Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Ðêm Nhìn Sao Mai Mọc Nơi Rặng Hy Mã Lạp Sơn Ðến Những Con Ðường Thôn Dã Của Quê Hương - Thích Phước An

05/01/201118:09(Xem: 2258)
Từ Ðêm Nhìn Sao Mai Mọc Nơi Rặng Hy Mã Lạp Sơn Ðến Những Con Ðường Thôn Dã Của Quê Hương - Thích Phước An

ducphatthichca


phatthanhdao-01

Từ Ðêm Nhìn Sao Mai Mọc Nơi Rặng Hy Mã Lạp Sơn
Ðến Những Con Ðường Thôn Dã Của Quê Hương

Thích Phước An

Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa"

Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:

Khi Vô Ngôn Thông được hỏi về thiền và thiền sư, ông đã im lặng lấy tay chỉ vào một gốc cây Thoa lư. Thiền và thiền sư trong lãnh vực đàm luận có thể là những khái niệm trừu tượng, gốc cây Thoa lư là một hình ảnh cụ thể của thực tại, nếu nhìn gốc cây Thoa lư trong chính thực tại của nó tức là đã xâm nhập thế giới thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư không bao giờ muốn đưa học trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng" (1).

Tất nhiên, trong các tông phái của Phật giáo, thì thiền là tông phái gây cảm hứng mạnh mẻ nhất trong mọi lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. Ðặc biệt là trong lĩnh vực thi ca. Nhưng theo tôi, chính Ðức Phật mới là người đầu tiên khai mở dòng cảm hứng bất tận ấy cho những nghệ sĩ sáng tạo.

phat-thanhdao-01021Ðọc lịch sử đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao mai vừa mọc thì thái tử Tất Ðạt Ða hốt nhiên đại ngộ (Anuttara Samyak Sambodhi) mà người Trung Quốc đã dịch là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nghĩa là chứng nhập chân lý tối cao.

Ta có thể đặt câu hỏi, tại sao đức Phật không hốt nhiên đại ngộ vào buổi trưa hay buổi chiều? mà biến cố ấy lại xảy ra vào lúc sao mai mới mọc? Phải chăng đó là giây phút đẹp nhất? Giây phút mà vũ trụ vừa thức tỉnh sau một đêm dài bị bóng tối vây phủ. Như vậy giây phút mà đức Phật giác ngộ đó, nếu ta nhìn theo cách nhìn của thi nhân thì đó là giây phút mà đức Phật đã nắm bắt được cái đẹp thiên thu của vũ trụ chính trong lòng bàn tay của ngài.

Nhưng thơ là gì? Và tại sao con người phải làm thơ? Thi hào Hàn Mặĩc Tử của Việt Nam, người đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi của mình cho thi ca và nhất là đã từng trải qua những đau khổ nhất cũng như hoạn lạc nhất trong trái tim rỉ máu của mình, đã cho biết vì sao ông làm thơ:

"Tôi làm thơ nghĩa là vì tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú, có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi?"

Trong Trường Bộ Kinh có ghi lại, sau khi rời gốc cây Bồ Ðề, trên đường trở về thành Ba La Nại gặp đạo sĩ Upaka, đức Phật đã reo lên:

Ta là bậc tối thắng, Ta là bậc toàn trí

Xả trừ hết ô nhiễm và trần cấu,

Lìa bỏ tất cả, lửa tham dục đã tắt

Ta không học với ai, thì còn biết gọi ai là Thầy?

Những gì Ta biết Ta không học với một ai,

Không ai bằng Ta trên thế gian này,

Dầu sanh ở cõi phàm hoặc cung trời

Không một ai bằng Ta hết

Ta đã thực sự chiếm được quả giải thoát,

Toàn thế gian Ta là bậc Vô thượng đạo sư,

Ðộc nhất trong đời, hoàn toàn giác ngộ,

Tự ngự trong yên vui vô thượng.

Nếu hiểu thi ca trong tinh thần Hàn Mặc Tử, thì những lời trên của đức Phật cũng có thể tạm gọi là ngôn ngữ của thi ca, vì nó đã được trào vọt ra từ trái tim tràn đầy hoan lạc của một người vừa tìm lại được tự do nơi chính quê nhà của mình sau bao thuở lang thang phiêu giạt tận nơi gốc bể chân trời.

Và rồi sau đó trong gần 50 năm lang thang khắp lục địaẤn Ðộ rộng lớn, từ những cung điện nguy nga tráng lệ của vua chúa đến những căn nhà nghèo khổ tăm tối nhất thuộc giai cấp tiện dân, từ những bậc Thánh ẩn mình trong rừng sâu đến những tay đồ tể giết người, hay từ một tư tưởng gia thông thaí đến những người nông dân chất phác thất học, với lòng từ bi vô hạn, Ngài đã vì sự thống khổ của muôn loài mà tuyên thuyết không biết bao nhiêu thi kệ. Những thi kệ ấy, có khi thì chất phác giản dị từ nội dung tư tưởng đến ngôn ngữ như trong các kinh thuộc thời nguyên thủy, khi như bay bổng tuyệt vời như trong các kinh thuộc đại thừa. Chẳng hạn như Hoa Nghiêm Kinh, ta đọc mà có cảm tưởng như đó là trường thi vĩ đại nhất mà dân tộc Ấn Ðộ đã cống hiến cho thi ca nhân loại, và phải chăng chỉ có một dân tộc được sanh ra dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn cao nhất thế giới thì mới tạo ra một thứ ngôn ngữ kỳ lạ như vậy?

Năm 520 Bồ Ðề Ðạt Ma mang thông điệp Phật giáo Thiền tông đến Trung Quốc. Ðã biết bao thiên niên kỷ trôi qua rồi, vậy mà cái truyền thuyết về việc đức Phật cầm đóa hoa đưa lên trước Pháp hội và nụ cười mênh mông của Tôn Giả Ca Diếp trên đỉnh núi Linh Thứu cùng với đôi mắt của Bồ Ðề Ðạt Ma chín năm trầm hùng nhìn vào vách đá Chùa Thiếu Lâm, đôi mắt sâu thẳm như đang nhìn vào kiếp người đen tối vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo nghệ thuật không những chỉ tại Trung Quốc mà còn cả toàn thể thuộc khu vực miền Viễn Ðông nữa

Nhưng vì Bồ Ðề Ðạt Ma dù sao cũng là người Ấn Ðộ nên theo giáo sư D.T Suzuky, chỉ có công khai mở một trào lưu. Phải đợi đến khi Huệ Năng, một người sanh ra từ đất Trung Hoa, và với thiên tài Huệ Năng thì thiền mới chính thức trở thành một trào lưu tâm linh vĩ đại cho đến ngày nay

Nhưng mảnh đất đã sinh ra Bồ Ðề Ðạt Ma có gì khác biệt với mảnh đất đã sinh ra Huệ Năng? "Còn người Trung Hoa mãi mãi là những đứa trẻ bụi đời, vóc dáng nặng nề không bao giờ dám bay bổng lên mây. Sinh hoạt của họ thường ngày là cày cuốc, là gom lá khô, là xách nước, là buôn bán, là hiếu thảo, làm việc công ích, là quy định những lễ nghĩa rắc rối nhất đời, đại khái có nghĩa là có ý thức về lịch sử, quan sát thời vụ, là ghi lại những dấu vết ấy làm chứng tích của thời gian. Người Trung Hoa có thể tự hào giỏi ghi chép nhất trong đời, trái hẳn với người Ấn Ðộ đánh mất ý niệm thời gian (2).

Vì tinh thần thực tiễn như vậy nên người Trung Hoa say sưa với những gì trên mặt đất này". Núi vút trời cao, nước đi ra biển, cây trổ hoa xuân, hoa đơm tàn đỏ. Trăng sáng thì nhà thơ say sưa trổ khúc thái bình"

Lục tổ Huệ Năng là một người con của một đất nước như thế, mà lại sống cùng thời đại với Lư Chiếu Tân (637-690), Mạnh Hạo Nhiên (689-740) và Vương Duy ( 710-776) v.v. tức là những tên tuổi lớn của thi ca Trung Quốc thời sơ Ðường. Ðặc biệt là khi Lục tổ Huệ Năng đang du thuyết đạo thiền thì Lý Bạch, thi hào được xem như là vĩ đại nhất của Trung Quốc đã là cậu thiếu niên 12 tuổi, và năm Huệ Năng viên tịch thì thi hào Ðổ Phủ vừa chào đời được một năm, Ðổ Phủ sanh 712 và mất 770. "...Huệ Năng viên tịch năm 713, thọ 76 tuổi, nhằm thời thịnh Ðường thiên hạ vui cảnh thái hoà và văn hóa Trung Quốc vút đến tuyệt đỉnh vinh quang trong lịch sử (4)

Bởi vậy, dù không phải là một thi nhân, nhưng khi đem những vấn đề huyết mạch nhất của tư tưởng Phật giáo để giải thích cho người Trung Hoa thì Huệ Năng đã sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh thi ca, ví dụ đoạn này trong Pháp Bảo Ðàn Kinh:

"Huệ Năng này bước ra ngồi xếp bằng trên tảng đá, Huệ Minh làm lễ nói rằng: Mong hành giả nói pháp cho tôi nghe!

_Huệ Năng nói: Nếu ông vì Pháp mà đến, thì nên dứt tưởng niệm, lành dữ thảy đừng nghĩ tới. Huệ Minh vâng lời.

_Giây lâu Huệ Năng lại nói: Ðừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay lúc này đây đưa cho tôi xem cái "bản lai diện mục" của ông trước khi mẹ ông sinh ra

Giáo sư D.T Suzuki cho rằng, đoạn kinh trên làsự sáng tạo vĩ đại nhất của thiên tài Trung Hoa" đó là một chân trời mới mà Huệ Năng đã mở ra cho Thiền cổ truyền Ấn Ðộ. Ở cách nói ấy, ta không thấy gì là Phật Giáo hết, thế có nghĩa là Huệ Năng tự vạch ra cho mình một con đường riêng rẻ diễn đạt một chân lý thiền theo kinh nghiệm riêng độc đáo, và đầy tinh thần sáng tạo trước Huệ Năng để biểu thị kinh nghiệm ấy, người ta vay mượn đó đây, mượn chữ cũng như mượn phương pháp nói rằng:"ông là Phật" hoặc là "Phật ở trong ông" thật quá sáo, quá chìm, vì quá trừu tượng, quá khái niệm. Những câu nói ấy đành là có chứa đựng một chân lý thâm diệu nào đó, nhưng thiếu cụ thể, không đủ sinh khí lay hồn ta chìm lỉm giữa trừu tượng và từ chương vậy. Huệ Năng chất phác ở tâm, mộc mạc ở trí, không nhiễm phải cái học của đạo và đời, Huệ Năng có thể nắm lấy chân lý nóng hổi trong tay, và đó là chổ tươi mát khác thường của tâm trí trong khi tiếp xử với đời" (5)

"Chất phác ở trong tâm, mộc mạc ở trí"

Có lẽ đấy chính là điểm gặp gỡ quan trọng nhất giữa thiền (Nhất là thiền của Huệ Năng) và thi ca. Ðặc biệt là sau hai câu thơ lừng danh của Bàng Uẩn, một trong những cư sĩ trác việt nhất của Phật giáo thiền tông Trung Quốc:

Thần thông tịnh diệu dụng

Vận thủy cập ban sài

(Này thần thông! Này diệu dụng!

Ta gánh nước! Ta đốn củi! )

Khởi đầu là Trung Quốc, rồi sau đó tràn qua Nhật Bản, Triều Tiên, rồi tất cả các quốc gia thuộc khu vực miền Viễn Ðông, tại các thiền viện, chùa chiền, trong các công án, pháp ngữ hay kệ thị tịch của các thiền sư, ta thấy tràn đầy tinh thần thi ca.

Tại Việt Nam, ngoài các thiền sư thi sĩ đời Lý, Trần, ta còn thấy đầu đời hậu Lê có bậc anh hùng Nguyễn Trãi, một con người hoàn toàn cô độc trước thời đại mình đang sống, đã luôn luôn mong ước dù chỉ một lần thôi, được đến tận nguồn của suối Tào Khê, nơi mà lục Tổ Huệ Năng đã khai mạch cho dòng suối tâm linh vĩ đại ấy:

Bán sinh khưu hắc tiện u thê

Thiền pháp phân minh thính điểu đề

Vạn lý Nam lai sơn thủy viễn

Nhất sinh năng kỷ quá Tào Khê

(Nửa đời ẩn dật sẵn hang sâu

Vang động gian chùa tiếng nhạn kêu

Muôn dặm từ Nam non nước thẳm

Một đời mấy bận tới Tào khê)

Vì nước của dòng suối ấy, Nguyễn Trãi tin tưởng rằng, không chỉ rửa sạch những đau khổ của chính mình thôi mà còn cả mọi sinh linh thống khổ khác nữa:

Môn tiền nhất phái Tào Khê thủy

Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần

(Trước cửa Tào Khê dòng nước chảy

Rửa hết bụi bặm bao nhiêu kiếp của nhân gian)

Trong một bài thơ chúng ta biết rằng, Nguyễn Du đã trì tụng kinh Kim Cang hơn cả ngàn lần, vậy mà thi hào của chúng ta vẫn không hiểu hết ý nghiã sâu xa của Kinh. Cuối cùng phải nhờ bài kệ đắc pháp của lục Tổ Huệ Năng mới chợt nhận ra rằng, con đường đi vào thực tại không qua ngôn ngữ mà chính là con đường của vô ngôn, nghĩa là con đường của im lặng:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ

Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu

Minh kính diệc phi đài

Bồ đề bổn vô thọ

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh

Cập đáo phần kinh thạch đài hạ

Tài tri vô tự thị chân kinh

(Ta giải thoát khi nào trong lòng đã sáng tỏ,

Linh Sơn ở ngay trong chính ta,

Gương sáng vốn không đài,

Cây Bồ Ðề cũng không có gốc,

Ta đã từng đọc kinh Kim Cang hơn ngàn lần,

Ý nghĩa sâu xa vẫn chưa hiểu hết,

Chỉ đến khi đứng trước đài phôi kinh

Mới hay rằng "vô tự" mới chính là chân kinh).

Nhưng tại sao một số Tổ sư của Phật Giáo mà lại dấy động được cả phong trào thi ca rầm rộ như vậy?

Tôi nhớ hồi nhỏ tôi đọc được Pháp Bảo Ðàn Kinh tại một ngôi chùa ở vùng núi non hẻo lánh thuộc miền Trung. Thôn quê vốn đã vắng vẻ tịch mịch, mà cách đây 40 năm lại càng vắng vẻ và tịch mịch hơn. Hồi đó tôi mới học lớp 4 hoặc lớp 5 ở trường làng, nên dĩ nhiên đọc Pháp Bảo Ðàụn Kinh cũng như đọc chuyện cổ tích vậy thôi.

Nhưng chính nhờ đọc như chuyện cổ tích mà tôi mới thấy hình ảnh của Lục Tổ Huệ Năng gần gũi với tuổi thơ của tôi vô cùng, tôi cứ tưởng tượng cái xứ Lĩnh Nam mà Lục Tổ nói là nghèo khổ quê mùa đó chắc cũng giống như quê của tôi, cũng những người nông phu ra đồng cày ruộng, cũng những người tiều phu lên rừng đốn củi. Ngôi chùa Ðông Thiền núi Hoàng Mai sinh hoạt cũng giống như những ngôi chùa trong rặng núi quê tôi, nghĩa là cũng xay lúa, cũng giã gạo, bữa củi, nhiều khi tôi còn tưởng tượng hình ảnh của cụ Lục Tổ mặc chiếc áo tràn màu nâu đất, mang đôi guốc gỗ lầm lũi bước đi, đó lúc là nơi núi rừng chập chùng, có khi là trên những con đường thôn dã giữa những người nông dân chân lắm tay bùn.

Khi lớn lên lưu lạc các chùa ở thành phố, sống giữa thế giới văn minh tiến bộ, nên tất nhiên tôi cũng không còn đọc Pháp Bảo Ðàn Kinh như đọc một câu chuyện cổ tích nữa, nhưng lúc nào hình ảnh của Lục Tổ Huệ Năng, ngôi chùa xưa dưới bầu trời cao rộng, nơi một vùng quê tĩnh mịch vẫn cứ sống êm đềm trong ký ức tuổi thơ xa xôi của tôi.

Và tôi cũng nghĩ rằng, hễ bất cứ cái gì đưa tâm hồn con người đi lên, đưa con người tiến về cái đẹp, thì cái đó chính là hình ảnh thi ca vậy.

Dường như thế giới càng văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì tâm thức của con người càng hoang mang và lạc lỏng bấy nhiêu. Sự hoang mang đó có lẽ cũng giống như sự hoang mang của Thần Tú (một con người rất uyên bác) khi Ngũ Tổ bảo phải làm một bài kệ khác để trình cái sở chứng của mình: "Tâm trung hoảng hốt, thần tứ bất an, du như mộng trung hành tọa bất lạc" (trong lòng hoảng hốt, thần tứ chẳng an, dường như giấc mộng, đi ngồi chẳng vui) (6). Nghĩa là bất an và đau khổ vì cái sở học uyên bác của mình.

Có lẽ nhân loại đang đứng trước thế kỷ 21 này, nên khởi sự học lại từ đầu cái mà Lục Tổ Huệ Năng đã bị mắng là "nhĩ giá lạp lão bất tri" ( con người man rợ này chẳng biết chi hết) thì mới mong tìm được một nền văn minh đích thực cho chính mình chăng?

Nha Trang mùa hạ 98

Chú thích:

(1) Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập 1 Nguyễn Lang, trang 204 NXB Văn Học, Hà Nội 1994
(2) Thiền Luận, D.T Suzuki, Trúc Thiên dịch, trang 144, NXB An Tiêm, Sài Gòn 1973

(3) "Trang 161

(4) "Trang 356

(5) "Trang 331

(6) Pháp Bảo Ðàn Kinh, phẩm Tự tự

(7) "_____, phẩm Tự tự

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2021(Xem: 5740)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
01/11/2021(Xem: 5421)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
05/09/2021(Xem: 14805)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
07/07/2021(Xem: 6508)
Đâu phải .... đợi đại dịch thế kỷ này người ta mới run sợ ! Xưa nay chưa ai trốn thoát thần tử ...sao mãi âu lo Đến không biết trước ...đừng xem tử vi để đoán mò Cần nắm vững thấu hiểu....hiên ngang đối diện !
26/06/2021(Xem: 9597)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
23/06/2021(Xem: 4978)
Khi kiếp người bạn thấy lòng chán nản Thì tìm Phật cảnh giới nào bạn ơi ! Chuyện ghét thương va chạm giữa cuộc đời Cũng là Phật nơi con người chưa tỉnh Hãy thiết tha giữ tâm mình chân chính Để yêu thương từng bản tính con người Sống vươn lên vun vén mỗi nụ cười Là hoa Phật nở giữa đời phiền trược Nhìn mây trôi lững lờ qua bóng nước Hoặc con đò ngược gió lướt mái nghiêng Giữa đêm khuya chiếu diệu mảnh trăng hiền Thể tánh nước vẫn bình nguyên thanh tịnh
22/05/2021(Xem: 7294)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Ba ngàn thế giới đón Như Lai. Hoa Đàm nở cho ngàn năm vang bóng Phật Đản Sanh đặng muôn thuở ca mừng.---- Pháp thoại của TT Nguyên Tạng: Sự & Lý: Lễ Phật Đản 2645, SỰ & LÝ: LỄ PHẬT ĐẢN 2645 Thời Pháp Thoại thứ 237 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 22/05/2021 (11/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/05/2021(Xem: 5197)
Đại lễ Phật đản mỗi năm được tổ chức trang hoàng hoành tráng tùy theo điều kiện mỗi phương vực khác nhau với ước nguyện biểu dương ánh sáng bao la Đại Trí, Đại Bi soi sáng lối đi cho những ai đang chìm ngập trong bóng tối của vọng tưởng điên đảo, muốn tìm con đường tự giải thoát và giải thoát cho nhiều người. Nhưng, thực tánh của hành lễ chính là trong khoảng thời gian và không gian tịch tĩnh, trong đó, đệ tử của Đức Thế Tôn bằng tất cả nghị lực tinh tấn, thanh tịnh thân tâm, tụng đọc và tư duy về những lời dạy cuối cùng của đức Thế Tôn, để đạt được những điều chưa đạt được.
13/05/2021(Xem: 6293)
Nhân ngày trăng tròn tháng Vesakha, toàn thể Phật giáo đồ khắp năm châu hân hoan đón mừng kỷ niệm lần thứ 2645 năm, ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thị hiện ra đời. Nhìn hình ảnh sơ sinh của Đức Phật bước qua bảy đóa sen đang bừng nở, ta không nghĩ đó là bức tượng bình thường mà là một tác phẩm nghệ thuật tinh mỹ. Bức họa không lời ấy làm rung động lòng người qua năm tháng, tới nay hơn hai nghìn sáu trăm năm mà vẫn trọn đầy sức sống linh động trong cõi tục thế gian. Ngài xuất hiện như vầng hào quang soi sáng khắp muôn loài vạn vật, như mặt trời trí tuệ xóa tan bóng tối vô minh, phiền não; là bậc Thầy của trời người, đấng cha lành của hết thảy chúng sanh trong các quốc độ. Ngài tìm phương pháp diệt trừ các căn bệnh tham dục, khát ái và dẫn dắt chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.
09/05/2021(Xem: 3903)
Trên đời này cái “ta” là duy nhất (1) Phật Thánh Phàm đều quyết định bởi “ta” Thập pháp giới (2) nếu muốn được an hòa Tâm phải sống vị tha và hiểu biết “Tri Kiến Phật” (3) đó là điều đặc biệt Phật ra đời để “Khai Thị” chúng sanh “Ngộ Nhập” bằng sự nỗ lực tu hành Quán chiếu tâm cùng triệt tiêu bản ngã Hành khất thực bốn chín năm hoằng hóa (4) Sống dưới cây hằng bảo vệ thiên nhiên (5)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567