Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Trở về quê hương

20/07/201112:53(Xem: 6267)
27. Trở về quê hương

27. Trở về quê hương

Một hôm, Đức Phật nói với các đệ tử của Ngài rằng: “Đã đến lúc ta phải trở về Ca Tỳ La Vệ, thăm lại thành phố và người thân của ta”. Sau đó, Đức Phật và các đệ tử đã đi bộ về thăm quê hương của Ngài. Tin Đức Phật sắp trở về lan truyền khắp thành phố. Mọi người rất nôn nóng và sung sướng chờ đợi. Họ reo lên khi nghe tin này: “Ôi! Lâu lắm rồi, thái tử yêu quý của chúng ta mới trở về. Bây giờ Ngài đã là một vị thầy cao quý với hàng ngàn đệ tử tùy tùng. Thật là sung sướng làm sao khi gặp lại Ngài”.

Vua Tịnh Phạn rất vui mừng khi nghe tin con trai của mình sắp trở về. Vua được biết Đức Phật có rất nhiều đệ tử và lấy làm tự hào: “Con trai của ta đã trở thành bậc thầy hướng đạo cao quý của tất cả. Phật đã đem lại vinh dự lớn cho dòng họ ta”.

Vua nôn nóng muốn biết tin Đức Phật, bèn sai một người hầu cưỡi ngựa đi dò la trước, xem con trai của ông sau nhiều năm xa cách nay như thế nào. Sáng hôm sau, người hầu đã tìm đến nơi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang ở. Lúc ấy, Đức Phật và các đệ tử mỗi người ôm một bình bát. Họ đi từ nhà này đến nhà khác trong làng để xin thức ăn. Sau đó, họ trở về nơi ở và cùng nhau dùng bữa ăn đơn giản trong sự im lặng.

Người hầu trở về Ca Tỳ La Vệ và tường thuật lại tất cả những gì mình thấy cho vua nghe. Nghe xong, vua rất giận. Ông la lên: “Ôi, con trai của ta, một hoàng tử cao quý lại trở thành một kẻ ăn xin. Thật là nhục nhã làm sao! Ta phải chặn đứng việc này ngay tức khắc”.

Vua liền cưỡi ngựa ra khỏi hoàng cung và đi thẳng đến nơi con trai mình đang ở. Khi vua nhìn thấy Tất Đạt Đa, bây giờ là một vị Phật rạng rỡ với rất nhiều đệ tử vây quanh, ông rất cảm động. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, vua liền hỏi Phật: “Cha nghe nói con đi xin thức ăn vào mỗi buổi sáng, điều đó có đúng không?”.

Đức Phật trả lời: “Dạ thưa cha, đúng. Đó là tục lệ của chúng con”.

Vua nghe nói càng trở nên tức giận hơn trước. Ông quát: “Tục lệ của chúng ta à! Con sinh ra trong dòng họ vua chúa, có bao giờ phải đi xin một thứ gì để sống đâu. Tục lệ của chúng ta là ăn bằng chén vàng, chén bạc chứ không phải ăn bằng bát gỗ, bát sành. Con hãy nói cho cha biết tục lệ của chúng ta là gì?”.

Đức Phật lễ phép trả lời: “Dạ thưa cha, cha thuộc dòng dõi vua chúa. Đây là sự thật. Thế nhưng, hiện nay con thuộc dòng dõi đạo sư, dòng dõi của những vị Phật trong quá khứ. Những bậc thầy này luôn luôn tự hạ thấp mình. Họ nhận thức ăn của mọi người. Cho nên con nói tục lệ xin ăn của chúng con có nghĩa là tục lệ của các Đức Phật”.

Rồi Đức Phật nắm tay cha thân mật, vừa đi vừa tâm sự với cha. Phật giảng cho vua nghe về những chân lý cao quý và con đường dẫn đến chấm dứt tất cả khổ đau. Sau khi nghe Phật nói pháp, vua rất hoan hỷ và khen ngợi: “Quả thật con đã tiến xa hơn trước nhiều. Khi con còn bé, đạo sĩ A Tư Đà đã tiên đoán rằng sau này con sẽ trở thành một vị thầy cao quý. Cha đã phải cúi đầu trước con, ồ quên, Đức Phật. Bây giờ Phật hãy nhận cha là đệ tử”.

Chẳng bao lâu, Da Du Đà La, vợ của Ngài, La Hầu La, con trai của Ngài, cùng họ hàng và những người trong hoàng cung cũng xin làm đệ tử của Ngài. Họ nói với Đức Phật: “Chúng tôi rất bất hạnh khi Ngài từ bỏ chúng tôi đi tìm đạo mấy năm qua. Nhưng bây giờ Ngài đã trở về, mang đến cho chúng tôi rất nhiều hạnh phúc và an lạc của tâm hồn bằng những lời dạy cao quý về chân lý. Sự ra đi của Ngài thật xứng đáng và vinh quang cho ngày trở lại, đó chính là sự giác ngộ, là một vị Phật”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2020(Xem: 11856)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
05/01/2020(Xem: 3329)
Ngày 4-1-2020 (10-12 Kỷ Hợi), nhân khóa tu định kỳ lần thứ 12, TT.Thích Minh Tâm và Tăng chúng bổn tự đã tổ chức lễ tổng kết đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) tròn 18 tuổi. Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang (huyện Cam Lâm); TT.Thích Bổn Chủng, chùa Linh Quang (huyện Diên Khánh), chư tôn đức Tăng Ni các tự viện trong huyện Diên Khánh, Cam Lâm và hơn 400 Phật tử đến từ các xã phường trong tỉnh. Sau khóa lễ niệm Phật và phóng sanh, đại chúng lắng nghe pháp thoại “Của để dành” do Đại đức Thích Đạo Quang, Giáo thọ sư trường Sơ, Trung cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh, trú xứ Tịnh thất Củ Chi chia sẻ.
24/12/2019(Xem: 6833)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 8024)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 6375)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 8478)
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trức Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
13/10/2019(Xem: 11381)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 23278)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 11422)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
03/05/2019(Xem: 4015)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567