Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1: Hai lý tưởng Phật giáo cạnh tranh nhau

25/04/201312:05(Xem: 11296)
Phần 1: Hai lý tưởng Phật giáo cạnh tranh nhau
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Một: Hai Lý Tưởng Phật Giáo Cạnh Tranh Nhau

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa.

Theo hình thái được truyền lại cho chúng ta ngày nay, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra những lý tưởng này bắt nguồn từ nhiều khối lượng văn bản khác nhau xuất phát từ nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử phát triển Phật giáo. Nếu chúng ta không cứu xét điều này và chỉ so sánh hai lý tưởng ấy như đã được mô tả trong các văn bản kinh điển Phật giáo, chúng ta có thể cho rằng hai lý tưởng này khởi thủy đã được chính đức Phật lịch sử thuyết giảng, và rồi chúng ta có thể giả định rằng đức Phật – sống và giảng dạy ở thung lũng sông Hằng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên – đã cho các đệ tử sự lựa chọn giữa hai lý tưởng này, như thể Ngài đã nói "Đây là lý tưởng A-La-Hán, có những đặc điểm như thế này, và đó là lý tưởng Bồ tát, có những đặc điểm như vậy. Hãy chọn con đường nào các người thích". Các kinh Đại thừa, như là Kinh Bát Nhã Ba La Mật hay Kinh Pháp Hoa, cho chúng ta cảm tưởng rằng Đức Phật đã giảng dạy cả hai lý tưởng ấy. Tuy nhiên những kinh này không phải là những bản kinh xưa cổ đầu tiên. Trái lại, đây là những nỗ lực tương đối về sau này để hệ thống hóa những hình thái tu tập khác nhau đã phát triển qua một thời gian khoảng 400 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn.

Văn bản kinh điển Phật giáo cổ xưa nhất là bộ kinh Nikayas bằng tiếng Pali ( Nam Phạn) và những văn bản tương đương từ những trường phái đầu tiên (được lưu lại trong bộ kinh A-Hàm bằng chữ Hán )- đã mô tả lý tưởng của đệ tử Phật là quả vị A-la-hán. Kinh Đại thừa được hình thành một vài thế kỷ sau bằng tiếng Sankrit ( Bắc Phạn), đã mô tả lý tưởng Bồ tát là hạnh nguyện của đệ tử theo tông phái Đại thừa. Giờ đây, một số người tranh luận rằng bởi vì A-la-hán là lý tưởng của Phật giáo Nguyên thủy, trong lúc Bồ tát là lý tưởng của tông phái Đại thừa sau này, như vậy thì Đại thừa phải là tông phái Phật giáo tiến bộ hơn hoặc phát triển cao hơn, một giáo lý thượng thừa so với giáo lý đơn giản và có tính chất căn bản của bộ kinh Nikayas. Đây quả thật là một thái độ rất phổ biến trong những tín đồ theo Đại thừa, mà tôi sẽ gọi là ' Phái thượng căn Đại thừa". Có một thái độ đối lập rất phổ biến trong những người bảo thủ cổ xúy cho giáo lý kinh Nguyên thủy Nikayas, một thái độ mà tôi sẽ gọi là "Phái Nguyên thuỷ thuần túy", những người này bác bỏ hoàn toàn những phát triển sau này của lịch sử tư tưởng Phật giáo như là một sự lệch lạc biến dạng, xa hẳn "tinh thần trong sáng ban đầu" của giáo lý xưa cổ. Các vị theo Nguyên thủy thuần túy chỉ chấp nhận lý tưởng A-la-hán là có giá trị và đôi lúc đã bác bỏ lý tưởng Bồ tát một cách mạnh mẽ.

Tôi cố gắng tìm một quan điểm công bằng cho vấn đề kinh tạng Nguyên thủy và Đại thừa nhìn từ hai góc độ khác nhau, một quan điểm có thể dung nạp sức mạnh của cả hai mà không rơi vào một sự hòa hợp dễ dãi, xuề xòa, không xóa bỏ những bất đồng về mặt khái niệm giữa hai phái, không từ bỏ tính trung thực đối với những văn kiện có tính cách lịch sử (tuy nhiên vẫn công nhận rằng những văn kiện ấy không phải là hoàn toàn trong sáng và không có thiên vị ). Điều này không dễ chút nào. Sẽ đơn giản hơn nhiều khi chấp nhận lập trường của phái ' Nguyên thủy thuần túy' hay 'Thượng căn Đại thừa' và giữ chặt quan điểm ấy không thay đổi. Tuy nhiên, cả hai lập trường này đều có vấn đề ở chỗ cả hai đều bắt buộc phải bỏ qua những sự kiện không thuận lợi cho họ. Mặc dù tôi đã xuất gia theo tông phái Nguyên thủy, trong bài tham luận này, tôi sẽ không bảo vệ cho ý kiến của một tông phái nào, hoặc cố gắng ủng hộ một quan điểm có tính cách bộ phái. Mục đích của tôi là rút ra từ kinh điển những gì kinh đã nói rõ ràng, và những gì kinh ngụ ý muốn nói, về hai lý tưởng mang tính cạnh tranh nhau trong đời sống của người Phật tử. Cuối cùng, khi tôi rút ra kết luận, tôi sẽ nói rõ kết luận là như vậy, và kết luận này hoàn toàn của riêng tôi. Đôi lúc tôi sẽ không rút ra kết luận, thay vào đó, tôi sẽ đặt câu hỏi, vạch ra những vấn đề trong lịch sử Phật giáo mà tôi biết rõ, mà tôi không có may mắn để giải quyết được. Rất có thể những gì tôi cho là quan điểm quân bình và tế nhị này sẽ bị những người cổ vũ cho cả hai tông phái đả kích.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 21044)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 5287)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3806)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 2419)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 2386)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 4159)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 2130)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
11/12/2022(Xem: 2601)
Sen thơm miền Cực Lạc Sen thơm cõi ta bà. Tìm ra; đây đó khác, Ngồi lại; Phật hằng sa.
04/11/2022(Xem: 3077)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
24/10/2022(Xem: 2873)
Tâm không bịnh thì làm sao thân có bịnh ? Các pháp vận hành theo quy luật thiên nhiên Sẽ mất cân bằng khi rối loạn bởi não phiền Bộ máy sinh học ngàn tỉ tế bào sẽ lỗi nhịp! Nhân ngày vía Phật Dược Sư …nhớ về Nghiệp! Đừng bao giờ than trách những mối oan khiên Hãy tạo nhiều lợi tha bòn Phước làm duyên Gắng gần gũi, thân cận ba ngôi Tam Bảo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]