Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

13/01/201109:54(Xem: 11109)
Chương 10: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

2.

Chương 10

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Trong khi đó quốc vương Suddhodana tỏ ý muốn Siddhatta thân cận với vua hơn để có cơ hội thực tập về chính sự. Thái tử được mời dụ những buổi họp quốc sự, khi thì riêng với phụ vương, khi thì chung với quần thần. Chàng để hết tâm ý vào các vấn đề chính trị, kinh tế và quân sự được đưa ra và chàng nhận ra rằng căn bản của các vấn đề nằm ở nhận thức và tư dục của người làm chính sự. Khi mà tâm người đã trấn ngự bởi ý thức về quyền lợi cá nhân, gia đình và dòng họ rồi thì mọi quyết định về chính sách không thể nào còn khách quan nữa, và như vậy chính sách không còn thực sự nhắm vào việc lợi nước lợi dân. Siddhatta ngồi nghe và đoán biết được tâm lý của những người cộng sự với phụ vương chàng. Chàng thấy được những tư dục của họ, có khi chàng thấy được cái mặt trái giả đạo đức của họ và đồng thời cũng thấy một niềm tức giận nảy sinh và tràn dâng trong lòng, nhưng Siddhatta biết mình phải kềm chế niềm tức giận ấy. Chàng biết chàng có thể nói huỵch toẹt ra giữa triều đình những điều không mấy tốt đẹp ấy nhưng chàng đã ngậm miệng không nói, bởi vì chàng không có hoặc chưa có phương pháp gì đối trị. Nói ra chỉ là để gây đổ vỡ mà thôi, và như vậy lại tạo thêm những khó khăn cho phụ vương chàng.

- Tại sao con không góp ý kiến với triều thần mà chỉ ngồi im lặng thế? Vua Suddhodana hỏi chàng, sau một buổi chầu trong đó các quan đã bàn luận rất lâu về chính sự.

Siddhatta nhìn cha:

- Không phải là con không ý kiến, nhưng những ý kiến của con, nếu nói ra, cũng không có ích lợi gì, vì chúng chỉ có thể nêu ra chứng bệnh mà chưa phải là phương thuốc trị bệnh. Con thấy con chưa có đủ khả năng để thay đổi tâm trạng của các quan. Tư dục của họ còn nặng nề lắm và con biết con chưa có thể làm việc được với họ. Phụ vương nghĩ xem. Quan phụ chính đại thần Vessamitta là một người có quyền lực rất lớn trong triều đình. Phụ vương biết rằng ông ta không liêm khiết và nhiều khi ông ta lấn cả quyền của phụ vương. Ấy vậy mà phụ vương vẫn phải dùng ông ta. Tại sao? Tại phụ vương biết nếu không dùng ông ta thì triều đình có thể rối loạn.

Vua Suddhodana nhìn con, im lặng một hồi lâu. Rồi vua nói:

- Nhưng con cũng biết là để cho yên nước yên nhà, nhiều khi ta phải chịu đựng. Ta biết quyền lực ta có giới hạn, nhưng nếu con tập làm chính sự, sau này con sẽ giỏi hơn ta và con sẽ có đủ tài năng để thanh lọc lại hàng ngũ của chính quyền mà không gây ra những xáo trộn cho xứ sở.

Siddhatta đưa tay lên trán. Chàng thở dài:

- Con không tin rằng tài năng là yếu tố căn bản. Con nghĩ rằng vấn đề căn bản là giải phóng được cho tâm mình. Con biết là chính con, con cũng bị khuynh đảo bởi những tình cảm như buồn giận, ganh ghét, sợ hãi và những ham muốn dung thường.

Những cuộc đàm luận ngắn như thế giữa hai cha con càng ngày càng làm cho vua lo lắng. Vua thấy Siddhatta là một người có nhận thức rất sâu sắc nhưng cũng là một người ưa đòi hỏi cái tuyệt đối. Vua thấy được sự khác biệt giữa mình và thái tử. Tuy vậy trong lo lắng, vua vẫn cố nuôi hy vọng. Vua hy vọng rằng nếu Siddhatta tiếp xúc lâu ngày với người và với việc, thái tử sẽ có thể một ngày nào đó chấp nhận cái tương đối trong cuộc đời.

Trong lúc ấy, Siddhatta không bao giờ ngưng học hỏi. Ngoài công việc học tập chính sự và giúp đỡ Yasodhara, chàng tìm cách tiếp xúc với các vị Bà la môn và sa môn nổi tiếng trong xứ để học hỏi thêm. Chàng biết rằng học đạo không phải chỉ là học những tư tưởng uyên áo chứa đựng trong các thánh thư mà còn là học phép thiền định để đạt tới sự giải phóng tâm ý. Chàng rất ưa đi tìm những vị sa môn ẩn cư để học hỏi và thực tập, và chàng đem những gì đã được học về để thực tập ngay trong cung điện. Thỉnh thoảng Siddhatta cũng đem những điều mình đã học và đang thực tập ra để chia xẻ với Yasodhara. Chàng hay nói với nàng:

- Này Gopa, có lẽ em phải thực tập thiền định thì tâm em sau này mới an được và em mới có thể làm việc xã hội được lâu dài.

Gopa là tên nhỏ của Yasodhara, chàng hay gọi nàng bằng tên này một cách âu yếm.

Yasodhara nghe lời chàng. Tuy bận rộn công việc, nàng vẫn thường chịu thiền tập. Có khi hai người ngồi chung trong im lặng. Tất cả các người hầu cận đều phải rút lui trong những giờ giấc ấy, những đoàn ca vũ được hai người cho đi làm việc ở những nơi khác.

Từ hồi ấu thơ, Siddhatta đã từng được nghe về bốn giai đoạn trong đời sống của một người Bà la môn. Tuổi trẻ, người con trai Bà la môn phải học kinh Vệ Đà. Đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn thứ nhì, thành người, là giai đoạn lập gia đình, nuôi dưỡng con cái và phục vụ xã hội. Giai đoạn thứ ba, khi con cái đã lớn khôn, thì có thể rút lui làm ẩn sĩ, và trong giai đoạn thứ tư, buông bỏ mọi ràng buộc với cuộc đời, người Bà la môn có thể sống đời sống xuất thế. Siddhatta nghĩ rằng bốn giai đoạn ấy của cuộc đời đã được chia ra một cách quá rạch ròi. Đợi đến già mới học đạo thì sẽ trễ tràng quá. Chàng không thể chờ đợi được.

- Tại sao ta không thể sống bốn cách ngay trong một giai đoạn? Tại sao không tập sống đời xuất thế ngay khi ta còn có gia đình?

Nghĩ vậy, Siddhatta có ý bắt đầu học đạo và hành đạo ngay trong đời sống hiện tại. Tuy nhiên, chàng không thể không nghĩ tới những đạo sĩ nổi danh đang hành đạo ở phương xa, mãi tận Savathi hay Rajagaha. Chàng tin rằng nếu được du phương học đạo với những bậc thầy nổi danh chàng sẽ có thể đạt đạo mau chóng. Các bạn và ngay các vị sa môn ẩn cư mà chàng đi thăm đều có nhắc đến tên những sa môn nổi tiếng như Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Ai cũng ước mong được tiếp xúc và học hỏi với các vị này. Càng ngày Siddhatta càng thấy niềm mong ước của mình trở nên thúc bách. Một buổi chiều Yasodhara đi làm việc về mặt buồn rười rượi. Nàng đăm chiêu không nói. Em bé bị thương hàn mà nàng chăm sóc từ hơn một tuần nay vừa mới chết. Mấy hôm nay nàng đã làm đủ mọi cách mà không rứt em ra khỏi tay tử thần. Buồn quá, nàng ngồi thiền định. Nàng không ngăn được cảm xúc, Siddhatta vừa dự một buổi họp triều chính về. Trông thấy chàng, Yasodhara òa lên khóc, Siddhatta ôm nàng trong hai tay và hỏi han cớ sự. Chàng tìm cách an ủi nàng:

- Gopa, ngày mai ta sẽ đi với em để dự đám tang của em bé. Em cứ khóc đi cho nhẹ bớt nỗi khổ trong lòng. Sinh, già, bệnh, chết là những gánh nặng đè lên vai của tất cả mọi người, những gì xảy đến cho em bé đều có thể xảy ra cho chúng ta, bất cứ lúc nào.

Yasodhara thổn thức:

- Càng ngày em càng thấy điều điện hạ nói là đúng. Khổ đau thì vô cùng mà hai bàn tay thì nhỏ bé. Lòng em cũng đầy sự bất an. Anh ơi, anh chỉ cho em cách nào để em đối trị được những khổ đau và lo lắng trong lòng đi anh.

Siddhatta ôm Yasodhara chặt trong hai tay chàng:

- Em ơi, chính anh cũng đang đi tìm con đường để đối trị những khổ đau và lo lắng trong anh. Anh đã nhìn thấy thực trạng của xã hội và của con người, nhưng anh chưa thấy được nẻo thoát dù anh đã bỏ công học hỏi và tìm kiếm. Tuy nhiên anh tin rằng một ngày nào đó anh sẽ tìm ra được con đường cho tất cả chúng ta, Gopa, em hãy có lòng tin nơi anh.

- Em bao giờ mà không có lòng tin nơi anh. Em biết một khi đã quyết định một điều gì thì anh sẽ đi đến cùng để thực hiện cho kỳ được điều ấy. Em biết một ngày nào đó anh sẽ bỏ hết phú quý giàu sang và ngai vàng để ra đi tìm đạo, nhưng anh ơi, xin anh đừng bỏ em trong giai đoạn này. Em rất cần anh.

Siddhatta nâng cằm Yasodhara lên, nhìn vào mắt nàng:

- Không, không, anh không bỏ em bây giờ đâu. Chừng nào, chừng nào ...

Yasodhara bịt miệng Siddhatta lại:

- Siddhatta anh, anh đừng nói gì vội. Em muốnhỏi anh điều này: nếu anh có một đứa con với em, thì anh muốn đó là con trai hay là con gái?

Siddhatta giật mình, chàng nhìn Yasodhara chăm chú:

- Em nói sao, Gopa? Có phải em đã, em đã ...

Yasodhara gật đầu, nàng chỉ vào bụng và nói:

- Em rất sung sướng vì em đang được mang trong em hoa trái của tình yêu chúng ta. Em muốn nó sẽ là con trai, và có khuôn mặt giống anh, thông minh như anh, và hiền đức như anh.

Siddhatta đưa hai vòng tay ôm lấy Yasodhara vào lòng. Trong nỗi vui mừng lớn lao, chàng chợt nhận ra những hạt giống của sự lo lắng. Tuy nhiên chàng tươi cười nói với Yasodhara:

- Em sinh con trai hay con gái thì anh cũng mừng như nhau. Miễn là con chúng ta sẽ vừa nhân từ vừa thông tuệ như em. À này, Gopa, em đã báo tin này cho mẹ biết chưa?

- Em chưa cho ai biết hết, trừ anh ra. Chiều nay em sẽ vào cung Thánh Từ báo cho lệnh bà Gotami. Nhân tiện để em học hỏi với mẹ về cách nuôi dưỡng thai nhi, em cũng sẽ báo tin này cho phu nhân Pamita mẹ của em ngày mai. Chắc mọi người sẽ mừng lắm.

Siddhatta gật đầu. Chàng biết là khi nghe tin này, dì mẫu của chàng sẽ báo tin ngay cho phụ vương chàng. Phụ vương sẽ rất hài lòng và sẽ tổ chức một lễ ăn mừng lớn. Siddhatta có cảm tưởng là những sợi dây ràng buộc chàng với cuộc đời ở cung điện càng ngày càng siết chặt lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 21054)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 5287)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3806)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 2420)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 2388)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 4160)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 2130)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
11/12/2022(Xem: 2602)
Sen thơm miền Cực Lạc Sen thơm cõi ta bà. Tìm ra; đây đó khác, Ngồi lại; Phật hằng sa.
04/11/2022(Xem: 3079)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
24/10/2022(Xem: 2873)
Tâm không bịnh thì làm sao thân có bịnh ? Các pháp vận hành theo quy luật thiên nhiên Sẽ mất cân bằng khi rối loạn bởi não phiền Bộ máy sinh học ngàn tỉ tế bào sẽ lỗi nhịp! Nhân ngày vía Phật Dược Sư …nhớ về Nghiệp! Đừng bao giờ than trách những mối oan khiên Hãy tạo nhiều lợi tha bòn Phước làm duyên Gắng gần gũi, thân cận ba ngôi Tam Bảo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]