Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca (thơ)

11/09/201318:35(Xem: 20571)
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca (thơ)

phatngoc-2011a


Cuộc Đời

Đức Phật Thích Ca

Nam mô Từ phụ Thích Ca

Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời

Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời

Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca

Sống trong gấm lụa nhung là

Con hiền vợ đẹp nhưng mà chẳng yên

Nhân ngày xuất ngoại gieo duyên

Chính mắt thấy cảnh đau thương gian trần

Hoàng cung thê thiếp chẳng cần

Quyết tâm cầu đạo cứu dân an lành

Đêm khuya biệt vợ con lành

Cùng người hầu cận vượt thành ra đi

Ngựa lành luyến chủ ra đi

Trở về cung điện tức thì quy thiên

Thương dân ngộ đạo quy y

Bao năm khổ hạnh tu y thầy bày

Rừng sâu cực xác đêm ngày

Không màng ăn uống thân gầy mòn hao

Quyết tâm cầu đạo trí cao

Quyết tìm nguyên lý làm sao đổi đời

Khổ hạnh chân lý chẳng ngời

Liền tìm phương chước đổi dời lối tu

Ni Liên thiền tắm xong rồi

Bồ Đề gốc cội liền ngồi luyện tu

Bao nhiêu vọng tưởng mê mù

Ma vương quấy nhiễu mỹ nhu gọi mời

Quyết tâm gạt bỏ dục đời

Tham, sân, si quấy lòng thời chẳng nao

Chí thành động đến trời cao

Chư Thiên hộ pháp trên cao hộ trì

Giúp người an ổn tu trì

Khi mưa gió bão rắn thì che thân

Ẩm thực Thiên nữ tiến dâng

Giúp người sức khỏe yên tâm tu hành

Thiền tâm suy xét ngọn ngành

Tìm đường giải thoát cho dân yên lành

Làm sao thoát khổ tử sanh?

Làm sao thoát khỏi bệnh đau sanh già?

Bao nhiêu lý giải trong đầu

Khổ đau nhân loại bởi đâu gây phiền ?

Gốc cây định trí tham thiền

Quyết tâm đắc đạo mới liền rời đây

49 ngày thiền định tại đây

Khổ đau nhân quả hiện bày nhân nguyên

Kim quang muôn đạo soi tâm

Huệ căn tỏa sáng như vừng nhựt quang

Mùa đông xuất hiện mai vàng

Ngài thời đắc đạo hiệu vàng Thích-Ca

Bắt đầu thuyết pháp độ tha

Pháp là Tứ Diệu, Tỳ-kheo năm người

Ác nhân theo muốn hại người

Từ bi hỷ xả khuyên người buông dao

Trở thành phật tử Tỳ-kheo

Tu hành khất thực tạo bao duyên lành

Từ bi thuyết pháp độ sanh

Tình thương Bác ái chúng sanh muôn loài

Tình thương giáo hóa nhân loài :

Hiếu kính cha mẹ,Mến thầy Kính Thiên

Vợ chồng,bạn hữu gieo duyên

Chân thành đối đãi yêu thương làm đầu

Ở đời đừng quá mong cầu

Tùy tâm hỷ xả sống lâu an lành

Tình thương cảm hóa xung quanh

Tu hành tạo phước căn lành gieo duyên

Phật thuyết pháp độ Ưu khuyên :

Gieo trồng hạt giống thiện căn Bồ đề

Hưởng phúc phước báu mọi bề

Phật càng thuyết pháp Tăng về càng đông

Tỳ -kheo lớp lớp sóng dâng

Ngồi nghe Diệu- nghiệp khai thông pháp mầu

Lời Phật thuyết pháp nhiệm mầu

Tình thương bao bọc thấm sâu muôn loài

Voi điên quỳ phục chân Ngài

Hiểu lời Phật nói cảm lòng từ bi

Phật khuyên gạt bỏ sân si

Voi điên khâm phục hiện quy tánh hiền

Phật khuyên sanh chúng mọi miền

Tu hành tinh tấn bỏ niệm sát sanh

Chúng sanh nó cũng như mình

Cũng đau cũng khổ cảm tình như ta

Lấy mình cảm hóa mà ra

Nỗi đau bị ép như ta đó mà

Bao năm cầu đạo xa nhà

Trở về thăm viếng quê nhà song thân

Thích Ca Bộ tộc Quần thần

Mọi người mừng rỡ quây quần bên nhau

Phật thời thuyết pháp thâm sâu

Nào là “Giải thoát” thâm sâu đạo mầu

45 năm thuyết giảng pháp mầu

Diệu Hoa Kinh Pháp nhiệm mầu vô biên

Phật khuyên Đại chúng Thánh Hiền

Sau khi phật diệt chớ quên Kinh này

Hãy nên tuyên nói giảng bày

Tin lời Phật dạy,phước dày vô biên

Pháp Hoa như Phật tại tiền

Kính Kinh như Phật người hiền khéo tu

“Ta là Đại Đấng Trượng Phu”

“Là Vua Vũ Trụ,Là Vua Muôn Loài”

“Diệu Hoa Lời Phật không sai”

“Diệu Hoa Kinh Pháp Vua trong muôn loài”.

Khuyên người chớ có nghĩ sai

Họa kia vô gián,tội lần vô biên

Hãy nên trì tụng chép biên

Cứu mình cứu cả mọi miền chúng sanh

Pháp Hoa Kinh nói rõ rành

Phật tuy diệt độ, như sanh tại tiền.

Con vâng tin nhận lời khuyên

Kinh Hoa Diệu Pháp Linh Thiêng nhiệm mầu.

Kính xin đền đáp ân sâu

Tu hành sao chép nhiệm mầu Pháp Hoa.

Cầu xin truyền bá muôn nhà

Phổ Hiền chứng độ nhà nhà tin theo

Cầu xin phật tử Tỳ -kheo

Ta- bà đắc quả Hằng sa phước điền.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần) .

*************************

Đệ tử con tên là Mai Tuệ Trinh, pháp danh là Hiền-Hỷ, thành tâm cúng dường Tam Bảo bài thơ cuộc đời Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật với tất cả lòng thành và cảm xúc của lòng con sau khi con tự tay sao chép Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để hồi hướng cho thân mẫu mãn 100 ngày. Cầu xin Phật Pháp trường tồn, cầu mong Đức Phật tại thế cứu khổ chúng sanh, cầu xin Pháp Hoa Kinh Pháp nhiệm mầu độ cho sanh chúng hồi đầu quy y; và xin hồi hướng cho thân phụ, thân mẫu, ông bà Cửu Huyền Thất Tổ của gia đình Hiền Hỷ và Nguyên Ngộ Tâm và Cửu Huyền Thất Tổ của tất cả Phật tử đã qua đời vãng sanh Lạc Quốc, còn tại thế thân tâm an lạc nghiệp chướng tiêu trừ nhờ hồng phước của Ơn Trên vĩnh lìa khổ ách sớm đắc đạo quả.

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2016(Xem: 8859)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới Phật, Thiên, Tiên sau khi xả bỏ ba
27/12/2015(Xem: 9621)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
06/10/2015(Xem: 53871)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
25/08/2015(Xem: 4140)
Cung trời Đâu Suất giáng phàm Sanh vào Tịnh Phạn, Cồ Đàm vương gia Chánh Thái tử Sĩ Đạt Tha Sống trong điện ngọc tháp ngà an vui Nhưng lòng Thái tử không nguôi Hằng luôn suy gẫm thân người mong manh Du ngoạn ngoại thành Giải khuây dạo bốn cửa thành Người già run rẩy thân hình kém suy Người bịnh ốm yếu sầu bi Người chết lạnh ngắt thân gầy xanh xao Thân nhân than khóc kêu gào Giàn thiêu hỏa táng xiết bao đau lòng
13/08/2015(Xem: 10179)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015. Lâm-tì-ni đã từng rơi vào sự quên lãng của con người từ bao thế kỷ và không còn ai biết là ở đâu. Mãi đến năm 1896, dựa theo những lời thuật lại trong nhật ký của nhà sư Trung Quốc Pháp Hiền, sau chuyến hành hương và tu học ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ V, các nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra một trụ đá của hoàng đế A-dục (từ -304 đến -232, trước Tây Lịch) cạnh một ngôi làng nghèo nàn là Rummindei của xứ Népal. Trên trụ đá có ghi khắc các dòng chữ cho biết Đức Phật đản sinh ở nơi này.
26/07/2015(Xem: 5922)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
02/06/2015(Xem: 14675)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
15/04/2015(Xem: 9598)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
01/01/2015(Xem: 4424)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ. Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang. Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh. Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti. Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian. Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.
24/12/2014(Xem: 18648)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]