Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Sư Di Lặc

02/02/201104:00(Xem: 5497)
Luận Sư Di Lặc

tuyentapmungxuan

LUẬN SƯ DI LẶC
Bình Anson
(http://budsas.blogspot.com)

bodhisattva-maitreya-contentNhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.

*

Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda): Di-lặc (Maitreya-nātha), VôTrước (Asaga), Thế Thân (Vasubandhu). Tuynhiên, theo truyền thống, nhiều người tin rằng đây chính là Bồ-tát Di-lặc (BodhisattvaMaitreya) – vị Phật tương lai, và hiện đang ngự tại cung trời Đâu-suất (Tusita).

Sự khác biệt này bắtnguồn từ nhiều lý do, trong đó:

(a) trong thời kỳĐại thừa bắt đầu phát triển tại Ấn Độ, người ta vì tôn kính các luận sư caotăng nên có khuynh hướng tôn xưng quý ngài là các vị Bồ-tát; từ đó,có thể đã có sự nhầm lẫn giữa ngài luận sư Di-lặc là thầy của ngài Vô Trước vàngài Bồ-tát Di-lặc, vị Phật tương lai;

(b) một số các bàiluận thường giải thích là do quý ngài ấy hiểu được qua trạng thái nhập định (samadhi)và tham cứu với các vị Bồ-tát ở các cung trời, nhất là với ngài Bồ-tát Di-lặctại cung Đâu-suất.

Ngài Di-lặc, theoWikipedia, được xem là tác giả, hoặc đồng tác giả với ngài Vô Trước, của cácluận phẩm:

1) Yogācāra-bhūmi-śāstra (Du-già sưđịa luận, T1579)
2) Mahāyāna-sūtrālamkāra-kārikā (Đại thừa kinh trang nghiêm luận, T1604)
3) Madhyānta-vibhāga-kārikā (Trung biên phân biệt luận hay Biện trung biênluận, T1599, 1600, 1601)
4) Ratna-gotra-vibhaga, còn có tên là Uttara-ekayāna-ratnagotra-śāstra (Cứucánh nhất thừa bảo tánh luận, T1611)

5) Dharma-dharmatā-vibhāga (Pháp pháptính phân biệt luận)
6) Abhisamaya-alamkāra (Hiện quán trang nghiêm luận )

Hai quyểnAbhisamaya-alamkāra và Dharma-dharmatā-vibhāga chỉ tìm thấy trong kinh thư TâyTạng, và Abhisamaya-alamkāra được dịch sang tiếng Hán trong thập niên 1930. Cóquan niệm cho rằng dường như 2 quyển này được trước tác về sau, không phảitrong thời kỳ của ngài Vô Trước.

Theo bản mục lụccủa Đại chính Tân tu Đại tạng kinh, ngài Bồ-tát Di-lặc là tác giả của:

(trong Bộ Luật)

T1499: Bồ Tát Giới Yết Ma Văn, 1quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1501: Bồ Tát Giới Bổn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

(trong Bộ Du-già)

T1579: Du Già Sư Địa Luận, 100 quyển,[Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1601: Biện Trung Biên Luận Tụng, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường HuyềnTrang dịch]
T1615: Vương Pháp Chánh Lý Luận, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường HuyềnTrang dịch]

* * *

Hình bên trên:
Bodhisattva Maitreya from the 2nd Century Gandharan Art Period
(http://www.enotes.com/topic/Maitreya)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 6740)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2686)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 2377)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2959)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5777)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 10145)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/09/2010(Xem: 12584)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
17/09/2010(Xem: 5090)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 2386)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
10/09/2010(Xem: 58443)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]