Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Mấy Ông Sư Quậy Phá

26/11/201320:34(Xem: 25809)
18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
mot_cuoic_doi_tap_4



Mấy Ông Sư Quậy Phá




Vấn đề ngủ nghỉ tại Trúc Lâm đang yên ổn như vậy thì một hôm, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā(1)lặn lội từ phương xa tìm đến. Họ là những người sơ tu, và nói là đệ tử của tôn giả Sāriputta nhưng ai cũng ngờ ngợ và khó chịu khi nhìn thấy cách mặc y, mang bát, đi đứng nói năng của họ còn quá nhiều tục tính.

Chỗ ở tại đại tịnh xá này, tuy là hàng ngàn liêu thất nhưng bao giờ cũng không thừa chỗ. Những nơi tươm tất, chu đáo, yên tĩnh nhất thường để dành cho chư vị trưởng lão tôn túc. Những nơi tương đối đàng hoàng tiện nghi thì để dành cho những vị thâm niên cao hạ. Chỗ khác thì để dành cho những nhóm học chúng kinh, luật, Abhidhamma, thiền định... Chỗ khác nữa là chư khách tăng tôn túc vãng lai. Chỗ còn lại là chư tăng tỳ-khưu hoặc sa-di nội trú để chăm lo mọi Phật sự, tăng sự trong ngoài. Bởi vậy, khi hai nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xin chỗ ở, đại đức Dabba Mallaputta và chúng của ngài chỉ có khả năng thu xếp chỗ ở tạm thời thôi. Thế là họ la ó, làm ầm ĩ và huyên náo lên. Dù giải thích thế nào họ cũng đòi chỗ tốt, chỗ tiện nghi hơn.

Thế là chư vị trưởng lão phải xuất hiện để răn đe, nghiêm khắc giáo giới họ mới chịu yên. Đại đức Dabba cũng không chấp trước gì, im lặng cho người quét tước, dọn dẹp, cho sắp đặt thêm những vật dụng thiếu thốn, đáp ứng một số tiện nghi cho họ. Yên ổn được mấy hôm thì phát sanh vấn đề khác cần phải chấn chỉnh.

Các vị sa-di đến trình với đại đức là: Họ thường hay ở mình trần đi đây đi đó. Họ làm nước lai láng trong phòng tắm. Họ đi vệ sinh tiêu, tiểu không dội nước cho sạch. Họ quăng y bẩn bừa bãi trong phòng tắm hơi. Họ kỳ cọ lưng nhau rồi đùa bỡn, cười cợt thô tục. Có đôi vị vẽ hình lên thân thể. Chỗ ngủ của họ, gối kê, tấm đắp được rắc đầy dầu thơm. Họ ngủ chung giường, chung chiếu, chung tấm đắp, hai ba người một chỗ. Họ ăn chung với nhau một bát, uống chung nhau một cốc...

Thế rồi, chư vị trưởng lão như Assaji, Vappa, Nadīkassapa, Gayākassapa, Kāḷudāyi... đã phải họp chúng, đưa ra những điều học trước đây đã từng chế định tại Kosambī để khiển trách, la rầy họ, sau đó đưa ra những hình phạt tương thích.

Vấn đề phức tạp thứ hai là thọ thực. Thường thì nhiều gia chủ trong kinh thành Rājagaha thỉnh chư tăng đặt bát cúng dường tại tư gia. Ngoại trừ những lần cúng dường lớn thì năm trăm vị, một trăm vị còn bình thường thì năm vị, mười vị, hai mươi vị, cũng có đôi nơi hai hoặc bốn vị. Có những thí chủ lại đích thân thỉnh những vị trưởng lão mà họ kính trọng, ngưỡng mộ. Sự sắp xếp, phân bố trì bình mỗi ngày theo yêu cầu của thí chủ cũng là bổn phận của đại đức Dabba Mallaputta. Vị nào không có trong danh sách này thì phải đi khất thực tùy ý trong kinh thành hoặc vùng phụ cận. Tại nhà ăn, chư vị trưởng lão làm nơi nương tựa cho chúng hoặc chư đại đức, tỳ-khưu sống nhiều năm phụ trách những lớp giảng huấn thường được đại đức Dabba cho sa-di dâng thêm bơ, sữa hoặc dầu ăn thơm ngon cho quý ngài.

Nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā cảm thấy tủi thân. Họ đợi hoài cũng không có ai mời thỉnh tại tư gia. Họ đợi hoài cũng thấy chưa đến phiên mình. Khi đi trì bình khất thực trở về nhà ăn thì chẳng thấy ai dâng cho mình những thức ăn ngon như chư vị trưởng lão, như chư đại đức sống lâu năm ở đây. Bực dọc, tức tối, họ đến gặp đại đức Dabba Mallaputta để chất vấn:

- Tại sao, thức ăn của chúng tôi không có gì cả, lúc nào cũng tầm thường, thô tháo, không có phẩm chất còn những vị khác thì thượng vị nầy, trân vị kia?

- Cũng đúng thôi, này các vị! Đại đức ôn tồn đáp, nhưng âm giọng rắn rỏi, nghiêm túc - Vì đấy là những bậc tôn túc, thâm niên, cao hạ thì phải được kính trọng để dâng đến quý ngài những vật thực tương thích. Chư vị chỉ là những kẻ sơ tu thôi, hãy thấy rõ sự thực như vậy! Chư vị chưa có công đức gì, chưa có phước báu gì, giới đức, định đức, tuệ đức ra sao mà đòi ngồi ngang hàng với chư vị trưởng lão hay sao?

Trong bụng họ giận căm gan, nhưng biết điều ấy đúng với sự thực, lát sau họ chất vấn tiếp:

- Cũng được đi! Nhưng việc đặt bát cúng dường tại rất nhiều tư gia, sao đợi chờ hoài cũng không đến phiên chúng tôi?

- Hãy chịu khó! Hãy kham nhẫn! Sẽ có lúc đến phiên các vị thôi!

Hôm kia, có một gia chủ đến thưa với đại đức Dabba Mallaputta là họ xin được thỉnh thường xuyên bốn vị đặt bát tại tư gia. Suốt sáu hôm như vậy, đại đức tuần tự sắp xếp mỗi ngày bốn vị, bốn vị một cách đều đặn. Ngày nào cũng vậy, những ai thọ bát trở về cũng tán thán ca ngợi là gia chủ kia, cả vợ, cả con, cả gia nhân ai cũng lịch thiệp, lễ độ, hoan hỷ; còn vật thực như cơm canh... loại cứng loại mềm đều ngon lành, tuyệt hảo.

Cuối ngày thứ sáu, gia chủ tìm đến Trúc Lâm, được đại đức Dabba Mallaputta đón tiếp nơi phải lẽ, khen ngợi sự trân trọng cúng dường, nói thêm một thời pháp thuận thứ để khích lệ, tạo niềm tin thêm cho gia chủ. Trước khi ra về, với tâm hân hoan, vị gia chủ hỏi:

- Ngày mai là bữa cuối cùng, không biết đại đức sắp xếp cho những ai đến thọ bát tại tư gia?

- Thưa! Ngày mai đến phiên các vị sư thuộc nhóm Mettiya và Bhummajakā.

Ra về, tâm vị gia chủ không được vui, tự nghĩ thầm: “Sáu ngày vừa rồi ta có nhiều phước báu vì được dâng cúng đến những vị tỳ-khưu đàng hoàng, có giới hạnh. Tại sao ngày mai, ta có cái duyên xấu gì xen vào mà mấy ông sư tồi tệ ấy lại đến phiên thọ bát tại nhà ta?”

Bực bội âm ỉ trong lòng, vị gia chủ về nhà, dặn dò những người tớ gái:

- Ngày mai, ta đi vắng! Các ngươi hãy sắp xếp chỗ ngồi thọ bát cho các ông sư ngay tại trong nhà kho. Và vật thực cúng dường, nên nhớ là chẳng cần thượng vị, thượng trân gì cả, cơm tấm siu ôi và nước cháo chua gì đó cũng được!

Nghe đến phiên mình sẽ được “ăn ngon” vào ngày mai, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā mừng vui không ngủ được. Sáng ngày, khi họ mặc y mang bát đến nhà gia chủ, họ được mời ngồi trong nhà kho. Và khi họ tưởng thọ nhận được thượng vị loại cứng, loại mềm thì họ được gia nhân sớt đầy bát cơm hẩm và canh siu.

Mất mặt, bẽ bàng, tức giận, trên đường trở về, họ bàn bạc với nhau rằng: “Chúng ta đã bị ông Dabba chơi khăm, chơi xỏ rồi! Không thế thì cũng bị hắn ta tìm cách ly gián với gia chủ mới xảy ra cớ sự bị hạ nhục đáng hận như hôm nay!”

Mới về ngang cổng Kỳ Viên, họ đã thất thểu, rớt y, rớt bát rồi ngồi ủ rũ, im lặng, vai co rút lại, ôm gối nhìn xuống đất, trầm ngâm, xấu hổ...

Lúc ấy, tỳ-khưu-ni Mettiyā, vốn là người quen thân với bọn chúng, đi qua, thấy vậy, chào hỏi có vẻ ân cần, quan tâm, nhưng cả ba lần vẫn không nghe ừ, nghe hử.

- Hãy giúp chúng tôi! Một người trong nhóm nói - Nghe đức Thế Tôn vừa về sáng nay. Vậy ni cô hãy vào trình bạch với ngài là chúng tôi đã bị đại đức Dabba Mallaputta bức hiếp tồi tệ, đã thông đồng với thí chủ để chơi khăm, chơi xỏ đến cạn tàu ráo máng. Ôi! Nhục ôi là nhục!

Rồi họ kể lại chuyện cho tỳ-khưu-ni Mettiyā nghe, cô ta cũng nổi sùng lên:

- Vậy là không được! Vậy là quá đáng, quá đáng... nhưng rồi cô chợt e ngại, nhưng mà biết nói sao cho hay, tố cáo sao cho có ấn tượng?

Bọn chúng lại tham mưu cho tỳ-khưu-ni cách nói, và nói sao cho văn hoa bóng bẩy. Vị ni nầy không có giới hạnh, lại ngu si, tự dưng lại quàng việc vào mình, đã vào đảnh lễ đức Phật rồi thưa như sau:

- Bạch đức Thế Tôn! “Nơi nào đúng pháp và luật thì nơi ấy không có sợ hãi, tai họa và sầu khổ! Nơi nào không đúng pháp và luật thì nơi ấy có sự sợ hãi, tai họa và sầu khổ. Chính đại đức Dabba Mallaputta đã hành xử không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục đệ tử. Tưởng là gió lặng nhưng mà bão đã nổi lên rồi, và lửa cũng đã bùng cháy lên rồi” xin đức Tôn Sư minh xét!

Đức Phật lắng nghe trong im lặng rồi bước vào hương phòng, để lại câu nói, dặn bảo các vị trưởng lão đang có mặt:

- Hãy dựa theo pháp và luật để hành xử việc ấy. “Con trai” của Như Lai như thế nào thì các ông đều đã biết rõ.

Chư vị trưởng lão khi nghe vị ni vô duyên, vô cớ cáo bậy, họ biết là ai xúi bẩy ở đằng sau rồi. Nhưng để cho sự việc được sáng tỏ, đại đức Dabba Mallaputta được gọi lên để đối chứng.

- Này Dabba! Tôn giả Mahā Kassapa nói - ông đã bị vị ni này tố cáo là hành xử cái gì đó không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục cô ta! Vậy thì sự thực như thế nào hãy trình cho chư trưởng lão biết!

- Đệ tử không biết vị tỳ-khưu-ni này! Đại đức Dabba đáp - Đây là lần đầu tiên đệ tử thấy mặt cô ta. Quả thật, đệ tử không rõ sự lăng mạ, ô nhục ấy từ đâu nẩy sanh!

Tôn giả Mahā Kassapa vừa quay sang nhìn tỳ-khưu-ni Mettiyā để xem phản ứng, thái độ ra sao thì thấy sắc mặt cô ta đã xanh mét, hơi thở dồn dập có vẻ bồn chồn, rối loạn... Thấy vậy, tôn giả Upāli nghiêm khắc nói:

- Tố cáo gian dối, bôi nhọ tư cách, phẩm hạnh của một vị tỳ-khưu, nhất là một bậc thánh lậu tận, cô ni ngươi có biết là tội nặng lắm không?

Nhìn dáng dấp, sắc diện oai nghiêm của chư tôn túc trưởng lão, tỳ-khưu-ni Mettiyā sợ hãi quá, đành phải thú tội, thú nhận, là do nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xúi giục, cô vì ngu si, dại dột, nhẹ dạ nên lỡ phạm lỗi lầm.

Thế rồi, bọn chúng được chư trưởng lão gọi lên. Chúng đã không tỏ ra thành tâm cải hối lại còn có vẻ căm hận tỳ-khưu-ni Mettiyā dám tố cáo mình!

Sau đó, nội vụ được sáng tỏ, bởi chúng có phẩm hạnh lôi thôi, ăn nói, đi đứng, y bát thiếu tăng tướng, thiếu tư cách nên cư sĩ cận sự nào có trí, chỉ cần liếc nhìn qua là họ biết ngay. Vì ông cư sĩ này ghét bọn chúng nên “chơi khăm” như vừa kể. Lỗi không phải do đại đức Dabba Mallaputta. Thế là nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị phạt nhốt ở trong phòng, bị phạt làm vệ sinh nhà xí, vệ sinh mương cống, lao tác bửa củi, gánh nước... Tỳ-khưu-ni được răn đe nghiêm khắc rồi gởi trả về Ni viện để chư trưởng lão Ni tùy nghi xử phạt.

Chuyện chưa thôi. Thế mà bọn chúng vẫn tánh nào tật nấy. Hôm kia, chúng đi bát, thấy một con dê đực đang giao phối với một con dê cái trên sườn núi. Chúng tự đùa bỡn, gọi tên con dê đực là tỳ-khưu Dabba Mallaputta, con dê cái là tỳ-khưu-ni Mettiyā. Về tu viện chúng kể oang oang chuyện ấy cho nhiều người nghe rồi kết luận:

- Không phải nghe bằng lỗ tai mà chúng tôi thấy tận mắt: Con dê đực Dabba Mallaputta làm tình với con dê cái Mettiyā!

Đức Phật đã phải gọi chư vị trưởng lão đến:

- Các ông phải họp đại chúng, dựa theo “Bảy điều hòa giải các cuộc tố cáo, tranh tụng” được đúc kết tại Kỳ Viên để hành xử vụ việc. Ông Ānanda còn thuộc lòng đấy, hãy tuyên đọc lại. Ông Upāli cũng phải ghi nhớ cho chính xác. Rồi sau đó, các vị đưa ra những học giới chế định về các tội trạng này, cùng các tội tương tợ, cũng đã phải lúc, phải thời cho học chúng Tăng ni các nơi noi theo.

Vậy là tội cáo gian lần thứ hai này, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị trách phạt nặng nề hơn, là bị nhốt kín trong phòng, không cho ai giao tiếp (như bị tù); thức ăn, vật uống có chúng sa-di mang đến, đều chỉ là vật thực để tồn tại, chẳng có ngon bổ gì.

Hơn hai mươi ngày sau, “ra khỏi tù”, các vị trưởng lão tổ chức một cuộc lễ, có hai vị luật sư tụng tuyên ngôn để bọn chúng có cơ hội thấy rõ tội rồi sám hối trước tăng, sám hối trước đại đức Dabba Mallaputta.


(1)Thường được gọi chung là nhóm lục sư. Như đã ghi chú ở một chương trước, hai nhóm tỳ-khưu Paṇḍuka và Lohitaka ở Jetavana, hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka ở Kiṭāgiri, còn ở Veḷuvana là nhóm của hai vị này. Đây là nhóm lục sư hay quậy phá, thường bị hành xử, sau đó mới chế định học giới. Họ không phải là nhóm “lục sư ngoại đạo” như nhiều nơi đã ghi nhầm lẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2022(Xem: 1754)
Sen thơm miền Cực Lạc Sen thơm cõi ta bà. Tìm ra; đây đó khác, Ngồi lại; Phật hằng sa.
04/11/2022(Xem: 2330)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
24/10/2022(Xem: 2439)
Tâm không bịnh thì làm sao thân có bịnh ? Các pháp vận hành theo quy luật thiên nhiên Sẽ mất cân bằng khi rối loạn bởi não phiền Bộ máy sinh học ngàn tỉ tế bào sẽ lỗi nhịp! Nhân ngày vía Phật Dược Sư …nhớ về Nghiệp! Đừng bao giờ than trách những mối oan khiên Hãy tạo nhiều lợi tha bòn Phước làm duyên Gắng gần gũi, thân cận ba ngôi Tam Bảo!
01/04/2022(Xem: 5200)
Ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn Thành Câu Thi Na nơi Ta La rừng Muôn ngàn Tỳ kheo quây quần Song Thọ
12/03/2022(Xem: 3297)
Dù biết truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia…), Vesak được xem là tháng thiêng liêng nhất, bởi theo truyền thống này Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn đều vào ngày trăng tròn tháng 4 Vesak và theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 2000(1) nhưng người viết trộm nghĩ thường vào Đại lễ này Phật Tử và các tự viện chỉ chú trọng đến sự kiện Đức Phật đản sanh với nghi thức tắm Phật và hầu như hai sự kiện khác rẩt quan trọng là Ngày Phật đại viên tịch nhập Vô Dư Y Niết Bàn không nghe nhắc đến cũng như Ngày Đức Phật thành Đạo .
09/03/2022(Xem: 6952)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
29/01/2022(Xem: 6981)
Chỉ còn vài ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, do vậy Phật sự các chùa tại hải ngoại thật bận rộn thêm vào đó các đám tang đột xuất gia tăng vậy mà số người tham dự trên Zoom suốt buổi đạt mốc 50 người và không kể số người được xem livestream qua Facebook các trang nhà hơn vài trăm nữa thì có thể nói những gì Phật Pháp đã truyền trao hôm nay gọi là hữu hiệu ích lợi đáng kể . Kính xin tán thán TT. Thích Hạnh Tấn chủ nhiệm và MC Quảng Huệ đã nêu ra những câu hỏi thật lý thú . Khách mời đầu tiên được MC Quảng Huệ giới thiệu qua tiểu sử và hành trạng thật trân trọng vì TT Thích Nguyên Tạng đã nhiều lần hoằng pháp tại Âu Châu và gần đây nhất vào tháng 6/2019 Ngài đã có mặt trong Giảng Sư Đoàn và đã đến chùa Đôn Hậu/ Na Uy do TT Thích Viên Giác trú trì và Chùa Phổ Hiền của Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Như Quang tại Strasbourg/Pháp tại đây đã được chính MC Quảng Huệ làm thị giả kiêm nhiếp ảnh gia cho Ngài.
16/01/2022(Xem: 5564)
Một thời Đức Phật Thích Ca Ở thành Xá Vệ, nhà nhà an vui, Ngài đi giáo hóa khắp nơi Lời vàng thuyết pháp giúp đời thiết tha.
08/01/2022(Xem: 2232)
Ba ngày Vía Phật Di Đà Tăng Ni Phật tử gần xa đổ về Ngôi chùa ấm áp hồn quê Mặc trời giá lạnh cóng tê vô ngần
06/01/2022(Xem: 2694)
Kính bạch Đức Thế Tôn có lẽ con đã đủ nhân duyên sau khi đã nghe hàng ngàn pháp thoại, tham dự các buổi pháp đàm, miệt mài ghi chép lại các lời dạy của Đức Thế Tôn qua các bài chú giải và tùy hỷ với những trải nghiệm của các bạn đạo qua mục hỏi đáp Phật Pháp, thế nên nhiều sự việc xảy ra trong ngày ....từ một lời than trách, một tin nhắn có tính cách phô trương, một cơn đau nhức trong thân thể, đâu đâu cũng gợi đến cho con.. chỉ cần niệm ân đức Phật và nhớ nghĩ về những điều mà Đức Thế Tôn đã Giác Ngộ trong ngày Thành Đạo về Sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã để không rơi vào một chuỗi Sinh,Hoại, Tác, Thành ...đều tan biến..... mọi việc được hóa giải
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567