Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Trở về quê hương

20/07/201112:53(Xem: 6298)
27. Trở về quê hương

27. Trở về quê hương

Một hôm, Đức Phật nói với các đệ tử của Ngài rằng: “Đã đến lúc ta phải trở về Ca Tỳ La Vệ, thăm lại thành phố và người thân của ta”. Sau đó, Đức Phật và các đệ tử đã đi bộ về thăm quê hương của Ngài. Tin Đức Phật sắp trở về lan truyền khắp thành phố. Mọi người rất nôn nóng và sung sướng chờ đợi. Họ reo lên khi nghe tin này: “Ôi! Lâu lắm rồi, thái tử yêu quý của chúng ta mới trở về. Bây giờ Ngài đã là một vị thầy cao quý với hàng ngàn đệ tử tùy tùng. Thật là sung sướng làm sao khi gặp lại Ngài”.

Vua Tịnh Phạn rất vui mừng khi nghe tin con trai của mình sắp trở về. Vua được biết Đức Phật có rất nhiều đệ tử và lấy làm tự hào: “Con trai của ta đã trở thành bậc thầy hướng đạo cao quý của tất cả. Phật đã đem lại vinh dự lớn cho dòng họ ta”.

Vua nôn nóng muốn biết tin Đức Phật, bèn sai một người hầu cưỡi ngựa đi dò la trước, xem con trai của ông sau nhiều năm xa cách nay như thế nào. Sáng hôm sau, người hầu đã tìm đến nơi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang ở. Lúc ấy, Đức Phật và các đệ tử mỗi người ôm một bình bát. Họ đi từ nhà này đến nhà khác trong làng để xin thức ăn. Sau đó, họ trở về nơi ở và cùng nhau dùng bữa ăn đơn giản trong sự im lặng.

Người hầu trở về Ca Tỳ La Vệ và tường thuật lại tất cả những gì mình thấy cho vua nghe. Nghe xong, vua rất giận. Ông la lên: “Ôi, con trai của ta, một hoàng tử cao quý lại trở thành một kẻ ăn xin. Thật là nhục nhã làm sao! Ta phải chặn đứng việc này ngay tức khắc”.

Vua liền cưỡi ngựa ra khỏi hoàng cung và đi thẳng đến nơi con trai mình đang ở. Khi vua nhìn thấy Tất Đạt Đa, bây giờ là một vị Phật rạng rỡ với rất nhiều đệ tử vây quanh, ông rất cảm động. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, vua liền hỏi Phật: “Cha nghe nói con đi xin thức ăn vào mỗi buổi sáng, điều đó có đúng không?”.

Đức Phật trả lời: “Dạ thưa cha, đúng. Đó là tục lệ của chúng con”.

Vua nghe nói càng trở nên tức giận hơn trước. Ông quát: “Tục lệ của chúng ta à! Con sinh ra trong dòng họ vua chúa, có bao giờ phải đi xin một thứ gì để sống đâu. Tục lệ của chúng ta là ăn bằng chén vàng, chén bạc chứ không phải ăn bằng bát gỗ, bát sành. Con hãy nói cho cha biết tục lệ của chúng ta là gì?”.

Đức Phật lễ phép trả lời: “Dạ thưa cha, cha thuộc dòng dõi vua chúa. Đây là sự thật. Thế nhưng, hiện nay con thuộc dòng dõi đạo sư, dòng dõi của những vị Phật trong quá khứ. Những bậc thầy này luôn luôn tự hạ thấp mình. Họ nhận thức ăn của mọi người. Cho nên con nói tục lệ xin ăn của chúng con có nghĩa là tục lệ của các Đức Phật”.

Rồi Đức Phật nắm tay cha thân mật, vừa đi vừa tâm sự với cha. Phật giảng cho vua nghe về những chân lý cao quý và con đường dẫn đến chấm dứt tất cả khổ đau. Sau khi nghe Phật nói pháp, vua rất hoan hỷ và khen ngợi: “Quả thật con đã tiến xa hơn trước nhiều. Khi con còn bé, đạo sĩ A Tư Đà đã tiên đoán rằng sau này con sẽ trở thành một vị thầy cao quý. Cha đã phải cúi đầu trước con, ồ quên, Đức Phật. Bây giờ Phật hãy nhận cha là đệ tử”.

Chẳng bao lâu, Da Du Đà La, vợ của Ngài, La Hầu La, con trai của Ngài, cùng họ hàng và những người trong hoàng cung cũng xin làm đệ tử của Ngài. Họ nói với Đức Phật: “Chúng tôi rất bất hạnh khi Ngài từ bỏ chúng tôi đi tìm đạo mấy năm qua. Nhưng bây giờ Ngài đã trở về, mang đến cho chúng tôi rất nhiều hạnh phúc và an lạc của tâm hồn bằng những lời dạy cao quý về chân lý. Sự ra đi của Ngài thật xứng đáng và vinh quang cho ngày trở lại, đó chính là sự giác ngộ, là một vị Phật”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 9811)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
17/09/2010(Xem: 4669)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 2092)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
10/09/2010(Xem: 51114)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52904)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 2198)
Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II).
28/08/2010(Xem: 51981)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
07/05/2010(Xem: 4440)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567