Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mời xem Phim Cuộc Đời Đức Phật

04/10/201309:56(Xem: 15690)
Mời xem Phim Cuộc Đời Đức Phật

THƯ MỜI

XEM PHIM “CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT”

Ban văn hóa GHPGVN TP.HCM trân trọng kính mời chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử gần xa đến tham dự buổi chiếu phim “Cuộc đời đức Phật” (Sidhartha Gautama) do Hội Viếng Sáng Á Châu (Ligh of Asia Foundation) thực hiện với sự tài trợ của Tổng thống Tích Lan. Chương trình có sự giao lưu với nhà sản xuất phim Navin Gooneratne và diễn viên Gagan Malik, người thủ vai thái tử Tất-đạt-đa.

Thời gian: 18h30 ngày 07/10/2013 (nhằm ngày 3 tháng 9 Quý Tỵ).

Địa điểm: Nhà truyền thống Văn hóa, Chùa Phổ Quang, đường Huỳnh Lan Khanh, F.2, Q. Tân Bình, TP.HCM

Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.

Kính mong được đón tiếp chư tôn đức và quý Phật tử.

Trưởng Ban Văn hóa

TT. Thích Nhật Từ

Moi xem phim-2

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

VỀ BỘ PHIM “CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT”

Đức Phật Thích Ca xuất hiện cách đây 2637 năm. Sự giác ngộ của Ngài đã khai sinh đạo Phật, một tôn giáo nhân bản và minh triết. Từ bỏ cơ hội làm vua, Ngài đã bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, tìm cầu chân lý, phát hiện con đường Trung đạo, trở thành bậc Giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Sinh ra tại vườn Lâm-tỳ-ni vào năm 624 TTL, ngài được đặt tên là Sĩ-đạt-đa (Siddhartha), có nghĩa là “hoàn thành ước nguyện.” Các nhà tiên tri lỗi lạc bấy giờ đã tiên đoán Thái tử sẽ trở thành vị Chuyển luân thánh vương trong tương lai. Riêng nhà tiên tri A-tư-đà cho rằng Thái tử sau này sẽ trở thành Pháp vương, bậc Giác ngộ tuyệt đối.

Để hoàn thành ước nguyện của vua cha, Thái tử đã sánh duyên cùng công chúa Da-du-đà-la (Yashodhara) con của vua Thiện Giác. Ước vọng tìm cầu chân lý tiếp tục thôi thúc Thái tử. Trong khi vi hành qua bốn cửa thành, Thái tử đã tận mắt nhìn thấy cảnh già, bệnh, chết như quy luật của cuộc đời. Ngài quyết định tìm kiếm con đường chấm dứt khổ đau. Sau sáu năm tu tập, cuối cùng ngài đã trở thành Phật.

Đã có nhiều tác phẩm điện ảnh tái hiện lại cuộc đời đức Phật. Tổ chức Viếng Sáng Á Châu (Light of Asia Foundation), Tích Lan với sự bảo trợ của Tổng thống Tích Lan đã phối hợp với Bollywood Ấn Độ đầu tư hàng triệu USD để thực hiện bộ phim này. Phim có sự cố vấn của Giáo hội Phật giáo Tích Lan, các nhà Phật học, các sử gia, các nhà khảo cổ và các nhà văn hóa nổi tiếng, nhờ đó, đã phác họa thành công bức tranh về đức Phật lịch sử, phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội Ấn Độ 26 thế kỷ trước.

Nhân dịp tham dự Lễ hội văn hóa Phật giáo châu Á lần thứ 2, Thượng tọa Thích Nhật Từ (Trưởng Ban Văn hóa) đã làm việc với nhà xuất phim Vinodh Seneviratne và diễn viên Gagan Malik người đóng vai đức Phật và được hai vị hoan hỷ cho phép giới thiệu phim tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, ấn bản quốc tế của bộ phim được giới thiệu ở hải ngoại, bắt đầu từ Việt Nam.

Buổi họp báo về việc ra mắt phim sẽ được tổ chức lúc 08g00 ngày 07-10-2013 tại Tòa soạn Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP.HCM). Phim sẽ được chiếu tại Chùa Phổ Quang (lúc 18g30 ngày 07-10-2013), Tu viện Tường Vân (lúc 08g00 ngày 13-10-2013) và Chùa Hoằng Pháp (lúc 14g00 ngày 13-10-2013) và một số tỉnh thành phía Nam.

Kính mong chư Tôn đức và quý Phật tử đón xem.

BAN VĂN HÓA

Moi xem phim-3

DIỄN VIÊN (CASTING)

Gagan Malikvới vai Thái tử Tất-đạt-đa

Anchal Singhvới vai Công chúa Da-du-đà-la

Ranjan Ramanayakevới vai Vua Tịnh Phạn

Anshu Malikvới vai Hoàng hậu Maya

Anjani Pereravới vai Hoàng hậu Ba-xà-ba-đề

Gautam Gulativới vai hoàng tử Đề-bà-đạt-đa

Roshan Ranawanavới vai hoàng tử Nan-đà

Saranga Dissasekaravới vai Xa-nặc

Douglas Ranasinghevới vai Vua Thiện Giác

Dilhani Pereravới vai Hoàng hậu Pramitha

Jeewan Kumarathungavới vai Vua Tần-ba-sa-la

Buddhadasa Withanaarachchivới vai Đạo sĩ Vishwamithra

Wilson Gunaratnevới vai đạo sĩ A-tư-đà

Ranjith Piyasighevới vai Bà-la-môn Kiều-trần-như

Edwin Ariyadasavới vai đạo sĩ Rama

Oshadhi Hewamaddumavới vai nàng Sujatha

Nalaka Daluwatthavới vai hoàng tử Rohana

1. Đạo diễn: Sama Weeraman

2. Sản xuất và thiết kế: Navin Gooneratne

3. Sản xuất điều hành: Vinodh Seneviratne

4. Cố vấn sản xuất: Thượng tọa Mettavihari Thero

5. Đồng sản xuất: Jeff Goonewardana

Kanthi Perera

Ranga Dias

6. Phó sản xuất: GS. Nimal De Silva

Basanta Bidari

Alston Koch

7. Sản xuất đường dây: Preethi Warawitage

8. Sản xuất tại Việt Nam: TT. Thích Nhật Từ

CỐ VẤN KỊCH BẢN

Gs. Thượng tọa Bellawila Wimalarathana Nayaka Thero

GS. Thượng tọa Kollupitiye Mahinda Sangarakkitha Nayaka Thero

Tiến sĩ Thượng tọa Dharmaratana Nayaka Thero

GS.TS. Ananda Gurure

GS.TS. Toichi Endo

GS.TS. Nimal De Silva

1. Kịch bản điện ảnh: Edwin Ariyadasa

Saman Weeraman

Navin Gooneratne

George Paldano

Dịch kịch bản tiếng Việt: Tiến sĩ TT. Thích Nhật Từ

(Vietnamese Script Translation)

2. Đạo diễn ảnh: K. D. Dayananda

3. Đạo diễn âm nhạc: Pradeep Ratnayaka

4. Biên tập và thiết kế âm thanh: Pravin Jayaratne

5. Thiết kế bộ: Navin Gooneratne

Roshan Chandrarathne

Baratha Kumara Liyanage

6. Đạo diễn nghệ thuật: Roshan Chandrarathne

Sumith Hiran Fernando

Chitharamullage Rângbuddha

7. Make-up chính: Jayantha Ranawaka

Make-up cho sao Ấn Độ: Pradeep Nayak Kanaiyalal

8. Thiết kế thời trang và nữ trang: Navin Goonaratne

Omesh Wijeratne

Cố vấn thiết kế ý niệm: Ayanthi Gooneratne

Charmini Hemachandra

Architects of 124 Designs

9. Đạo diễn sân khấu: Shahid Hassan

Kaushalya Uwickramasinghe

Điều phối hỗ trợ sân khấu: Nuwan Kaluarachchi

10. Trợ lý đạo diễn thứ 1: Divya Vats (Ấn Độ)

Jagath Seneviratne

Trợ lý đạo diễn thứ 2: Keerthi Ratnayaka

Trợ lý đạo diễn thứ 3: Shammu Kasun Madusanka

11. Cô gái tiếp tục: Jayashree Das (Ấn Độ)

12. Biên đạo múa: Channa Wijewardana

Ravibandu Vidyapathi

Rangana Ariyadasa

13. Sáng tác lời nhạc: TT. Pallegama Hemaratana Nayaka Thero

TT. Rabukkana Siddhartha Thero

16. Ca sĩ: Amarasiri Peries

Surali Fernando (USA)

Taiko Wada (Nhật Bản)

Akiko Uesugi (Nhật Bản)

17. Quay phim đơn vị 2: Sajith Weerapperuma

18. Biên tập tập hợp: Brent Swallowell

19. Hiệu ứng thị giác: Gayan Soysa

20. Biên tập Video (quảng cáo): Pradeep Jayaratne

Ủy ban viết chuyện: Roshan Chandraratne

Senaka Navaratne

21. Quản lý sản xuất: Ranjith Liyanage

Shashika N. Ganegodage

Avrille de Valliere

Xem thêm file giới thiệu phim:
Sri Siddhartha Gautama - Booklet (Sep2013)
Ý kiến bạn đọc
11/11/202105:38
Khách
Con phải làm thế nào để xem được phim này
18/04/202005:59
Khách
Tôi rắt muốn xem phim Cuộc đời Đức Phật thì phải làm sao ạ?
12/04/202015:30
Khách
Tôi muốn xem bộ phim . cuộc đời đức phật . của diễn viên gagan malik . nhưng không biết phải làm sao . bên mình có bán đĩa hay gì không
16/12/201915:33
Khách
Tôi muốn xem bộ phim . cuộc đời đức phật . của diễn viên gagan malik . nhưng không biết phải làm sao . bên mình có bán đĩa hay gì không
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 20211)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 5189)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3774)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 2382)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 2340)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 4071)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 2082)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
11/12/2022(Xem: 2548)
Sen thơm miền Cực Lạc Sen thơm cõi ta bà. Tìm ra; đây đó khác, Ngồi lại; Phật hằng sa.
04/11/2022(Xem: 3010)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
24/10/2022(Xem: 2843)
Tâm không bịnh thì làm sao thân có bịnh ? Các pháp vận hành theo quy luật thiên nhiên Sẽ mất cân bằng khi rối loạn bởi não phiền Bộ máy sinh học ngàn tỉ tế bào sẽ lỗi nhịp! Nhân ngày vía Phật Dược Sư …nhớ về Nghiệp! Đừng bao giờ than trách những mối oan khiên Hãy tạo nhiều lợi tha bòn Phước làm duyên Gắng gần gũi, thân cận ba ngôi Tam Bảo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]