Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Thay Đức Phật Ra Đời

26/04/201204:37(Xem: 5350)
Hạnh Phúc Thay Đức Phật Ra Đời

Dong Dai Tu (46)

Sự xuất hiện của đức Thích Ca Mâu Ni trong cõi đời này là sự thị hiện vĩnh hằng cho đời sống hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, cuộc sống của nhân loại nếu vắng bóng hạnh phúc, thì cuộc sống ấy không còn giá trị tồn tại và cũng không mang lại niềm vinh quang cho muôn ngàn quan điểm hình thành trong tinh cầu vạn hữu. Chính vì thế, đức Phật ra đời mang theo cả một biển hạnh phúc vô biên mà không cần nói, chúng ta vẫn thừa hưởng một kho tàng vô giá trong tuyệt tác của loài người.

Đến và đi trong khung trời huyễn mộng này, chúng ta luôn chạm trán với hai lãnh vực hạnh phúc và khổ đau, nhưng hạnh phúc luôn luôn là điều mà nhân loại cần và khẳng định rõ chính mình để thấy mình tồn tại dù bất cứ trên phương diện nào của cuộc sống. Bản chất của hạnh phúc vốn không màu, không mùi, không vị nhưng nó đã thể hiện rõ trong từng sát na của sự sống. Cõ lẽ do nhận thấy đây là nền tảng căn bản không thể thiếu của nhân loại, nên đức Thích Ca từ cung trời Đâu Suất thị hiện về để xoa dịu nỗi đau của trần thế bằng thông điệp “hạnh phúc” qua ba tạng giáo điển. Thông điệp “hạnh phúc” ấy vang dội khắp muôn nơi, thấu suốt từng chân tơ kẻ tóc của sự đời còn nhiều oan trái đồng thời len lỏi tận cùng ngõ hẻm của giấc mơ muôn trùng thế kỉ để chuyển hóa khổ đau mà nhân loại đã và đang gánh chịu trên nghiệp cảm của tự thân. Như vậy, đức Phật thị hiện dưới nhiều hình thức để cảm hóa chúng sanh qua thông điệp “hạnh phúc” và liên tục chuyển biến trong quá trình vận hành của vũ trụ. Nếu có một ai đó xuất hiện ở đời với năng lực siêu nhiên vô bờ có thể dời sông lấp bể, an bang tế thế, chắc chắn rằng không thể sánh kịp với đức Thế Tôn khi mà mọi biến cố của nhân sinh còn đắm chìm trong khổ ải. Cái khác biệt của đức Phật với các vị giáo chủ khác là ngài không bao giờ cho mình là kẻ siêu nhiên hay đến trong đời là vì huyền cơ của thượng đế, mà ngài đến là theo điều kiện nhân duyên phù hợp với ước mơ của triệu triệu trái tim đang khát tìm đời sống hạnh phúc.

Hồi còn tại thế, đức Phật thường xuyên sống trong định tỉnh quán sát những ai rơi vào trạng thái khổ đau để ngài từng bước nhẹ nhàng đến đó, đem thông điệp hạnh phúc ban tặng cho họ nhằm chuyển hóa nỗi đau mà họ đang gặp phải. Ngài luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi bi ai của kiếp người để tùy thuận hoàn cảnh mà gieo rắc thông điệp “hạnh phúc” cho mọi người. Ngài không hề oán thán từ nan, hay tự ti mặc cảm với bất cứ ai, miễn sao nhân loại sống trong hạnh phúc là ngài yên tâm rồi. Với hạnh nguyện cao cả vô biên ấy, ngài đã dấn thân trọn vẹn cho cuộc thế mà không hề câu nệ bất cứ điều gì. Ngài thổi ngọn gió của hiểu biết thương yêu để cho thông điệp “hạnh phúc” mãi mãi lưu tồn trong vô biên của sự thế, gieo rắc thấm nhuần trong từng ngỏ nghách của thế giới hiện tượng và nội tại. Tâm nguyện ấy, mãi mãi đến nghìn sau vẫn vang vọng như chưa hề gián đoạn khi mọi cảm nhận còn vương víu chúng sanh nơi bến bờ tư tưởng. Hơn hai ngàn năm trăm năm qua, thông điệp ấy vẫn chiếu soi rạng rỡ trên muôn màu khổ đau để chuyến hóa dòng đời quay về với nẻo chánh. Chính ngay nơi dòng biến hiện của khổ đau, đức Phật về đây cho đượm nét hưng quang tuy rất đỗi bình thường và giản dị.

Một chiếc áo cà sa bạc màu cùng năm tháng, một chiếc bình bát cũ kĩ không lấy gì làm hãnh diện, ngài vân du từ đông sang tây trên phương trời của xứ Ấn với một thông điệp “hạnh phúc” mà cả nhân loại đang cần ngài tiếp sức cho sự sống không còn tẻ nhạt buồn chán. Thân thể gần ốm, dáng vóc trơ xương, nhưng một ý chí quật cường mãnh liệt mang thông điệp ấy vung rải khắp nơi đem an vui hạnh phúc cho toàn thể nhân loại. Phương trời nào đó, nếu có bóng dáng ngài đi qua, thì mọi phiền muộn đều vắng bặt trong sự định tỉnh của đời sống cao thượng. Tất cả mọi biến cố đau thương trong đời, nếu gặp ngài, thì hầu như đều phủ phục và quy kính trong yêu thương vô hạn. Ngài không là thần thánh, cũng không phải là người có quyền lực siêu nhiên, nhưng mọi oán ghét và thù hận luôn luôn gần gũi muốn làm bạn với ngài để chuyển hóa khổ đau. Ngay cả một người lang thang cơ nhỡ trong đời không nơi nương tựa, không chỗ trú thân, không cơm ăn áo mặc v.v, nhưng ngài vẫn từ tốn chia sẽ từng hạt cơm đi xin được của trần thể và thuyết giảng đạo lý cho anh ta sống đời sống có hạnh phúc thực sự. Đối với một kẻ cướp giết người không gớm tay, ngài nhẹ nhàng đi từng bước trong sâu thẳm của bến bờ tư tưởng để chuyển hóa anh ta buông dao sống đời phạm hạnh. Sự thị hiện của ngài là sức mạnh lớn lao kết tinh bằng chất liệu yêu thương và hiểu biết. Cuộc đời còn quá nhiều đau thương bất hạnh, ngài về đây cho nhân loại vui mừng.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thông điệp “hạnh phúc” ấy của ngài ban tặng cho đời vẫn mãi mãi sáng ngời bất diệt.

Hôm nay đức Phật xuống trần

Ba ngàn thế giới tần ngân đón mừng

Môi cười, mắt lệ rưng rưng

Trần gian ngóng đợi qua từng phút giây

Ngài về xoa dịu nơi đây

Một vùng đau khổ kéo vây nhân tình

Hạnh phúc, thông điệp uy linh

Ngài đem ban rãi chúng sinh muôn loài.

Trên bước đường hành đạo của ngài, không phút giây nào bị xao lãng trong hiện hữu của kiếp người. Ngài luôn vận dụng những thiện pháp để trao tận tay từng cá thể thông điệp “hạnh phúc” này. Hơn ai hết, ngài thấu hiểu chỉ có hạnh phúc mới xoa dịu nỗi đau của nhân thế từ quá khứ đến vị lai. Các pháp vốn hòa hợp trong tương quan tương duyên, ngài thị hiện trong biển đời ô trược với trung dung vạn hữu chứ không hề cách biệt xum la vạn tượng. Do vậy, mọi phiền não nhơ uế của nhân sinh tuy sát cánh bên ngài nhưng không bao giờ gây nhiễm ô cho ngài. Ngài cũng không có ý niệm phải chế ngự chúng theo kiểu cách của một bậc thánh với quyền năng siêu nhiên, ngược lại, ngài bình thản đón nhận chúng như những người bạn thâm giao để chuyển hóa chúng qua thông điệp “hạnh phúc”. Một khi mọi phiền não được chuyển hóa, nhân sinh được sống trong yên bình an lạc. Nếu tâm con người trở nên tỉnh lặng, thì thế giới này tràn nghập an vui, không có thù hận và chiến tranh. Vì thấu đạt sự tình như vậy, ngài vân du khắp chốn bất kể nắng mưa để tuyên giảng thông điệp “hạnh phúc”.

Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu. Ngài về đem cả niềm hạnh phúc vô biên cho toàn thể chúng sanh đang ghánh chịu nhiều khổ não. Ngài thấu hiểu được khổ, nguyện nhân của khổ mà tất cả muôn loại phải vướng mắc do sự tạo tác của chính họ, nên ngài khởi bi tâm giáng trần để chỉ dạy phương cách thoát khổ cho họ đi đến bến bờ hạnh phúc. Bất cứ nơi đâu còn tồn tại khổ đau, ngài đều dấn thân để chuyển hóa. Sự chuyển hóa ấy vang dội cả ba ngàn đại thiên thế giới và đặc biệt như chưa từng có sự kiện nào vĩ đại hơn trong lịch sử loài người.

Hôm nay, ngài lại về với chúng sanh để chia sẽ những buồn đau trong cõi đời ô trược này, cũng thêm một lần nữa nhân loại reo mừng kính đón ngài trong hạnh phúc vô biên. Đâu đó trên hành tinh, những chúng sinh vất vưởng lang thang vô định hướng lại có dịp để hàn huyên tâm sự với ngài nhằm chuyển hóa khổ đau.

“Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh

Ba ngàn thế giới đón Như Lai”.

Thật hạnh phúc thay, đức Phật ra đời mang lại bình yên cho toàn thể muôn loài trong tinh cầu nhỏ bé này. Thông điệp “hạnh phúc” của ngài bây giờ đã bay bổng trên mọi nẻo đường của trần thế, không bị chi phối bởi không gian bao la và thời gian vô tận. Dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thông điệp ấy vẫn hiện hữu để tiếp sức cho cuộc đời thêm tươi thắm tình yêu thương, và mãi mãi ngàn sau cũng thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2021(Xem: 5166)
Cùng nhau dâng lòng kính ngưỡng sâu xa đến Bậc Giác Ngộ ( đầy trí tuệ, vị tha nhân ái , một con người lịch sử nhưng siêu việt và sáng ngời như một vầng Nhật Nguyệt !) Kính xin mượn những vần thơ cuối trong lời cảm bạt của tác phẩm MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT do HT Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn.....để diễn tả lại nỗi rạo rực dạt dào đang như bừng cháy trong lòng tôi và tôi chỉ biết rằng .... dường như Ngài đang hiện trên không và đang trao cho tôi một gia tài trân bảo như Ngài đã trao cho Tôn Giả La Hầu La khi Tôn giả thọ cụ túc giới lúc 20 tuổi .....và tôi đã quỳ sụp lạy và đảnh lễ Ngài mà nước mắt dâng trào ....
06/10/2020(Xem: 13314)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
12/06/2020(Xem: 6130)
Từ đầu năm 2020 dịch Corona bùng phát khắp thế giới, một loại dịch nguy hiểm chết người, dễ lây lan, không thuốc chữa. Đã có vô số người chết và nhiễm bịnh. Con số kể ra thật chóng mặt, đau lòng. Chỉ riêng Thụy Sĩ thôi, nước nhỏ, dân số 10 triệu người, mà hằng ngày cả ngàn ca nhiễm, hằng trăm người chết. Chao ôi, cứ đà này là hết dân số!
26/05/2020(Xem: 9869)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
12/05/2020(Xem: 18502)
Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
05/05/2020(Xem: 7285)
Lại thêm một mùa Tưởng Niệm Từ Phụ Đản Sanh trở về với địa cầu nhân gian, năm châu bốn biển lần thứ 2644 năm. Nhưng Mùa Phật Đản năm nay, chúng con không được tổ chức với hình thức thật long trọng để cung đón Ngài Thị Hiện Đản Sanh trên các lễ đài thật trang nghiêm được kết bằng những đoá hoa lòng tinh khiết. Chúng con không biết suốt chiều dài lịch sử 2644 năm đã có năm nào như năm nay hay không. Đã có năm nào tưởng niệm Ngài Đản Sanhmà chỉ âm thầm trong lòng của mỗi người con Phật như năm nay hay không? Kính lạy Đức Từ Phụ Chúng con thật xót xa, khi ngày Tưởng Niệm Đản Sanh trở về, mà hàng con Phật chúng con không thiết trí được Lễ Đài nguy nga, trang nghiêm hết mức bằng tất cả phẩm vật của trần gian. Để tôn trí kim thân Ngài lên bảo toà cao cao, cho trời người chiêm ngưỡng tưởng niệm ân đức cao vời lồng lộng của Ngài, mà trong nhân gian ba cõi không gì có thể so sánh được.
05/03/2020(Xem: 9909)
Lời cuối cùng Đúc Phật còn chỉ dạy: " Tôn kính Ta, thực hành đúng Giáo Pháp Ta" Là Phật tử ...nay con đã nhận ra , Trách nhiệm chính mình ....thanh tịnh Giải thoát .
28/02/2020(Xem: 13169)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
05/01/2020(Xem: 3675)
Ngày 4-1-2020 (10-12 Kỷ Hợi), nhân khóa tu định kỳ lần thứ 12, TT.Thích Minh Tâm và Tăng chúng bổn tự đã tổ chức lễ tổng kết đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) tròn 18 tuổi. Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang (huyện Cam Lâm); TT.Thích Bổn Chủng, chùa Linh Quang (huyện Diên Khánh), chư tôn đức Tăng Ni các tự viện trong huyện Diên Khánh, Cam Lâm và hơn 400 Phật tử đến từ các xã phường trong tỉnh. Sau khóa lễ niệm Phật và phóng sanh, đại chúng lắng nghe pháp thoại “Của để dành” do Đại đức Thích Đạo Quang, Giáo thọ sư trường Sơ, Trung cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh, trú xứ Tịnh thất Củ Chi chia sẻ.
24/12/2019(Xem: 7368)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]