Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ánh mắt Thế Tôn

30/08/201307:11(Xem: 6663)
Ánh mắt Thế Tôn

Sakya_Muni_64






Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức. Cửa sổ là phương tiện giúp ta nhìn ra bên ngoài, thấy cảnh thấy người mà mở lòng giao tiếp. Cửa sổ còn có tác dụng làm tăng vẻ đẹp của căn nhà, nên thường được trang trí lộng lẫy, gây cảm xúc cho chủ thể và đối tượng:

“Ai bảo anh là thi nhân cho đời em đau khổ

Ai bảo em ngồi bên cửa sổ cho vướng nợ thi nhân”

Cửa sổ của căn nhà là như vậy, còn cửa sổ của tâm hồn thì sao? Xưa nay biết bao ngôn từ hoa mỹ hay ngữ khí e dèø trước ánh mắt của từng người tại thế:

“Người khôn con mắt đen sì,

Người dại con mắt nửa chì nửa thau”

“Những người ti hí mắt lươn,

Trai thì trộm cướp gái buôn chồng người”

“Những ai con mắt lá răm,

Chân mày lá liễu đáng trăm quan tiền”

Cụ thể nhất là theo phong tục Việt Nam, ông cha ta thường nhờ người mai mối dẫn con đi coi mắt vợ chứ không bao giờ đi coi mũi vợ, tai vợ, hay miệng vợ. Vì sao? Vì đôi mắt kia hẳn đã lưu lộ ít nhiều sắc thái thẩm mỹ, hay ẩn tàng tư chất kế thừa của một dòng tôc. Biện pháp tuyển chọn dâu con như thế tuy có vẻ phiến diện nhưng không kém phần thực dụng và hiệu quả.

Thế Tôn là bậc Đạo sư của nhân thế, là Đấng cha lành của muôn loài. Với Ngài thì không hề thấy khuôn mẫu nào là mày ngài mắt phượng. Ánh mắt là ánh mắt, cũng như con người là con người; không có con người Bà-la-môn hay con người Sát-đế-lỵ. Chỉ có ánh mắt từ bi, trí tuệ hay sân hận, vô minh; tâm hồn vị tha, lân mẫn hay ích kỷ, bạo tàn. Có thể nói suốt đời Thế Tôn, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, rồi xuất gia tu tập, hàng phục chướng duyên, chứng nhập Phật trí, thuyết pháp độ sanh, cho đến lúc sắp nhập niết bàn, nằm giữa hai cây Sa-la, Ngài luôn tiếp xúc với vạn loại hữu tình bằng ánh mắt từ bi vô lượng: Từ nhãn thị chúng sanh.

Ngay từ thời niên thiếu, thái tử Tất-đạt-đa đã thể hiện lòng thương yêu chim muông thú vật. Một hôm, Tất-đạt-đa và Đề-bà-đạt-đa đang chơi trong hoa viên, thấy đàn thiên nga bay qua, Đề-bà-đạt-đa trương cung bắn rơi một con. Tất-đạt-đa nhanh tay bế chim vào lòng, vuốt ve âu yếm. Đề-bà-đạt-đa nhào tới đòi chủ quyền. Tất đạt-đa không trả lời, chỉ đưa mắt nhìn người em họ với mật ý:

“Hình phạt, ai cũng kinh,

Sinh mệnh, ai cũng tiếc,

Lấy ta suy ra người,

Chớ giết, chớ bảo giết.”

Đến khi trưởng thành, sau khi thắng giải tranh tài kết hôn với công chúa Da-du-đà-la, Tất-đạt-đa ngồi trên lưng bạch tượng diễu qua kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, Đề-bà-đạt-đa thua cuộc tỷ thí, ganh tức trong lòng, và cũng để khoa trương sức mạnh phi thường của mình, xông ra cản đường, tóm lấy yên cương, đấm chơi vào đầu voi một cú, thế là cả voi lẫn thái tử té nhào xuống đất. Tất-đạt-đa đưa tay xoa nhẹ chỗ voi bị đấm, đỡ nó đứng lên, rồi quay nhìn Đề-bà-đạt-đa bằng ánh mắt từ hòa, khuyến cáo:

“Hại người không ác tâm,

Thanh tịnh và vô tội,

Tội ác dội kẻ ngu,

Như ngược gió tung bụi.”

Sau khi chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác dưới cội Bồ-đề, sợ chánh pháp được tuyên dương sâu rộng, ác pháp khó bề tung hoành, ba ái nữ kiều diễm của Mara là Rati, Arati và Trishna ra sức thuyết phục Thế Tôn dừng bước bằng những lời hát ca quyến rủ, ngữ nghĩa nồng nàn:

“Bạn ơi, mùa xuân đến rồi, mùa của tình tự yêu đương, của phấn hương tú lệ. Thảo mộc đang bừng rộ nở hoa; chúng ta phải vui lên nào. Đôi mắt của bạn đẹp làm sao, chúng lung linh như ánh đèn huyền diệu; bạn có nhiều biểu hiện vạn năng. Hãy ngắm chúng em. Chúng em được sinh ra đời để mang lại nguồn vui, nguồn hạnh phúc cho cả nhân loại và chư thiên.”

Trishna cất giọng ngâm:

“Hỡi người yêu quý của em ơi,

Từng cánh hoa xinh trải khắp cây,

Hương hoa thoang thoảng quyện đâu đây,

Chim reo vui nhộn vang cành lá,

Như trong lồng vàng hót ngất ngây.

Từng cánh ong vờn hoa nhởn nhơ,

Đê mê hút trọn nhụy hoa mơ,

Kìa những dây leo ôm cổ thụ,

Vươn gió hờn ghen động phất phơ,

Giữa cảnh rừng xanh đẹp ý thơ,

Ơi hồ nước bạc lặng như tờ,

Như nụ cười tình duyên thiếu phụ,

Mừng đón trăng về thỏa ước mơ.”

Thế Tôn vẫn thản nhiên, mỉm cười với ánh mắt cảm thông hậu ý nhưng không kém phần chuyển tải nghĩa lý vô thường:

“Nhìn hình hài xinh đẹp,

Một khối nặng khổ đau,

Bịnh tật nhiều lo nghĩ,

Có gì vĩnh cửu đâu!”

Rồi một hôm, trên đường về Xá-vệ, Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng vừa thu hoạch. Điền chủ Bharadvaja cùng gia nhân đang mở tiệc ăn mừng linh đình. Thấy Thế Tôn từ xa đi đến, Bharadvaja chạy ra dang hai tay chận Thế Tôn, nói:

- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ở đây chúng tôi đang làm việc, đang vui mừng với thành quả lao động cày bừa của chúng tôi.

- Ta cũng đang vui mừng với thành quả cày bừa của ta. Thế Tôn mỉm cười nói.

- Ông mà cũng có trâu bò, cày bừa, ruộng nương và hạt giống?

- Có chứ!… Hiểu biết trong sạch là hạt giống tuyệt vời mà ta gieo trỉa. Tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố: lưỡi cày là trí tuệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò thiến khỏe mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục trốc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hoa trái vô sanh.

Thấy Bharadvaja đứng sững sờ, rồi sụp lạy. Thế Tôn mỉm cười, Ngài thường mỉm cười mỗi khi xúc sự, và nhìn ông với ánh mắt cảm hóa nồng nàn:

“Từ bi thắng sân hận,

Hiền thiện thắng hung tàn,

Bố thí thắng xan tham,

Chân thật thắng hư ngụy.”

Cũng tại thành Xá-vệ, Vũ nữ Kuvalada rất ngạo mạn về sắc diện tú lệ và vũ điệu bốc lửa của mình. Một hôm, đang quay cuồng trên sàn diễn với hàng ngàn người vây quanh bên dưới, chợt thấy Thế Tôn đi tới, Kuvalada xoay người chỉ tay nói lớn: “Các người thấy chưa? Ngay cả 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Gotama cũng chưa bằng cái nheo mắt của ta.”

Thế Tôn bình thản theo từng bước thiền hành. Gần tới sân khấu, Thế Tôn ngước mắt mỉm cười, nhìn vữ nữ với hàm ý:

“Thành này xây bằng xương,

Trét tô bằng thịt máu,

Già chết và kiêu mạn,

Hủy báng chứa nơi đây.”

Tay chân của Kuvalada bỗng nhiên rũ rượi, mặt mày choáng váng, ngã quỵ xuống sàn. Khán giả nhốn nháo; có người lớn tiếng nói: “Cho đáng kiếp chua ngoa, hỗn láo!” Về sau, nàng quy Tam bảo và là một trong những cận sự nữ trung kiên của Tăng đoàn.

Buồn nhất là anhh chàng Chí Thiện, một thanh niên Phật tử thuần thành, muốn xuất gia theo Phật, cầu đạo giải thoát, nhưng bị Mật Thủ, người bạn chí thân mai mỉa, cho rằng đi tu là ngu dại, là ăn bám xã hội, là bất trung với xã tắc, bất hiếu với tổ tiên, bất nghĩa với vợ con, trốn tránh trách nhiệm với đồng bào đồng loại v.v… Chí Thiện đâm ra hoài nghi, đau buồn, đến tinh xá Kỳ Viên không dám gặp Thế Tôn. Đọc được tâm tư phiền muộn của Chí Thiện, Thế Tôn nắm tay chàng dẫn về tinh xá, nói:

- Con có gì vướng kẹt trong lòng thì tâm sự với Thầy, đừng để lâu ngày thành nội kết. Con biết đấy: Giang sơn dễ đổi, tập khí khó dời!…

Chí Thiện đưa tay lau nước mắt, đảnh lễ Thế Tôn, thuật lại tự sự, và nói:

- Con hoang mang quá, bạch Thế Tôn!

- Hừ!… Có vậy mà hoang mang. Thế Tôn nhìn Chí Thiện, mỉm cưới, rồi vỗ vai chàng khẳng định:

“Người ngu biết mình ngu,

Nhờ vậy thành có trí,

Người ngu cho mình trí,

Thật đáng gọi chí ngu!”

Chí Thiện lại lau nước mắt, khấu đầu dưới chân Thế Tôn một lát, rồi đứng lên, và được phép khoác áo màu gạch từ đó.

Tìm hiểu cuộc đời Thế Tôn, ta thấy ánh mắt Ngài lúc nào cũng trao truyền năng lượng và sưởi ấm lòng người qua mọi tình huống. Năm mới, ước mong vạn loại hữu tình và vô tình đều được an bình trong ánh từ quang của Đạo Phật.

(Tịnh Minh, đã đăng trong Tuần Báo Giác Ngộ, số 366, ngày 1/2/2007, Mừng Xuân 2007, Đinh Hợi)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 6744)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2686)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 2377)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2960)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5782)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 10145)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/09/2010(Xem: 12601)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
17/09/2010(Xem: 5104)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 2389)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
10/09/2010(Xem: 58506)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]