Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca

26/07/201508:28(Xem: 5893)
Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca

Buddha_14


Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca

 ( Khoảng 654 tr. TL  -   544 tr. TL )

 

                               Nguyễn vĩnh Thượng 

 

Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.

 

***

 

Nội dung của bài này sẽ được trình bày qua các điểm chính như sau:

-          Bối cảnh xã hội và các nền văn hoá có trước khi Đức Phật ra đời

-          Bối cảnh xã hội và các tư tưởng tôn giáo triết học trong khi Đức Phật còn tại thế.

-          Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca. 

 

 

I.              Bối cảnh xã hội và các nền văn hoá có trước khi Đức Phật Thích-ca ra đời. 

 

Ban do An Do 1

                                                                  
 ( Bản đồ Ấn độ ,  nguồn : internet)

 

Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea), phía Bắc giáp với rặng núi Himalaya hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ.

 

[ theo tiếng Sanscrit, hima = tuyết (snow), alaya = cư trú (dwelling), Himalaya có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết]

 

Himalaya có đỉnh cao nhất hơn 8.000 mét, có bề dài trên 7.200 mét ,(ngọn núi Everest cao 8.848 mét). Đây là nơi ẩn dật, là chốn tu hành của nhiều đạo sĩ. Đã có nhiều chuyện thần thoại và nhiều truyền thuyết về các chuyện đã xảy ra trên ngọn núi này. Nội dung của các chuyện này đã ảnh hưởng đến tư tưởng triết học và văn học Ấn độ. Các nhà văn hoá Ấn độ cho rằng dãy núi Himalaya đã tạo nên những khuôn mẫu tư tưởng sâu đậm trong văn hoá của miền Nam Châu Á. Nhiều đỉnh núi của rặng Himalaya đã là những nơi linh thiêng của cả Phật giáo và Ấn đô giáo.( Himalayas have profoundly shaped the cultures of South Asia. Many Himalaya peaks are sacred in both Buddhism and Hinduism). Rặng núi Himalaya là ranh giới của Tiểu lục địa Ấn độ với cao nguyên Tây tạng. Từ trên ngọn núi Himalaya, có 3 con sông lớn của thế giới chảy vô nước Ấn độ , tạo nên những đồng bằng rộng lớn: Indus, Ganges và Brahmaputra.
 

Sông Indus (âm VH, Ấn hà) chảy qua miền Tây nước Ấn độ và đổ ra vịnh Oman. Sông này  có 4 phụ lưu chính là các sông: Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji. 5 con sông này tạo nên đồng bằng Pendjab (âm VH, Ngũ Hà tức là vùng có 5 con sông). Lưu vực sông Indus đã sinh thành một nền văn minh đáng chú ý là “Văn minh lưu vực sông Indus”( Indus valley civilization) vào khoảng năm 3.000 năm tr. TL. 

 

Sông Gange (âm VH, Hằng hà) chảy qua miền giữa của nước Ấn độ và đổ ra vịnh Bengal. Sông Gange là một con sông linh thiêng nhất của Ấn độ ( Ganges river is the most sacred river to Hindus). Hằng năm, vào lễ hội tắm Kumbh Mela, có hàng triệu tín đồ đạo Ấn độ giáo đến tắm trong dòng sông Hằng vì họ tin tưởng rằng nước sông Hằng sẽ rửa sạch mọi tội lỗi mà họ đã làm, và làm trong sạch , làm thanh tịnh tâm hồn của họ. Các “câu chuyện của dòng sông Hằng” cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng và văn hoá Ấn độ.  

 

Sông Brahmaputra còn gọi là sông Tsangpo  Bramaputra, đây là con sông ngăn cách biên giới (trans-boundary river) xuyên suốt phía Đông-Bắc Ấn độ. Sông này chảy vô Ấn độ theo hướng Tây  Nam , rồi hạ lưu của nó sát nhập với sông Gange để cùng nhau chảy ra vịnh Bengal

 

Miền Nam Ấn độ là Cao nguyên Deccan rộng lớn có nhiều sông nhỏ chảy ra biển. 

 

Khí hậu của Ấn độ thì vô cùng ác nghiệt: miền Bắc ở dưới chân rặng Himalaya thì lạnh lẽo, khi có gió nóng từ miền Nam thổi lên thì thời tiết có nhiều đám sương mù dày đặc. Vào mùa hè, nhiệt độ gia tăng làm các băng tuyết trên Himalaya tan ra tạo thành những cơn nước chảy dữ dội xuống thành lụt lội có sức tàn phá kinh khủng, và đem phù sa phủ khắp làng mạc, thành phố như trường hợp ở lưu vực sông Indus.

 

Ấn độ có nhiều khu rừng rậm có đầy cọp, beo, voi, chó sói, rắn độc, có những đầm lầy có nhiều cá sấu.

Khí hậu ở miền Nam thì oi bức, sức nóng làm cơ thể suy nhược, con người mau già, làm ảnh hưởng đến tinh thần của con người và làm ảnh hưởng tới những quan niệm triết lý, tôn giáo của cư dân. Rừng cây soi bóng mát là nơi rất thích hợp cho các đạo sĩ tu tập , ngồi thiền định. Vào mùa hè, mưa nhiều, nên khí hậu được mát mẻ hơn, nhà nông có thể trồng trọt. 

 

Khoảng trên 4 ngàn năm tr. TL, đã có nhiều dân tộc sinh sống ở Ấn độ với các phong tục, tập quán, ngôn ngữ và trình độ văn minh khác nhau. Giống người Dravidian là dân tộc nổi bật nhất trong các dân tộc đã sống ở Ấn độ khoảng trên 3.000 năm tr. TL, vào khoảng  thời đại đồ đồng, họ sống theo chế độ mẫu hệ. Họ có nước da sậm, mũi to, mắt đen. Phần lớn họ sống về nghề nông, trồng lúa nước.

 

Dân tộc Dravidian và các cư dân khác đã có một nền văn minh cao, di tích khảo cổ ở lưu vực sông Indus đã chứng minh điều này. Trên vùng cao nguyên Deccan, dân bản địa còn lưu lại huyết thống, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật của dân tộc Dravidian. 

 

Vào khoảng năm 2.500 tr. TL, giống người Aryan sống ở phía Bắc dãy núi Cause, (rặng núi Cause dài 1.200 km, nằm giữa biển Caspienne và Hắc hải), đã chia ra làm 2 toán: một toán di chuyển về phía Tây - Nam để đi vào xứ Iran, một toán khác di chuyển về hướng Đông-Nam để xâm nhập vào miền Tây - Bắc Ấn độ, rồi dần dần xâm chiếm cả bán đảo Ấn độ: họ thống trị vùng lưu vực sông Gange, rồi xuống phía Nam đi lên Cao nguyên Deccan. Người Aryan có dóc dáng to lớn, da trắng hơn dân bản địa. Dân tộc Aryen có trình độ văn hoá kém hơn người Dravidian khi họ mới xâm chiếm Ấn độ. Về sau, dân tộc chiến thắng Aryan dựa vào sự học hỏi từ dân tộc Dravidian, họ đã phát triển về mọi mặt như tôn giáo, văn minh, kỷ thuật, cách quản lý hành chánh xã thôn. Họ đã tạo một bước tiến vượt bực về tư tưởng triết học, tôn giáo như thời kỳ Veda và về sau này. Trong gia đình của dân tộc Aryan thì người cha làm chủ.  Phe thắng cuộc Aryan đã đặt ra 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn độ, họ thuộc về 3 đẳng cấp trên còn phe thua trận Dravidian và các cư dân khác thì thuộc đẳng cấp thứ tư : nô lệ và các đẳng cấp ở ngoài 4 đẳng cấp này. 

 

1.     Văn minh  lưu vực sông Indus (3.300 - 1.300 tr. TL): 

 

( Bản đồ khu vực di tích khảo cổ thuộc văn minh lưu vực sông Indus.                                                                 nguồn: internet )

Năm 1922, nhà khảo cổ học John Marhall đã cùng với các viên chức khảo cổ Ấn độ: R.D. Banerji, D.K Dikshita và Ernest Mackoy bắt đầu cuộc khai quật ở Mohenjo-daro, và sau đó ở Harappa. Mohenjo-daro là vùng khảo cổ nằm ở hữu ngạn sông Indus ( Việt Hán: Ấn hà) Harappa nằm về phía bắc Mohenjo-daro ở phía trái sông Indus. Hai địa danh nầy hiện thuộc tỉnh Sindh, nước Pakistan .Sông Indus phát nguồn ở cao nguyên Tây tạng từ rặng Himalaya, dài 3.180km chảy qua vùng Penjab, có 5 phụ lưu gồm các con sông: Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji rồi đổ ra biển Á-rập (Arabian Sea). Sông Indus chảy qua Tây-Bắc Ấn-độ và Đông Bắc Pakistan hiện nay. Có giả thuyết cho rằng có một cơn lụt lớn đã tàn phá các thành phố này , và phù sa sông Indus đã phủ lấp trên các thành phố ấy. Mohenjo-daro là một trong những thành phố cổ có lẻ được xây dựng vào khoảng năm 2600 tr.TL, nhà cửa, đường xá, cống rảnh, được sắp xếp có ngăn nắp. Theo các nhà khảo cổ thì vùng nầy có lẻ đã bắt đầu phát triển khoảng năm 3000 trước TL,  các di tích khảo cổ được cho  là thuộc “Văn minh lưu vực sông Ấn độ cổ xưa” (Ancient Indus valley civilization). Nền văn minh nầy có thể có cùng một thời với các nền văn minh cổ khác như: văn minh cổ Ai-cập, văn minh cổ Mesopotania,và văn minh cổ Minoan (Minoan civilization) được khai quật ở đảo Crete,  phía Nam thành Athene, nước Hy lạp. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc ( UNESCO / United Nations, Educational, Scientific and Cultural Organization) đã công nhận phần đất này là một di sản của thế giới. Nhiều nhà văn hóa Ấn độ rất hãnh diện về nền văn minh lưu vực sông Indus, nền văn minh này là của dân Dravidian:

 

Dân chúng  đã quy hoạch và xây cất nhiều thành phố có nhiều nhà cửa, nhiều con đường rộng, nhiều ngỏ hẻm lót cát, các ống cống đã được xây ở dưới lòng đất, nhiều (nữ trang) được làm bằng vàng, bằng bạc, và bằng đồng: các di tích này  chứng tỏ có một nền văn minh cao đã hiện diện; chắc chắn rằng văn minh này phải cao hơn văn minh của (văn hoá) Vệ-đà Aryan”.

 

 ( “The people who planned and built towns with houses, streets, path sand, underground drains as they had done, and used made of gold, silver and copper, must have been highly civilized; certainly more civilized than the Vedic Aryans”.

 

  Suhas Chatterjee, Indian Civilization and Culture, New Delhi: MD Publications PVT Ltd, 1998, tr. 26    

 

Trong số các di vật khảo cổ ( archaeological material) ngoài các nền nhà, đường xá của thành phố còn có  các hình nhân đứng hoặc ngồi , các dụng cụ bằng đồng và bằng đá, các con dấu có khắc hình, bàn cân với các khối trọng lượng để cân đo, nữ trang bằng vàng, bạc, đồng và bằng ngọc thạch, dây chuyền, đồ chơi của trẻ em, tượng cô gái đang vũ múa, tượng Priest- King v..v Đặc biệt có con dấu niêm phong (seal) có hình người đang ngồi tréo chân, hai bàn tay thong thả để trên hai đầu gối, đôi mắt lim dim đang suy niệm, đây là hình ảnh của các vị đạo sĩ đang ngồi thiền (Yogi).

 

 

Phat 1
                   ( hình  cái Seal, di tích khảo cổ  ở  Indus River Village, nguồn : internet )
 

 

Như vậy, việc thực hành ngồi thiền ( Yoga) đã có từ lâu, khoảng trên 3000 năm, và đã có nguồn gốc từ nền văn hoá lưu vực sông Indus, một nền văn hoá có trước văn hóa Vedic-Aryan.

 

Hình như Phật giáo đã được phát sinh từ những nét văn hóa có tính cách tôn giáo của nền văn minh lưu vực sông Indus như các quan niệm về xuất thế, thiền định (meditation) luân hồi-tái sinh( rebirth), nghiệp (Srt. karma, Av. action) và giải thoát (Srt. moksa, Av. liberation). Thêm vào đó, nhiều hình tượng khảo cổ  trong văn minh lưu vực sông Ấn độ có ý nghĩa tôn giáo và là biểu tượng  có tính cách linh thiêng cũng được thấy trong Phật giáo như cây Bồ đề ( pipal tree , bodhi tree) và các con thú như voi, nai.
 

 

2- Văn hóa Veda (Vedic culture)

 

Văn hóa lưu vực sông Ấn độ bị ngưng phát triển khoảng từ 1800-1500 tr.TL bởi cuộc xâm lăng của dân tộc Aryan. Dân Aryan có nguồn gốc từ Iran , các nước Tiểu Á ( Asian minor), một nhóm tiến về phía Đông đi vào nước Ấn độ , một nhóm tiến về phía Tây đi qua Âu châu. Dân Aryan còn gọi là giống Ấn-Âu (Indo-European). Vào khoảng 1.500 tr.TL, dân Aryan đã  truyền bá tư tưởng tôn giáo : - 4 quyển Thánh kinh Veda, Tế nghi thư Brahman với việc thờ phượng Đấng sáng tạo tối cao , nghi thức hành lể cùng những việc phải làm trong đời sống hằng ngày. Kẻ chiến thắng Aryan đã đặt ra 4 đẳng cấp trong xã hội:

 

1.      Brahman:  giáo sĩ Bà-la-môn.  

2.      Kshatriya: vua chúa, hoàng tộc , võ sĩ

3.      Vaishya: thương gia, lái buôn, điền chủ

4.      Shudra: nô bộc, đầy tớ.

 

Có nhiều người ở ngoài 4 đẳng cấp trên, không được xếp loại, là đẳng cấp Parias, đẳng cấp Candalas.

3 đẳng cấp trên thuộc người Aryan, kẻ chiến thắng, các đẳng cấp khác thì thuộc dân Dravidian, kẻ chiến bại và các cư dân bản xứ khác.

Đức Phật thuộc đẳng cấp thứ hai- Kshatriya: hoàng tộc, võ sĩ .

[Có sự phân biệt giữa từ đẳng cấp và giai cấp: đẳng cấp (caste) là tầng lớp xã hội có tánh cách cha truyền con nối ,  còn giai cấp (class) là tầng lớp xã hội có thể thay đổi dựa theo tình trạng kinh tế, mức độ thu nhập của lợi tức , nghề nghiệp ] .

 

Vào khoảng năm 800 tr.TL, Thánh kinh Upanisad đã chú trọng đến việc thực hành thiền định để tìm sự giải thoát khỏi nghiệp (Srt. karma, Av. action) luân hồi-tái sinh (Srt. samsara, Av. rebirth). Giải thoát có nghĩa là linh hồn cá nhân hay tiểu ngã (Atman) hội nhập được linh hồn vũ trụ đại ngã (Brahman) là chân lý tối thượng tuyệt đối ( absolute almighty / ultimate reality). 

 

II . Các tư tưởng triết học tôn giáo thời Đức Phật Thích-ca còn tại thế: 

 

Trong thời kỳ này, có hai tôn giáo lớn đã phát triển rộng rãi và đã có nhiều ảnh hưởng sâu đậm trong tư tưởng triết học tôn giáo ở Ấn độ là Bà-la-môn giáo và Phật giáo. Phật giáo tuy mới hình thành nhưng cũng phát triển rất nhanh. Trong lịch sử triết học Ấn độ, các nhà nghiên cứu đều gọi thời kỳ này là “ thời kỳ Bà-la-môn giáo - Phật giáo”.

Trong thế kỷ thứ 6 tr. TL, khi Đức Phật còn tại thế, có nhiều tư tưởng mới và cách hành đạo mới đã đưa đến việc phát sinh ra nhiều tư tưởng triết học mới cùng với những quan niệm sống mới. Đây là một thế kỷ có nhiều sự thay đổi về tôn giáo và xã hội. Đã có nhiều tư tưởng triết học và tôn giáo trong thời đại của Đức Phật. Tựu trung có thể phân chia ra thành 2 hệ thống chính :

 

A.               Các hệ thống triết học, tôn giáo chính thống ( Srt. Astika, Av. Orthodox systems):

 

 

Trong tiếng Sanskrit , từ astika có nghĩa là bên phải/hữu, vậy các  hệ thống chính thống bao gồm những hệ thống triết học tôn giáo chấp nhận uy quyền của tư tưởng tôn giáo Veda ( Orthodox systems accept the authority of Veda): chấp nhận triết lý về Đấng sáng tạo vũ trụ tối cao Brahmana, và nhất là vẫn bảo vệ chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn độ. Ngoài  Bà-la-môn giáo còn có 6 phái triết học chính: 1.Nyaya, 2.Vaisesika, 3.Samkhya, 4.Yoga , 5.Purva Mimansa, 6.Vedanta.  Bà-la-môn giáo (Bramanism) tức là Ấn độ giáo thời kỳ sơ khởi ( early Hinduism).

 

 

*Bà-la-môn giáo :  Bà-la-môn là âm Việt Hán, phiên âm từ chữ Brahman. Bà-la-môn giáo (Brahmanism) là Ấn độ giáo (Hinduism) vào buổi sơ khai, có lẽ được hình thành vào khoảng năm 1.500 tr. TL, đây là  một tôn giáo không xác định ai là vị giáo chủ. Đến thời đại Đức Phật thì Bà-la-môn giáo được phát triển mạnh song hành với Phật giáo. Bà-la-môn giáo là tôn giáo thuộc hệ thống chính thống (Orthodox systems) : chấp nhận thẩm quyền của 4 thánh kinh Véda, Tế nghi thư Brahmana, Thánh kinh Upanishads (âm VH. Áo-nghĩa thư), Thánh kinh Bhagavad Gita ( VH. Chí tôn ca). Bà-la-môn giáo là một tôn giáo đa thần (polytheism), thờ 3 vị thần chính:

 

1.      Brahma : Đấng sáng tạo.

2.      Vishnu : Đấng bảo tồn.

3.      Shiva : Đấng hủy diệt.

 

 

Bà-la-môn giáo tin rằng Brahma là thực tại tuyệt đối ( Ultimate reality) bất diệt, sáng tạo ra vũ trụ vạn vật, đó là Đại ngã (Brahma). Còn tiểu vũ trụ là Tiểu ngã (Atman), khi Tiểu ngã hòa đồng được với Đại ngã thì con người được giải thoát (moksa). 

 

Bà-la-môn giáo cũng tin thuyết về duyên nghiệp ( Karma, Av. Action) và thuyết luân hồi tái sinh (Samsara, Av. Rebirth). Karma là hành động của con người có một quan hệ nhân quả, Karma khiến cho con người chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác theo sự tái sinh trong vòng luân hồi. Con người cần phải thực hiện nhiều hành động tu tập tốt để vượt ra khỏi bánh xe luân hồi sinh tử, lúc đó con người đạt được giải thoát : Atman hòa đồng với Brahman. Muốn được giải thoát, người theo đạo Bà-la-môn phải tu luyện đạo đức ( Karma  yoga) và tu luyện tri thức ( Jnana- yoga) nhằm buông bỏ mọi ràng buộc của dục vọng, của ước muốn trần tục, phải thực hành suy niệm và thấu thị được chân lý tuyệt đối để hội nhập vào “ thực tại tuyệt đối”, đó là trạng thái giải thoát. 

 

Bà-la-môn giáo chấp nhận 4 đẳng cấp trong xã hội, giáo sĩ Bà-la-môn thuộc giai cấp thứ nhất. Bà-la-môn giáo chủ trương rằng cuộc đời của người tín đồ phải trải qua các 4 giai đoạn:

 

1.      Giai đoạn học tập: người đệ tử phải học tập giáo lý Bà-la-môn.

2.      Giai đoạn lập gia đình, tạo sự nghiệp.

3.      Giai đoạn hướng về tâm linh: sống đời ẩn sĩ.

4.      Giai đoạn thoát ly xã hội, đi tu: hành giả trở thành đạo sĩ khất thực Bà-la-môn. 

 

Bà-la-môn giáo đưa ra 10 điều răn , gồm có: 1. Không sát sanh, bất bạo động (Ahimsa), 2. Không nói dối (Satya), 3. Không trộm cấp (Asteya), 4. Không buông thả theo dục lạc ( Brahmacharya), 5. Không tham lam (Aparigraha), 6. Phải sạch sẽ, tinh khiết (Saucha), 7. Phải biết tri túc, biết thế nào là đủ, bằng lòng (Santasha), 8. Phải khắc kỷ, tự kỷ luật với bản thân (Tapas), 9. Phải học tập ( giáo lý Bà-la-môn) (Svadhyaya), 10. Phải vâng phục mệnh trời (Ishvara pranidhana).

 

 

B.               Các hệ thống triết học, tôn giáo không chính thống ( Srt. Nastika, Av. Non-orthodox / Hetorodox systems) :

 

 

Trong tiếng Sanskrit, từ Nastika có nghĩa là bên trái/tả, vậy các hệ thống không chính thống bao gồm những hệ thống triết học, tôn giáo không chấp nhận uy quyền của tư tưởng tôn giáo Veda, phủ nhận triết lý về Đấng sáng tạo vũ trụ tối cao, các phái nầy đả phá chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn độ. Có thể kể các tôn giáo và các trường phái triết học chính sau đây :

 

1-      Kỳ na giáo ( Jainism) với Mahavira.

2-      Chủ nghĩa duy vật ( Materialism) với Charvaka / Lokayata.

3-      Phật giáo ( Buddhism) với Phật Thích-ca / Sakya Buddha

4-      Ajivika với Makkhali Gosala

5-      Phái hoài nghi ( Skepticism). 

 

Vào thời kỳ này tình trạng kinh tế phát triển : có những thành thị được mở rộng thêm, có nhiều thành thị mới được thành lập để thay thế các bộ lạc nhỏ trước đây, thương mại phồn thịnh . Việc này giúp cho đẳng cấp thương gia trở nên giàu có hơn và nhờ đó mà họ có nhiều quyền lực hơn trong xã hội. Những đổi thay trong đời sống kinh tế chẳng những kéo theo sự đổi thay cơ cấu xã hội cũ , đổi thay các tập tục cũ mà còn làm thay đổi cái nhìn về các tôn giáo có truyền thống cũ , làm thay đổi cái nhìn về các định chế xã hội  cũ.

 

Các thương gia đã trở nên thành phần giàu có ở các thành thị lớn, họ cảm thấy họ cần phải hưởng thụ các của cải mà họ đã tạo nên, do đó họ có khuynh hướng theo quan niệm của trường phái Duy vật chủ nghĩa (Materialism). Nhiều người thích sống đời sống vật chất ở thành thị hơn là chạy theo những lý tưởng giải thoát. Trước mắt họ, các giáo sĩ và các nhà trí thức đã kết hôn và đã kiếm sống khá giả bằng các lời thuyết giảng cũng như các buổi hành lể cúng tế. Do đó, nhiều người đã phát động các phong trào tìm con đường giải thoát mới. 

 

*Charvaka/ Lokayata đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật ( materialism) phái nầy chủ trương chết là hết , không có linh hồn và không có đời sống sau khi chết. Không có một thế giới nào khác ngoài thế giới nầy. Hạnh phúc và lạc thú là cứu cánh của cuộc đời, thiên đàng và giải thoát từ những vòng luân hồi sinh và  tử chỉ là sự tưởng tượng của trí óc. Mọi người chắc chắn phải chết. Không có ai sẽ tái sinh . Vì vậy, cần phải cố gắng hết mình để sống một cách hạnh phúc suốt cuộc đời của mình. Charvakca cho rằng thật là vô lý khi khuyên bảo con người hãy từ bỏ những lạc thú của cuộc đời bởi vì con người có những khổ đau. Điều nầy chẳng khác nào như bảo người ta hãy quăng đi hạt thóc tốt lành bởi vì nó bị bao phủ bởi vỏ trấu. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật chủ trương con người hãy tận hưởng những lạc thú ở đời, kể cả tận hưởng thân thiện liên hệ với kẻ khác. Trường phái duy vật đã đi ra ngoài truyền thống tâm linh của tư tưởng triết học Ấn độ . 

 

*Kỳ-na giáo ( Jainism): được Mahavira tổng hợp các tư tưởng triết học đương thời với tư tưởng triết học của các giáo sĩ tu khổ hạnh. Những tín đồ Kỳ na giáo tin rằng vũ trụ vạn vật thì đã không bao giờ được tạo ra và cũng không bao giờ sẽ bị hủy diệt. Vũ trụ vạn hữu được vận hành một cách độc lập, không bị một đấng tối cao nào điều hành cả. Họ cũng tin rằng thời gian thì vô thủy vô chung, thời gian lưu chuyển không bao giờ ngừng nghỉ.

Sau đây là những điểm chính của học thuyết Jaina :

1-      Không sát sinh hay bất bạo động (Srt. ahimsa, Av. non-violence): họ chủ trương ăn chay ( jain vegetarism) để khỏi giết các sinh vật. Nhiều học giả Ấn độ cho rằng chính Kỳ-na giáo đã ảnh hưởng đến Ấn độ giáo trong việc chấm dứt giết súc vật để tế lể (gọi là hy tế hay sinh tế). Mahatma Gandhi đã thực hành bất bạo động trong việc tranh đấu giành độc lập cho Ấn độ. Bất sát hại là kết quả của quan niệm về nghiệp ( karma).

 

2-      Không có tuyệt đối ( Srt. anekantvad, Av. non-absolutism) ý chỉ về nguyên tắc đa nguyên và quan điểm đa diện, đó là ý niệm cho rằng chân lý và thực tại được nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau và dĩ nhiên là không có cái gì là hoàn toàn cả.

 

3-      Từ bỏ các sở hữu vật chất (Srt. aparigraha, Av. non-possessiveness) người tín đồ phải hạn chế những sở hữu vật chất ( followers should minimize material possessions) cần giới hạn sự lưu luyến các sở hữu đang có.

 

4-      Phải thành thật (Srt. Satya ,Av. truth) tức là không nói dối.

 

 

Jainism chủ trương tu khổ hạnh, để có thể giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của nghiệp (Karma) và luân hồi-tái sinh( Samsara) thì chỉ có cách là hết sức tu tập thật là khắc khổ (severe asceticism).

 

Kỳ-na giáo chia ra làm hai phái nhỏ: 1. Phái Svetambaras chủ trương cho phép tu sĩ mặc y phục trắng (white  clothed). 2. Phái Digambaras chủ trương cấm không cho mặc y phục, nên các tôn giáo khác gọi phái này là phái lõa thể (space-clothed).  

 

*Trường phái triết học Ajivika [ còn viết là Ajivaka, theo tiếng sanskit ,có nghĩa là “sinh sống” (living)]   do Makkhali Gosala và nhóm đạo sĩ tu khắc khổ chủ trương: Cuộc của con người là do định mệnh ( niyati, destiny or fate) quyết định chứ không do sự cố gắng hành trì tâm linh hay đạo đức gì hết. Ajivita tin rằng có sự tái sinh ( rebirth ) nhưng nghiệp lực ( power of karma ) không thể có một ảnh hưởng nào trong cuộc tái sinh của con người, nói cách khác, việc luân hồi tái sinh là do định mệnh mà định mệnh thì hoàn toàn độc lập với các hành động của con người các hành động và sự chọn lựa của con người không thể nào vượt qua được quyền lực của định mệnh. Ajivika chủ trương vô thần ( non-theistic) và cực lạc chống đối hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn độ cùng quan điểm với triết học Jain và Phật giáo. 

 

* Trường phái hoài nghi ( Skepticism ) chủ trương nghi ngờ tất cả mọi việc, sự hiểu biết thì không có gì chắc chắn, cùng một vấn đề,  cùng một việc mà có quá nhiều quan điểm khác nhau. Để tránh những sự lộn xộn khó hiểu, giữa các quan điểm , chỉ có cách giản dị là đừng có phê phán cái gì hết. Khi lánh xa các vấn đề tranh cải lung tung, người thuộc phái hoài nghi sẽ thấy sự bình thản của tâm hồn. 

 

Trong cuộc đời của Đức Phật, chúng ta sẽ tìm hiểu, thì lúc đầu Ngài xuất gia gia nhập nhóm tu khổ hạnh đi khất thực, tiếp theo thì gia nhập nhóm tu khổ hạnh . Rồi Ngài đã không còn theo quan điểm và lối tu khổ hạnh, Ngài đã tự tu để tự tìm đường giác ngộ. Sau khi “giác ngộ”, Ngài đã truyền dạy giáo lý: không chấp nhận quan niệm về Đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ của truyền thống tư tưởng Veda; không chấp nhận lối tu khổ hạnh cực đoan của Kỳ-na giáo; không đồng ý thuyết định mệnh của Ajivika vì thuyết nầy đã không khuyến khích nổ lực tu tập của con người để đi đến chỗ giác ngộ; không chấp nhận chủ nghĩa duy vật của Charvaka, vì sự hạnh phúc trong dục lạc thì không thể nào kéo dài lâu, nó chỉ là sự hưởng thụ tạm thời; còn chủ nghĩa hoài nghi thì sai lầm khi hoài nghi tất cả các quan điểm, tất cả những cái nhìn bởi vì có những quan điểm có thể chứng minh chân lý của nó bằng những suy niệm tâm linh ở nội tâm .

 

 

 chualongson-phatto03
Kim Thân Phật Tổ
(Chùa Long Sơn, Nha Trang)

 

III. Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca.

                 

 

                                           

 

Như đã biết, người Ấn độ ngày xưa thường không chú trọng đến lịch sử biên niên, họ chỉ chú trọng vào các tư tưởng triết học. Bởi vậy các lời giảng của Đức Phật được ghi lại nhiều hơn là các ngày tháng của những sự việc xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ( the life of Shakya  Buddha/ the life of Gautama Buddha). Ngày sanh cũng như ngày chết của Đức Phật lịch sử ( the historical Buddha) thì không có gì chính xác.

 

Thật ra không phải chỉ ngày sanh của Đức Phật không được biết một cách chắc chắn mà ngay cả cuộc đời của Đức Phật cũng không có sự chính xác, không có tính cách lịch sử. Các kinh sách viết về tiểu sử Đức Phật đều được viết sau khi Đức Phật qua đời cả trăm năm, trong đó có nhiều huyền thoại không thấy ở các kinh sách trong thời sơ kỳ Phật giáo.

Các quyển kinh sách viết về tiểu sử Đức Phật sau thời sơ kỳ Phật giáo thì có kinh Mahavastu (Đại sự kinh, Av. Great Story) được viết hồi thế kỷ thứ nhất sau TL, kinh Lalitavistara (Đại thiện dụ kinh, Graceful Description) được viết hồi thế kỷ thứ nhất sau TL. Quyển sách nổi tiếng là cuốn Buddhacarita ( Phật sở hành tán, Av. Acts of the Buddha) do Asvaghosa (âm VH, Mã Minh, có nơi viết Ashvogosa) viết vào thế kỷ thứ hai sau TL. Từ đó trở đi, có rất nhiều sách vở viết ra trong cộng đồng Phật giáo hoặc do các học giả nghiên cứu Phật giáo viết ra,  nội dung tùy thuộc vào quan điểm, tùy thuộc vào sự kính trọng của tác giả đối với Đức Phật. Có những kinh sách Phật giáo cổ xưa như Nikayas (là Bộ tập kinh điển Phật giáo) hay Agamas ( là Bộ sách ghi lại các kiến thức, các truyền thống, các giáo pháp của Phật) thì không có viết toàn bộ tiểu sử của Đức Phật mà chỉ có nhiều đoạn văn viết từng phần trong cuộc đời của Đức Phật. Như vậy chúng ta không có những bằng chứng lịch sử về cuộc đời của Đức Phật. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào các kinh sách xưa và các chuyện huyền thoại, các truyền thuyết đã được phổ biến trong đại chúng để tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích -ca.

 

Theo Nam phương Thượng toạ bộ ( Theravada school) thì cuộc đời của Đức Phật ở trong khoảng 623  543 tr. TL, còn các học giả Tây phương, từ thế kỷ 19 cho đến nay, cho rằng cuộc đời của Đức Phật ở trong khoảng 560  480 tr. TL. Phật giáo Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan lấy năm Đức Phật đại nhập Niết-bàn / qua đời, tức là năm 544 tr. TL  để làm lể kỹ niệm ngày Phật nhập Niết-bàn. Năm 1952, Hội Phật giáo Thế Giới lấy năm Đức Phật nhập diệt làm năm  “ Phật lịch” thứ nhất của Phật giáo để thống nhất các quan niệm khác nhau; tức là Đức Phật ra đời năm 624 tr. TL. Thí dụ:  Phật lịch 2507 tức là năm 1963 TL.

Có nhiều nhà tư tưởng vĩ đại ( great thinkers) hay các triết gia vĩ đại đã sanh ra đời cùng một thời đại với Đức Phật Thích-ca như: Khổng tử (T.H, 551  479 tr. TL), Lảo tử (T.H, sống trong khoảng thế kỷ V tr.TL), Zoroaster ( tiếng Iran cổ: Zarathustra, Iran, 628  551 tr.TL), Socrates (Greek, 470  399 tr. TL), Plato (Greek, 428  348  tr.TL).

Trong việc biên chép về cuộc đời của Đức Phật Thích-ca có nhiều chỗ có tính cách thần bí, có những sự việc siêu nhiên, có những ẩn dụ  và có những hình tướng để tiên đoán việc tương lai; tất cả chỉ nhằm để tô điểm cuộc đời của Ngài, hoặc để lấy cuộc đời của Ngài làm sự suy nghĩ sâu sắc về học thuyết của Ngài. Như vậy, huyền thoại đã gặp thực tại ( myth meets reality). Chúng ta cũng thấy ở nhiều tôn giáo khác, các tín đồ cũng thường tô điểm, thần thánh hóa cuộc đời  của bậc giáo chủ  mà họ sùng bái.

Chúng tôi sẽ trình bày cuộc đời của Đức Phật lịch sử với sự giản lược các chuyện có tính cách thần bí xung quanh Ngài. Cuộc đời của Đức Phật có thể được phân chia làm các giai đoạn sau đây:

 

1.      Lúc thụ thai và lúc sanh ra đời (Conception and Birth):

 

Ngài tên là Siddhartha, họ là Gautama, thuộc đẳng cấp thứ hai / đẳng cấp chiến sỉ và hoàng tộc trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Cha là Suddhodana, vua của thị tộc Shakya (âm VH, Thích-ca ) ở trong nước Kosala,  thủ đô là Kapilavastu, có nơi nói Suddhodana là tộc trưởng dân cử của thị tộc Shakya ( an elected chief of the Shakya clan), Kapilavastu là một phần đất của xứ Népal ngày nay, ở dưới chân núi Hymalaya (âm VH, Hy-mã-lạp-sơn). Mẹ là Hoàng hậu Maha Maya , là công chúa của xứ Koli ( Koliyan Princess ) (âm VH, nước Câu-ly).Tương truyền rằng vào cái đêm Hoàng hậu Maya thụ thai Siddhartha , Hoàng hậu nằm mơ thấy một con voi có 6 ngà trắng chung vào bên hông phải của bà , và 10 tháng sau bà hạ sinh Siddhartha.  Theo tập tục của  thị tộc Shakya, khi Hoàng hậu Maya có thai thì bà phải rời Kapilavastu, trở về cố quốc để sinh con. Tương truyền , một hôm bà đang đi dạo ở vườn Lumbini (âm Việt Hán, Lâm-tỳ-ni ) thì hạ sinh Thái tử Siddhartha, dưới gốc cây Asoka ( VH, cây vô ưu) nhằm ngày mồng 8 tháng 4 năm 624 tr. TL. Theo truyền thuyết vừa kể, Thái tử được sanh ra từ bên hông phải của  Hoàng hậu  Maya để tránh khỏi sự dơ bẩn (pollution) của con đường sinh sản thông thường (birth canal). Vừa mới sanh ra, Thái tử đã biết đi và biết nói chuyện. Theo tiếng Pali, Siddhartha có nghĩa là một người hoàn thành chủ đích của mình. Hoàng hậu Maya từ trần sau khi sanh được Thái tử Siddhartha có 7 ngày, Thái tử được bà Pajapati, em gái của Hoàng Hậu, trông nôm nuôi nấng. Trong buổi lễ mừng Thái tử ra đời , có nhiều thầy tướng số đoán rằng Siddhartha hoặc có thể trở thành vị vua có nhiều uy quyền thống trị một lãnh thổ rộng lớn hoặc có thể trở thành bậc thánh thiện, xuất gia thoát tục, một lãnh tụ tinh thần của thế giới.

 

2- Thời niên thiếu và hôn nhân ( Early life and Marriage).

 

Vua Suddhodana muốn con mình, Thái tử Siddhartha, phải trở thành vị vua có nhiều uy quyền, nên tìm cách ngăn cản Thái tử mọi sự dạy dỗ về tôn giáo và mọi sự hiểu biết hay tiếp cận với nổi khổ đau của con người.

 

Thái tử rất thông minh, học hành thông thạo cả hai ngành văn học và võ thuật. Thái tử có diện mạo đẹp trai, tướng tốt . Khi được 16 tuổi Thái tử vâng lệnh vua cha thành hôn với công chúa Yasodhara (âm V.H, Da- du-đa-la) con gái vua Suppa-Buddha ( có nghĩa  là Thiện Giác ) ở nước Koli (Câu-ly). Sau đó,Thái tử có được đứa con trai tên là Rahula (âm VH, La-hầu-la ) . Mặc dù vua cha đã ban cho Thái tử mọi điều Thái tử muốn và còn cung cấp cung nữ ngày đêm múa hát cho Thái tử vui chơi, Thái tử đã sống một cuộc đời rất sang trọng và hưởng đầy lạc thú, nhưng Thái tử cảm thấy cuộc sống vật chất sang trọng, cuộc sống quá đầy đủ nơi vương triều không phải là mục đích tối hậu của cuộc đời mình. Trong lòng Thái tử Siddharta luôn luôn có sự dằn vặt: một bên là tình yêu gia đình: yêu vua cha, yêu vợ con; một bên là động lực tâm linh thôi thúc về đời sống tôn giáo, về đời sống tu hành, Thái tử đã nhiều lần xin vua cha cho mình xuất gia cầu đạo, nhưng lần nào vua cha cũng từ chối .

 

3-  Lúc xuất gia và tu khổ hạnh ( Departure/ Great renunciation and ascetic life).

 

Câu chuyện 4 lần dạo chơi ở ngoài thành với người nài cởi ngựa Channa đã giúp Thái tử nhìn thấy 4 cảnh tượng khác nhau, chính những cảnh tượng này đã là động lực hướng Thái tử Siddhartha vào con đường xuất gia thoát tục:

 

3.1-Lần thứ nhất: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Đông, Thái tử thấy một cụ già yếu đuối, đầu tóc bạc phơ, chống gậy đi từng bước. Anh nài ngựa giải thích rằng mọi người đều sẽ trở nên già yếu khi tuổi đời chồng chất. Khi trở về lâu đài, Thái tử có những ưu tư rằng chính bản thân Thái tử cũng sẽ trở nên già yếu vào một ngày tương lai, và Thái tử  không còn tha thiết đến các cuộc vui chơi dành cho mình.

 

3.2- Lần thứ hai: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Nam, Thái tử thấy một người bệnh đang rên xiết vì đau đớn. Anh nài ngựa giải thích rằng  bệnh hoạn và đau đớn có thể xảy ra ở bất cứ người nào.Khi trở về lâu đài, Thái tử lại càng có mối ưu tư sâu đậm hơn nữa.

 

3.3-Lần thứ ba: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Tây, Thái tử  gặp đám tang , đang đưa người chết đi chôn, thân nhân khóc lóc thê thảm. Anh nài ngựa giải thích rằng mọi người đều có thể chết.Thái tử đang đối diện với định mệnh tối hậu của con người, con người không có cách nào để thoát khỏi cảnh tử vong. Tinh thần Thái tử bị căn thẳng trước những suy tư về thân phận của con người.

 

3.4-Lần thứ tư: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Bắc, Thái tử gặp một Sa môn mặc áo vàng, đầu cạo trọc  đang đi chậm rãi, ung dung thư thái . Đạo sĩ này đã rời bỏ cuộc sống đầy tiện nghi về vật chất ở gia đình để đi tìm sự giải thoát  khỏi những phiền muộn  của cuộc đời. Sau lần dạo chơi này, Thái tử thấu hiểu rằng những cuộc vui chơi, những lạc thú mà Thái tử đang hưởng thì không trường tồn, nó không đem đến một hạnh phúc vĩnh cửu, cũng không ngăn chận được sự già nua, bệnh hoạn và tử vong. Thái tử tự cảm thấy  rằng chỉ có sự an bình trong tâm hồn là điều đáng quý, và muốn được như vậy chỉ có sự lựa chọn là phải sống đời sống của một đạo sĩ. Thái tử phải thực hiện một hành trình tôn giáo hướng tới sự giải thoát tâm linh và sự an bình trong tâm hồn ( religious journey to spiritual freedom and inner peace). Những suy tư này khiến ý chí xuất gia cầu đạo được gia tăng mạnh mẻ thêm.

Lúc 29 tuổi , Thái tử cùng với người nài tên Channa cởi con ngựa Kanthata rời khỏi hoàng cung, trốn ra cửa thành phía Bắc, vào nửa đêm ngày 8 tháng 2. Thái tử  trốn vua cha và lặng lẻ  từ giả vợ con . Theo truyền thuyết, trong đêm này mọi người ở trong thành đều yên giấc ngủ và thật là kỳ lạ ngay cả lính canh cũng ngủ thiếp thành thử Thái tử và người nài ngựa dể dàng rời khỏi thành. Anh nài ngựa đã cạo đầu cho Thái tử, Thái tử cởi bỏ áo của hoàng gia, cởi bỏ vòng vàng châu báu ðang mang trong ngýời ðể thay vào bộ y mới của ngýời ðạo sĩ ði khất thực. Ngýời nài ngựa trở về hoàng cung, Thái tử bắt ðầu cuộc hành trình tâm linh để đi tìm sự giải thoát.

Điểm đáng ghi nhận rằng  Thái tử đang sống một cuộc đời đầy đủ: ông có nhiều tiền của, có danh vọng,  có tình yêu, có gia đình hạnh phúc, có sức khỏe tốt , và có nhiều thú vui chơi ở hoàng cung.  Ông sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn, sẽ có quyền bính trong tay. Nhưng sau khi nhìn thấy 4 cảnh tượng ở 4 cửa ngoại thành thì ông đã ý thức rằng đời sống vật chất sẽ không đem đến hạnh phúc vĩnh cửu , sẽ không đem đến sự giải thoát.

Có sách viết rằng còn có một động lực khác nữa đã tiếp sức cho quyết định cuối cùng của Thái tử trong việc xuất gia. Sau khi Thái tử chứng kiến 4 cảnh tượng ở ngoài thành, Vua cha không muốn Thái tử phải ưu tư về các cảnh tượng ấy, nên Vua đã tổ chức một dạ tiệc trong hoàng cung, có nhiều cao lương mĩ vị, có nhiều rượu ngon, có nhiều cung nữ trẻ đẹp múa hát. Không như những lần trước, Thái tử đã không thưởng thức buổi dạ tiệc này mà 4 cảnh tượng ở ngoài thành cứ hiện lên trong đầu Thái tử. Sau khi  tiệc tàn, Thái tử vẫn không ngũ được. Đến nửa đêm , Thái tử ngắm nhìn các cung nữ đang yên giấc ngủ, ông nhận thấy sắc diện của họ không còn đẹp đẻ như  lúc họ múa hát vào buổi tối. Thái tử nghĩ đến vào một ngày kia khi họ già đi thì sắc đẹp tàn phai, mặt sẽ có nhiều vết nhăn, và khi họ sẽ chết các thân xác này như một xác chết. Trong giây phút ấy, Thái tử nhận thức rằng mọi vật đều vô thường, nhất là sắc đẹp cũng vô thường ( he recognized  the impermanence of all things, especially beauty). Suy tư này là một trợ lực thúc đẩy Thái tử  đi tìm đường giải thoát cho mình, cho gia đình mình, và cho tất cả chúng sanh.

Thoạt tiên , Thái tử Siddhartha đến Rajagaha, bắt đầu đi khất thực trên đường phố trong một thời gian, rồi Thái tử cảm thấy cách thực hành này sai với con đường (practising a wrong path) mà mình muốn đi..  Thái tử liền rời khỏi Rajagaha, và đi tìm thầy học đạo. Thái tử đã học với nhiều vị tiên hiền và các đạo sĩ trứ danh . Đặc biệt , Thái tử Siddhartha đã đến cầu học đạo với hai vị đại học giả trứ danh của tôn giáo lúc bấy giờ là Alara Kalama (âm VH, A-ra-la-ca-lan) và Udaka Ramaputta (âm VH, Uất-đà-ka-la-ma-tử). Trước hết, Thái tử theo học tư tưởng triết học và thiền định (Yoga meditation) với ngài Alara Kalama. Thái tử trở nên người học trò giỏi , nên ngài Kalama muốn Thái tử thay thế mình để lãnh đạo nhóm nầy. Nhưng Thái tử đã không bằng lòng với lối tu hành nầy, nên Thái tử xin ra đi, và đến cầu học về thiền định (Yoga) với ngài Udaka Ramaputta. Thái tử đã đạt được một trình độ cao so với các đệ tử của ngài Ramaputta, nên ngài Ramaputta muốn Thái tử tiếp nối địa vị lãnh đạo của mình, nhưng Thái tử cũng đã không chấp nhận lời đề bạt nầy. Thái tử cũng đã không bằng lòng với sự học hỏi và thực hành ở đây, Thái tử ra đi, tiếp tục hành trình tìm học đạo. Thái tử đã học hỏi và thực hành pháp môn của 2 vị nầy, nhưng Thái tử cũng chưa  thỏa mãn được ước muốn của mình, cái học mà Thái tử hấp thụ chưa thể giải quyết được vấn đề diệt khổ. Thái tử từ biệt các vị đạo sư nầy và tự nghĩ: mỗi người đều có thể tự tu và tự ngộ, tức là phải chính mình tu cho mình thì mới tìm ra được chánh đạo . Do đó , Thái tử đi vào rừng sâu để làm nơi tự  tu hành. Khu rừng nầy ở bên  sông Naira-njana(âm VH, Ni-liên-thuyền) một nhánh của sông Gange/Hằng hà, ở đây đã có 5 vị Đạo sĩ tu khổ hạnh. Thái tử Siddartha đã xin gia nhập với 5 vị này để  làm bạn đồng tu khổ hạnh. Chủ nghĩa khắc khổ chủ trương rằng con người có thể diệt được duyên nghiệp ( Karma) để thoát khỏi luân hồi, tái sanh ( Samsara) và đạt được gỉải thoát( Moksa).

Tại nơi  rừng nầy, Thái tử đã  bắt đầu cuộc đời tu khổ hạnh suốt 6 năm trường cùng với 5 vị đồng tu này, Thái tử ăn mặc rất giản dị, ngủ ở ngoài trời, nằm trên bãi đất, Thái tử ăn uống cầm hơi, bỏ ngũ, chỉ  ngồi tỉnh tọa, nên thân thể gầy còm, da bọc xương, xương sườn lòi ra ngoài da , tóc rụng nhiều, da nhăn, tinh thần bạc nhược đến độ ngất xỉu. May thay, có một thiếu nữ  chăn bò  tên là Sujata đã đem cúng dường tô cháo và ly sửa bò  tươi, Thái tử đã dùng  các món ăn này, ông dần dần tỉnh lại. Khi tỉnh lại, Thái tử nhận ra rằng cách tu khổ hạnh có chỗ sai lầm: việc hành hạ thân xác chỉ gây khổ sở cho tấm thân mà không đem lại lợi ích gì, tốt hơn là cứ ăn uống bình thường, giữ cho thân xác khỏe mạnh để làm cái lợi khí giúp tinh thần sáng suốt, minh mẫn mà cầu đạo giải thoát.

Thái tử ăn uống bình thường trở lại, hằng ngày được  thiếu nữ chăn bò Sujata dâng cúng sửa bò tươi và thức ăn nhẹ. Sức khỏe ông được bình phục, tinh thần trở nên sáng suốt. Ông khám phá ra rằng có sự liên lạc chặt chẽ giữa thể xác và tinh thần, và rằng “ khổ hạnh không phải con đường tìm đạo”. Thái tử từ bỏ lối tu khắc khổ. Năm người bạn cùng tu khổ hạnh với Thái tử đã không chấp nhận việc Thái tử rời bỏ con đường tu khắc khổ, họ đã bỏ ra đi.

Đây là lúc Siddharta ý thức và nghĩ đến việc thực hiện con đường trung đạo (middle way), đó là con đường ở giữa hai cực đoan : một là cuộc sống xa hoa với đầy lạc thú, hai là cuộc sống khắc khổ hành xác.

Sức khỏe trở lại bình thường, Thái tử Siddartha có thể quán chiếu tư tưởng hiện ra trong tâm thức của ông. Ông có thể ý thức được động tác của mình trong lúc ăn, lúc ngủ, lúc đi bộ; đầu óc ông trở nên minh mẫn. Tinh thần minh mẫn giúp ông tập trung tư tưởng vào giây phút hiện tại, nhìn về quá khứ. Mỗi giây phút hiện tại là kết quả của mỗi giây phút vừa qua. Hiện tại , quá khứ có sự tương liên chằng chịt với nhau, tương lai là dự phóng đi đến chỗ giải thoát, niết bàn. Ông nhận thấy những thèm muốn thụ hưởng vật chất đã đi qua, những việc hành hạ thân xác cũng đã đi qua. Mọi sư vật đều thay đổi: mọi sự vật đã đến và mọi sự vật đã qua đi.(Every thing changed: everything came and everything passed). Mọi sự vật biến chuyển không ngừng: Vô thường (impermanence).

Siddharta chú tâm quan sát mọi sự vật ở chung quanh. Ông nhận thấy rằng mọi vật đều được liên-hệ-lẩn-nhau (All things were inter-related).  Trái cây dính vào thân cây , trái cây được thân cây nuôi dưỡng bởi phân từ dưới đất, đất được ánh nắng mặt trời và nước mưa tạo nên chất dinh dưỡng cho cây. Côn trùng thú vật cũng được cây nuôi dưỡng.  Đời sống muôn loài có một sự tương-liên-chằng-chịt với nhau ( inter-connectedness) và biến đổi không ngừng: vô thường. Bất cứ vật gì đã được sanh ra thì phải chết. Giây phút hiện tại qua đi, rồi những giây phút khác lại đến để thay thế cho giây phút này. Quá khứ cũng như tương lai đều là sự di chuyển của hiện tại. Sự mất mát là một hiện thực, cũng như sự biến chuyển là một hiện thực. Do đó “ sự mất mát”, “sự biến chuyển” đã là một hiện thực thì dù chúng ta có lo âu, tinh thần có bị căng thẳng hay không thì nó vẫn hiện hữu, đó là nỗi khổ (dukkha). Siddartha  đi tìm một chân lý giải thoát những ràng buộc của nỗi khổ này. 

 

4- Khi thành đạo ( Awakening):

 

Một hôm ông xuống sông Naira-njana( Ni liên thuyền) tắm gội sạch sẻ, mà trong thời gian tu khổ hạnh ông không bao giờ để ý đến thân xác mình. Tắm gội xong , Thái tử đến dưới gốc cây Pippala (âmVH Tất- bà-la), sau nầy người ta gọi là cây Bodhi druma ( Bodhi: giác ngộ , druma : cây ; Boddhi druma : cây bồ- đề hay là cây giác ngộ (Bodhi tree, tree of awakening), trải cỏ làm nệm dưới gốc cây nầy, Thái tử ngồi thiền định dưới gốc cây bồ-đề, tập trung tư tưởng về vấn đề khổ đau của kiếp người, hướng mặt về phía Đông, rồi Thái tử tự nguyện rằng: “ Nếu ta ngồi nơi đây mà không tìm ra được đạo lý vô thường nhiệm mầu, thì thân nầy dù có thịt nát xương tan ta cũng quyết không rời bỏ chỗ nầy, không đứng dậy đi đâu hết”. Chỗ đất trồng cây Bồ đề ( Bodhi druma) gọi là Bodhi  manda ( trường giác ngộ hay Bồ-đề đạo tràng).

Sau 49 ngày đêm ngồi thiền định , lúc ấy ông 35 tuổi , suy tưởng về những lẽ huyền diệu của vạn pháp về vũ trụ, về con người , về quan niệm sống , về tinh thần lẩn vật chất . Đến nửa đêm thứ 49 vào ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch , Siddhartha bổng nhiên tĩnh ngộ ( attained- enlightenment) sạch hết phiền não. Kể từ đó, Siddhartha Gautama được các đệ tử dùng danh hiệu tôn xưng về đạo đức của Ngài  là Buddh (phiên âm thẳng bằng tiếng Việt: Bụt, âm VH: Phật) tức là  bậc giác ngộ ( Awankened one, Enligthtened one)  thường được gọi một cách tôn kính là Đức Phật , một danh hiệu tôn xưng đầy kính trọng (reverend title, very respectful title ). Ngoài danh xưng Buddha (âm VH: Phật, phiên âm tiếng Việt :  Bụt ) Ngài còn có một danh hiệu tôn xưng khác nữa là Sakya Muni ( Thích-ca Mâu-ni) ( Sakya : bộ tộc Sakya, Muni : bậc trí tuệ, người sống ẩn dật; Sakya Muni là bậc trí tuệ của thị  tộc Sakya ( the sage of the Sakya , his tribe or clan). Chúng ta thường kính trọng gọi là “Đức Phật Thích-ca Mâu-ni”. Ngài còn có một danh hiệu tôn xưng khác là Đấng Thế Tôn (Srt. Tathagata). Nơi Ngài thành đạo gọi là Bồ đề Đạo tràng . 

 

5- Sau khi thành đạo, sự thành lập tăng đoàn  ( After awakening , formation of the Sangha):

 

Theo các kinh sách xưa, sau khi giác ngộ, Đức Phật vẫn tiếp tục ngồi thiền ở dưới gốc cây Bồ-đề khoảng 4 tuần lể. Trong thời gian này, có một thiếu nữ rất đẹp tên là Mara đến cúng dường thức ăn rồi đem lòng quyến rủ Đức Phật Thích-ca. Mara tìm mọi cách cám dỗ Đức Phật. Nhưng Ngài vẫn an nhiên tự tại , lòng không bị lay động, chỉ  chú tâm thiền định. Mara đành phải bỏ đi. Thiếu nữ đẹp tuyệt trần Maya chắc chắn là một ẩn dụ về dục vọng, về những cám d của danh lợi.  Dục vọng là kẻ thù của người chân tu, là một thử thách cho nội tâm. Với ý chí mạnh mẽ, con người có thể chế ngự được dục vọng, có thể chế ngự được danh lợi. Sau đó, có hai thương gia tên là Trapusa và Bhallika ở làng kế bên cạnh kính cẩn đến xin được làm đệ tử của Ngài, Đức Phật chấp nhận, nhưng Ngài đã không thuyết giảng một lời nào về các giáo pháp của Ngài. Đức Phật đã tự hỏi : con người đang dính chặt vào cuộc sống tục luỵ thì làm sao mà Ngài có thể giảng dạy được những chân lý mà Ngài vừa giác ngộ. Đối với những người nầy thì “giáo pháp này không thể dể dàng để hiểu được ( this Dharma is not easy to understand).

Đứng trước sự do dự của Đức Phật, Sahampati Brama,vị Đạo sĩ được tôn kính nhất vào lúc ấy đã đến khẩn cầu Đức Phật  thuyết giảng giáo pháp của Ngài cho chúng sanh ở trong thế giới này. Đạo sĩ này nói rằng với đôi mắt tuệ giác của Phật, Ngài đã thấy nỗi khổ đau của chúng sanh trong vòng sinh tử luân hồi, vậy thì Ngài hãy giúp cho những người khác được giác ngộ như Ngài. Do đó Đức Phật đã quyết định truyền bá giáo pháp của Ngài. Trước hết Đức Phật nghĩ đến việc trình các chân lý mình vừa giác ngộ cho hai vị Thầy của mình là Arada và Udraka, nhưng Phật  được biết hai vị Thầy này đã qua đời. Ngài dùng tuệ giác để tìm 5 người đã cùng tu khổ hạnh với Phật trước đây, các vị này hiện đang ở tại Vườn Lộc Uyển ( Deer Park), tại Sarnath, thuộc thành phố Benares.
 

*Sứ mạng đầu tiên của Đức Phật ( the first mission of Buddha) : thuyết giảng chân lý mà Ngài vừa khám phá ra: .

 
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni liền đi tới gặp 5 vị đồng tu khổ hạnh trước đây, Ngài nghĩ rằng Ngài sẽ đem những chân lý mà Ngài chứng ngộ được để giảng giãi cho họ . Ngài đã thuyết giảng lần đầu tiên , trong lịch sử Phật giáo gọi là sự chuyển “Pháp Luân” / Bài thuyết Pháp đầu tiên ( Dhamma cakkha pravatana sutra/ Discourse on Turning the wheel of Dharma / Buddha’s first Sermon)) tại vườn Lộc Uyển ( Deer park) ở nơi rừng Mrigadava thuộc nước Varanasi , trên giải đất Bénares, phía Bắc Ấn-độ cho 5 người đệ tử đầu tiên là : Ajnata Kaudinya (âm VH. A-nhã Kiều-trần-như ), Asvjit (A-thấp-bà), Bhadrika (Bạt-đề), Mahanaman (Ma-ha-nam ) và Dasbala Kasypa (Thập-lực Ca-diếp). Trong bài thuyết Pháp đầu tiên nầy, Ngài thuyết giảng về  trung đạo / Con đường ở giữa (Pali, Majjhima patipada, Av. Middle way/ Middle path) và  Tứ Diệu Đế / Bốn chân lý cao thượng (Four Noble Truths): Khổ, Tập, Diệt, Đạo : 1. Khổ đau (Srt. Dukkha, suffering): đời là bể khổ ( life is suffering); 2. Tập/ nguyên nhân (của khổ đau) ( Srt. Samudaya, The cause of suffering); 3. Diệt/Sự chấm dứt khổ đau ( Srt. Nirodha, the cessation of creating sufferring); 4. Đạo/ Con đường (phương pháp) dẩn đến sự diệt trừ khổ đau ( Srt. Marga, the path that leads to the cessation of suffering):  Bát chánh đạo là tám con đường để diệt trừ khổ đau ( The Eightfold Path to the cessation of suffering). Tôi sẽ trình bày các tư tưởng này một cách chi tiết hơn trong bài  “ Những giáo lý căn bản của Đức Phật” ( The basic teachings of Buddha ).

Sau khi nghe Phật thuyết giảng thì 5 vị đệ tử đầu tiên đã giác ngộ. Theo Đức Phật, 5 vị này đã trở thành Arahat (âm VH, A-la-hán) có nghĩa là bậc thánh nhân (worthy ones). Đó là người không còn bị ô nhiễm  của cuộc đời, sống ung dung tự tại trong cuộc đời khổ đau. Vào thời Đức Phật còn tại thế thì từ Phật (Buddh) và từ A-la-hán (Arahat) có nghĩa gần giống nhau. Chính Đức Phật cũng đã tự cho mình là một A-la-hán, cách giác ngộ của hai vị này cũng gần giống nhau, theo kinh sách xưa có hơi khác một chút là Phật khi đắc đạo thì Ngài có thần thông, trí tuệ, dung mạo, công đức cực kỳ cao quý, phi phàm vượt xa các A-la-hán là các đệ tử sau này.

Đức Phật đã cùng 5 người đệ tử đầu tiên thành lập Tăng đoàn/ Giáo đoàn ( Sangha : Tăng già, nghĩa hẹp là tăng sĩ, nghĩa rộng là một đoàn thể / một cộng đồng Phật giáo gồm  các nhà sư và các Phật tử ). Ngôi Tam Bảo có từ đấy : Phật(Buddha) là Phật bảo, Pháp(Dharma) lời dạy của Đức Phật, là Pháp bảo. Tăng(Sangha)  là Tăng bảo.

*** Trong văn hoá Ấn độ vào thời đại Đức Phật, lể quy y (taking refuge) là một nghi lể để trình cho vị lãnh đạo tinh thần hay cho Đấng Tối Cao/ Thượng đế một hay nhiều người muốn  theo tôn giáo đó. Trong Phật giáo  để trở thành người theo đạo Phật thì người Phật tử thường đọc tụng , trước sự chứng giám của vị tăng sĩ có giáo quyền ở chùa  hoặc Niệm Phật đường, như sau:

                                 “Tôi quy y Phật ,

                                    Tôi quy Pháp,

                                    Tôi quy y Tăng”.

               (Pali: Buddham saranath Gacchami

                        Dammam saranath Gacchami

                        Sangham saranath Gacchami)                   

                (Av. I take refuge in the Buddha,

                      I take refuge in the Dharma,

                      I take refuge in the Sangha).
 

Khi người Phật tử đã quy y tam bảo tức là đã đặt đức tin tôn giáo vào Phật, Pháp, Tăng. Người Phật tử tin rằng mình sẽ được nương tựa , được sự che chở , và được sự hướng dẩn một hành trình đi tới sự giải thoát, đi đến Niết - bàn.

Đức Phật Thích-ca là một con người lịch sử (historical person), Ngài không phải là thần thánh, không phải là Đấng Tối cao/ Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ. Nhưng Ngài có một đức độ đáng tôn kính, cuộc đời Ngài trong sáng như pha lê. Ngài đã khám phá ra chân lý , đó là ngọn đuốc soi sáng  cho chúng sanh đi tìm đến sự giải thoát. Đó là lý do người Phật tử cần để nương tựa vào đó. Chân lý mà Ngài khám phá ra , và đã thực hiện trong cuộc đời của mình để “giác ngộ”, và được tôn xưng là “Phật”. Bất cứ  người nào    có  nổ lực thực hiện các lời dạy của Ngài , thực hiện đức độ đáng tôn kính của Ngài thì vị ấy cũng có thể trở thành “ Phật” như Ngài.

 

6. Chu du và thuyết pháp (Traveling and teaching ) :

 

Trong 45 năm còn lại của cuộc đời, Đức Phật đi chu du nhiều nơi để thuyết giảng giáo lý của Ngài cho tất cả mọi người không có sự phân biệt về đẳng cấp, nghề nghiệp , nam hay nữ v..v.. Ngài đã đi đến vùng Bắc Ấn độ, vùng đồng bằng sông Gange, phía nam xứ Nepal , ở dưới chân núi Himalaya. Đức Phật đã dùng lối đàm thoại để giảng các lời dạy của Ngài, thường gọi là Pháp thoại ( Dharma talk ), Ngài không có để lại một bài thuyết giảng nào bằng chữ viết cả. Lời dạy của Ngài đã được các đệ tử truyền khẩu với nhau từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, mãi đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt thì các lời thuyết giảng này mới được ghi bằng chữ  viết trong các quyển kinh Phật. Mặc dầu, cho đến nay chúng ta chưa biết rỏ Đức Phật đã dùng ngôn ngữ nào để thuyết pháp, nhưng  hình như Ngài đã dùng một hay nhiều thổ ngữ ở vùng Trung Bắc Ấn “ Middle Indo- Aryan dialects ). Thổ ngữ nầy đã có thể là những tiêu chuẩn để tạo ra chữ viết cho tiếng Pali.  
       

*Những cuộc cải sang đạo Phật quan trọng :

Theo các kinh sách xưa, sau khi 5 vị Đạo sĩ tu hành khổ hạnh cải đạo và là đệ tử đầu tiên của Đức Phật thì có một thanh niên giàu có ở Benares là Yasa đã xin xuất gia, Đức Phật đã chấp thuận và v ị  này đã ở chung một nơi với Đức Phật. Yasa là vị tăng sĩ thứ 6 của Đức Phật, Ngài cũng đã giác ngộ. Thân phụ của Yasa cũng xin quy y tam bảo, ông là nam cư sĩ đầu tiên . Thân mẫu và vợ của Yasa cũng xin quy y tam bảo, hai vị này là hai nữ cư sĩ đầu tiên . Có 54 người bạn của Yasa cũng đã cải sang đạo Phật và đã xin xuất gia, họ cũng đã giác ngộ. Như vậy tăng đoàn của Đức Phật đã có tổng cộng 61 tăng sĩ kể cả Đức Phật. Với 61 vị tăng sĩ trong giáo đoàn, Đức Phật đã phân công các vị này đi khắp nơi để truyền bá giáo lý của Ngài. Đức Phật đã đi tới Rajagrha và thuyết pháp vua Bimbisara của nước Magadha. Vua Bimbisara đã cải sang đạo Phật, kéo theo đó là rất nhiều người ở Magadha cũng xin cải sang Đạo Phật. Cũng tại đây, có hai vị lãnh đạo trường phái triết học hoài nghi cũng đã cải sang đạo Phật và đã đem theo 250 thành viên của họ nữa. Có hai vị hiền triết nữa cũng đã cải sang Đạo Phật:  - Sariputra là vị hiền triết có trí tuệ vượt bực, Ngài có đầy đủ khả năng để thuyết giảng giáo lý của Đức Phật.  Maudgalyayana là vị hiền triết có những quyền lực tâm linh siêu phàm, Ngài đã giúp cho việc phát huy thiền học, những suy niệm siêu hình trong thời gian ở Rajargrha. Đức Phật cũng đã cải hóa rất nhiều nhóm tôn giáo khác nhau, đặc biệt có vị hiền triết rất tiếng tăm đã cải sang Đạo Phật là Mahakasyapa (âm VH, Đại Ma-ha-ca-diếp). Mahakasyapa đã được coi là vị tăng sĩ đã thấu hiểu thiền học. Trong nhiều sách về Phật giáo Thiền tông (Zen Buddhism) đã có nhiều huyền thoại về vị cao tăng này. Ngài Mahakasyapa là vị Hòa thượng đã triệu tập  Đại Hội Phật giáo lần đầu  tiên /“Hội đồng Phật giáo lần đầu tiên” ( First Buddhist Council)  sau khi Đức Phật vừa qua đời được ba tháng. Trong Hội đồng này gồm có 500 vị A-la-hán , các vị này đã dùng trí nhớ để đọc tụng lại các lời giảng dạy của Đức Phật. Từ đó giáo lý của Đức Phật được truyền khẩu qua nhiều thế hệ , đây là truyền thống truyền khẩu của người Ấn độ đã có từ thời xa xưa. Trong Hội đồng này có hai vị  tăng có trí nhớ sâu sắc: Ananda , vị tăng sĩ thân cận với Đức Phật, đã đọc tụng các bài Pháp thoại và các bài giảng, các giới luật của Đức Phật; Upali cũng là vị tăng thân cận với Đức Phật đã đọc tụng các lời giáo huấn của Đức Phật. Trong các kinh sách thời sơ kỳ Phật giáo, chúng ta không thấy đề cập đến việc cải đạo của Sudatta, một thương gia rất giàu có ở Sravasti, thủ đô của Kosala, nhưng ở các kinh sách sau nầy thì thấy nhấn mạnh đến việc cải đạo của vị đại gia này. Sau khi Sudatta quy y tam bảo thì ông đã mua và cúng dường một miếng đất rộng lớn Jeta Grove, tại Sravasti, cho tăng đoàn Phật giáo. Sudatta đã cho xây một tu viện nổi tiếng là Jeta (Jeta Monastery). Tu viện Jeta là nơi để Đức Phật và các vị tăng sĩ an cư vào mùa mưa, còn gọi là mùa Kiết hạ. [ Gió mùa (monsoon) là các ngọn gió thổi theo mùa ở trong vùng khí hậu của phía Nam và Đông-Nam Châu Á: - từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa thổi từ phía Tây-Nam, đem lại mưa nhiều nên gọi là mùa ướt át (wet monsoon) và nóng;  - từ tháng 10 đến tháng 4, gió mùa thổi từ Đông-Bắc đem lại khô ráo nên gọi là mùa khô (dry monsoon), và lạnh. Trong văn học Việt Nam, một quyển tiểu thuyết có tên “Gió đầu mùa” của Thạch Lam (1910  1942) xuất bản ở Hà Nội năm 1937, và một quyển tự truyện có tên “Gió mùa Đông-Bắc” của B.S Hải Quân Trần Ngươn Phiêu (1927  2011) xuất bản ở Texas, USA.] . Từ đó, một tập tục được noi theo và cứ vào mùa mưa thì các vị tăng sĩ không đi ra ngoài thuyết pháp mà an cư tịnh dưỡng tinh thần trong tu viện. Tu viện Jeta đã được coi là một khuôn mẫu kiến trúc Phật giáo mà nhiều tu viện khác đã dựa vào đó để xây cất . Song song với việc xây cất các tu viện, các vị tăng sĩ  đã trở thành những tấm gương, những mẫu mực về đạo đức, về đời sống tâm linh cho xã hội bên ngoài v ào thời bấy giờ. Bởi thế nên các bậc chân tu là những bậc có đạo cao đức trọng, họ là ngọn đuốc sáng, là ánh hào quang soi đường cho chúng sanh trên đường diệt trừ khổ đau để đi đến giải thoát. Các đệ tử của Ngài ở trong tăng đoàn cũng đã đi khắp các nơi để phổ biến giáo pháp của Ngài .Đức Phật đã đi trở về Kapilavastu , và đã độ cho hai song thân của mình làm phật tử tại gia . Cư sĩ : nam giới gọi là Upasaka (âm VH,Ưu-bà-tắc ), nữ giới gọi là Upasika (âm VH,Ưu-bà-di ). Còn các vị xuất gia thì có : Bhiksu (Tỳ-khưu, tăng đoàn nam ), Bhiksuni ( Tỳ-khưu-ni, tăng đoàn nữ), Đức Phật quan niệm nam và nữ đều có khả năng,tư cách như nhau để đi đến chỗ giác ngộ, cho nên giáo đoàn ( Sangha) của Ngài gồm có tăng ( monks) và ni ( nuns ) cùng các đệ tử tại gia nam và nữ. Nhiều vị thuộc Bà la Môn giáo đã làm lễ cải giáo theo Đức Phật: sau khi nghe Ngài thuyết giảng, 3 anh em ông Kasyapa (âm VH Ca-diếp) là Uruvilva-Kasyapa, Nadi-Kasyapa và Giya  Kasyana, các vị nầy còn có 1000 đệ tử cũng được Phật đắc độ và cải sang đạo Phật. Do đó , giáo đoàn của Đức Phật có số lượng đệ tử mỗi ngày một đông. Chính con của Ngài là Rahula (âm VH, La-hầu-la), người em khác mẹ là Nanda (âm VH, Nan-đà), Upali ( sau này đã trở thành tăng sĩ và thân cận với Đức Phật), và các em họ là Ananda (âm VH, A-nan- đà) [sau này đã trở thành tăng và thân cận với Đức Phật), Devadatta (âm VH, Đề-bà-đạt-đa ), Anuradha (âm VH, A-nâu-lâu-đa ) tất cả đều xin làm đệ tử Đức Phật.Đức Phật đã được nhiều vị hằng tâm, hằng sản cúng dường nhiều nơi để xây tịnh xá hoặc làm nơi cho Phật thuyết pháp. Trong số nầy, Đức Phật thường đến thuyết pháp tại hai khu vườn : 1. Jetavana Tihara ( Kỳ- viên tịnh xá) do ông Anathapindika (Cấp-cô-độc) phát nguyện cúng dường, Jetavana ở thành Savathi (Xá-vệ) nay là thành Sahet Mahet. 2. Veloutana  Tihara ( Trúc-lâm tịnh xá) do vua Bimbisara phát nguyện cúng dường. Đức Phật thường đến vườn Jetavana Tihara( Kỳ-viên tịnh xá) để giảng lời dạy của Ngài , cho nên chúng ta thường thấy các kinh điển Phật giáo thường bắt đầu câu “Tôi nghe như vầy, một thời, Phật ở Xá vệ, trong vườn Kỳ đà của ông Cấp cô Độc, cùng với các vị đại tỳ- khưu, một nghìn hai trăm năm mươi người ”

 

*Sứ  mạng khác của Đức Phậtcải cách xã hội ( another mission of Buddha: Social change, Social reform):

 Đức Phật Thích-ca không những lo tổ chức tăng đoàn, lo truyền bá giáo pháp của Ngài mà còn đưa ra những cải tổ về các định chế xã hội trong thời gian Phật còn tại thế.
 

Thứ nhất là Ngài không chấp nhận uy quyền của triết thuyết Veda vềThực tại tuyệt đối”/ Đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ, và nhất là hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Ngài đã phê phán sự bất công của hệ thống đẳng cấp (injustices of the caste system), và Ngài đã thực hiện quan điểm này bằng cách cho tất cả những người dù ở đẳng cấp nào cũng đều được gia nhập vào giáo đoàn Phật giáo. Mọi người đều được bình đẳng khi sanh ra đời , nên đều được tôn trọng ngang nhau. Quan niệm cải cách xã hội (social change) này không tránh khỏi sự va chạm vào một định chế xã hội đã có từ hàng ngàn năm trước trong xã hội Ấn độ.
 

Đức Phật đã thể hiện lòng từ bi đối với tất cả mọi người trong lúc họ đang cần sự giúp đỡ, dù là người ấy có theo tăng đoàn Phật giáo hay không? , nhiều kinh sách xưa đã ghi rằng : Đức Phật đã khuyên các vị vua chúa phải lo lắng cho các người dân nghèo.
 

Tiếp theo là việc chấp nhận phụ nữ xuất gia (Women’s ordination), đây là một vấn đề được đặt ra cho tăng đoàn Phật giáo lúc bấy giờ. Vào buổi ban đầu, Đức Phật đã chấp nhận phụ nữ được quy y tam bảo để gia nhập vào tăng đoàn như là một cư sĩ tại gia (upasika, âm VH, ưu-bà-di, female lay follower). Sau ngày Đức Phật đắc đạo khoảng 5 năm, kế mẫu của Ngài là Bà Prajapati (có nơi gọi là Maha-prajapati để tôn xưng, tiếng Sanscrit: maha = đại, to lớn) đã cùng với một nhóm phụ nữ tháp tùng theo Bà đến thỉnh cầu cho họ được xuất gia để làm nữ tu/ ni cô /ni sư ( Srt. Bhiksuni, Pali. Bhikkhuni, Av. Ordained nun). Thoạt tiên Đức Phật đã từ chối lời thỉnh cầu này. Nhưng sau đó ,  Ananda đã nhiều lần trình và thỉnh cầu  sự chấp nhận nhiều lần về việc xuất gia của nữ giới. Sau khi cứu xét lại, Đức Phật đã chấp thuận với nhận xét rằng nữ giới cũng có thể thực hành được những cứu cánh của tăng đoàn và cũng có thể chấp nhận được. Nhiều nhà nghiên cứu Phật học đã phỏng đoán rằng sở dĩ lúc đầu Đức Phật không chấp nhận Bà Prajapati và đoàn phụ nữ tháp tùng được xuất gia ngay là vì có mối quan tâm e rằng sự liên hệ giữa phái nam và nữ trong tăng đoàn có thể sẽ sinh ra nhiều vấn đề phức tạp, do đó phải cần một thời gian thêm để sắp xếp lại tổ chức của tăng đoàn trước một nhu cầu Phật sự mới. Thêm vào đó, xã hội Ấn độ lúc bấy giờ đã không chấp nhận người thanh niên sống độc thân, nhất là người phụ nữ sống độc thân. Bởi thế nên cần một chút thời gian nữa để đa số quần chúng ở bên ngoài xã hội làm quen với tăng đoàn Phật giáo thì việc sắp xếp lại tổ chức của tăng đoàn sẽ bớt bị phê phán hơn. Khi thấy tăng đoàn Phật giáo đã được xã hội bên ngoài chấp nhận như là một tổ chức tôn giáo có thế giá rồi , thì Đức Phật đã chấp nhận lời thỉnh cầu của Ananda. Tuy nhiên hồi ấy vẫn còn một chút phân biệt nhỏ: các ni cô/ni sư (nuns) phải đối xử với các tăng (monks) như là bậc đàn anh mặc dầu vị tăng này có thể đã xuất gia sau ni cô/ni sư, đây có thể hiểu là một cấp bực trong hàng giáo phẩm. Tuy nhiên việc phân biệt này sẽ không có giá trị gì trong việc giác ngộ, bởi vì phái Nữ đã chứng tỏ rằng đứng về mặt tâm linh họ đã không thua sút phái Nam, và ngay cả đứng về mặt đức hạnh, phái Nữ cũng không thua sút phái Nam mà có khi còn hơn nữa. Đức Phật đã phá bỏ sự phân biệt Nam - Nữ trong tôn giáo vào lúc bấy giờ.
 

Nhiều kinh sách xưa đã ghi rằng Ni sư Mahaprajapati và Ni sư Uppalavanna đã được coi như là các môn đệ chính của Đức Phật; Ni sư Khema, cựu Hoàng hậu của Vua Bimbisara , cũng đã được tôn kính như là đệ tử chính của Đức Phật. Ni sư Bhadda Kapilani , trước đây đã được gia đình hứa gả cho Ngài Mahakasyapa khi Ngài chưa xuất gia, đã trở thành một Ni sư xuất chúng  bởi có huệ nhản có thể nhìn lại nhiều kiếp trước của Ni sư.
 

7- Nhiều âm mưu ám sát (Assassination attempts) Đức Phật.

 

Trong 45 năm thuyết pháp của cuộc đời Đức Phật, Ngài được nhiều người quý trọng, nhiều người đệ tử hết lòng tôn thờ, nhiều nhà giàu có và quyền quý bảo trợ. Nhưng không phải tất cả đều suông sẻ hết, Ngài cũng gặp nhiều trở ngại, có lắm kẻ thù, có kẻ ganh ghét, có kẻ vu oan , chống đối và thậm chí còn âm mưu ám sát Ngài. Kẻ thù địch bên ngoài giáo đoàn là các tu sĩ Bà-la-môn giáo, các triết gia trong các trường phái triết học không đồng quan điểm với Đức Phật. Họ thường công kích giáo lý của Đức Phật và có khi còn tranh biện với Ngài nữa. Nhưng triết lý thâm sâu của Đức Phật đã thắng các luận biện của họ.

 

Kẻ thù bên trong giáo đoàn cũng không ít. Có bọn chê bai giáo lý, cách tổ chức giáo đoàn (Sangha, tăng già), có kẻ phân bè kết đảng để khuynh đảo Phật, có kẻ muốn Phật nhường lại sự lãnh đạo giáo đoàn cho họ, có kẻ thì toa rập với các tín nữ vu cáo Phật tư tình với các tín nữ nầy để làm mất thanh danh của Ngài.  Đặc biệt có Devadanta, em họ của Siddhartha Gautama, đã âm mưu ám sát Phật hơn một lần : Devadanta đã có lần yêu cầu Đức Phật nhường cho hắn quyền lãnh đạo giáo đoàn (Sangha), Phật đã từ chối nên Devandata đã âm mưu ám sát Phật 3 lần , nhưng đều thất bại . Lần thứ nhất, nó mướn một sát thủ, rất giỏi bắn tên, để bắn chết Phật, nhưng khi gặp Đức Phật, nhìn thấy tướng mạo của Ngài, sát thủ nầy trở nên hiền lành, nó chấp tay lạy Phật và xin làm đệ tử Phật. Lần thứ hai, nhân lần Phật đi ngang qua chân đồi, nó mướn người lăn nhiều tảng đá từ đỉnh đồi xuống định giết Phật. Nhiều viên đá, đã bị các viên đá khác ở triền đồi chặn lại, có một viên đá rơi cách chân Phật trong gang tấc. Lần thứ ba, nó cho một con voi uống rượu say, rồi thả lỏng cho voi chạy , mục đích để đạp nát Phật . Nhưng khi đến gần Phật thì con voi dừng lại, rồi lấy vòi kính cẩn lạy Phật. Trước những cuộc mưu sát ấy , Đức Phật vẫn thản nhiên và với lòng khoan dung Ngài đã nói rằng: “Devandata đã giúp cho ta rất nhiều trên con đường hoàn thành giáo pháp. Devandata vẫn là hàng thiện tri thức”. 

 

Thật ra, không phải chỉ có Phật mới gặp nhiều trở ngại, gặp nhiều kẻ thù hằn, mà trong lịch sử nhân loại không có một bậc vĩ nhân nào, không có bậc chân tu nào, không có một chính trị gia vì dân vì nước nào mà  tránh khỏi sự ghen ghét, thù hằn, bị hãm hại của người đời bằng cách xuyên tạc, bịa đặt, vu khống . Chính nhờ sự ghen ghét, thù hằn, sự hãm hại của bọn tiểu nhân mà cuộc đời bậc vỉ nhân được soi sáng, cuộc đời của bậc vỉ nhân được vươn lên khỏi bọn tiểu nhân tầm thường. Thêm vào đó, nhờ sự phê phán của kẻ thù, của đối phương, những điều sở đoản, điều sơ hở của mình mà bậc vĩ nhân có thể cải thiện, kiềm hãm lòng tự tôn tự đại để đi đến chỗ hoàn thiện. 

 

Nói như thế, không có nghĩa là tất cả những người bị người đời lên án, bị người đời vạch ra các thói hư tật xấu của mình thì họ đều là vĩ nhân . Trong thời mạt pháp hiện nay, có nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo để làm giàu, để đạt  danh vọng, hoặc với những ý định gì khác với mục đích của tôn giáo v..v ; do đó các bậc chân tu, các tín hữu yêu mến tôn giáo mình , các Phật tử yêu mến đạo Phật cần phải tìm cách chấn hưng tôn giáo mình, cần phải chấn hưng đạo Phật của mình. Về phương diện cai trị đất nước thì ngày nay có rất nhiều kẻ làm quan thì hối lộ, tham nhũng kinh khủng; do đó các nhà lãnh đạo vì dân vì nước cần phải có giải pháp để tiêu diệt bọn quan lại tham nhũng. “Thầy tu” thì phải cho ra “thầy tu”, “nhà sư” thì phải cho ra “nhà sư”. Nếu  những người nầy không làm đứng chức vụ của mình, phạm giới luật, phạm điều răn, tham lam tiền tài, tham danh vọng, tà dâm, dối trá, vọng ngữ thì những người nầy không đáng gọi là “thầy tu” hay “nhà sư”. Những người nầy, chỉ là “thầy tu giả hiệu, nhà sư giả hiệu” mà thôi: “chiếc áo không làm nên thầy tu”- tục ngữ. Người đời thường châm biếm các “thầy đạo đức giả” bằng câu: “(các đệ tử) hãy làm những gì thầy giảng, đừng làm những gì thầy làm”- tục ngữ.  “Vua không ra vua thì đâu có gọi là vua”, vua mà say mê tửu sắc, tham lam, tàn ác với dân thì đâu phải là vua chính đáng. Người xưa thường lên án nặng nề vua Trụ và Kiệt: “Sống đời Kiệt, Trụ sướng thay, có rừng nem béo, có ao rượu đầy”- ca dao.. 

 

Khổng tử ( 551-479 tr. TL), sống đồng thời với Thích- ca Mâu-ni là vị Tổ sư của Khổng giáo, đã đưa ra học thuyết “Chính danh”  (正名,the rectification of  names).Theo thuyết này thì chính danh có nghĩa là phải xứng đáng với cái danh mà người đời gọi . Người giữ một chức vụ nào đó mà tư cách, lối làm việc không hoàn thành tốt , thì phải gọi kẻ nầy bằng một thứ tên khác. Đã là “vua” thì phải cư xử cho ra “vua”, đã là “thần” thì phải cư xử cho ra “thần” . Nếu vua tham mê tửu sắc, tàn bạo với dân thì không đáng gọi là vua..Vua ra vua, thần tử ra thần tử. Như vậy chính danh còn phải hiểu là chính nhân (正人 , honest man, righteous person). 

 

Mạnh Tử (372-289 tr.TL), vị thầy đứng hàng thứ hai trong Khổng giáo, người đời sau thường ghép “Khổng Mạnh” để nói đến đạo lý của Nho gia. Mạnh tử đã chấp nhận quan niệm Chính danh của Khổng tử. Ngài còn làm rỏ nghĩa các từ chính danh và chính nhân hơn trong sách “Mạnh tử”: nhân khi nghe một người học trò của Ngài đến báo: “Kinh đô thất thủ, Trụ vương (bị giết) chết”. Mạnh tử trả lời rằng: “ Kẻ làm hại đức nhân , gọi là giặc (tặc), kẻ làm hại đức nghĩa là kẻ tàn ác ( tàn), kẻ tàn tặc thì gọi là một đứa, một thằng tầm thường. Ta nghe nói một thằng Trụ bị giết , chưa nghe nói vua Trụ bị giết”.

 

( Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa giả vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu. Văn Trụ nhất phu Trụ hỉ, vị văn thí quân dã” ( Lương huệ Vương).

 

 

8- Lúc đại diệt độ (  Maha-parinirvana, Great passed away):

 

Các kinh sách xưa đều có kể lại những câu chuyện về các ngày cuối cùng của Đức Phật . Vào năm 80 tuổi, sức khỏe của Đức Phật đã suy yếu vì tuổi già. Lúc ấy, Ngài đang ở ngoại ô thành Vaisali thuộc Magadha. Mùa mưa đang tới, Ngài cùng với một số tăng sĩ thân cận cùng nhau đi vào một làng kế bên đó để dự mùa an cư, có ngờ  đâu đây là  mùa an cư  cuối cùng của Ngài ( his final monsoon retreat). Giữa mùa an cư nầy, bổng nhiên Đức Phật cảm thấy thân thể Ngài bị đau đớn vô cùng. Đại đức Ananda có vấn an Đức Phật , Đức Phật nói rằng “ Nầy Ananda, bây giờ Như Lai đã kiệt sức, đã già yếu rồi, vào cái tuổi 80 nầy Như lai đang đi gần đến ngày lìa cỏi đời. Như lai như cổ xe quá cũ nó cần phải có những sợi dây da để cột lại các bộ phận của nó với nhau thì mới sử dụng được”. ( I , Ananda, , am now decrepit, aged and old .I am eighty years old, I have travelled down the road of life. I am just as an old cart that can barely manage to hold itself together without the help of the leather straps” ( Digha-nikaya, II, 100).

 

*Bửa cơm cuối cùng của Đức Phật ( Buddha’s last meal):

Sau đó không lâu, Đức Phật rời khỏi Vaisali và đi đến Pava, tại đây Đức Phật và một số ít tăng ni tháp tùng đã dừng lại vườn xoài của ông thợ rèn có tên là Cunda. Đức Phật đã giảng pháp cho Cunda và sau đó Cunda đã nấu một món ăn ngon đặc biệt để cúng dường Đức Phật , đó là món “Sukaramaddava”. ( Có sách nói “sukaramaddava” là món ăn làm bằng thịt heo rừng , con heo rừng nầy không già mà cũng không còn tơ, do đó món nầy rất ngon mà rất đặc biệt . Có truyền thuyết khác, nói rằng “sukaramaddava” là tên một loại nấm , nấm nầy rất ngon . Lại có nơi nói “sakaramaddava” là món ăn rất quý, người thợ rèn muốn tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật nên mới làm món ăn nầy dâng lên ).

Sau khi ăn xong, Đức Phật bị ngộ độc trầm trọng, Ngài bị thổ tả và cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, Ngài vẫn có thể  gắng  gượng đi bộ đến làng Kusinagara, một nơi không xa lắm. Trên đường đi Ngài đã ngừng nghĩ nhiều lần vì bệnh và sức khỏe yếu đi . Khi dừng chân , ngồi nghĩ dưới bóng mát của một cây bên vệ đường, Ngài bảo Ananda đi kiếm nước cho Ngài uống . Lúc bấy giờ, có một người tên là Pukkhusa , đệ tử của Arada Kalama, đến gần Đức Phật sau khi nghe lời giảng của Ngài, Pukkusa xin qui y tam bảo và trở thành đệ tử của Phật. Pukkusa đã cúng dường Đức Phật hai bộ y may bằng vàng ( Pukkusa offered him a pair of robes of gold) Đức Phật bảo Pukkusa dâng một bộ y cho Ngài, còn bộ y kia thì dâng cho Đại đức Ananda. Sau đó, Đức Phật và các tăng sĩ tháp tùng cùng đến con sông Kakuttha  ở gần đó để tắm và uống nước . Sau khi tắm xong, Đức Phật đến một bóng mát nằm nghỉ và nói với Ananda về trường hợp người thợ rèn Cunda : Ngài dặn Ananda phải giải thích rằng việc Ngài bị trúng thực và đưa đến cái chết, không phải là lổi cuả Cunda. Cuối cùng, Đức Phật đi đến một nơi gần đó là rừng cây Sala ( cây long thọ) của tiểu vương Malla, ở gần thành Kusinagava (âm Việt Hán, Câu-thi-la), Ngài nằm giữa hai cây Sala, nằm nghiêng sườn về bên phải, đầu hướng về phía bắc, mặt ngoảnh về phía tây, hai chân duỗi về phía nam, chân nầy chồng lên chân kia. Theo các kinh sách xưa thì các cây Sala ( mặc dù không phải là mùa trổ bông) bổng vụt trổ bông  và những bông Sala đã rơi xuống mình Phật. Rất nhiều người đến lể bái Đức Phật với tất cả tấm lòng thành kính khi hay tin Đức Phật sắp nhập diệt Niết bàn.

 

*Người tăng sĩ  cuối cùng của Đức Phật ( Buddha’s last personal disciple):

 

Trong số những người dân rời khỏi thành Kusinagara để đi đến chiêm bái Đức Phật có đạo sĩ khất thực tên là Subhadra cũng có mặt. Đạo sĩ muốn gặp trực tiếp mặt đối mặt với Đức Phật, nhưng lúc đầu Đại đức Ananda không cho vì thấy Đức Phật quá yếu. Tuy nhiên Đức Phật bảo Đại đức Ananda hãy cho đạo sĩ Subhadra vào gặp Ngài. Đức Phật thuyết giảng cho Subhadra một thời pháp , rồi thì Subhadra xin cải sang đạo Phật, Subhadra trở thành vị tăng sĩ cuối cùng của Đức Phật ( Subhadra was the last personal disciple)  sau đó không bao lâu Đại đức Subhadra đã trở thành một trong các vị A-la-hán (Arahant) nhờ đời sống đạo đức đáng tôn kính và trí tuệ siêu phàm. Tiếp theo đó, Đức Phật xoay qua Đại đức Ananda và nói rằng: “Những gì mà Như Lai đã giảng dạy cho con như giáo lý và giới luật sẽ là thầy của con khi Như Lai qua đời”.( For what I have taught and explained to you as the Dharma and the Discipline will , at my passing , be your teacher) ( Digha-nikaya, II ,154)

Cuối cùng Đức Phật hướng về các đệ tử và hỏi rằng “ Nầy các đệ tử, nếu các con còn có những phân vân, thắc mắc nào về Phật , Pháp, Tăng hay phương pháp tu hành nào thì cứ hỏi ta . Đừng để sau nầy cảm thấy hối tiếc rằng khi Như Lai đã ở trước mặt mình mà không chịu hỏi.” ( O disciples, if there be any doublets or uncertainties about the Buddha ,Dharma, Sangha and the path or method, question me. Do not later feel remorse thinking : The teacher was right there before us and we did not ask him face to face )

Tất cả các đệ tử đều giữ  yên lặng ,không có một câu hỏi nào . Liền sau đó, Đức Phật nhập thiền định và nhập đại niết bàn(maha-parinirvana, Great passed away).

Sau khi Đức Phật nhập diệt thì nhiều người trong bộ tộc Malla từ thành Kusinagara đã đến quấn nhục thân Đức Phật trong bộ y mới và để trong 6 ngày . Qua ngày thứ 7, họ hỏa thiêu nhục thân Đức Phật . Theo các kinh sách xưa , thì có tất cả 7 bộ tộc , gồm có bộ tộc Sakya của Đức Phật và bộ tộc Malla , đều đòi hỏi và chia các di tích của Đức Phật gồm cả tàn tro . Họ đem về bộ tộc và xây tháp để thờ (srt.stupas, Av. memorial mounds).

Tương truyền rằng vua A-Dục ( King Asoka trị vì từ 273-232 tr. TL) đã phân chia các di tích của Đức Phật để thờ phượng trong 84,000 tháp được xây khắp đế quốc Ấn độ.

*4 thánh tích có liên hệ đến cuộc đời của Đức Phật  như sau:
1.      Lumbini: nơi Đức Phật ra đời.
2.      Buddha Gaya: nơi Đức Phật thành đạo.
3.      Isipatana, hiện giờ là Sarnath: nơi Đức Phật thuyết Pháp lần thứ nhất.
4.      Kusinagara: nơi Đức Phật nhập diệt.

                                                       *

                                       *                                 *

 

*Những bài học từ cuộc đời của Đức Phật Thích-ca:

 

1. Ý chí phi thường: Thái tử Siddartha đã dứt khoát buông bỏ đời sống sang trọng, công danh, lợi lộc, quyền quý và mọi lạc thú ở hoàng cung để thực hiện  một hành trình tôn giáo hướng tới sự giải thoát tâm linh và sự an bình trong tâm hồn ( religious journey to spiritual freedom and inner peace) để đi đến giác ngộ.

2. Tầm sư học đạo: Thái tử đã tìm đến nhiều bậc thầy là các đạo sĩ nỗi danh để học hỏi những tư tưởng triết học tôn giáo, để thực nghiệm tâm tinh và thực hành thiền định.

3. Tìm bạn đồng tu: Thái tử đã gia nhập với 5 bạn đồng tu khổ hạnh để trao đổi kiến thức và hổ trợ việc tu hành.

4. Sẵn sàng sửa chửa sai lầm: Vừa khi nhận thấy lối tu khổ hạnh có chỗ sai lầm, Thái tử rời bỏ lối tu này ngay.

5. Con đường trung đạo hay con đường ở giữa 2 cực đoan: một bên là đời sống sang trọng đầy lạc thú, một bên là đời sống khắc khổ hành xác.

6. Tập trung tư tưởng : Thái tử đã tập trung tư tưởng vào vấn đề khổ đau của kiếp người, ông hết sức miệt mài suy tư về nỗi khổ đau này. Do đó ông đã khám phá được chân lý.

7. Tìm về quá khứ: Đức Phật đã nhớ lại Thầy xưa, Bạn cũ; ngay sau khi Ngài vừa giác ngộ, Ngài đi tìm lại các vị này để trình bày những thành quả của chân lý mình vừa mới khám phá ra.

8. Cần nhiều người hằng tâm, hằng sản để trợ giúp trong việc phát triển cơ sở : xây tu viện, xây chùa.

9. Cải cách xã hội (Social change, Social reform):  - Đức Phật đã không chấp nhận chế độ đẳng cấp đầy bất công trong xã hội Ấn độ. - Đức Phật đã nâng cao địa vị người phụ nữ, giảm thiểu sự kỳ thị Nam - Nữ ở trong xã hội Ấn độ vào thời bấy giờ. - Đức phật đã có lòng từ bi đối với mọi người, nhất là trong lúc họ đang cần sự giúp đỡ.

Theo Ngài, mọi người - hay mọi sự vật- đều được liên-hệ-lẫn-nhau (inter-related), và có sự-liên-kết-chằng-chịt với nhau (inter-connectedness). Ngài đã khai mở nền Phật giáo dấn thân (engaged Buddhism) trong lịch sử của đạo Phật. 

10. Cũng như mọi người, cuộc đời của Đức Phật lịch sử đã trải qua các giai đoạn: sanh, lão, bệnh, tử (birth, old age, sickness, death).                                         

      

 

***

Như chúng ta đã biết , kể từ khi sau ngày Đức Phật giác ngộ, Ngài đã cống hiến cuộc đời của mình trong 45 năm để thuyết giảng giáo pháp (Dharma) của Ngài, thành lập tăng đoàn (Sangha) và đặt ra các giới luật (Discipline) cho tăng ni và phật tử. Ngài đã có một đời sống đạo đức rất đáng tôn kính, Ngài luôn  thể hiện lòng từ bi cho tất cả mọi người, ngay cả giờ phút gần nhập diệt, Ngài cũng đã hết lòng từ bi như trường hợp ông thợ rèn Cunda. Vào thế kỷ thứ V và thứ VI trước công nguyên xã hội của Ấn độ đầy bất công, lại có quá nhiều hiền triết cạnh tranh lập thuyết, người dân Ấn độ đã đón nhận triết lý của Đức Phật như là một ý tưởng mới để cải cách xã hội, để thực hành một giáo phái mới trên con đường đi tìm sự giải thoát. Đức Phật đã cống hiến những thực nghiệm tâm linh, lòng từ bi, những mẫu mực đạo đức thánh thiện không những cho người dân Ấn độ lúc bấy giờ mà còn cho nhân loại sau nầy nữa. Giáo pháp của Phật đã giúp con người đi tìm sự giải thoát và thực hành một quan sống tốt đẹp trong đời sống hằng ngày. Tăng đoàn của Ngài lúc đó gồm có nhiều Tăng, Ni và Phật tử đã góp sức trong việc truyền bá đạo Phật.

 

                                                            Toronto,  07 February 2015.

                                                             Nguyễn vĩnh Thượng

 Cùng một tác giả:

-          Ý nghĩa ngày Phật đản, Toronto: 1985, click link:

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2014/02/y-nghia-ngay-phat-nguyen-vinh-thuong.html

 

-          Ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam. Toronto: 1985

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2013/11/y-chi-ve-oc-lap-cua-dan-toc-viet-nam.html

 

-          Getting to know the Union of Injured Workers in Toronto. Toronto: 1986

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2013/11/getting-to-know-union-of-injured-workers.html

 

-          A Cross-Cultural Glimpse of the Vietnamese People in Canada. Toronto : 1994

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/p/essays.html

 

-          Trương vĩnh Ký: Nhà Văn Hóa Lỗi Lạc. Toronto: 1999

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2013/09/truong-vinh-ky-nha-van-hoa-loi-lac.html

 

-          Cao lãnh, Quê hương tôi. Toronto: 2004

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2013/12/cao-lanh-que-toi_8564.html

 

-          Về một nhà giáo dục thời VNCH: GS TS Nguyễn thanh Liêm : Nhà Văn Hóa Giáo Dục

Nhân Bản Việt Nam. Toronto: 2009

http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/2013/11/ve-mot-nha-giao-duc-thoi-vnch.html

 

-          Phật giáo như là một triết học hay một tôn giáo. Toronto:2014

            http://an-phong-an-binh.blogspot.ca/

 v..v…

 

        

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2014(Xem: 16708)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4464)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8926)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 8389)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 13504)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 26659)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 39014)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62375)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12571)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15684)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]