Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật nhận xét về những kiến chấp thế gian

02/03/201322:13(Xem: 2331)
Đức Phật nhận xét về những kiến chấp thế gian

ĐỨC PHẬT NHẬN XÉT
VỀ NHỮNG CHẤP KIẾN CỦA THẾ GIAN
Tâm Thuận

Không ít người, trong đó có tôi từng tự đặt lên những câu hỏi, thắc mắc về nguồn gốc của các loài chúng sanh và môi trường sống, chẳng hạn như câu hỏi đã được đề cập đến qua rất nhiều cuốn sách: “ta là ai, ta từ đâu đến, ta đến đây để làm gì, rồi ta sẽ trở về đâu?”, hay “tại sao không gian vũ trụ này lại vô tận như vậy?”…

Nhưng khi được tham khảo Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt và bậc thiện hữu tri thức chỉ dạy tôi nhận ra rằng với những ai đã thông suốt định lý của Thập Nhị Nhân Duyên thì người ta sẽ không còn sanh khởi rồi chạy theo những câu hỏi điên đảo như trên nữa, và đức Phật đã xác định điều này trong Kinh Tương Ưng Bộ, Tập II: Thiên Nhân Duyên, Chương I-12. Tương Ưng Nhân Duyên-XX. Duyên(Tạp 12.14, Đại 2, 84b) (S.ii,25):

“Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?"

Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?"

Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?".

Sự kiện như vậy không xảy ra. Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này”.

Nếu chúng ta cứ suy tưởng theo các câu hỏi trên để cố gắng tìm ra cho được một đáp án thỏa đáng thì không những không tìm được câu trả lời mà rốt cuộc chỉ khiến cho tâm mình thêm phiền não và hoang mang. Và đây là lời chỉ dạy của đức Phật về vấn đề này:

“- Này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này, khi đứng lại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: “Tâm còn suy tưởng, có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên. Vậy ta hãy đừng có suy tưởng”. Và vị này không có suy tưởng. Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác cũng không khởi lên. Vị ấy cảm thọ sự diệt tận. Như vậy này Potthapàda là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.”(Kinh Trường Bộ, TẬP I - 9. Kinh Potthapàda (Bố-Sá-Bà-Lâu)).

Sự thực, nếu ta có đưa vấn đề này đến thỉnh hỏi bậc đã giác ngộ lý Duyên Khởi, thì người ta cũng không trả lời vì dù có trả lời thì cũng chẳng thể làm cho anh hiểu được! Tại sao? Ví như một người nhắm mắt (đang vô minh) mà được một vị mắt sáng miêu tả cho vật này vật nọ thì liệu người nhắm mắt đó có thể hình dung và thấy được như thật chăng? Do vậy, thái độ của Phật trước những câu hỏi trừu tượng, siêu hình là hoàn toàn dứt khoát: Ngài không trả lời câu hỏi không thuộc về đích giải thoát, không thuộc về Pháp, không thuộc căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn, Ngài chỉ trả lời những điều đưa đến sự yểm ly, tịch tịnh, thắng trí và Niết Bàn. Trở lại đoạn kinh đức Phật giảng cho du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố Sá Bà Lâu), tính thực tế của Phật Pháp đã thuyết phục được vị du sĩ đang suy tưởng, đang kẹt trong các chấp kiến này:

“- Bạch Thế Tôn, con có thể hiểu được chăng “tưởng là tự ngã của con người” hay “tưởng khác, tự ngã khác”?

- Này Potthapàda, thật khó cho ngươi biết được “tưởng là tự ngã của con người” hay “tưởng khác, tự ngã khác”, vì ngươi có dị kiến, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có hạnh nguyện khác.

- Bạch Thế Tôn, nếu thật khó cho con biết được “tưởng là tự ngã của con người”, hay “tưởng khác, tự ngã khác” vì con có dị kiến khác, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có hạnh nguyện khác, thời bạch Thế Tôn, thế giới có phải là thường còn không? Chỉ có quan niệm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Thế giới là thường còn, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới là vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Thế giới là vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới này là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Thế giới là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải thế giới là vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Thế giới là vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng và thân thể là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thật, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Thân thể và sinh mạng là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng khác, thân thể khác? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Sinh mạng khác, thân thể khác. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn tại sau khi chết? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Như Lai tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

- Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai không tồn tại sau khi chết không? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?

- Này Potthapàda, Ta không trả lời: “Như Lai không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”. (…)

- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời?

- Này Potthapàda, câu hỏi này không thuộc về đích giải thoát, không thuộc về Pháp, không thuộc căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy, Ta không trả lời.

- Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn trả lời những gì?

- Này Potthapàda, Ta trả lời: “Đây là khổ”. Ta trả lời: “Đây là khổ tập”. “Ta trả lời: “Đây là khổ diệt”. Ta trả lời: “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”.

- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn trả lời?

- Này Potthapàda, câu hỏi này thuộc về đích giải thoát, thuộc về Pháp, thuộc căn bản của phạm hạnh, đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy Ta trả lời.

- Bạch Thế Tôn, như vậy là phải. Bạch Thiên Thệ, như vậy là phải. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Ngài làm gì Ngài xem là phải làm.”

(Kinh Trường Bộ, TẬP I - 9. Potthapàda Sutta)

Sau đây, tôi xin giới thiệu một trong những bài kinh nổi tiếng trong đó đức Phật đã đưa ra một ví dụ minh họa rất sống động về các chấp kiến của nhiều người khi đưa ra và y cứ nương tựa theo thế giới quan của mình. Tất nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng người đang tu không nên chỉ trích, bác bỏ, hủy báng bất kỳ một quan điểm triết học nào.

Trích DẫnTiểu Bộ Kinh, tập I, Chương VI - Phẩm Chưa Sanh Đã Mù:

“Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ một số đông các ngoại đạo sai khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: "Thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi, để khất thực, Khất thực ở Sàvatthi xong sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: "Thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".

Này các Tỷ-kheo, thưở xưa tại thành Sàvatthi này, có một ông vua. Này các Tỷ-kheo, ông vua ấy bảo một người: "Này người kia, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi hãy nhóm lại một chỗ tất cả"

- "Thưa vâng, Đại vương".

Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi, người ấy giữ lại tất cả, rồi đi đến ông vua ấy, sau khi đến thưa với vị vua: "Thưa Đại vương, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi đã được tụ tập lại".

- Này khanh, hãy đưa ra một con voi cho những người mù.

- “Thưa vâng, Đại vương”.

Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, đưa ra một con voi cho những người mù: "Này các người mù, đây là con voi". Với một số người mù, ông ta đưa cái đầu và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lỗ tai con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa các ngà con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái vòi con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái thân con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái chân... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lưng... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái đuôi... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lông đuôi và nói: "Này các người mù, đây là con voi".

Này các Tỷ-kheo, rồi người ấy sau khi đưa con voi cho các người mù, đi đến ông vua ấy, sau khi đến tâu với vua: "Thưa Đại vương, con voi đã được các người mù thấy, nay Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ là hợp thời!"

Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua đi đến các người mù ấy, sau khi đến nói với họ: "Này các người mù, các ông đã thấy con voi chưa?”

- "Thưa Đại vương, chúng tôi đã thấy con voi".

- Này các người mù, hãy nói con voi là như thế nào?"

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái ghè!"

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo."

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày."

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái vòi con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cày".

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái thân con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái kho chứa."

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái chân con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cột."

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái lưng con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cối."

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đuôi con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái chày".

Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái nhóm lông đuôi con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái chổi"

- "Con voi các ông nói như vậy không phải là con voi. Con voi không phải như vậy. Con voi không phải vậy. Như thế này là con voi".

Cho đến khi họ đánh lộn nhau bằng tay. Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua ấy hoan hỷ.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

“Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước,giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.”

***Hết***

Tâm Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2022(Xem: 8972)
Ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn Thành Câu Thi Na nơi Ta La rừng Muôn ngàn Tỳ kheo quây quần Song Thọ
12/03/2022(Xem: 3807)
Dù biết truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia…), Vesak được xem là tháng thiêng liêng nhất, bởi theo truyền thống này Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn đều vào ngày trăng tròn tháng 4 Vesak và theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 2000(1) nhưng người viết trộm nghĩ thường vào Đại lễ này Phật Tử và các tự viện chỉ chú trọng đến sự kiện Đức Phật đản sanh với nghi thức tắm Phật và hầu như hai sự kiện khác rẩt quan trọng là Ngày Phật đại viên tịch nhập Vô Dư Y Niết Bàn không nghe nhắc đến cũng như Ngày Đức Phật thành Đạo .
09/03/2022(Xem: 8128)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
29/01/2022(Xem: 8581)
Chỉ còn vài ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, do vậy Phật sự các chùa tại hải ngoại thật bận rộn thêm vào đó các đám tang đột xuất gia tăng vậy mà số người tham dự trên Zoom suốt buổi đạt mốc 50 người và không kể số người được xem livestream qua Facebook các trang nhà hơn vài trăm nữa thì có thể nói những gì Phật Pháp đã truyền trao hôm nay gọi là hữu hiệu ích lợi đáng kể . Kính xin tán thán TT. Thích Hạnh Tấn chủ nhiệm và MC Quảng Huệ đã nêu ra những câu hỏi thật lý thú . Khách mời đầu tiên được MC Quảng Huệ giới thiệu qua tiểu sử và hành trạng thật trân trọng vì TT Thích Nguyên Tạng đã nhiều lần hoằng pháp tại Âu Châu và gần đây nhất vào tháng 6/2019 Ngài đã có mặt trong Giảng Sư Đoàn và đã đến chùa Đôn Hậu/ Na Uy do TT Thích Viên Giác trú trì và Chùa Phổ Hiền của Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Như Quang tại Strasbourg/Pháp tại đây đã được chính MC Quảng Huệ làm thị giả kiêm nhiếp ảnh gia cho Ngài.
16/01/2022(Xem: 9275)
Một thời Đức Phật Thích Ca Ở thành Xá Vệ, nhà nhà an vui, Ngài đi giáo hóa khắp nơi Lời vàng thuyết pháp giúp đời thiết tha.
08/01/2022(Xem: 2614)
Ba ngày Vía Phật Di Đà Tăng Ni Phật tử gần xa đổ về Ngôi chùa ấm áp hồn quê Mặc trời giá lạnh cóng tê vô ngần
06/01/2022(Xem: 3020)
Kính bạch Đức Thế Tôn có lẽ con đã đủ nhân duyên sau khi đã nghe hàng ngàn pháp thoại, tham dự các buổi pháp đàm, miệt mài ghi chép lại các lời dạy của Đức Thế Tôn qua các bài chú giải và tùy hỷ với những trải nghiệm của các bạn đạo qua mục hỏi đáp Phật Pháp, thế nên nhiều sự việc xảy ra trong ngày ....từ một lời than trách, một tin nhắn có tính cách phô trương, một cơn đau nhức trong thân thể, đâu đâu cũng gợi đến cho con.. chỉ cần niệm ân đức Phật và nhớ nghĩ về những điều mà Đức Thế Tôn đã Giác Ngộ trong ngày Thành Đạo về Sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã để không rơi vào một chuỗi Sinh,Hoại, Tác, Thành ...đều tan biến..... mọi việc được hóa giải
16/12/2021(Xem: 8774)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
01/11/2021(Xem: 6786)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
05/09/2021(Xem: 18178)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]