Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Chồn Cưới Công Chúa

29/08/201105:03(Xem: 3924)
10. Chồn Cưới Công Chúa

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Chồn Cưới Công Chúa

Một thuở nọ tại vườnTrúc-Lâm thuộc thành Vương-Xá, ta từng nghe đức Phật nói như vầy: "Thuở xaxưa vào một kiếp nọ, có vị đạo sĩ lánh mình ẩn tu trong hang động, ngày ngàysống với núi rừng cỏ cây, vui với chim hót suối reo, đêm đêm chuyên tâm thiềntọa tụng kinh âm thanh lảnh lót thiền vị làm sao! Trong lúc ấy, có một con chồnđêm đêm cứ đúng giờ tụng kinh của đạo sĩ là nó đến nằm trước cửa để nghe. Chodù gặp phải những đêm giông tố sấm sét gió mưa, chồn cũng vẫn không vắng thiếubữa nào. Lâu ngày, con chồn kia như thấm được lời kinh tiếng kệ, hiểu được nghĩlý vi diệu một vài đoạn kinh. Thế rồi một hôm chồn nẩy sinh ra ý nghĩ kỳ lạ:"Nay ta đã hiểu được nghĩa lý kinh điển thánh hiền. Thánh hiền là bậc tônquý của loài người. Còn ta nay hiểu được giáo lý của thánh hiền, thì ta chắcphải được làm vua trong loài thú. Mà vua thì phải có quần thần". Nghĩ nhưthế rồi, chồn kia đứng dậy lập mưu chiêu binh mãi mã.

Trên đường chiêu mộbinh sĩ, đầu tiên chồn gặp một con cáo đang mắc bệnh liền phô trương hùng hổ raoai nhảy lại toan muốn giết cáo. Cáo kia đang lúc bệnh mỏi mệt thấy vậy thấtkinh mới hỏi chồn: "Tôi với anh không có oán thù, sao anh lại muốn giếttôi".

Chồn gầm gừ hung hăngđáp: "Ngươi có biết ta đây là chúa tể của muôn loài hay không? Tại saongươi thấy ta mà không biết hạ mình cung kính lễ chào? Như thế là ngươi đắc tộikhi quân. Ta không giết thì để ngươi sống làm gì nữa chứ? Nếu ngươi chịu phụctùng theo ta, thì ta tha cho mạng sống, sẽ hưởng được sung sướng sau nầy".

Vì cơn bệnh hoành hànhđau nhức không còn sức lực để tranh hùng, nên cáo phải hạ mình nói: "Thưangài! Xin ngài tha tội. Tôi xin tuân lệnh phục tùng theo hầu hạ ngài".

Thế rồi hai con chồncáo cùng kéo nhau đi. Ði được một quãng đường thì gặp một con chó sói lạc đànđói khát đang đi kiếm ăn. Chồn và cáo liền bao vây tấn công muốn giết chó sói.Bất ngờ trước hành động hung tợn của đối phương, chó sói lấy làm kinh hoàngngạc nhiên hỏi: "Tôi với hai anh có oán thù gì đâu? Tại sao hai anh lạimuốn hãm hại tôi? "

Chồn hùng hổ nói:"Nhà ngươi gặp vua tôi của ta đi kinh lý mà không biết giữ lễ vái chào,lại còn tỏ ra lơ là mục hạ vô nhơn. Ta không triệt hạ ngươi thì để làm chi nữachứ? Nếu ngươi chịu theo ta thì được sống. Bằng không thì tự chuốc lấy cái chếtvào thân ngay bây giờ. Một trong hai con đường, theo ta thì sống, chống lại thìchết, ngươi phải chọn gấp".

Nghe thế, sói thấymình thân cô thế yếu, đành nuốt hận hạ giọng nói: "Thưa ngài! Xin ngài bớtgiận tha mạng cho. Tôi nguyện tuân theo lời ngài, phục tùng hầu hạ".

Ðược sói xong, chồnlại tiếp tục đi chiêu mộ binh mã, khéo lợi dụng khí thế quần bầy để uy hiếp thếcô, khéo mưu mô dùng voi khắc phục cọp, lợi dụng loài thú nầy khắc phục loàithú khác. Nên chẳng bao lâu cọp, beo, voi, sư tử đều bị mắc mưu phục tùng chồn. Từ đấy, chồn tự xưng làm chúa tể muôn loài.

Từ khi các loài ác thúnúi rừng phục tùng dưới sự chỉ huy của chồn, thì chồn tự cho mình là có uy thếhùng mạnh nhất trong muôn loài. Nên chồn lại nghĩ rằng: "Ta bây giờ nghiễmnhiên là một vị vua của muôn loài. Thế là ta phải có hoàng hậu. Mà hoàng hậuthuộc loài thú thì hóa ra tầm thường thấp hèn lắm sao?! Không được, ta phảikiếm trong loài người một công chúa trẻ đẹp để làm hoàng hậu, như thế mới tỏ rađược cái đặc biệt hơn muôn loài thú vật". Nghĩ vậy rồi, chồn cưỡi trênlưng một thớt voi to mạnh dẫn theo sau đoàn cáo, sư tử, voi vào thànhBa-La-Nại. Dân chúng trong thành thấy đoàn ác thú hung hăng đi đứng lăng xăngtrên các đường sá phố phường, nên ai nấy đều kiếp sợ. Chẳng mấy chốc, tin nầyđược trình báo đến nhà vua tới tấp. Vua lập tức phái sứ giả ra nói: "Chúngngươi là loài thú ở chốn núi rừng, sao lại dám cả gan ngang tàng đi trong phốxá làm cho dân chúng lo sợ bất an như thế nầy?"

Ngồi chễm chệ trênlưng voi, chồn hất mặt xấc xược đáp: "Ta là vua của tất cả muôn loài. Tanay đến đây là muốn cưới công chúa của thành Ba-La-Nại nầy để làm hoàng hậu.Các ngươi có thuận theo lời ta thì tốt. Ta để cho dân chúng được an ổn. Bằngkhông thuận gả công chúa cho ta. Thì trước hết các ngươi hãy nhìn vào binhtướng hùng dũng của ta đây, chỉ trong giây lát thành trì nầy sẽ sụp đổ tantành, dân chúng trong thành sẽ bị nghiền nát không còn một mạng. Vậy ngươi hãylập tức trở về tâu lại cho vua của các ngươi biết quyết định của ta".

Sau khi được sứ giảtrình tấu, nhà vua rất là lo âu, liền hội quần thần văn võ bá quan trình bày rõsự việc để tìm phương kịp thời đói phó. Các quần thần nghe nói đến voi, sư-tử,cọp, beo kết thành đoàn kéo vào phố phường, ai nấy đều xanh mặt thất sắc đồngtâu lên vua rằng: "Xin Bệ-hạ nên thuận theo lời của chồn, mà đem công chúagả cho nó, để đổi lấy sự sanh tồn của trăm họ, sự an toàn của thành trì, và sựthanh bình của quốc gia xã tắc. Bằng không thì chúng ta không thể tránh đượchiểm nguy. Bởi vì trong nước ta hiện nay chỉ có voi, ngựa là bậc giỏi hơn hết.Nhưng chồn kia không những chỉ có voi, ngựa mà còn có cả cọp, beo, sư-tử nữa,thì chúng ta đâu có cách nào địch nổi. Hơn nữa, hễ ngựa, voi nghe tiếng sư-tửrống thì chúng hoảng hốt bò mọp kinh hãi khiếp sợ chạy trốn. Như vậy, khi ratrận với chồn, thì thua là điều chắc, chúng ta khó tránh được sự tổn thất tiêudiệt. Chi bằng Bệ-hạ không nên vì tiếc một người mà để cả nước trăm họ phảichịu hậu quả không thể lường được".

Trong lúc nhà vua cònphân vân suy nghĩ chưa biết phải quyết định ra sao, thì có một đại thần từtrước giờ yên lặng, nhưng vốn nổi tiếng là người can đảm, thông minh tài tríxưa nay, đứng lên tâu rằng: "Tâu Bệ-hạ! Hạ thần từng xem sách thánh hiềncổ kim, xưa nay chưa hề thấy công chúa mà đem gả cho loài thú như vậy. Vả lại,làm như thế thì còn gì quốc thể kỷ cương của triều đình, còn gì uy quyền caoquý của ngôi vua chí tôn chí thượng!? Tuy hạ thần là kẻ tài sơ trí mọn, nhưnghạ thần nầy quyết phải giết con chồn hỗn láo kia đi, để giải thoát hiểm nguycho quốc gia xã tắc, đem lại sự an lành cho bá tánh muôn dân trăm họ, và giảicứu muôn thú bị con chồn quỷ quyệt đốn mạt kia khống chế".

Trong lúc bâng khuânglo âu chưa biết phải giải quyết cách nào cho thỏa đáng, thì nghe được lời tâunhư thế, nhà vua hiển rõ trên sắc mặt nỗi vui mừng hy vọng, liền hướng về vịđại thần kia hỏi: "Vậy khanh có kế nào tuyệt diệu, hãy mau nói ra cho Trẫmnghe đi?"

Vị đại thần kia đáp:"Tâu Bệ-hạ! Bệ-hạ cứ phái sứ thần ra định ngày giáp chiến và giao hẹn vớicon chồn yêu quái kia rằng, nếu ngày lâm trận, chồn để sư-tử đi tiên phong, thìhai bên xáp trận đánh trước rồi sau đó mới cho sư-tử rống. Giao hẹn như thế,con chồn quỷ quyệt kia tưởng mình sợ sư-tử, nó sẽ cho sư tử đi tiên phong vàrống trước khi xáp trận. Khi sư tử rống lên thì các loài thú của chồn kia đềuhoảng hốt mất hồn rối loạn bỏ chạy. Ðồng thời trước đó Bệ-hạ nên ra lệnh trongthành dân chúng cũng như voi, ngựa của ta tất cả đều lấy bông gòn nhét lỗ tai thậtchặt. Khi nghe sư-tử của chồn rống lên thì ta cho lệnh xung phong tấn công. Nhưthế là ta sẽ tiêu diệt lũ chồn, cáo kia như trở bàn tay".

Nhà vua nghe vị đạithần tâu xong, không dấu được nỗi vui mừng, liền phán rằng: "Hay lắm! Haylắm! Lời tâu của khanh quả thật là diệu kế. Chí lý lắm!"

Không để mất cơ hộitốt, nhà vua liền sai sứ ra định ngày xáp trận với chồn, và căn dặn chồn phảigiữ đúng những điều giao ước là: "Sư-tử đi tiên phong xáp trận trước rồimới được rống sau".

Chồn tâm dạ vốn quỷquyệt, tuy nhận lời giao ước, nhưng không làm đúng những điều ước định. Nên khivoi, ngựa binh lính của nhà vua ra trước cửa thành, dàn trận tề chỉnh để chờlệnh lâm trận xáp chiến, thì chồn ra lệnh cho sư-tử rống to, với mưu đồ để chongựa, voi nhà vua kinh sợ bỏ chạy. Nhưng chồn đâu có biết rằng, nhà vua đã ralệnh nhét bông gòn kỹ cho voi ngựa trước đó rồi. Vừa nghe tiếng rống vang trờicủa sư-tử, chính chồn giật mình kinh hãi từ trên lưng voi rớt xuống đất bể timgiập mật chết ngay tại chỗ, không kịp nhắm mắt. Các loài thú theo sau con chồnkia cũng đều kinh hoàng run sợ chạy tứ tán vào rừng. Chỉ trong trong chốc lát,không mất người tốn của mà nhà vua thắng trận, giải thoát được hoạn nạn tàn sátcủa con chồn ác ôn một cách dễ dàng.

Kẻ đên đây, đức Phậtliền nói bài kệ rằng:

Gian tham chi lắm hỡichồn ơi!
Kiếp thú cưới ngườiđược sao ngươi?

Quỷ quyệt dẫn binh đòicông chúa,

Tan thay! Muôn thúđược thảnh thơi.

Ðức Phật nói kệ xong.Ngài hướng về đại chúng mà phán rằng: "Vị đại thần thông minh tài trí hiếnkế kia là tiền thân Xá-Lợi-Phất. Con chồn đòi cưới công chúa là tiền thân củỪề-Bà Ðạt-Ða. Vị vua xứ Ba-La-Nại thời bấy giờ chính là tiền thân của Như-Laiđây vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2014(Xem: 10529)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
08/05/2014(Xem: 16714)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4465)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8930)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 8397)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 13510)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 26667)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 39031)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62397)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12575)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]