Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật về nhân bản và giác ngộ

15/04/201515:29(Xem: 8498)
Đức Phật về nhân bản và giác ngộ
buddha

ĐỨC PHẬT
VỀ NHÂN BẢN & GIÁC NGỘ.
  • Lễ VESAK 2015.
 

 

Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.

 

Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất mà chúng ta đang có mặt nầy đã hơn 2.559  năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ thứ 21. Thế kỷ mà phần nhiều mọi người đều cho rằng : sự vươn mình lên tầm đỉnh phát triển khoa học, kỷ thuật, văn minh trong đời sống xã hội con người, và cũng có một số quan điểm cho rằng : thời kỷ phát triển của “Văn hóa tâm linh” từ các thể thức tôn giáo, trong đó có phần phát biểu của người theo Đạo Phật.

 

Tổ chức Liên Hiệp Quốc dù không công bố, hay chưa có cơ hội công bố, thì giáo lý Đức Phật nghiễm nhiên từ xa xưa cho đến ngày nay cũng đã trở thành một Thông Điệp tình thương, bình đẳng và trí tuệ, luôn thể hiện tính cách tôn trọng sự sống, không những cho loài người mà còn cho cả muôn loài. Nhất là giữa con người với con người khi được có mặt trong cộng đồng xã hội, mà trước đây là xã hội phân chia giai cấp một cách rạch ròi của Ấn Độ, khi ấy Đức Phật đã tuyên bố :

 

“Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ,

trong dòng nước mắt cùng mặn.”

 

Càng tiến xa hơn, như một tuyên ngôn giải phóng và giải thoát những điều đã và đang đè nặng một cách lầm lỳ chấp thủ cố hữu của một lớp người không những trước đây và ngay cả bây giờ, một khi họ đang đứng trong địa vị, giai cấp, hay dòng họ nào đó, và nhìn sang một giai cấp, dòng họ khác bằng một cái nhìn thiển cận thấp kém, có chiều xu hướng theo truyền thống, tập tục.v.v… nhẹ tưng bởi từ những chất liệu thiếu ý thức nhân tính. Chính vì lẽ đó mà Đức Phật, lại một lần nữa xác định tính nhân bản trong đạo lý từ bi và trí tuệ của Ngài :

 

“ Bần tiện không vì sanh,

 Phạm chí không vì sanh,

 Do hành sanh bần tiện,

Do hành sanh Phạm chí.”.

                                       Kinh Tiểu bộ I

 

Và cũng chính bắt đầu từ đó, giáo lý Đức Phật như một hệ thống thanh lọc dẫn máu để nuôi dưỡng sự sinh tồn toàn mãn đến cơ thể của nhân loại đã có tự ngàn xưa và cho đến tận ngàn sau nữa. Do đó, trước khi tổ chức Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố Phật Đản Quốc tế, chúng ta có dịp nghe những lời phát biểu hữu ích từ các nhà thức giả nói về Đức Phật như sau : “ Tinh hoa của Đạo Phật là cho con người có được Hòa bình, Từ bi, Thông cảm, Hiểu biết, Bất bạo động và Bình đẳng” (Narendra Bikrana Shait). 

 

Tất cả những cốt lõi ấy từ hơn 2.500 năm nay, đã thật sự tác động và tưới tẫm lên hằng triệu triệu tâm hồn trong mọi lảnh vực sinh hoạt từ xã hội của con người, và do con người bằng nhận thức hiểu biết trước sự vận hành của thế giới vật chất, một quỷ đạo gần như duy nhất mà tất cả mọi sinh loại đã và đang sống hay sẽ sống phải bị rơi vào trục quay cuốn cuồn điên đảo, bởi do lực hấp dẫn cảm thụ, nguyên nhân phát sinh mọi khổ đau, và cũng từ đó lại tạo thêm nhiều khổ pháp theo từng chập ác tư duy ngay thời gian hiện tại.

 

Trở lại vấn đề Nhân Bản; đó là tinh thần đạo đức bao dung, tự do hòa hợp từ trong lương tâm đến và cho sự cộng sinh của nhân loại. Xét thấy tính Nhân Bản hay Nhân Văn, nó phải được vượt thoát ra ngoài hình thức lề lối biện hộ về phong tục, tín ngưỡng.v.v…  Nó chỉ được nói đến hay tán đồng bởi từ những nhận thức về chất liệu thiện chí hiểu biết đạo đức, kết nối lương tri và lương tâm qua cộng đồng của con người. Tính Nhân Bản ấy được xem là giải pháp tồn tại lâu dài cho nhân loại, và tất nhiên không thuộc phạm vi giáo điều mặc khải, hay sự ước lệ quyết đoán nhân danh của một thần linh huyền ký nào.

 

Từ lảnh vực hoạt động trong xã hội con người, nhất là trong những thời kỳ cận đại và hiện đại nầy, tinh thần nhân bản được hiểu qua một số ý nghĩa như sau :

 

1/- Được nói đến thực tính Tình thương và Hạnh Phúc

2/- Đề cao phẩm chất con người.

3/- Tôn trọng sự phát triển khả năng kiến thức của con người.

4/- Tôn trọng tính sáng tạo

5/- Tôn trọng và đề cao sự hiền thiện của con người.

 

Trong khi tính Nhân bản ngày càng phát triển và tôn trọng trong xã hội, cũng chính là sự phát triển ý thức trong sáng tự do, bình đẳng, hạnh phúc và nhân phẩm bằng ý tưởng lành mạnh được ngang qua chiều hướng thượng. Do đó, việc họa phước, lành dữ, tốt xấu.v.v… không tự dưng ai ban cho hay giáng đến, mà là do ;

 

“Họa phúc vô môm

Duy nhơn tự triệu”.

 

Cùng thế ấy, với sự cảnh tỉnh qua lời dạy của Ngài Bồ tát Shantideva (Tịch Thiên) :

“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm, như cây bám chặt rễ vào đất” (Nhập Bồ Tát Hạnh – 34).

 

Đây là một trong những yếu tố nhân bản, mà cũng là ý thức giác ngộ giữa muôn trùng pháp duyên sanh diệt nơi thế gian để đưa đến hạnh phúc hay đau khổ, hiển thị tình thương hay hận thù… Thế nhưng, trước bao sự kiện và hiện tượng trong cuộc sống luôn chuyển động không ngừng thay đổi theo từng chập thời gian sanh hóa và tiêu tàn. Đồng thời, kiến thức nó luôn phân định, so sánh bởi những tư duy chủ nghĩa, tôn giáo, tông phái , đảng phái, chủng tộc, ta người. Nó luôn là sự chất chồng kết tập để trở thành thói quen nô lệ, kết quả từ dục tham, dục tưởng mà ra. Chính nó là đặc tính từ lòng tham lam, nó luôn là sự phân biệt khách chủ, vinh nhục, được mất, tốt xấu, đòi hỏi và từ chối, phấn khởi và thất vọng.v.v… rồi dẫn đến những cuộc đấu tranh, khổ vui, xây dựng và tàn phá…

 

Qua một vấn đề khác, gần đây có cụm từ được đề cập đến khá phổ biến, đó là : “Văn hóa tâm linh” , một khi có cơ hội kiến tạo một cảnh quan du lịch mà trong đó có chịu phần ảnh hưởng đến hình thức tín ngưỡng, hay xây dựng một bảo tượng Đức Phật, Bồ Tát.v.v… thì được xem đó là thời kỳ phát triển “Văn hóa Tâm Linh” hay “Du lịch Tâm linh”. Thiết nghĩ, “văn hóa tâm linh, hay du lịch tâm linh” không phải chỉ có cách nghĩ đơn thuần qua hiện tượng như thế, nói một cách khác; nó có thể trở thành cái vỏ khổng lồ mà thực chất bên trong là trống ruột.

 

Điều ấy cho chúng ta thấy rằng : Nó phải được nhiếp tâm tu tập, có mang lại hệ quả và hiển lộ của sự tu tập, nó phải được thành tựu phạm hạnh  qua các pháp của bậc Thánh, hay đang lạc trú từ các pháp của bậc hữu học từ phía tác nhân. Tức nhiên, nó phải được vuợt thoát ngoài vòng lẩn quẩn tính toán lợi hại hơn thua.v.v… Khi một trong những ý niệm ấy có manh nha trong việc kiến tạo, xây dựng nói trên, thì bấy giờ chưa thật sự đúng nghĩa “Văn hóa tâm linh” .

 

Một điểm khác nữa, cho rằng thời kỳ phát triển Văn hóa tâm linh, ở đây chúng ta có thể nói rằng; hiện nay là thời kỳ mà chúng ta đang phát tâm hướng vọng, chiêm ngưỡng, lễ bái và hấp thụ đến sự thành tựu “Văn hóa tâm linh” từ Đức Phật, Chư Bồ Tát, Lịch Đại Tổ Sư, Thiền sư, và các bậc tiền hiền trước đây đã để lại như một công trình siêu vượt vĩ đại cho vũ trụ và nhân sinh. Chúng ta có thể hiểu qua công trình vĩ đại tâm linh ấy, như :

 

“Với ai các tùy miên

Hoàn toàn không hiện hữu

Các nguồn gốc bất thiện

Được nhỗ lên trừ sạch…” Kinh Tiểu bộ 1.

 

Những pháp có năng lực đem lại sự thanh tịnh, bình an trong suốt, phải được minh chứng ngang qua hành động sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống, nó không còn là ngôn thuyết cho lý tưởng, mà nó phải là hiện thực tại đây và bây giờ. Một hôm tại khu rừng Gosinga, nơi đây có chư Thánh đệ tử của Phật, và được hỏi đến, làm thế nào để được chói sáng khu rừng Gosinga nầy ? Một trong những Tôn giả, đó là Ngài Ananda  trả lời như sau : “… vị tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe… Nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh… những pháp ấy được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát… Với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên… Tỷ kheo nầy có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga nầy” (Trung Bộ 1, 32).

 

Như vậy, “…Với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên…”  chính là những diệu pháp, thắng pháp để xây dựng nền tảng vĩ đại “Văn hóa tâm linh”. Từ khi Phật và chư Thánh đệ tử, cũng như chư lịch đại Tổ Sư, Thánh Tăng, các bậc tiền hiền đã lần lượt nhập diệt cho đến nay. Nhưng vẫn luôn luôn thắp sáng, rực sáng, chói sáng bằng những diệu pháp thù thắng, vẫn thường hằng đem lại nguồn lạc pháp thanh tịnh bình an, vượt thoát mọi khổ đau cho chúng sanh, chư thiên, và loài người, đều khởi nguồn từ Văn hóa tâm linh ấy.

 

Để kết thúc bài viết hướng về ngày Đức Phật thị hiện vào đời, chúng ta cùng đọc lại lời dạy của Đức Phật như sau : “...Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với các loài sinh vật.”

                                                                                        (Trung Bộ I, 1).

 

Ít nhiều qua sự cảm nhận chơn lý sâu xa ấy trong mỗi lúc hiện tại, đó cũng chính là Đức Phật luôn thị hiện và du hóa vào đời, chớ không phải chỉ một lần cách đây trên 2.500 trước.

 

                                                      Louisiana, New Orleans,  15.04. 2015.

                                                          TUỆ NHƯ (MẶC PHƯƠNG TỬ)

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2021(Xem: 5839)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
01/11/2021(Xem: 5479)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
05/09/2021(Xem: 15068)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
07/07/2021(Xem: 6570)
Đâu phải .... đợi đại dịch thế kỷ này người ta mới run sợ ! Xưa nay chưa ai trốn thoát thần tử ...sao mãi âu lo Đến không biết trước ...đừng xem tử vi để đoán mò Cần nắm vững thấu hiểu....hiên ngang đối diện !
26/06/2021(Xem: 9735)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
23/06/2021(Xem: 5075)
Khi kiếp người bạn thấy lòng chán nản Thì tìm Phật cảnh giới nào bạn ơi ! Chuyện ghét thương va chạm giữa cuộc đời Cũng là Phật nơi con người chưa tỉnh Hãy thiết tha giữ tâm mình chân chính Để yêu thương từng bản tính con người Sống vươn lên vun vén mỗi nụ cười Là hoa Phật nở giữa đời phiền trược Nhìn mây trôi lững lờ qua bóng nước Hoặc con đò ngược gió lướt mái nghiêng Giữa đêm khuya chiếu diệu mảnh trăng hiền Thể tánh nước vẫn bình nguyên thanh tịnh
22/05/2021(Xem: 7377)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Ba ngàn thế giới đón Như Lai. Hoa Đàm nở cho ngàn năm vang bóng Phật Đản Sanh đặng muôn thuở ca mừng.---- Pháp thoại của TT Nguyên Tạng: Sự & Lý: Lễ Phật Đản 2645, SỰ & LÝ: LỄ PHẬT ĐẢN 2645 Thời Pháp Thoại thứ 237 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 22/05/2021 (11/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/05/2021(Xem: 5251)
Đại lễ Phật đản mỗi năm được tổ chức trang hoàng hoành tráng tùy theo điều kiện mỗi phương vực khác nhau với ước nguyện biểu dương ánh sáng bao la Đại Trí, Đại Bi soi sáng lối đi cho những ai đang chìm ngập trong bóng tối của vọng tưởng điên đảo, muốn tìm con đường tự giải thoát và giải thoát cho nhiều người. Nhưng, thực tánh của hành lễ chính là trong khoảng thời gian và không gian tịch tĩnh, trong đó, đệ tử của Đức Thế Tôn bằng tất cả nghị lực tinh tấn, thanh tịnh thân tâm, tụng đọc và tư duy về những lời dạy cuối cùng của đức Thế Tôn, để đạt được những điều chưa đạt được.
13/05/2021(Xem: 6417)
Nhân ngày trăng tròn tháng Vesakha, toàn thể Phật giáo đồ khắp năm châu hân hoan đón mừng kỷ niệm lần thứ 2645 năm, ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thị hiện ra đời. Nhìn hình ảnh sơ sinh của Đức Phật bước qua bảy đóa sen đang bừng nở, ta không nghĩ đó là bức tượng bình thường mà là một tác phẩm nghệ thuật tinh mỹ. Bức họa không lời ấy làm rung động lòng người qua năm tháng, tới nay hơn hai nghìn sáu trăm năm mà vẫn trọn đầy sức sống linh động trong cõi tục thế gian. Ngài xuất hiện như vầng hào quang soi sáng khắp muôn loài vạn vật, như mặt trời trí tuệ xóa tan bóng tối vô minh, phiền não; là bậc Thầy của trời người, đấng cha lành của hết thảy chúng sanh trong các quốc độ. Ngài tìm phương pháp diệt trừ các căn bệnh tham dục, khát ái và dẫn dắt chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.
09/05/2021(Xem: 3968)
Trên đời này cái “ta” là duy nhất (1) Phật Thánh Phàm đều quyết định bởi “ta” Thập pháp giới (2) nếu muốn được an hòa Tâm phải sống vị tha và hiểu biết “Tri Kiến Phật” (3) đó là điều đặc biệt Phật ra đời để “Khai Thị” chúng sanh “Ngộ Nhập” bằng sự nỗ lực tu hành Quán chiếu tâm cùng triệt tiêu bản ngã Hành khất thực bốn chín năm hoằng hóa (4) Sống dưới cây hằng bảo vệ thiên nhiên (5)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567