cao, để dễ nhận ra vị trí quán cũ, nơi có cây Bàng phía sau, tỏa bóng mát lúc trưa hè, mà chàng đã hơn một lần đến đó để uống nước và ngắm hình ảnh đẹp của cô chủ quán.

Chàng đến đúng vị trí, rồi đứng đó, nhìn thật lâu qua từng cảnh vật. Đích thực, rõ ràng có cây Bàng sau quán. Bây giờ nó đang sừng sững, im lìm, cô đơn dưới ánh nắng mai. Quán không còn, nền cũ ngày xưa, nay là một đám cỏ tranh um tùm, nửa vàng, nửa xanh đang lắc lư trong nắng mai, gió sớm. Trước quán, vẫn còn những viên đá cuội nằm bên lề đường đất đỏ, chúng vẫn tiếp tục trơ gan cùng tế nguyệt như thuở nào!

Để biết thêm về nhà cửa của cha mẹ nàng, đang còn hay đã mất như cái quán. Chàng rảo bước lên đoạn đường dốc, cách quán cũ, cỡ năm trăm mét ở hướng Tây. Đến đúng vị trí, mà chàng đã thấy rõ bụi tre ngày nào ở phía Đông Bắc gần ngôi nhà trong buổi mai rước dâu hôm ấy. Chàng cũng đứng lại để suy nghiệm đúng sai cả mấy phút, nhưng chỉ thấy vườn chè nho nhỏ, đang trổ lá xanh và bụi tre còn đó, đang phát ra tiếng rì rào trên ngọn. Không thấy nhà, cha mẹ nàng đâu cả! Cảnh vật im lìm, thỉnh thoảng nghe tiếng “Gù-Gù, Gù-Gù” của loài Bồ Câu đất đang tình tứ nhau.

Trên đường trở về nhà, chàng nói trong lòng: “Ôi, Phật pháp quá nhiệm mầu! Chư Phật, Bồ Tát thật cao siêu. Người trần không học Phật pháp, không thể  nào biết được!”.

   Nghĩa chữ “ĐẢN”, dù chỉ là một danh từ đơn, nhưng nội hàm của nó được chứa đựng cùng lúc 5 tính chất: Thị hiện, hòa nhập, thác sanh, tái sanh, hóa sinh, do Phật tánh trong A-lại-da-thức của các bậc Thánh nhân đã vươn lên ở các cấp độ cao (bạch tịnh thức), trung, thấp, chính là động cơ thúc đẩy chư vị Đại Thánh (Phật) Trung thánh (Bồ Tát) Tiểu thánh (như Khổng Tử, Têresa) thị hiện vào dòng sinh mệnh của các cõi chúng sanh trong mười phương các cõi Nhân, Thiên mà chuyển ác thành thiện, cứu khổ, đói, nghèo… Do vì có thác sinh, tái sinh bởi tâm Phật, tâm thánh, không do nghiệp báo, cho nên gọi là Đản Sanh (hay Đản sinh).

   Chữ Đản trong Đạo Phật, nếu không nói rằng độc quyền, bởi vì trong các tôn giáo khác không có chữ Đản, chỉ có cụm từ “Giáng sanh”, do quan niệm rằng từ trên trời giáng xuống thế gian. Do vậy, chữ ĐẢN trong Đạo Phật, dùng để chỉ cho sự ra đời của tất cả các cấp Thánh nhân, trong đó có chư Phật nói chung và  2 địa Bồ Tát 9 và 10 nói riêng, tự phát hạnh nguyện ng thân, Hóa thân thị hiện vào các cõi chúng sanh, cho nên chữ ĐẢN được đi cùng với chữ “SANH”, gọi là “ĐẢN SANH”. Ta thường nghe và thấy cụm từ  “Đại Lễ Phật Đản” “ Ngày Phật Đản Sanh”. Ta cũng có thể nói ngày “Bồ Tát Đản sanh”. Rõ ràng, ta thường nghe chư Tăng nói: Vía Phật Di Lặc đản sanh ngày 1 tháng Giêng âm lịch, Bồ Tát Quán Thế Âm Đản Sanh ngày 19 tháng 2, Bồ Tát Phổ Hiền đản sanh ngày 21 tháng 2, Phật Thích Ca đản sanh ngày Rằm tháng 4, Bồ Tát Văn Thù đản sanh ngày 4 tháng 4, Bồ Tát Địa Tạng Đản sanh ngày 30 tháng 7, Bồ Tát Đại Thế Chí đản sanh ngày 13 tháng 7, Phật Dược Sư đản sanh ngày 30 tháng 9, Phật  Di Đà Đản sanh ngày 17 tháng 11 âm lịch.

   Sự đi vào các cõi chúng sanh của chư Phật và Bồ Tát, được gọi bằng cụm từ “ Đản sanh thị hiện”. Được thấy một cách chung là “Nhập thai” (Thánh thai). Tức là tự thác sinh, còn gọi là tự chọn thác, tái sinh theo sở nguyện, chứ không phải do lực của nghiệp báo dẫn đi đầu thai như những chúng sanh thường tình khác. Và tự Ứng thân cõi Trời hay địa ngục, Hóa thân thị hiện thành thân cõi người (xuất gia, Cư sĩ) và cả thân ngạ quỷ (như Bồ Tát Quán Thế Âm hóa nhiều thân: Quỷ Vương, Cư sĩ. Bà La Môn,.. ). Không có Đản sanh, Ứng, Hóa thân vào súc sinh.   

Chư Phật và Bồ Tát Đản sanh vào các thế giới chúng sanh, cùng chung ở 4 mục tiêu: 1- Ban vui, 2- Cứu khổ, dạy cho giáo pháp diệt trừ các thứ vô minh 3-(Đoạn hoặc), tuệ giác xuất hiện, thấy được đạo vô ngã, 4-(Chứng chân) là phương tiện chính cho công cuộc giải thoát sanh tử, luân hồi cho chúng sanh. Chứng chân, là ngộ, thấy những đạo lý chân thật của Phật, do có trí tuệ, trong đó chân lý vô ngã, là đạo lý đặc thù của chư Phật. Hành giả tu Phật đạt được chân lý vô ngã, ắt được quả vị giải thoát. Nhưng, cũng phải được Phật Khai Thị cho mới có trí tuệ để Ngộ lý (khế lý). Nhờ lý mới thấy được đạo mà hành, có hành mới có nhập. Nhập ở đây, là nhập vào dòng Thánh Phật, nếu không nói là đã tri kiến Phật, đúng với lời Phật nói trong Kinh Pháp Hoa ở phẩm phương tiện: “Các chư Phật, Thế tôn vì đại sự nhân duyên, là muốn cho tất cả chúng sanh ngộ nhập tri kiến phật, mà thị hiện ra nơi đời”. Cho nên chư Phật, Bồ Tát, một khi xuất hiện (thị hiện đản sanh) do ý của quý Ngài muốn đến đâu là đến chỗ đó, bất cứ nơi đâu trên cõi đời đầy ô trược này, đều tri hành cùng mục tiêu Khai thị. Qua đây cho ta được hiểu thêm về danh từ Thị hiện, nghĩa là ứng thân, hóa thân vào các cõi thế gian trong mọi giai cấp, hoàn cảnh giàu, nghèo… mà hiển bày ra những đạo lý (khế lý) của mình đã chứng đắc thật sự và bám theo mục tiêu đích thực đã định sẵn, không sai với chánh pháp, mà khai thị, chỉ dạy (thị giáo) cho các tầng lớp chúng sanh có tâm trí cao, thấp (khế cơ), tất cả đều có thể thấy được đạo, hành đạo, đạt đạo là mục tiêu vượt thoát khỏi hai cái khổ sinh tử, luân hồi!

    Để rõ thêm nghĩa Thị Hiện của chư Phật và Bồ Tát qua những hiện tượng không có Đản sanh bằng Thánh thai, chỉ thị hiện bằng ứng thân, hóa thân vào các thế giới chúng sanh mà cứu khổ, như đã nói trên về trường hợp của các Bồ Tát Quán Thế Âm, Ca- Nhã-Ca, Văn Thù Sư Lợi….Vì đã Đản Sanh trong vô lượng kiếp rồi và sống vô sanh, vô tử trong cõi Niết bàn. Vị Bồ Tát Ứng, Hóa thân nhiều nhất là Bồ Tát Quán Thế Âm. Điều này được thấy trong kinh Phổ Môn: Ưng dĩ Cư sĩ thân đắc độ giả, tức thị hiện Cư Sĩ thân nhi vị thuyết pháp. Ưng dĩ Phạm Vương thân đắc độ giả, tức thị hiện Phạm Vương thân nhi vị thuyết pháp, v.v… Nói rõ hơn chỉ có chư Phật quá khứ  gần và xa, gọi là Cổ Phật như Đức Quán Thế Âm, Địa Tạng, Ca Nhã Ca, Văn Thù,… mới có thể Ứng, Hóa thân chúng sanh. Do đó có cả hai pháp thân: Đản sanh và Thị hiện, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Dữ kiện ấy, được thấy qua lịch sử (tích môn): Thị hiện thân Bồ Tát với tên Hộ Minh, từ cung trời Đấu Xuất, nhập Thánh thai vào Bà Ma Gia tại hoàng cung Tịnh Phạn Vương, sanh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni, lớn lên thông minh xuất chúng, văn võ toàn tài. Biết con mình sẽ xuất gia tu hành, thành Phật như lời tiên đoán của ông tiên tri A Tư Đà, nên chi Vua Tịnh Phạn ép kết hôn với công chúa Gia Du Đà La, rồi có con trai là La Hầu La…Đó là một cách thị hiện. Sau đó vượt thành xuất gia, tu khổ hạnh 6 năm rừng già, thành Phật dưới cội cây Bồ Đề, hiệu Thích Ca Mâu Ni. Đó là một sự thị hiện lớn. Sau đó thị hiện về hoàng cung, thăm vua cha, nói Pháp hóa độ cho công chúa Gia Du Đà La, và La Hầu La, cả hai tự phát nguyện xuất gia tu hành. Đức Phật cũng ứng thân thị hiện lên cung Trời Đao Lợi, thăm Thân mẫu của Ngài là Bà Ma Gia, cựu hoàng hậu vua Tịnh Phạn, ứng thân xuống Long Cung độ cho các loài Rồng. Ngoại trừ Tôn giả Mục Kiền Liên là bậc A La Hán nhưng có thần thông, ứng thân nguyên hình Thánh Tăng, thị hiện xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ, chứ chưa có thể hóa ra nhiều thân khác như các vị Bồ Tát, đã được nói trên.

Tóm lại. Nghĩa của Thị Hiện Đản Sanh, Đản Sanh Thị Hiện, không phải chỉ riêng cho Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, mà cho tất cả chư Phật đã thành và cổ Phật trong vai trò Bồ Tát thị hiện vào đời. Tất cả đều có đủ Ba Thân: Pháp Thân (báo thân), Ứng Thân và Hóa Thân, cho nên tự thác sinh bằng Thánh Thai, tự Ứng thân, Hóa thân vào các thế giới chúng sanh một cách hanh thông, không thể bị bất cứ một bạo lực nào cản trở, ngăn cách!

   Tóm lại. Thị hiện Đản Sanh. Đản Sanh Thị hiện, không phải chỉ riêng cho Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, mà chung cho tất cả chư Phật trong ba đời và chư vị Bồ Tát trong 10 địa, một khi đã có tâm từ bi, trí tuệ đích thực, là năng lực phát nguyện vào đời để hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh trong mọi giới nói riêng tại cõi Người, bằng nhiều thân, địa vị, giai cấp, phương tiện, sở trường khác nhau cho công cuộc thị giáo.

   Nguyên lý Thị Hiện Đản Sanh nói trên, được chứng thực qua thân tướng, địa vị, giai cấp của một số Đại Tăng xuất gia ở ngôi vị Tổ sư, như tại Trung Hoa:  Hoằng Nhẫn, Huệ Năng, Ngộ Đạt Quốc Sư,  Bách Trượng, Huyền Trang, Thái Hư, Hư Vân, Tịnh Không, Tuyên Hóa…. Tại Tây Tạng: Đạt Lai Lạt Ma 14…Tại Nhật Bản: Tổ Thẩm Tường (Hoa Nghiêm Tông), Pháp Nhiên (Tịnh độ), Tối Trừng (Thiên Thai), Đạo Chiêu (Pháp Tướng)…

    Việt Nam dưới thời Giao chỉ, đã xuất hiện các vị Bồ Tát (Tùng Địa Dõng Xuất) ngay tại bản xứ ở dạng Cư Sĩ, đó là Luy Lâu, Khâu Ni Danh, Ma Ha Kỳ Vực, Chử Đồng Tử. Tiếp theo có Đạo sư Phật Quang (từ Chăm Pa- Chiêm Thành đến), dạy cho Chử Đồng Tử học Phật. Rồi chư Tăng Ấn Độ vào Giao Chỉ khoảng 232 dưới thời Bồ Tát A Dục Vương. Chư Tăng người Ấn, đã xây dựng Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu. Sau nữa, có Mâu tử,…Vô Ngôn Thông (Trung Hoa ) …Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng, đổi Giao Chỉ thành Nước Đại Cồ Việt. Lúc bấy giờ tại bản xứ có vị Bồ Tát, pháp hiệu Khuông Việt ở ngôi vị Tăng Thống, do vua chỉ định để lo Đạo Pháp cho toàn dân.

    Dưới đời Lý Trần có các Thiền sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, vua Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ…. Đến đời Nhà Nguyễn có: Tổ Liễu Quán, Phước Huệ, Khánh Anh, Hành Trụ, Huệ Quang, Tịnh Khiết, Giác Nhiên, Trí Độ, Đôn Hậu, Trí Quang, Trí Thủ, Thiện Siêu, Thiện Minh, Tâm Giác, Thanh Long, Mật Thể, Minh Châu, Nhất Hạnh, Minh Đăng Quang,…Có Bồ Tát Cư Sĩ: Đức Huỳnh Giáo Chủ (PG Hòa Hảo), Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Cao Hữu Đính,v.v…

    Tất cả Chư Tăng xuất gia, Cư Sĩ  tại Việt Nam và thế giới có Phật Giáo hiện hữu, thì nhiều lắm, không thể thống kê hết, chỉ đưa ra một vài vị của vài nước, để biểu thị cho Phật tử VN chúng ta được thấy, để biết, tất cả hằng trăm ngàn vị, đều là Phật, Bồ Tát các cấp trong 10 địa đã và đang phát lòng Thị Hiện. Phải hiểu như vậy, mới xứng danh là Phật tử Việt Nam. Đó là thị hiện tại trong nước. Có cả thị hiện ra hải ngoại nữa. Điều này được thấy Ngài Tịnh Không qua ÚC Châu, Ngài Truyên Hóa qua Hoa Kỳ.

    Chư Tăng Việt Nam thị hiện ra hải ngoại: HT Nhất Hạnh, Huyền Vi, Thiện Châu, Minh Tâm qua Pháp. Các vị HT Thiên Ân, Mãn Giác, Giác Nhiên, Minh Tuyên, Tín Nghĩa, Nguyên Siêu, Quảng Thanh, Nguyên Trí…, Bồ Tát tại gia Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê và một số Tăng trẻ cấp Thượng Tọa, Đại Đức qua Hoa Kỳ. Các vị HT Thiện Tâm, Bổn Đạt và quý Thượng Tọa Tâm Hòa…qua CANADA. Quý HT Huyền Tôn, Như Huệ, Bảo Lạc, Quảng Ba… và quý Thượng Tọa Nguyên Tạng… qua ÚC Châu. Chư vị HT Minh Tâm, HT Tánh Thiệt, HT Như Điển…ở Âu Châu. Tại Đài Loan có HT Tịnh Hạnh (đã viên tịch) và quý chư Tăng, Ni Làng Mai.

  Một số đoạn văn nói về Đản Sanh của chư Phật, Bồ Tát vào đời, được giảng luận vừa rồi ở các trang trước, là nguyên lý Thị hiện. Cho nên, một khi diễn giảng “Ý nghĩa Phật Đản Sanh”, trong ngày Đại Lễ Phật Đản, ta phải nói tận gốc nguyên lý của chữ Đản, Thị hiện, Ứng, Hóa thân của chư Phật, Bồ Tát. Chứ đừng lập lại riêng biệt về Tích Môn (lịch sử) của Đức Thích Ca Mâu Ni: Nhập Thánh Thai vào hoàng cung vua Tịnh Phạn, sanh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni, xuất gia, tu khổ hạnh, thành đạo. Mà gọi là Ý nghĩa Đản Sanh. Nguyên lý Đản Sanh Thị Hiện, đã được Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, đã nói nhiều trong các thứ kinh, nhất là trong Pháp Hoa và những giáo pháp riêng lẻ, như tác phẩm “Bồ Tát Hạnh” của Bồ Tát Santideva (GS Lê Mạnh Thát dịch), v.v…Rõ nữa, đó là những lời phát nguyện: Bốn Hoằng Thệ Nguyện, bốn nguyện (tiêu ba chướng phiền não, đắc trí huệ, tội chướng tiêu trừ, hành Bồ tát đạo, nguyện sanh lên cõi Tịnh độ… Rất nhiều lời phát nguyện độ người, độ mình như vậy được nghe thấy trong Đạo Phật.

  Qua những hiện tượng thị hiện của chư Tăng Trung Hoa, Việt Nam qua Pháp, Hoa Kỳ, Úc Châu vừa nói trên, cho ta thấy Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, chư Tăng Ấn Độ dưới thời vua A Dục, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, vào nước Giao Chỉ-VN, v.v…, để hoằng dương chánh Pháp Phật, là việc làm rất đúng đối với vai trò, nghĩa vụ của chư vị Bồ Tát phải có thị hiện dưới dạng Tăng Thân của hàng xuất gia, Cư sĩ tại các nước, mà chư Bồ Tát đã nhắm đến, rồi thị hiện vào. Nếu không nói rằng, hễ có tự giác, là phải có giác tha, một quy luật của Hoa Nghiêm, kinh thuyết minh toàn bộ về Bồ Tát.

    

Cali, Mùa Phật Đản 2640 (2016
Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 2838)
Đức Phật có phải là bậc nhất thiết trí hay không” là chủ đề chính sẽ được thảo luận trong bài viết này. (Chủ đề này trước đây cũng đã có học giả A.K. Warder quan tâm[1]). Thông thường chúng ta hiểu rằng, đức Phật là bậc nhất thiết trí, thế thì tại sao lại thảo luận đức Phật có phải là bậc nhất thiết trí không.
08/04/2013(Xem: 2134)
Có rất nhiều sử liệu ghi lại khác nhau về ngày, tháng, năm liên hệ đến các sự kiện lịch sử đức Phật. Các nhà học giả Phật giáo và các nhà nghiên cứu Phật học đã nêu nhiều lý do về sự sai biệt đó. Chẳng hạn, Lương Khải Siêu trong tập "Phật học Nghiên cứu Thập bát thiên" cho rằng ...
08/04/2013(Xem: 12320)
Phạn Ngữ : Dvātrimsánmahā-purusa-laksanāni. Thuộc hệ Chuyển Luân Vương. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng ...Cát Tường Hải Vân (Vạn Ðức. -Chữ Vạn ở trước ngực) và Nhục Kế (phóng quang đảnh tướng) như Phật được.
08/04/2013(Xem: 5476)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
08/04/2013(Xem: 11222)
Hành Trình Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới Tại Việt Nam MC: Lâm Ánh Ngọc Đạo diễn: Điệp Văn Hanh Trinh Phat Ngoc Hoa Binh The Gioi Tai Viet Nam MC: Lam Anh Ngoc Dao dien: Diep Van
08/04/2013(Xem: 2482)
Ðức Phật dạy chúng ta rằng: Tất cả những sự vật trong vũ trụ này, vật lớn như mặt trời, mặt trăng, các vì sao v.v... vật nhỏ như ly, bình, giấy, bút v.v... và ngay cả sinh mạng ...
29/03/2013(Xem: 19468)
Trong cuộc sống bon chen vật chất hiện nay, hầu như ai ai cũng nhìn nhận phương pháp Thiền của Phật giáo có khả năng diệt trừ bức xúc và mang đến sự an tịnh trong tâm hồn. Nhưng phần đông người học Thiền chỉ biết sơ qua về cách ngồi kiết già, bán già, sổ tức và tùy tức, chứ người đạt được Sơ thiền thì rất hiếm hoi, vì phần đông chưa biết cách đoạn trừ năm triền cái và cách thực hành năm thiền chi để làm nền tảng cho thiền tập.
02/03/2013(Xem: 2322)
Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái ghè!" Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo." Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày." Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái vòi con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cày".
18/01/2013(Xem: 12169)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn -
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]