Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Ý tưởng thoát trần

20/07/201112:53(Xem: 6788)
12. Ý tưởng thoát trần

12. Ý tưởng thoát trần

Thái tử Tất Đạt Đa ngày càng chìm sâu vào những suy tư về cuộc đời. Chàng dường như không còn quan tâm đến một thứ gì. Chàng cũng không thiết đến ăn uống, sức khỏe bắt đầu kém đi và nước da trở nên xanh xao. Vua và mọi người rất lo ngại về những thay đổi không tốt này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của thái tử.

Một hôm thái tử đến gặp vua và thưa: “Thưa cha, gần đây tâm con không được an, xin phép cha cho con được đi dạo một lần nữa. Hy vọng sự thay đổi cảnh quan lần này sẽ làm con an vui hơn”.

Vua đồng ý ngay lời thỉnh cầu của con trai mình. Lần này ông sẽ làm mọi thứ để thái tử được hài lòng và vui tươi trở lại. Vua ngầm sai các quan theo sát và để ý thái tử.

Thái tử cùng với Xa Nặc và các quan đồng ra cửa thành phía Bắc du ngoạn. Trong lúc dạo cảnh, các quan đã cố gắng kể những câu chuyện vui để cho thái tử quên hết những ưu tư, nhưng thái tử cũng chẳng quan tâm gì đến những lời tán gẫu của họ. Một lúc sau, thái tử nhìn thấy một người râu tóc cạo sạch, choàng trên mình chiếc áo vá nhiều mảnh, tay ôm bình bát, mắt nhìn thẳng mà đi, hình dạng rất đoan chính, oai nghi đĩnh đạc khả kính. Thái tử liền hỏi Xa Nặc:

– Người đó là ai mà tướng mạo và mặc áo khác người như vậy?

Xa Nặc đáp: Thưa thái tử, vị này là người xuất gia tu hành, đã thoát ly đời sống thế tục.

Nghe Xa Nặc nói, thái tử lấy làm lạ, xuống xe đến chào vị tu sĩ và hỏi:

– Thưa ngài, vì sao ngài lại xuất gia tu hành?

– Thưa thái tử, tôi đã giác ngộ được sự vô thường giả tạm của cuộc sống, mạng người rất mong manh sớm còn tối mất, một hơi thở ra không trở lại đã ra người thiên cổ. Tôi không muốn để cho những thứ tiền tài, sắc đẹp, danh thơm, ăn ngon, ngủ kỹ làm cho mình phải đau khổ, sa đọa vào vòng tội lỗi. Tôi muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của tình ái trầm luân, của những dục vọng thấp hèn, của đời sống gia đình ràng buộc, để được tự do như cánh chim bay liệng trên bầu trời bao la vô tận. Vì muốn thoát khỏi nỗi khổ già, bệnh, chết trong vòng luân hồi sinh tử miên viễn. Vì muốn hy sinh thân mình để tìm chân lý cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh đau khổ, nên tôi phát nguyện xuất gia tìm đạo. Mục đích duy nhất của tôi hiện nay là tìm cho ra hạnh phúc hoàn hảo nhất và cao thượng nhất. Cho nên xuất gia phải là bậc đại nhân, đại trí, đại hùng, đại lực, đại từ bi mới có thể thực hiện được.

Thái tử nghe xong rất vui mừng vì đã gặp được người mở con đường sáng cho mình đi. Những lời lẽ của vị Sa môn nói rất đúng. Thái tử nghĩ: “Cuối cùng ta cũng đã tìm ra ý nghĩa thật của cuộc đời. Ta cũng sẽ từ bỏ gia đình, bắt đầu cuộc hành trình tìm hạnh phúc chân thật để chấm dứt tất cả khổ đau cho mình và cho người”.

Với ý chí kiên cường và trái tim tràn đầy tình thương, thái tử bảo Xa Nặc quay xe trở về hoàng cung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2016(Xem: 8748)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới Phật, Thiên, Tiên sau khi xả bỏ ba
27/12/2015(Xem: 9554)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
06/10/2015(Xem: 53582)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
25/08/2015(Xem: 4109)
Cung trời Đâu Suất giáng phàm Sanh vào Tịnh Phạn, Cồ Đàm vương gia Chánh Thái tử Sĩ Đạt Tha Sống trong điện ngọc tháp ngà an vui Nhưng lòng Thái tử không nguôi Hằng luôn suy gẫm thân người mong manh Du ngoạn ngoại thành Giải khuây dạo bốn cửa thành Người già run rẩy thân hình kém suy Người bịnh ốm yếu sầu bi Người chết lạnh ngắt thân gầy xanh xao Thân nhân than khóc kêu gào Giàn thiêu hỏa táng xiết bao đau lòng
13/08/2015(Xem: 10001)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015. Lâm-tì-ni đã từng rơi vào sự quên lãng của con người từ bao thế kỷ và không còn ai biết là ở đâu. Mãi đến năm 1896, dựa theo những lời thuật lại trong nhật ký của nhà sư Trung Quốc Pháp Hiền, sau chuyến hành hương và tu học ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ V, các nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra một trụ đá của hoàng đế A-dục (từ -304 đến -232, trước Tây Lịch) cạnh một ngôi làng nghèo nàn là Rummindei của xứ Népal. Trên trụ đá có ghi khắc các dòng chữ cho biết Đức Phật đản sinh ở nơi này.
26/07/2015(Xem: 5892)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
02/06/2015(Xem: 14482)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
15/04/2015(Xem: 9512)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
01/01/2015(Xem: 4393)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ. Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang. Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh. Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti. Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian. Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.
24/12/2014(Xem: 18436)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]