Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Vua và thần cây

20/07/201112:53(Xem: 7132)
28. Vua và thần cây

28. Vua và thần cây

Từ năm 35 tuổi, Đức Phật đã thuyết pháp cho mọi người nghe. Gần 45 năm, Ngài đã đi khắp nước Ấn Độ hoằng pháp, đem lại niềm an lạc hạnh phúc cho rất nhiều người. Khi Ngài giảng dạy cho người nào đó về lòng từ bi, Ngài kể cho họ những mẩu chuyện dễ gây ấn tượng cho họ. Đây là một trong những mẩu chuyện mà Ngài đã kể:

Thuở xưa, có một ông vua rất kiêu hãnh. Ông muốn xây một cung điện thật lớn cho mình. Một hôm, ông gọi các quan lại và nói: “Hãy đi vào những khu rừng và tìm cho ta một cây cao lớn nhất. Cây đó, ta sẽ dùng vào việc xây dựng cung điện của ta”.

Các quan vâng lệnh, đi sâu vào trong rừng và đã tìm thấy một cây theo như ý của vua. Nó to lớn và đứng sừng sững giữa những đám cây. Đêm đó, họ trở về và tường thuật lại cho vua nghe: “Tâu bệ hạ, chúng tôi đã tìm ra được một thân cây cao lớn theo như ý ngài muốn. Ngày mai, chúng tôi sẽ trở lại khu rừng đó và đốn hạ nó”.

Vua nghe xong, lấy làm hài lòng và đi ngủ. Đêm hôm đó, vua mơ thấy một giấc mơ lạ. Vua mơ thấy một vị thần sống trong thân cây cao lớn đó. Vị thần ấy xuất hiện trước vua và nói: “Tâu bệ hạ, xin ngài đừng chặt đứt nơi ở của tôi. Nếu ngài hạ thân cây, thì mỗi vết cắt sẽ làm tôi đau đớn và tôi sẽ chết mất”.

Nhưng vua trả lời: “Ông là cây tốt nhất trong số tất cả các cây. Tôi cần phải dùng nó để xây cất cung điện của tôi”.

Vị thần cố thuyết phục, nhưng vua thì rất ngoan cố và nhất định sẽ chặt thân cây ấy. Cuối cùng, vị thần cây nói với vua rằng: “Thôi được, ngài cứ việc chặt nó. Thế nhưng ngài hãy chặt như sau: Xin ngài đừng chặt sát gốc như người ta vẫn thường làm. Ngài hãy sai người leo lên ngọn của cây và cắt từng khúc một. Cắt cho đến khi nào hết thân cây thì thôi”.

Vua rất lấy làm ngạc nhiên và nói: “Nếu tôi sai người làm như lời ông nói và cắt thân cây nhiều lần như vậy, nó sẽ làm cho ông đau đớn nhiều hơn là cắt chỉ một lần ở dưới gốc cây”.

Vị thần đáp: “Vâng, bệ hạ nói rất đúng. Song nếu ngài làm theo lời đề nghị của tôi thì sẽ tốt hơn cho các sinh vật khác trong rừng. Ngài biết đấy, cây của tôi thì rất cao lớn. Nếu nó đổ xuống sẽ chiếm một khoảng rộng, những cây nhỏ hơn sẽ bị đè bẹp và sẽ giết chết những súc vật nhỏ. Những con chim và thú sẽ mất chỗ ở của chúng và nhiều cây nhỏ sẽ bị tàn phá. Nhưng nếu ngài cắt từng đoạn một, nó sẽ không làm tổn hại nhiều loài vật khác”.

Ngay lúc ấy, vua giật mình tỉnh giấc. Vua nghĩ: “Vị thần này sẵn sàng chịu đau đớn cắt làm nhiều khúc để cho những súc vật bé nhỏ trong rừng không bị khổ đau. Ôi, thật là dũng cảm và tử tế làm sao! Và thật là ích kỷ làm sao, khi ta lại muốn hạ thân cây ấy để thỏa mãn dục vọng và sự kiêu hãnh của ta! Thay vì cắt hạ nó, bây giờ ta sẽ tôn vinh nó. Giấc mơ này đã dạy ta phải biết thương yêu và tử tế đối với mọi người”.

Ngày hôm sau, vua đi vào trong rừng và trang hoàng cho cây ấy. Từ đó về sau, vua trở thành một vị vua nhân từ được nhân dân hết sức thương yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2010(Xem: 5080)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
08/10/2010(Xem: 6817)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2727)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 2429)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2982)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5845)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 10197)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/09/2010(Xem: 13027)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
17/09/2010(Xem: 5152)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 2412)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]