Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Nhẫn Nhục Tiên Nhân

29/08/201105:03(Xem: 3180)
15. Nhẫn Nhục Tiên Nhân

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Nhẫn Nhục Tiên Nhân

Một hôm trên núiLinh-Thứu thuộc thành Vương-Xá trong pháp hội Pháp-Hoa, đức Phật đã tuyên bốthọ ký cho những đồ đệ có căn trí cao sâu vào thời tương lai sẽ chứng đạo quảVô-thượng Bồ-đề.

Trong số tăng đồ đượcthọ ký ấy gồm có: A-Nhã Kiều-Trần-Như đời sau sẽ thành Phật hiệu là Phổ-MinhNhư-Lai; Ma-Ha Ca-Diếp sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh Như-Lai; Xá-Lợi-Phất sẽthành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai; Mục-Kiền-Liên sẽ thành Phật hiệu là Ða-MaLa-Bạt Chiên-Ðàn-Hương Như-Lai; A-Nan sẽ thành Phật hiệu là Sơn-Hải-Huệ Tự-TạiThông-Vương Như-Lai; Ma-Ha Ba-Xà Ba-Ðề pháp danh là Ðại-Ái-Nhạo Tỳ-kheo ni đạohiệu là Ma-Ha Kiều-Ðàm-Di sẽ thành Phật hiệu là Nhất-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-KiếnNhư-Lai; Da-Du Ðà-La sẽ thành Phật hiệu là Cụ-Túc Thiên-Vạn Như-Lai; Ðề-BàÐạt-Ða sẽ thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai v.v... Những người đủ duyênđức đáng được thọ ký, đức Phật đều đã thọ ký cho cả. Nhưng trong số những ngườiđược Phật thọ ký thì A-Nhã Kiều-Trần-Như là người có những đặc thù khác biệtkhiến cho đại chúng chú ý muốn biết duyên do sâu xa.

Lúc bấy giờ tôn giảXá-Lợi-Phất quán biết lòng của đại chúng muốn thấu rõ về phước duyên đặc thùcủa A-Nhã Kiều-Trần-Như, nhưng không dám thưa hỏi Phật. Thấy vậy, tôn giảXá-Lợi-Phất đến trước Phật cung kính chấp tay đảnh lễ rồi quỳ thưa với Phậtrằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Con nay quán thấy tâm của đại chúng đây hàng xuấtgia cũng như tại gia đều muốn biết về đời trước của tôn giả A-Nhã Kiều-Trần-Nhưcó nhân duyên đặc thù gì mà được đức Thế-Tôn sau khi thành đạo liền hóa độ ôngấy làm đệ tử trước nhất trong hàng trưởng-tử Như-Lai? Cúi mong xin đức Thế-Tônrủ lòng thương xót giảng nói để cho tứ chúng khởi lòng kinh ngưỡng thâmsâu!"

Ðức Phật nở nụ cườihiền hòa đáp: "Hay lắm! Hay lắm! Xá-Lợi-Phất! Như-Lai sẽ vì các thầy mànói rõ việc nầy".

Ðức Phật tiếp:"Nầy Xá-Lợi-Phất! Ta nhớ thuở đời quá khứ có một kiếp nọ, ta làm vị tiênnhân tu hạnh nhẫn nhục mà người thời bấy giờ gọi là Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Vịtiên nhân nầy ẩn mình trong rừng núi thâm sâu, gác bỏ thế sự, đói ăn hoa trái,khát uống nước suối nguồn, ngày đêm chuyên tâm tu niệm ở chốn sơn lâm thâm sâuu tịch đầy hoa thơm trái lạ, đã bao năm không có bóng người lai vảng. Bạn củỪại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là trăng sao mây nước. Nhà cửa của Ðại-Nhẫn-Nhục tiênnhân là đất rừng trời núi bao la. Ngày ngày, tiên nhân hết tọa thiền trên tảngđá bên dòng suối, lại đến dưới gốc cây ven rừng quán niệm. Tiên nhân lúc kinhhành niệm Phật dọc theo dòng suối, khi ngồi thiền quán dưới tàng cây cổ thụ umtùm. Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân vui thú với chim hót suốt tháng năm, thưởng ngoạnhoa rừng quanh suốt bốn mùa. Cuộc sống phẳng lặng như thế đã bao năm, tưởngchừng như bồng lai tiên cảnh, không bị ảnh hưởng trần gian thế sự nhiễu phiền.

Nào ngờ, vào một chiềutà, khu rừng êm ả tĩnh mịch như mọi ngày, chim muông hót trên cành cây kẽ lá,Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân đang tĩnh tọa thiền quán trên tảng đá ven thác suối,thì bỗng có tiếng người nói rộn rã xen lẫn tiếng vó ngựa chập chập ngổn ngangnhư tiếng sắt cành lẫn lộn mỗi lúc mỗi gần. Tiên nhân lấy làm lạ, liền nhậpthiền quán sát thì biết vua Ca-Lỵ là vị đại quốc vương đang trị vì đất nướcđương thời. dẫn đoàn tùy tùng đi săn bắn với cõi lòng thất vọng đầy tức giận.Tiên nhân cảm thấy có triệu chứng chẳng lành sẽ xảy đến cho mình, liền tiếp tụcnhập định thiền quán.

Chẳng mấy chốc, nhàvua cùng đoàn tùy tùng tay cung tay kiếm hùng hổ xông tới trước Ðại-Nhẫn-Nhụctiên nhân. Như được dịp trút nỗi bực tức thất vọng trong lòng, nhà vua dõng dạcto tiếng hỏi: "Ngươi là ai? Ở đây làm gì?"

- Tâu Bệ-hạ, bần đạolà kẻ tu hành. Ở đây tu tâm dưỡng tánh, tập hạnh nhẫn nhục.

Nhà vua đang cơn bựcbội gằn giọng quát to: "Tu là cái quái gì? Chính tại ngươi ở đây mà suốtmấy ngày nay, từ sáng đến giờ ta không săn được con thú nào. Ngươi có biết tộiđáng chết không?"

Trước thái độ giận dữcủa nhà vua, Nhẫn-Nhục tiên nhân vẫn thái độ bình thản đáp: "Tâu Bệ-hạ!Bần đạo là kẻ tu hành ở chốn rừng núi thâm sâu, thoát ngoài thế sự, đâu dám làmgì xúc phạm đến long thể Bệ-hạ?"

Nhà vua: "Hừ!Không xúc phạm hả? Chính do ngươi ở đây mà làm cho thú rừng sợ hãi xa lánh hếtcả!"

Tiên nhân thưa:"Muôn tâu Bệ-hạ! xin Bệ-hạ mở lượng hải hà rộng xét. Bảo vệ mạng sống thìmuôn thú mới không sợ. Bằng chứng là ngày ngày thú rừng đến làm bạn với bầnđạo. Bần đạo sống nhờ hoa trái của thú rừng đem đến cho".

Vừa nghe tiên nhân nóithế, cơn tức giận bỗng nhiên trở nên sôi sục, nhà vua hét to: "Láo! Vừarồi ngươi nói tu nhẫn nhục hả? Hừ! Xem thử ngươi có thật nhẫn nhục không?"

Vừa dứt lời, nhà vuarút gươm ra khỏi vỏ, không một chút do dự liền chặt tay tiên nhân. Mỗi nhátgươm sáng lòe phập xuống tức khắc cánh tay của tiên nhân rơi rụng, máu phun lailáng. Nhà vua như trút nỗi hằn học giận tức lên mình Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân.Tuy tay bị chặt đứt, nhưng gương mặt của tiên nhân vẫn bình thản trong thái độan nhiên tự tại không chút nao núng giận hờn. Chẳng những thế, tiên nhân còntrải tâm từ bi thương xót nhà vua đầy sân si.

Liền ngay khi cánh tayđứt rời thân thể rơi xuống đất, Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân phát lời thệ nguyện:"Nguyện đời đời dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh, ta tìm cách giúpđỡ cho nhà vua si mê nầy sớm có ngày hồi tâm hướng thiện; nguyện khi tu hànhthành đạo chứng quả giác ngộ, trước hết ta sẽ hóa độ cho vị vua sân si nầy sớmhiểu được đạo quả giải thoát".

Do lời nguyện chíthành khẩn thiết phát xuất từ lòng đại bi, nên đời đời Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhânvà vua Ca-Lỵ thường gặp nhau và sách tấn giúp đỡ cho nhau trên đường thánh thiện.

Thuật xong câu chuyện,đức Phật hướng về tôn giả Xá-Lợi-Phất nói: "Nầy Xá-Lợi-Phất! và chính ngaytrong đời nầy, trong những ngày còn tầm sư học đạo, khi ta đến cầu học với tiênnhân Uất-Ðầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như trước đó đã sớm thọ giáo với vịtiên nhân nầy rồi. Khi ta rời bỏ Uất-Ðầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như cũngtheo ta về ở rừng tu khổ hạnh. Rồi ta bỏ lối tu khổ hạnh để đến tĩnh tọa dướicây Bồ-đề bên dòng sông Ni-Liên-Thiền, thực hành trung đạo. Sau bốn mươi chínngày, liên tục tĩnh tọa bất động, vào một hôm, khi sao mai vừa rạng mọc, thì tachứng được đạo quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Khi ta trở lại rừng tu khổhạnh Lộc-Uyển độ cho năm bạn đồng tu khổ hạnh, thì chính A-Nhã Kiều-Trần-Như làngười đầu tiên rất lấy làm hoan hỷ tiếp thọ giáo pháp Tứ-diệu-đế và chứng đượcquả A-la-hán".

Nói đến đây, đức Phậtnhìn thẳng vào tôn giả Xá-Lợi-Phất mà bảo rằng: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Thầy nênbiết, vua Ca-Lỵ thời quá khứ kia, chính là tiền thân của A-Nhã Kiều-Trần-Như.Còn vị Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân kia, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2024(Xem: 807)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
16/01/2024(Xem: 1784)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
19/06/2023(Xem: 7654)
Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.
15/06/2023(Xem: 12695)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 4011)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3062)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 1941)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 1863)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 3273)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 1658)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567