Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cao nhất thế giới

09/02/201423:24(Xem: 13511)
Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cao nhất thế giới

Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cao nhất thế giới

 

Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản

là 3 pho tượng cao nhất thế giới.

Tượng Phật Tổ Như Lai ở thị trấn Zhaocun, Lư Sơn, Hà Nam, Trung Quốc là bức tượng cao nhất thế giới với tổng độ cao đạt 153 m. Người ta hoàn thiện bức tượng năm 2008, sau 11 năm xây dựng. Kinh phí xây dựng tượng lên tới 55 triệu USD. Ảnh: Wikipedia.

Laykyun Sekkya là bức tượng Phật Tổ Như Lai ở ngôi làng Khatakan Taung, gần thành phố Monywa, Myanmar. Người ta xây dựng bức tượng cao thứ 2 thế giới năm 1996 và hoàn tất ngày 21/2/2008. Bức tượng cao 116 m, đứng trên bệ cao 13,5 m sau khi hoàn thành. Ảnh: Wikipedia.

Ushiku Daibutsu là tên tượng Phật A Di Đà ở Ushiku, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Bức tượng cao 110 m, bao gồm cả chiều cao của đài sen và bệ là 20 m. Người ta hoàn tất bức tượng năm 1993. Hệ thống thang máy cho phép du khách lên khu sảnh quan sát cao 85 m bên trong bức tượng. Bức tượng nặng 4.003 tấn. Ảnh: Wikipedia.

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc là pho tượng cao thứ 4 thế giới. Tượng có 3 mặt, một mặt hướng về phía lục địa Trung Quốc, hai mặt hướng ra biển nhằm dụng ý ban phước cho toàn bộ thế giới. Bức tượng cao 108 m, được hoàn tất ngày 24/4/2005 sau 6 năm xây dựng. Ảnh: Wikipedia.

Sendai Daikannon là tên pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Đây là bức tượng Phật cao thứ 5 trên thế giới nhưng xếp thứ 6 trong danh sách những bức tượng cao nhất hành tinh. Hệ thống thang máy cho phép du khách lên tới đỉnh tượng để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Ảnh: Wikipedia.

Đại Phật ngồi là bức tượng cao nhất Thái Lan và cao thứ chín thế giới nằm ở tỉnh Ang Thong. Người ta hoàn thiện bức tượng năm 2008. Tổng chiều cao của bức tượng đạt 92 m. Ảnh: Wikipedia.
Dai Kannon là tên tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở Công viên Kita no Miyako, Hokkaido, Nhật Bản. Người ta hoàn thành bức tượng năm 1989 với chiều cao 88 m. Du khách có thể lên đỉnh bức tượng để chiêm ngưỡng toàn cảnh hoặc ngồi cầu nguyện ở 8 khu vực đặc biệt bên trong tượng. Ảnh: Wikipedia.
Pho tượng Linh Sơn Đại Phật ở huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Bức tượng cao 88 m, hoàn thiện năm 1996. Ảnh: Wikipedia.

Awaji Kannon là bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trên đảo Awaji, một trong những khu định cư lâu đời nhất ở “Xứ sở hoa anh đào”. Bức tượng cao 60 m. Ảnh: Wikipedia.

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở chùa Tsz Shan Monastery, quận Tai Po, Hong Kong. Bức tượng cao 76 m, được hoàn thiện năm 2012. Ảnh: Wikipedia.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 20213)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 5190)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3774)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 2383)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 2340)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 4071)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 2083)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
11/12/2022(Xem: 2549)
Sen thơm miền Cực Lạc Sen thơm cõi ta bà. Tìm ra; đây đó khác, Ngồi lại; Phật hằng sa.
04/11/2022(Xem: 3014)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
24/10/2022(Xem: 2843)
Tâm không bịnh thì làm sao thân có bịnh ? Các pháp vận hành theo quy luật thiên nhiên Sẽ mất cân bằng khi rối loạn bởi não phiền Bộ máy sinh học ngàn tỉ tế bào sẽ lỗi nhịp! Nhân ngày vía Phật Dược Sư …nhớ về Nghiệp! Đừng bao giờ than trách những mối oan khiên Hãy tạo nhiều lợi tha bòn Phước làm duyên Gắng gần gũi, thân cận ba ngôi Tam Bảo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]