Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật và vấn đề giáo dục

28/08/201012:01(Xem: 2191)
Đức Phật và vấn đề giáo dục

duc-phat-11


ĐỨC PHẬT VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Thích Minh Thiện
none
none

Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II).

A . DẪN NHẬP

Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II). Lúc sanh tiền, mỗi khi Ngài đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, lúc ngủ, hay thức thì sự chánh niệm của Ngài đều là những bài học vô cùng sống động và hữu ích cho chúng sanh. Hôm nay, nhân kỷ niệm mùa Phật Đản tôi xin chia sẻ cùng hội chúng về nhà GIÁO DỤC VĨ ĐẠI, ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI.

B. NỘI DUNG

I./ ĐỊNH NGHĨA

1. Theo thế gian : “Giáo dục”: Nghĩa là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo có nghĩa là dạy bảo, khuyên nhủ, dạy dỗ, nhắc nhở nhằm phát triển về mặt tinh thần. Dục nghĩa là nuôi nấng, nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm phát triển về mặt thể xác

2. Theo quan điểm Phật giáo .Trong Kinh điển Phật giáo, giáo dục phải hiểu là “giáo hóa”. Từ nầy có gốc từ tiếng Phạn pri-pàka. Giáo là khiến cho con người hiểu và hành được các thiện pháp; Hóa là khiến cho con người xa lìa các ác bất thiện pháp. Tương tợ như từ giáo hóa, trong kinh điển ta còn bắt gặp các từ khai hóa, nhiếp hóa, khuyến hóa, cảm hóa, chuyển hóa,…Tất cả từ “Hóa” trên đây, cái nghĩa của chúng rất quan trọng như: chuyển hóa phàm phu thành Thánh nhân, chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc, chuyển hóa tham, sân, hôn trầm, thụy miên, trạo hối, nghi ( năm triền cái) thành năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Vậy Giáo dục ở đây đồng với nghĩa tu hành.

II/. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC:

“Nhược vô thế gian Sư trưởng tất bất giải lễ nghĩa
Nhược vô xuất thế gian Sư trưởng tất bất giải Phật pháp
Bất tri lễ nghĩa tắc đồng ư dị loại
Bất giải Phật pháp tắc hà dị tục nhơn”
( Tỉnh Am Đại Sư - Khuyến Phát Bồ Đề Tâm)

Theo quan điểm thế gian, người ta quan niệm rằng mục đích giáo dục là đào tạo con người có nghề nghiệp giỏi và có mảnh bằng tốt trên tay, phát triển cả trên phương diện nhân cách đạo đức để mưu cầu sự sống cho bản thân và xã hội ngày càng tốt hơn. Tóm lại, mục đích Giáo dục ở thế gian hướng đến đảm bảo trên cả hai phương diện: vật chất và tinh thần.

Theo đạo Phật, mục đích Giáo dục Phật giáo mang ý nghĩa cao tột hơn, giáo dục Phật giáo không chỉ là việc dạy và học mà là một quá trình chuyển hóa nội tâm. Chuyển hóa cái xấu thành cái tốt, nuôi dưỡng, tưới tẩm, vun bón cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân nhận thức chánh kiến, niềm tin chánh kiến, phẩm chất, tâm linh thanh cao. Đây là hành trang cho mỗi cá nhân đi vào đời có cuộc sống an lạc, gia đình hạnh phúc, xã hội công bằng, giàu đẹp. Do đó, ta có thể nói giáo dục Phật giáo là giáo dục hòa bình, giáo dục nhân cách con người, giáo dục sự bình đẳng, không phân biệt, kỳ thị giai cấp, tôn giáo,….. Đức Phật dạy: “Không có giai cấp ở những con người có dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”
Với mục đích hoằng dương Chánh Pháp, Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài hãy tiếp tục ra đi, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của Chư Thiên và loài người. “Nầy các Tỳ kheo, hãy đem lại sự tốt đẹp, hoằng pháp lợi ích cho nhiều người, hãy hoằng dương Chánh Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, toàn hảo cả trong tinh thần và văn tự, hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng và toàn thiện” (Kinh Mahàvagga - Sanyatta – Nikaya).
Kho tàng Giáo lý mà Đức Phật để lại cho nhân gian ví như ngọn đèn trong đêm tối, như la bàn cho người đi biển.

Đức Phật đã dạy rất cụ thể trong Kinh Chuyển Luân Thánh Vương, thuộc Trường A Hàm, nền tảng để người đệ tử Phật thực thi nếp sống vững chải, an lạc, hạnh phúc : “Các ngươi phải siêng năng tu tập các điều thiện mà được mạng sống lâu dài. Nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”.

Vì vậy, mục đích Giáo dục của Đức Phật là để giúp con người có cái nhìn chánh kiến, hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, duyên khởi của các pháp, đưa con người trở về tâm an định, vững vàng, không sợ hãi, không rơi vào những thói quen tham lam, giận dữ, thù hận, đau khổ, tuyệt vọng, có phương pháp chế ngự và chuyển hóa các tâm bất thiện thành tâm thuần thục. Rèn luyện cho con người kỹ năng tự tin, lạc quan. “Từ bi” và “Trí tuệ” là phương châm hình thành nhân cách toàn thiện của Phật giáo, để đạt sự an lạc giải thoát, hạnh phúc ở ngay hiện tại.

III. Đối tượng Giáo dục của Đức Phật.Đối tượng Giáo dục Phật giáo gần gũi nhất chính là con người và mọi người. Đức Phật dạy: “Ta ra đời vì một sự nhân duyên lớn, mở bày phương pháp hướng chúng sanh đi vào tri kiến Phật” (Khai, thị, ngộ, nhập – Kinh Pháp Hoa). Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Thế Tôn đã dạy Anan: “Này Anan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác” .
Chỉ có con người mới nương tựa Chánh pháp để giác ngộ chính con người, ngoài con người, không có vị thần linh nào giải thoát cho con người cả. Đối tượng giáo dục của Đức Phật nhắm vào năm cấp độ:

Nhân Thừa: Lấy con người làm đối tượng giáo hóa.

1.Về mặt đạo đức cá nhân: nền tảng căn bản chính là hành giả phát tâm thọ tam quy và trì ngũ giới:

1.1 >Tam Quy: Quay về nương tựa ba ngôi báu : Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo
Quy y Phật, Pháp, Tăng thì được kết quả là bất đọa địa ngục, bất đọa ngạ quỷ, bất đọa bàng sanh …

1.2> Ngũ Giới: sau khi Quy y Tam bảo, người Phật tử cần thọ trì năm điều giới cấm, năm giới thuộc về Luật, là hàng rào răn nhắc hành giả giữ gìn ba nghiệp được thanh tịnh, là nền tảng hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân:

Tôn trọng sự sống và hạnh phúc của muôn loài. Đồng nghĩa là không sát sanh.

Tôn trọng tài vật và sản phẩm của mọi người. Đồng nghĩa là không được trộm cắp và hối lộ.

Tôn trọng quyền hạnh phúc gia đình và bình đẳng nam nữ. Đồng nghĩa là không được ngoại tình trong sự chung sống vợ chồng.

Tôn trọng quyền chính đáng phát biểu ý kiến xây dựng và thân ái. Đồng nghĩa là không được nói láo và thô bạo.

Tôn trọng quyền hưởng thụ và giải trí lành mạnh. Đồng nghĩa là không được ăn chơi bừa bãi, uống rượu say sưa, dùng ma túy, phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm có nội dung dồi trụy...

2. Về mặt quan hệ hành xử: Mỗi người cần hành xử và quan hệ đúng đắn, có tình có lý trong trong sáu quan hệ, mối tương quan giữa con người và xã hội, cộng đồng được nêu bật qua lời dạy của Đức Phật trong Kinh Thi Ca La Việt :

(Quan hệ giữa Cha Mẹ và con cái, giữa Thầy và trò, giữa chồng và vợ, giữa bạn bè với nhau, Quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc, Quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ )

Thiên Thừa: Đức Phật giáo hóa hành giả tu tập theo 10 điều lành (Thập thiện nghiệp) dựa trên nền tảng giữ gìn ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh.

Thân (có 3): Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm

Khẩu: (có 4) : Không nói láo, không nói thêu dệt, không nói kiểu trước mặt, sau lưng bất nhất, không nói thô ác.

Ý: (có 3): Không tham dục, không oán thù, không mê chấp.

Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa: Đức Phật chỉ bày cho những vị tu theo đạo xuất thế, như những người nghe Đức Phật giảng pháp Tứ đế mà ngộ đạo, thì gọi là Thanh Văn; còn những người sanh ra đời không gặp Phật, tu tập, quán chiếu thuần thục về 12 nhân duyên mà đắc đạo, gọi là Bích Chi Phật hay Phật Độc Giác (Duyên giác Thừa).

Về mặt hành xử: Tất cả đều phải tri và hành đầy đủ pháp môn: Tứ đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,…

Bồ Tát Thừa: Lấy các vị tu xuất gia và tại gia mà có trình độ giác ngộ và lòng từ bi, cứu khổ, lợi tha làm đối tượng giáo hóa.

Về mặt đạo hạnh: Mỗi vị Bồ tát phải tu dưỡng thân tâm bằng 10 giới trọng và 48 giới khinh làm cơ sở đạo đức.

Về mặt thực hành: Tu Bồ tát thừa, vị ấy cần thực hành hai pháp môn: Tứ hoằng thệ nguyện, Lục độ Ba La Mật.

Phật thừa: Quả vị giác ngộ cao đẹp nhất. Lấy quả vị thành Phật làm đối tượng giáo hóa. Bỡi lẽ, chư Phật lấy tất cả chúng sanh làm tâm mình, và lấy tất cả vũ trụ thế giới nầy làm thân mình. Do vậy, Đức Phật lấy:

Đại từ bi, đại trí tuệ, đại dũng mảnh hay Đại hùng, Đại lực, Đại Từ bi làm phương tiện tu dưỡng.

Giác ngộ, giải thoát và bình đẳng làm cứu cánh thành đạt.

IV. Phương pháp giáo dục của Đức Phật:

Nguyên tắc: Thế Tôn vận dụng khéo léo Tứ khế (lý, cơ, thời, xứ) như thầy thuốc chữa bệnh cho người bệnh. Đức Phật dạy: “Ta như vị lương y tùy bệnh cho thuốc”. Vì vậy, trong giáo dục Phật giáo, phương pháp được áp dụng từ kinh nghiệm thực tế của sự tu tập nơi chính bản thân. Tùy theo căn tánh, trình độ, hoàn cảnh,…mà Đức Phật có phương pháp giảng dạy cho đối tượng. Thí dụ người nặng lòng sân thì Đức Phật dạy tu quán từ bi, người nhiều tham dục Ngài dạy pháp quán bất tịnh. Đây là lối giáo dục linh động và thiện xảo.

“Từ bi thắng sân hận
Hiền thiện thắng hung tàng
Bố thí thắng xan tham
Chân thật thắng hư ngụy”

Pháp cú 103, ghi: “Chiến thắng vạn quân không bằng t ự chiến thắng mình, tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm 5, Dược Thảo Dụ, Phật dạy

“ Ví dụ trong một trận mưa, nước mưa rơi xuống đất, thấm nhuần các chủng loại cỏ cây, cây lớn hút nước nhiều, cây nhỏ hút nước ít, song qua quá trình mưa xuống, tất cả đều hút nước và tươi tốt. Cũng vậy, trong buổi thuyết pháp của Đức Phật, có vô số chúng sanh nghe pháp, người trí nghe và hiểu pháp nhiều, người kém trí nghe và hiểu ít, song qua quá trình nghe pháp, mọi người đều nghe và lần lượt giải thoát”

Như chúng ta đã biết, Đức Phật - một nhà giáo dục tuyệt vời, giáo hóa vô số chúng sanh, trong đó có các vua chúa, quần thần, tôi tớ, người giàu sang, kẻ nghèo hèn, ngoại đạo, giặc cướp, kỷ nữ,…không có việc giáo hóa nào giống giáo hóa nào. Bỡi lẽ, Ngài biết vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều không ngoài việc giáo dục con người đi theo con đường Bát chánh đạo và trên cơ sở Giới Định Tuệ, nhắm tới việc hoàn thiện, rèn luyện một con người có đầy đủ nhân cách, hạnh đức, tâm đức và tuệ đức theo đúng tinh thần giáo dục Phật giáo .

Trong Kinh Tăng Chi III, chương Tâm Pháp, phẩm lớn, Phật dạy:
“Ví như nước biển chỉ có một vị mặn, cũng vậy, này Pahàrada, pháp và luật của ta chỉ có một vị, đó là vị giải thoát”

Ngoài giáo dục bằng khẩu giáo, ý giáo, truyền đạt tư tưởng nền tảng, xây dựng nên nhân cách đạo đức trên Tam Vô Lậu Học. Bên cạnh đó, ta thấy rõ giáo dục Phật giáo rất xem trọng thân giáo. Thân giáo nói lên nhân cách, đạo hạnh, nét đẹp khả kính của vị Thầy. Đức Phật thường dạy: “tri hành hợp nhất” (nghĩa là lời nói phải đi đôi với việc làm). Hình ảnh của vị Thầy thế gian được ví như người lái đò chở người sang sông. Trong Phật giáo, người Thầy chẳng những là người đã chở khách sang bờ sanh tử, mà còn là người được kính trọng từ sự thanh cao, mẫu mực, ví như tấm gương sáng để mọi người soi vào mà tu tập, sửa đổi. Ngoài ra, trong quá trình giáo dục Phật giáo, Đức Phật dạy chúng ta ứng dụng Tứ nhiếp pháp vào quy trình giảng dạy để đạt kết quả tốt đẹp hơn.
Ngoài ra ở các Kinh Xà Dụ, Kinh Kim Cương, Kinh Gò Mối,…còn có nhiều phương pháp bằng ví dụ nổi tiếng và phổ biến như:

“Giáo lý như chiếc bè để qua sông, không phải để nắm giữ”
“Giáo lý như ngón tay chỉ mặt trăng, như bản đồ chỉ đường”
Đức Phật : nhà Giáo dục tuyệt vời.

D. KẾT LUẬN:

Tóm lại, phương pháp giáo dục của Đức Phật, chính là con đường hoàn thiện nhân cách, là phương pháp giáo dục đặc thù. Làm nền tảng cho tất cả các phương pháp giáo dục khác ở thế gian, được kết tinh từ tuệ giác tu chứng của Đức Thế Tôn, nhằm giúp cho con người đạt được hạnh phúc và giải thoát khổ đau. Đây là những phương pháp giáo dục rất nhân bản, rất tâm lý, rất khoa học, rất đơn giản và cũng rất là súc tích, ẩn chứa cả một nội dung giáo lý thâm diệu của đạo Phật và có thể đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho học đường hiện đại ngày nay, góp phần làm giảm thiểu sự tha hóa, băng hoại đạo đức của giới trẻ, của mọi người. Đây là đóng góp to lớn và quan trọng của nhà Giáo dục vĩ đại Bổn Sư Thích ca Mâu Ni đã đem đến cho con người, và cộng đồng xã hội ./.

Thích Minh Thiện
(Mùa Phật Đản PL.2553 – DL.2009)

05-27-2009 05:23:46


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2015(Xem: 8602)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
01/01/2015(Xem: 3993)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ. Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang. Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh. Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti. Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian. Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.
24/12/2014(Xem: 16019)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
21/10/2014(Xem: 9856)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
08/05/2014(Xem: 15540)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4065)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 8344)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 7589)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 12757)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 22735)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567