Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07_Sám Hối Nghiệp Chướng

02/04/202212:56(Xem: 9652)
07_Sám Hối Nghiệp Chướng



Sám Hối Nghiệp Chướng

Bài pháp thoại dựa trên kệ Thứ 7 trong Nghi Thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream vào ngày29/6/2020 trong mùa đại dịch Covid
Kính bạch Giảng Sư,
Con đã nghe đi nghe lại bài pháp thoại này đến 4 lần trong hai ngày liên tiếp để trình pháp một cách chính xác nhất vì từ lâu con vẫn còn vấn vương giữa định mệnh, số phận và sự chuyển nghiệp đã thay đổi được số mênh dưới hình thức thần linh mách bảo sau khi đã tạo được nhiều nghiệp thiện.
Trong bài pháp thoại hôm nay về Ông Võ Thủ Huồng đã làm xao xuyến tâm can con và rưng rưng nước mắt …khi nhớ lại những năm con phục vụ tại Bịnh Viện Chợ Rẫy trong những lần đổi tiền và cứu giúp người cơ nhở từ miền Hậu Giang lên khám bịnh và những ánh mắt biết ơn thật cảm động của các bác nông dân đã sống mãi với con từ ngày ấy đến nay…
Đúng là một dẫn dụ thật hay về chuyển nghiệp nhờ biết sám hối qua nhiều ý nghĩ lành rất thức thời, đúng lúc, đúng môi trường, hoàn cảnh khả năng mà Ông Võ Thủ Huồng đã suy nghĩ được vào lúc ấy .
Kính tri ân Giảng Sư đã lồng câu chuyện này vào bài pháp thoại hôm nay cũng như chuyện Pho tượng Vua Sám Hối thật mới lạ cho con và có lẽ cho thính chúng khi được nghe chính Thầy đã đến viếng thăm Chùa Hoè Nhai … Hy vọng một ngày nào đó con sẽ cơ hội tham dự hành hương về ngôi chùa này . Ước mong thay !!!

Quả thật đại duyên đến với con để xác định rằng từ lâu điều con nghĩ là đúng
“ Không có chuyện BẮT PHONG TRẦN PHẢI PHONG TRẦN
CHO THANH CAO MỚI ĐƯỢC PHẦN THANH CAO “


Kính xin trở về bài pháp thoại Sám Hối Nghiệp Chướng với câu kệ thứ 7 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ :


Tội tùng tâm khởi tương tâm sám

Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt, lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
HÒA: Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngã ý chi sở sanh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối. (1 lạy)

Tội từ tâm khởi đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu,
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Như thế thật là chân sám hối.

Do tham sân si từ vô thỉ,
Chúng con đã tạo nhiều tội lỗi,
Bằng cả ba nghiệp thân ngữ ý,
Hôm nay thảy đều xin sám hối. (1 lạy)



 
Để tránh nhầm lẫn cho thính chúng Giảng Sư đã phân loại thế nào về Lý và Sự trong cách định nghĩa chữ Sám Hối.
Về Sự Sám Hối có hai loại : 1- Tác lễ Sám Hối ( đang hương trà nước trang nghiêm chỉnh tề lạy hồng danh sám hối.
2- Đối thủ Sám Hối đứng trước Sư Phụ, Thầy, hướng về Phật xin sám hối ăn năn.
Nhưng về Lý Sám Hối thì có Vô Sanh Sám hối nghĩa là ẩn tàng bên trong, tự làm trong sạch Tâm mình …

Và vì thế từ đầu bài giảng Giảng Sư đã báo động câu “TÂM ĐƯỢC TỊNH RỒI. TỘI LIỀN TIÊU “vì đây là câu này chỉ dành cho bậc thượng căn thượng trí và ứng dụng nghi thức này thật ra cho Lý … Vô Sanh Sám Hối mà thôi và cũng phù hợp với câu thơ của HT Thích Nhất Hạnh trong bài hát Sám Hối mà ta thường được nghe:

“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc trắng thong dong”.

 Và thế nào để Tâm được tịnh rồi, Tội liền tiêu …đó là điều cần phải phân biệt rõ Tánh Tội và Tướng Tội và nhất là phải hiểu ý nghĩ về Sám Hối và Sám Hối nghiệp chướng dù rằng có câu  "Sám giả sám kỳ tiền khiên
 Hối giả hối kỳ hậu quá".  Nghĩa là:  Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau.
Hoặc:“Sám kỳ dĩ vãng
Hối kỳ vị lai”Nghĩa là:  Sám là ăn năn lỗi lầm trong quá khứ, còn Hối là ngăn ngừa , chấm dứt tất cả những ác nghiệp trong tương lai, quyết không vi phạm.

Và phải hiểu rằng khi Tánh tội đã làm ra bằng hành động qua thân ( sát hại , trộm cắp, tà dâm ), một khi đã tạo tội thì phải chịu quả báo trong hiện tại theo luật thế gian dù cho tâm đã thanh tịnh và trong luật Tỳ Kheo nếu những ai phạm Tánh tội là phạm tội Ba La Di( phải bỏ ra bên ngoài không còn sử dụng được )

Ngoài ra Phật nói có 4 thứ không thể nào biết được đó là :
1- Phật Tâm
2- Thế gian Tâm
3- Các tầng chứng của Thiền Định
4- Quả dị thục ( quả báo đến cho ta…có thể từ hàng nghìn kiếp xa xưa nữa)


Kính bạch Thầy quả đúng như Thầy dạy …trong Vi Diệu Pháp khi nói về mãnh lực của nghiệp duyên , chúng ta không thể đoán biết nạn nhân đang là đúng nạn nhân hay họ đang chịu quả báo mà ngày xưa hắn đã là thủ phạm gây ác nghiệp …Và điều đó trong câu chuyện Vua A Xà Thế giết cha (Vua Bình Sa Vương) Chúng ta hẳn đã công nhận ngầm rằng cái chết của Vua Bình Sa Vương phải được xem là Ông đã trả quả cho việc bức tử tiền thân Vua A Xà Thế !

Và điều đáng mừng là khi Vua A Xà Thế đã ăn năn hối cải và quy y Tam Bảo và hộ trì Phật Pháp cuối đời thì …oan oan tương báo sẽ chấm dứt từ đây !!!


Như đã trình bày từ trước …ngoài thí dụ thêm về Ngài Vô Não con rất thú vị về câu chuyện nhân quả báo ứng và luân hồi tái sanh của Ông Võ Thủ Huồng
“Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng, theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù Lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam). Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng dân chúng đọc trại Hữu thành Thủ, Hoằng thành Huồng, nên tên thật bị biến thành Võ Thủ Huồng, gọi tắt là Thủ Huồng, có nơi ghi là Thủ Huồn, Thử Huờn, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng.

Khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng, xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu tóm được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng cáo quan về nhà.

Thủ Huồng rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi và được vợ đồng ý dắt đi.

Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông sau khi ông qua đời…

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo dừng chờ nước triều ở ngã ba sông.

Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách nấu cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…”. Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch – tức vua Càn Long – nhà Đại Thanh (Trung Hoa) nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng kiến tạo đến nay vẫn còn.

Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất.

Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Nguyên lai là khi mới sanh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gởi cúng chùa Chúc Thọ (bấy giờ gọi là chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Tam Thế Phật bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà người ta bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu mất cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đầu thai làm vua ở Trung Hoa.”

Như vậy Tác ý là Nghiệp" Tăng Nhứt A Hàm. Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm, thường khởi xuất do "ý muốn làm" tạo động cơ. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp.
Đức Phật dạy:"Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý
Ngoại trừ những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán, mỗi hành động có tác ý đều gọi là Nghiệp. Mặc dầu chư Phật và chư vị A La Hán vẫn còn chịu ảnh hưởng của những nhân đã gieo trong quá khứ, các Ngài không còn tạo Nghiệp mới nữa vì các Ngài đã thoát ra ngoài cái lành và cái dữ, đã tận diệt vô minh và ái dục là hai nguồn gốc của Nghiệp. Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh)

Đó cũng là lý do con tán thành với sự chỉ dạy của Giảng Sư rằng chính Bản thân mình bắt mình phải chịu phong trần chứ không có thượng đế hay Phạm thiên nào bắt ta phải chịu phong trần cả !!!

Và cuối cùng kính tri ân Thày về câu chuyện Pho tương Vua Sám Hối đã được UNESCO công nhận là Pho tượng có một không hai …rất độc đáo đã biểu trưng được ý nghĩa nhân căn của Đạo Phật

Lời kết
Con kính xin thuật một cách tóm gọn về Pho Tượng Vua Sám Hối do Vua Lê Hy Tông muốn thần dân phải hiểu rõ về việc sám hối mà Đức Phật thường khuyên dạy rằng “ Trên đời có hai hạng người : 1- không bao giờ có lỗi lầm và hạng thứ hai …có lỗi và biết sám hối tội lỗi ấy . “
Đây là câu chuyện Vua Lê Hy Tông và chủ trương - THẤY LỖI LẦM VÀ THÀNH TÂM SÁM HỐI “

Vào năm 1675, khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền, đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai vi phạm bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến cho Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa chiền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về thế tục. Lúc đó có Thiền Sư Tông Diễn (Vị Tổ thứ 2 của Tông Tào Động) đã cải trang trở về thành Thăng Long dâng tặng nhà vua một hộp ngọc quý, nhưng thực chất bên trong không có Ngọc mà là một tờ sớ trình bày một quốc gia sẽ được an bình khi Phật giáo là quốc giáo như thời các vua ngày trước , tờ sớ đó để giúp nhà vua nhìn thấy lý mầu vi diệu của PG, vì đã là động lực giúp cho xứ sở VN thoát khỏi ách thống trị của giặc phương Bắc và mang lại những thời đại vàng son thạnh trị, ấm no hạnh phúc của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.
Khi đọc được tờ sớ can gián, nhà vua bừng tỉnh cơn mê, Vua lập tức cho triệu ngay Thiền Sư Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh đàn áp Phật Giáo. Tiếp đó, nhà vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình ảnh nhà vua mặc vương phục cúi đầu sát đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.

Hiện pho tượng này được thờ tại Chùa Hòe Nhai, phố hàng Than, Hà Nội. Tại Chùa này còn có Tháp Ấn Quang, xây năm 1963 để tưởng niệm Bồ Tát Quảng Đức, đã tự thiêu ngày 11/6/1963 ở Miền Nam. Chùa Hòe Nhai được xây dựng từ thời đại nhà Lý, cách đây hơn 1000 năm.
Kính tri ân Giảng Sư …bài pháp thoại quá tuyệt vời sâu sắc thâm thuý về nhân quả và nghiệp chướng cũng như tinh thần không chấp nhận “Bắt phong trần phải phong trần”
Kính chúc Giảng Sư luôn tịnh lạc trên đường hoằng dương Chánh Pháp
Kính trân trọng,
Kính đa tạ Giảng Sư …


….Bài pháp thoại thâm thuý quá …rưng rưng lệ
Chuyện Pho tượng Vua Sám Hối, tích NHÀ BÈ
Nguyện …người người thiện duyên nhiều lượt nghe
Sẽ Như lý tác ý mọi hành động diễn ra ngay hiện tại


Đừng chấp nhận định mệnh, số phận ….PHẢI !
Bất cứ lỗi lầm có thể chuyến hoá nếu thành tâm
Chỉ là biết quán nhân duyên để tránh cận thân
Kẻ ác, ngông cuồng ….bất chấp dư luận

Nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng …muốn đoạn tận
Còn phàm phu ngày luôn niệm Phật thật chăm
Biết Tàm Biết Quý , sám hối hồng danh
Nương tựa Tam Bảo…để sống đời tỉnh thức ,
Tin vào vòng xích thập nhị nhân duyên ..Vô Minh Lực!!!!
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát .

Huệ Hương kính trình pháp




***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2021(Xem: 13306)
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Hưng Hoá Tồn Tương, là đệ nhị tổ thuộc tông Lâm Tế, kế tiếp ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị tổ thứ sáu sau Lục Tổ Huệ Năng. Sư phụ đã sơ lược lại thứ tự các đời của chư vị Tổ Sư sau Lục Tổ Huệ Năng như sau: - Đời thứ nhất: Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng - Đời thứ hai: Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất - Đời thứ ba: Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải - Đời thứ tư: Thiền Sư Hoàng Bá Hy Vận - Đời thứ năm:Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền - Đời thứ sáu: Thiền Sư Hưng Hóa Tồn Tương
14/02/2021(Xem: 15042)
Kính bạch Thầy, thật xúc động hôm nay được nghe tiếng chuông đại hồng chung và lời chúc Tết của Thầy với tâm niệm mong chúng đệ tử đạt được mục đích tối thượng của người Tu. Kính dâng Thầy bài viết của con và cùng chia sẻ với bạn hữu thân mến trong DGĐQĐ . Kính chúc sức khỏe Thầy
04/02/2021(Xem: 5767)
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức (giọng tụng: TT Thích Nguyên Lộc) 🌼🍁🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
02/02/2021(Xem: 12743)
Video clip: Công Phu Khuya Trì Tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm (Giọng tụng: HT Thích Như Điển và Tăng Chúng Chùa Viên Giác Đức Quốc)
31/01/2021(Xem: 5017)
Tôi đọc Đại Tạng Kinh (Ngày 11/1/2021) 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
30/01/2021(Xem: 13027)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
30/01/2021(Xem: 12355)
Đức Cam Lồ Vương Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 22/07/2020 (2/6/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tín vi đạo nguyên công đức mẫu Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn Thoát ly sanh tử xuất mê lưu Trực vãng niết bàn vô thượng đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cam Lồ Vương Như Lai. Tín là mẹ công đức, Nuôi lớn các căn lành, Thoát khỏi dòng sinh tử, Chứng nhập đại niết bàn. Một lòng kính lạy đức Cam Lồ Vương Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
29/01/2021(Xem: 13474)
Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 29 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Quảng Bác Thân Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ này như sau: Ngũ uẩn giai không thoát nghiệp trần Tùy duyên ứng hiện bách thiên thân Mộng trung ngộ mộng trùng mê mộng Thân ngoại phi thân khước thị thân. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng bác thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 11427)
Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ: Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 18/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 27/ BẢO THẮNG NHƯ LAI Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bảo Thắng Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]