Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻

05/06/202110:03(Xem: 21953)
Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻



                                      Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280)
                                 Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam
                                                           Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
                                         Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
                                         Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Khương Tăng Hội (?-280).


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 243 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do đại dịch Corona.

 

Sư Ông Thanh Từ biên soạn từ năm 1972 có 130 thiền sư Việt Nam.
Sư Ông Nhất Hạnh tuyên bố ngài Khương Tăng Hội là Sơ tổ của Thiền Tông Việt Nam.


Sư Ông Nhất Hạnh căn cứ vào lời của thiền sư Thông Biện trong quyển Thiền Uyển Tập Anh, là tài liệu còn sót lại trong Tàng Kinh Các của Việt Nam.

 

Vào năm thứ năm niên hiệu Hội Phong (1096), ngày rằm tháng hai, bà Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (bà là phi tần của Vua Lý Thánh Tông, mẫu hậu ruột của Vua Lý Nhân Tông) là một Phật tử thuần thành, đến chùa thiết lễ trai tăng. Quý ngài thọ trai xong, Hoàng Thái Hậu đã hỏi về sự truyền thừa Đạo Phật và Thiền Tông đến Việt Nam như thế nào.


Lúc đó Thiền Sư Trí Không Thông Biện, (về sau được tấn phong lên làm Quốc Sư) trả lời rằng : “ Người kế thừa phái Lưu-chi hiện nay chính là Thiền sư Huệ Sinh, Thiền sư Chân Không vậy. Người kế thừa phái Vô Ngôn Thông hiện là Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Quảng Trí. Bên phái Khương Tăng Hội hiện nay có Lôi Hà Trạch ấy vậy. Ngoài ra những vị kế thừa phụ nhiều không thể kể hết”.

 

Sư ông Nhất Hạnh (trong sách VNPG Sử Luận) căn cứ trên lời của Thiền Sư Thông Biện mà phăng ra nguồn gốc là vào thế kỷ thứ ba có thiền sư Khương Tăng Hội xuất gia tu học và trở thành Sơ Tổ của Thiền Tông Việt Nam.

 

Tài liệu sách “Thiền Sư Việt Nam” do Sư ông Thanh Từ biên soạn có ghi rằng: 

“Ngài Khương Tăng Hội người nước Khương Cư (Sogdiane, là Ba Tư, Iran cổ), cha mẹ sang Giao Châu buôn bán. Ngài mồ côi cha mẹ từ lúc mười tuổi. Sau thời kỳ cư tang, Ngài xuất gia, chăm học kinh điển, trở thành một tăng sĩ nổi danh thời ấy. Ngài tánh tình chân thậ,t hòa nhã rất thông minh. Ngài thông hiểu Tam tạng, Lục kinh còn nghiên cứu toán số, thiên văn, văn chương và chánh trị. Ngài sang Đông Ngô tuyên dương Phật pháp trong thời Ngô Tôn Quyền (229-252. Ngài đến thành Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) nhằm năm thứ mười niên hiệu Xích Ô nhà Ngô (247) cất một túp lều ở đó tu trì và mở trường giảng dạy. Ngô Tôn Quyền thấy Ngài thi thố nhiều phép lạ lấy làm tín phục, xây dựng ngôi chùa Kiến Sơ (Làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Hội, chùa Tổ của phái Vô Ngôn Thông) thỉnh Ngài ở. Từ đây Phật giáo thạnh hành miền Giang Tả. Ngài phiên dịch nhiều kinh chữ Phạn ra chữ Hán và viết tựa trong kinh An Ban Thủ Ý, biên tập chú sớ các kinh khác, Ngài viên tịch khoảng niên hiệu Thiên Kỷ thứ tư nhà Ngô (280)".

Sư phụ có kể thêm, khi đến Đông Ngô, Ngài Khương Tăng Hội dùng thần thông hóa hiện “Xá lợi Phật” để hóa độ vua Đông Ngô và đại thần Tôn Hạo, lúc đầu báng bổ Phật pháp nhưng về sau đã nễ phục đức độ và nội lực thâm hậu của ngài Tăng Hội mà 2 vị và phát tâm quy y ngũ giới làm đệ tử cũng như xây chùa Kiến Sơ thỉnh ngài trụ trì để giáo hóa chúng sanh.

Đại thần Tôn Xước, một quan văn của Hoàng gia Đông Ngô kính dâng Ngài Tăng Hội bài kệ tán thán như sau:

“Lặng lẽ, một mình,

đó là khí chất

tâm không bận bịu

tình không vướng mắc

đêm đen soi đường

lay người thức giấc

vượt cao, đi xa

thoát ngoài cõi tục”.

 

 

Sư ông Nhất Hạnh có ghi lại tên những dịch phẩm của Thiền Sư Khương Tăng Hội đóng góp và để lại cho đời như sau:

 

1/An Ban Thủ Ý Kinh, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.

2/Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.

3/Đạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.

4/Lục Độ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn).

5/Nê Hoàn Phạm Bối, Tăng Hội biên tập (không còn).

6/Ngô Phẩm (Đạo Hành Bát Nhã), Tăng Hội dịch (không còn).

7/Lục Độ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.

 

 Sư phụ đã đọc một đoạn trong lời tựa của Kinh An Ban Thủ Ý do Thiền Sư Khương Tăng Hội viết:

“An Ban là đại thừa của các vị Phật dùng để tế độ chúng sinh đang lênh đênh chìm nổi. An Ban gồm có sáu loại, nhằm đối trị sáu tình. Tình có trong và ngoài: sáu tình bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, sáu tình bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc và tà niệm. Kinh có nói đến mười hai sự nguy hiểm của biển cả, đó là những tà hạnh xảy ra do sự tiếp xúc giữa sáu tình bên trong và sáu tình bên ngoài.

Tâm chúng sanh bị tà niệm đi vào như biển cả tiếp nhận nước từ các dòng sông, như một kẻ đói ăn hoài mà không no. Tâm chứa đầy mọi thứ, không một pháp vi tế nào mà tâm không tiếp nhận. Hiện tượng ra vào và qua lại của tâm lý xảy ra như chớp nhoáng, không lúc nào gián đoạn.

Ta không thấy được tâm vì nó không có hình tướng, ta không nghe được tâm vì nó không có âm thanh; đi ngược lại để tìm thì không gặp bởi vì tâm không có khởi điểm, đi xuôi về để kiếm cũng không thấy bởi vì tâm không có chung kết. Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng cả đến Phạm Thiên, Đế Thích và các bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy, huống hồ là kẻ phàm tục. Cũng vì thế, tâm được gọi là ấm (ngăn che). Cũng giống như một người gieo hạt trong lúc trời sẩm tối: một nắm tay đưa lên thì hàng ngàn vạn hạt được gieo xuống. Người đứng bên không thấy được hình dáng những hạt giống ấy, và chính người gieo cũng không sao biết được số lượng của những hạt kia. Một nắm hạt gieo xuống, hàng vạn cây con sẽ mọc lên. Cũng như thế, trong thời gian một cái búng tay, tâm có thể trải qua tới 960 lần chuyển niệm. Trong thời gian một ngày một đêm, tâm có thể trải qua mười ba ức ý niệm mà ta không biết được, cũng giống hệt như người gieo hạt kia. Vì vậy cho nên ta phải thực tập lắng lòng, buộc ý vào hơi thở và đếm từ một tới mười. Trong thời gian mười hơi thở ấy mà đếm không lộn, là ý bắt đầu có định. Định nhỏ thì có thể kéo dài trong ba ngày, định lớn bảy ngày. Trong thời gian ấy không có một tư tưởng tạp loạn chen vào, hành giả ngồi yên như người chết, đó gọi là sơ thiền “.

 

Sư Phụ giải thích, kinh An Ban Thủ Ý thuộc về Như Lai thiền, và Sư phụ nhấn mạnh Như Lai thiền và Tổ Sư thiền là một. Như Lai thiền là tiệm tu, sau thời gian tiệm tu thì hoát nhiên đốn ngộ (Tổ Sư Thiền), nhờ có thời gian tiệm tu giúp cho đốn ngộ. Tổ Sư Thiền không thể tách riêng, đi con đường riêng nếu không có Như Lai Thiền.


 Sư phụ giải thích: An Ban gồm có sáu loại, nhằm đối trị sáu tình.


Sáu tình chính là 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Sáu loại, chính là: Sổ tức, Tùy tức, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh. Đây là Lục Diệu Pháp Môn, 6 cửa đưa hành giả đi vào trong chánh đạo, giác ngộ và giải thoát:

 

1) Sổ tức môn: hành giả chú tâm vào hơi thở vô, ra đếm 1 đến 10 để cho tâm không vọng tưởng, điên đảo. Nếu đếm sai, lộn do tán tâm, phải bỏ và đếm lại từ đầu cho đến khi đếm thông suốt, chánh niệm.

 

2) Tùy tức môn: khi việc đếm hơi thở đã được thông suốt trong chánh niệm, hành giả chuyển sang bước 2 là theo dõi đường đi của hơi thở vô và ra.

 

3) Chỉ môn: không đếm, không theo dõi hơi thở mà dừng tâm lại chóp mũi.

 

4) Quán môn: hành giả nhìn sâu, quán chiếu ngũ uẩn vốn không, quán thân bất tịnh, quán tâm bất an, quán thọ thì khổ, quán pháp vô ngã, để phá chấp ngã, chấp pháp…

 

5) Hoàn môn: hành giả xoay tâm quán chiếu bản tâm của mình để chứng thực vô lậu giải thoát

 

6) Tịnh môn: khi tâm đạt đến vô lậu thì mọi phiền não cấu uế vô minh lắng xuống tận diệt hoàn toàn, hành giả bước vào niết bàn an lạc.

 

Thiền Sư Khương Tăng Hội là vị thiền sư Việt Nam đầu tiên đem đạo Phật truyền bá đến xứ Đông Ngô và cuối đời ngài viên tịch tại xứ người vào năm 280.


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiển sư Khương Tăng Hội, một vị thiền sư có hai quốc tịch, tướng hảo, thông minh, hiện thần biến tướng để hóa độ vua chúa nước Đông Ngô. Con nghĩ ngài hẳn có duyên với nhà thiền từ tiền kiếp, mới 10 tuổi đã mồ côi và tự biết hướng đến thiền môn xin xuất gia, khi thành tựu đạo nghiệp đến xứ người giáo hoá. Thật là một niềm hãnh diện cho hàng đệ tử Việt Nam của chúng con

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 




243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2



Sơ Tổ của Thiền Tông VN
Khương Tăng Hội (? - 280) 

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA NHƯNG CÓ MẤY AI BIẾT ĐƯỢC THỜI ẤY NƯỚC TA ( GIAO CHỈ) DÃ CÓ SƠ TỔ THIỀN SƯ VN .
Tư tưởng thiền của đại sư Khương Tăng Hội âm thầm lan tỏa vào từng ngóc ngách của phật giáo Việt Nam suốt gần 20 thế kỷ nay, vì Ngài là người có công dịch Kinh An Ban Thủ Ý (Thiền quán niệm hơi thở do Đức Thế Tôn giảng dạy).
Kính dâng Thầy bài viết về Thiền Sư Khương Tăng Hội . Kính đa tạ và tri ân Thầy với bài pháp thoại súc tích với những minh chứng tuyệt vời sưu tầm và tham khảo và con nhận ra rằng mình quả có đại Phước duyên vì đã có sẵn những tư liệu mà Thầy diễn giải trong tủ sách Thiền học của mình nhưng hôm nay mới có dịp ôn lại ... . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH




Thiền Làng Mai dùng kinh An Ban Thủ Ý làm cốt tủy ! (1)
Dựa vào chi tiết trong Thiền Uyển Tập Anh (2)
Sơ Tổ Khương Tăng Hội ra đời sau Thế Tôn 800 năm (3)
Trong Việt Nam Phật giáo sử luận,
trưng bằng chứng và xiển dương Ngài là Sơ Tổ (4)

Hình tượng Ngài nơi chùa hải ngoại, quê nhà tìm kiếm khó !
Nhưng tư tưởng thiền đã lan tỏa âm thầm
" Lục diệu pháp môn " căn bản giảng dạy của Thế Tôn (5)
Kính đa tạ Giảng Sư mượn pháp thoại trình bày quan điểm !

Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền nằm trong hai chữ ĐỐN, TIỆM (6)
Như môi - răng, sữa -nước, hoà điệu tuyệt vời
Tứ niệm xứ căn bản thiền kinh nguyên thủy không rời
Phải chăng Thánh Phàm khác nhau qua biện tài nhân cách ?

Kính mời đọc lời tán dương Ngài Tăng Hội khí phách (7)
Và lời tựa kinh An Ban Thủ Ý đã Việt dịch có ghi (8)
Bậc xuất trần thượng sĩ...nhiều tác phẩm lưu trì (9)
Nhất tâm nguyện ước sẽ thực hành An Ban Thủ Ý (10)

Nam Mô Khương Tăng Hội Thiền Sư, Sơ Tổ Thiền Tông Việt Nam tác đại chứng minh


Huệ Hương
Melbourne 5/6/2021





(1) Trích đoạn lời dạy của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh

Tâm Vốn Là Tấm Gương Sáng Chói: Sự Hình Thành Tư Tưởng Duy Biểu Và Tư Tưởng Hoa Nghiêm.

Thầy Tăng Hội dạy rằng nhờ những yếu tố gọi là thiện pháp của thiền định mà chúng ta có thể đốt cháy, tiêu khử và diệt trừ được những uế ác trong tâm và khi mà những uế ác và cấu uế ở trong tâm đã được tiêu diệt thì tự nhiên ánh sáng xuất hiện ở trong tâm ta và ta thấy được những điều mà trước đó ta không thấy. Những cái thấy đó ta không cần phải đi tìm đâu xa. Cũng giống như một tấm kính bụi bám sau khi đã được lau chùi rồi thì tự nhiên khả năng chiếu sáng của nó lộ ra chứ mình không phải đi tìm ở chỗ khác. Những tư tưởng này chúng ta đã thấy ở trong kinh Tăng Chi Bộ: Kinh ấy dạy rằng tâm mình vốn là sáng chói. Ta đọc đoạn này trong bài tựa Kinh An Ban Thủ Ý: “Này quý vị tỳ kheo, tâm vốn là sáng chói nhưng vì bị những khách trần phiền não làm cho lu mờ, cho nên khi chúng ta tiêu diệt được những khách trần phiền não ấy thì tự nhiên tính cách sáng chói của tâm lại hiện ra. Lúc đó trí tuệ bừng nở, chúng ta không cần đi tìm kiếm ở chỗ khác. Vì vậy thiền tập trước hết là loại trừ, tức là khí (khử) và trong đó trước hết chúng ta nhắm tới cái đối tượng loại trừ thứ nhất tức là năm sự ngăn che và sau đó là những nội kết, những kết sử ở trong lòng của chúng ta. Thành công thì các thứ cấu uế của ba chất độc, bốn sự rong ruổi, năm sự ngăn che và sáu đường ám muội đều được tiêu diệt. Lúc bấy giờ, tâm tư bừng sáng, còn sáng hơn hạt châu minh nguyệt. Những tâm niệm dâm tà và ô nhiễm như bùn nhơ bám vào tấm kính sáng đều được gột sạch. Tấm kính giờ đây đặt trên mặt đất và ngửa mặt lên trời, thì không có cõi nào mà không chiếu tới. Trời đất rộng lớn vô cùng nhưng một tấm kính vẫn có thể thu nhiếp tất cả. Tâm ta bị các thứ cấu uế bao phủ cũng như tấm kính lấm bùn kia, nếu được gặp minh sư trau chuốt dũa mài và lau sạch hết mọi đất bùn và bụi bặm thì khi đem tâm ấy ra soi chiếu, không tơ hào nào là không hiện rõ trên mặt kính. Cáu bẩn không còn thì ánh sáng hiện ra.” Trong khi thầy Tăng Hội viết bài tựa kinh An Ban Thủ Ý này, thì giáo lý Duy Thức chưa được đem ra giảng dạy. Lúc bấy giờ đã có một số kinh đại thừa xuất hiện. Chúng ta biết chắc thầy Tăng Hội đã được đọc kinh Bát Nhã, tại vì chính thầy đã dịch Tiểu Phẩm Bát Nhã, tức là Đạo Hành Bát Nhã, có tám nghìn câu. Và thầy đã được đọc kinh Pháp Hoa. Thầy cũng đã được đọc những kinh đầu của hệ Hoa Nghiêm, ví dụ kinh Thập Địa. Thầy đã biết tới giáo lý trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm. Điều này chúng ta thấy rõ khi chúng ta đọc bài tựa kinh An Ban Thủ Ý. Vào thời thầy Tăng Hội, những kinh như kinh Thắng Man, kinh Đại Niết Bàn, kinh Lăng Già… chưa xuất hiện. Chúng ta biết rằng những tác phẩm lớn như Duy Thức Luận của Thế Thân và Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước, anh ruột của ngài Thế Thân, cũng chưa có. Tại vì các vị này sống ở thế kỷ thứ V. Vì vậy chúng ta rất ngạc nhiên thấy tư tưởng Duy Thức đã có mặt trong giáo lý của thầy Tăng Hội vào đầu thế kỷ thứ IIỊ Đoạn mà chúng ta vừa đọc nói về đại viên cảnh trí, tức là trí tuệ do thức A- lại-gia trở thành, khi thức này đã gột sạch được vô minh phiền não. Khi những phiền não đã được lấy đi, đã được đốt cháy, đã được chuyển hóa thì thức A-lại-gia trở thành một tấm kính rộng lớn, có thể soi thấu được mười phương. Nếu chúng ta đọc bài này với ý thức về lịch sử thì chúng ta thấy rằng thầy Tăng Hội là một trong những người đi tiên phong về Duy Thức. Tuy thầy không sử dụng các danh từ A-lại-gia và đại viên cảnh trí, nhưng ý niệm về đại viên cảnh trí đã rất rõ ràng. Chúng ta hãy đọc lại: “Lúc bấy giờ, tâm tư bừng sáng, còn sáng hơn hạt châu minh nguyệt. Những tâm niệm dâm tà và ô nhiễm như bùn nhơ bám vào tấm kính sáng đều được gột sạch. Tấm kính giờ đây đặt trên mặt đất và ngửa mặt lên trời, thì không có cõi nào mà không chiếu tới.” Chúng ta có cảm tưởng là đang đọc kinh Hoa Nghiêm về trùng trùng duyên khởi. “Trời đất rộng lớn vô cùng nhưng một tấm kính vẫn có thể thu nhiếp tất cả.” Đây không phải là tư tưởng Hoa Nghiêm thì là tư tưởng gì ? Cái một ảnh hiện cái tất cả. “Tâm ta bị các thứ cấu uế bao phủ cũng như tấm kính lấm bùn kia, nếu được gặp minh sư trau chuốt dũa mài và lau sạch hết mọi đất bùn và bụi bặm thì khi đem tâm ấy ra soi chiếu, không tơ hào nào là không hiện rõ trên mặt kính.” Ta có thể thấy được tất cả các cõi Phật trong mười phương thế giới. “Cáu bẩn không còn thì ánh sáng hiện ra. Đó là chuyện tất nhiên. Ngược lại, nếu phiền não tràn ngập làm tâm ý tán loạn thì trong số một vạn niệm được khởi lên ta không nhận biết được một niệm. Cũng giống như ngồi ngoài chợ mà nghe lao xao một lần bao nhiêu tiếng ồn ào rồi trở về ngồi yên mà cố nhớ lại thì không thể nhớ được một lời nào. Sở dĩ tâm phóng dật và ý tán loạn là vì uế trược chưa được khai thông. Nếu tìm về chỗ thanh vắng để thực tập cho tâm lắng đọng và ý không còn bị những tà dục lôi kéo thì lúc ấy lắng tai ta có thể nghe rõ được cả vạn lời, không có lời nào bị bỏ sót. Tâm tĩnh và ý trong thì có thể làm được như vậy.” Thầy Tăng Hội đang nói về tứ thiền và quán chiếu. Ban đầu thầy nói tới sổ tức, tùy tức và chỉ. Bây giờ thầy nói về quán. Chúng ta hãy đọc tiếp thêm một đoạn nữa. “Thực tập sự vắng lặng và làm ngưng chỉ tâm ý ở đầu chóp mũi, đó gọi là tam thiền. Quay trở về để quán chiếu thân mình, từ đầu tới chân, ta lặp lại sự quán sát những yếu tố ô nhiễm trong cơ thể và thấy được rõ ràng mọi lỗ chân lông dày đặc trong toàn thân và chất loãng rịn ra từ các lỗ chân lông ấy.” Ở đây chúng ta lại có cảm tưởng là đang đọc kinh Hoa Nghiêm: quán chiếu một lỗ chân lông trong cơ thể mà có thể thấy được toàn thể pháp giới. “Từ đấy ta có thể quán chiếu được cả trời, đất, người và vật, tất cả những thịnh suy của các hiện tượng ấy và ta sẽ thấy được tính cách không còn không mất của chúng.” Không còn không mất tức là không hữu cũng không vô. Nếu chúng ta học kinh An Ban Thủ Ý với nhãn quan của một người tu tiểu thừa thì chúng ta không thể nào thấy được những điều mà thầy Tăng Hội thấy. Thầy Tăng Hội phát xuất từ truyền thống đại thừa. Thầy đã sử dụng kinh An Ban Thủ Ý như một vị bồ tát: quán chiếu một lỗ chân lông và có thể thấy được cả trời, cả đất, cả người, cả vật và tất cả thịnh suy của những hiện tượng ấy. Quán chiếu như thế, ta sẽ thấy được tính cách không mất không còn của chúng. Không có, không không, không tới, không đi, không một, không nhiều. Đó là thầy nói về quán, sau khi đã nói về chỉ.

(2)

Thiền uyển tập anh (chữ Hán: 禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Đại Nam thiền uyển truyền đăng (大南禪宛傳燈), Thiền uyển truyền đăng lục (禪苑傳燈錄) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần; tức từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13. Đây là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có [1].

Được biết HT Thích Nhất Hạnh quyết rằng chính thiền sư Thông Biện là người bắt đầu biên tập Thiền uyển tập anh. Sau đó, tập tài liệu này truyền qua các thiền sư là Đạo Huệ (? - 1073), Minh Trí (? - 1196), Thường Chiếu, Thần Nghi (? - 1216) và cuối cùng là Ẩn Không (? - ?). Và cũng theo giáo sư, chắc hẳn là mỗi vị khi nhận được sách đã ghi chép về những gì mình nghe thấy về đạo Phật trong thời đại mình. Vậy ta có thể kết luận là tác giả "Thiền uyển tập anh" gồm nhiều người, trong đó những vị sau đây là quan trọng nhất: Thông Biện, Thường Chiếu, Thần Nghi và Ẩn Không [5].

Tương tự, trong Lời Tựa cho lần in năm 1990, Thượng tọa Thích Thanh Tứ cũng đã viết rằng: Tuy cuốn Thiền uyển tập anh không ghi rõ tên soạn giả, nhưng qua các tài liệu tham khảo chúng ta có thể xác định tác phẩm này đã được ngài Thông Biệnthiền sư khởi thảo từ thời Lý đến ngài Biện Tài, Thường Chiếu, Thần Nghi... Trải qua một quá trình biên soạn rồi đến thiền sư Ẩn Không là người hoàn tất việc biên soạn cuối cùng [6].

Thiền sư Ẩn Không, trong Thiền uyển tập anh không có truyện, nên không biết gì về ông. Tuy nhiên, nhờ một câu chú thích do người sau thêm vào sau truyện Thiền sư Thần Nghi, mà biết được ông là người ở tại Lượng Châu, huyện Na Ngạn (khi ấy bao gồm miền đất thuộc Lục Nam, Lục Ngạn và một phần huyện Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang ngày nay), nên còn được đời gọi là Na Ngạn đại sư, thuộc thế hệ thứ 14 của phái thiền Vô Ngôn Thông. Ông được thầy trao truyền tập sử liệu vào năm 1216. Đến năm 1225, nhà Trần thành lập. Rất có thể sau năm này ông hoặc đệ tử của ông cho khắc in Thiền uyển tập anh (hoàn thành từ tập sử liệu vừa kể), cho nên Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều chép là "do người đời Trần soạn"[7].

(3)

dõi quyền quý ở nước Khương Cư (Iran ngày nay). Để tránh vấn đề tranh chấp xảy ra ở Khương Cư, cha mẹ Ngài đã rời bỏ quê hương, sang Giao Chỉ (Việt Nam) lập nghiệp. Với vốn liếng sẵn có, lại thêm tài giỏi, chẳng bao lâu gia đình Ngài tạo được một tài sản đáng kể ở nơi vừa đến sinh sống.

Vừa tạo dựng được sự nghiệp nơi đất lạ quê người, thì cha mẹ Ngài liền lâm trọng bệnh và lìa đời. Bấy giờ mới 10 tuổi đầu, Ngài đã cảm nhận sâu sắc ý nghĩa cuộc sống vô thường. Với căn lành sâu sày từ bao kiếp gieo trồng nơi Phật pháp, đã thúc đẩy chú bé thơ hành động sáng suốt như một người trưởng thành nhiệt tình hộ đạo. Thật vậy, Ngài đem dâng tất cả tài sản của cha mẹ để lại cho Trung tâm phiên dịch kinh điển Luy Lâu. Và hơn thế nữa, cùng lúc với việc xả ái tài, Ngài xuất gia tu học ở Luy Lâu.

Là một bậc siêu phàm, chẳng bao lâu tài đức của Phương Tăng Hội vang danh khắp chốn. Bấy giờ Giao Chỉ lệ thuộc Đông Ngô. (Ngô Tôn Quyền ) lúc ấy uy danh Ngài lừng lẫy, được dân chúng hết lòng kính trọng. và sau năm 229, khi nhà Hán sụp đổ, thì nội thuộc vào nước Đông Ngô, một trong ba nước của đời Tam Quốc. Kinh đô Đông Ngô là Kiến Nghiệp, tức là Nam Kinh bây giờ.

Thầy đã thiết lập đạo tràng, huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển tại Giao Chỉ. Trung tâm hành đạo của thầy có thể đã được thiết lập ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, ở thủ phủ Luy Lâu, tức phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chùa Pháp Vân dựng gần nha môn của quan thái thú Sĩ Nhiếp, đã là một trung tâm hành đạo phồn thịnh cho đến triều nhà Lý, dù rằng sau đó Luy Lâu không còn là thủ phủ của Giao Châu nữa. Tăng sĩ người Giao Châu cư trú đông đảo ở đây và tu tập hành đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm này cũng có hai vị cư sĩ từ kinh đô Lạc Dương tỵ nạn chạy về, đó là Trần Tuệ và Bì Nghiệp. Cả hai đều là đệ tử tại gia của thiền sư An Thế Cao ở Lạc Dương. Thầy An Thế Cao là người An Tức (Parthia) cũng Bắc Ấn. Hồi đó bên nhà Hán, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng sĩ. Chỉ ở Giao Châu mới có tăng đoàn địa phương, ngoài một số ít tăng sĩ người Ấn độ. Hai vị cư sĩ này đã mang theo về Luy Lâu một số kinh thiền do thiền sư An Thế Cao dịch. Thầy Tăng Hội đã mời các vị này gia nhập vào ban nghiên cứu phiên dịch và chú giải kinh điển của trung tâm Luy Lâu. Cư sĩ Trần Tuệ đã chú giải kinh An Ban Thủ Ý. Thầy Tăng Hội đã đọc lại bản chú giải, thêm bớt, và viết bài tựa. Bài tựa của kinh An Ban Thủ Ý, theo tài liệu chắc chắn, đã được viết tại Giao Châu, và nhiều kinh khác mang tên thầy là dịch giả chắc hẳn cũng đã được dịch tại Giao Châu.

Truyền thống của thầy Tăng Hội thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh, tồn tại mãi tới đời Lý và sau đó đến đời Trần mới hòa nhập cùng các thiền phái như Tỳ Ni

(4)

Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc.

Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.

Sau khi thiết lập tông thiền này tại Giao Chỉ, thiền sư Khương Tăng Hội đã sang nước Ngô để dạy thiền. Như vậy sơ tổ của thiền tông Việt Nam đã sáng lập một tông phái thiền ở Việt Nam, và đã sang Trung Quốc để thiết lập tông phái đó ở Trung Quốc, gọi là thiền Tăng Hội.

Thiền Tăng Hội không phải chỉ là thiền của một thiền sư dạy mà là cả một tông phái. Sách Thiền Uyển Tập Anh có bằng chứng tông phái đó đã kéo dài hàng ngàn năm. Trong câu chuyện về thiền sư Thông Biện, sách Thiền Uyển Tập Anh có câu: “Đại diện cho tông phái của thiền sư Tăng Hội là thiền sư Lôi Hà Trạch đang sống trong thời đại của chúng ta”. Thời đại đó là đời nhà Lý.

Như vậy nghĩa là từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, tông phái thiền gọi là tông phái Tăng Hội vẫn sống, vẫn truyền thừa, và nhờ tác phẩm đó mà chúng ta biết rằng người nối giỏi cho tông phái thiền Tăng Hội là thiền sư Lôi Hà Trạch.

Chúng ta không chịu ghi chép đàng hoàng, cho nên chúng ta thiếu tài liệu. Điều đó không có nghĩa là các thiền phái ở đất nước ta không được truyền thừa liên tục.

Chỉ cần một câu trong Thiền Uyển Tập Anh là chúng ta biết rằng phái thiền Tăng Hội không phải chỉ có mặt trong thời Tăng Hội còn tại thế, mà sau khi thầy Tăng Hội đã sang Tàu để dạy thiền, thì phái thiền Tăng Hội vẫn tiếp tục. Bằng cớ hùng hồn nhất là chúng ta có một thiền sư đại diện cho phái thiền Tăng Hội trong đời nhà Lý, tên là Lôi Hà Trạch.

(5) Lục Diệu pháp môn chính là :SỔ, TUỲ , CHỈ , QUÁN, HOÀN, TỊNH

(6) Theo Giảng Sư

Như Lai Thiền chính là đường lối tiệm tu

Tổ Sư Thiền là đốn ngộ

Nhưng hai pháp môn này đều không thể tách rời vì căn cứ vào tích sử của các vị Tổ Sư Thiền từ Ấn Độ Trung Hoa và Việt Nam đã minh chứng

(7)

Lặng lẽ, một mình,

đó là khí chất

tâm không bận bịu

tình không vướng mắc

đêm đen soi đường

lay người thức giấc

vượt cao, đi xa

thoát ngoài cõi tục.

(Bài kệ tán thán công hạnh Thiền Sư Khương Tăng Hội của Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô kính dâng Ngài)

( 8)

Hành giả đã thành tựu được pháp An Ban thấy tâm thức mình sáng ra. Lấy cái sáng ấy mà quán chiếu thì không có chỗ tối tăm nào mà không soi tới. Người ấy có thể thấy được những gì đã xảy ra từ vô số kiếp về trước và cũng có thể thấy được các cảnh giới trong hiện tại cùng với người và vật trong các cảnh giới ấy, trong đó có các vị Bụt đang giáo hóa và các giới đệ tử đang học hỏi và thực tập. Lúc bấy giờ không cảnh nào mà không thấy, không tiếng nào mà không nghe, người ấy đạt tới cái tự do lớn, không còn bị trói buộc bởi ý niệm còn, mất, thấy được cái vô cùng lớn như núi Tu Di trong cái vô cùng nhỏ như lỗ chân lông, chế ngự được trời đất, làm chủ được thọ mạng. Thần lực bây giờ trở nên dũng mãnh, người ấy có thể đánh bại cả thiên binh, chuyển động được thế giới tam thiên, xê dịch được muôn ngàn cõi nước, thể nhập được vào cõi bất khả tư nghị, năng lực này đến cả Phạm Thiên cũng không lường được. Thần đức của người ấy trở nên không hạn lượng, chỉ vì người ấy đã thực hành được sáu hạnh (ba la mật) vậy. Trước khi Bụt thuyết kinh này, hai cõi nhân thiên đều chấn động và thay đổi màu sắc. Suốt trong ba ngày Bụt an trú trong an ban, không ai được tiếp xúc với Người. Rồi Bụt hóa hiện làm hai thân, một là báo thân, một là ứng thân để diễn bày chân nghĩa. Các vị đại sĩ và thượng nhân trong giới sáu đôi và mười hai hạng, không ai là không chấp hành theo lời dạy của Bụt.

Có vị bồ tát tên An Thanh hiệu là Thế Cao, con đích của vua nước An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú đã lánh sang nước này, sau khi chu du nhiều nơi mới về tới kinh sư. Là người học rộng biết nhiều, uyên bác trong mọi lĩnh vực, ngài có kiến thức giàu có về bảy môn học đương thời. Những thuật phong khí, những điềm lành dữ, những thiên tai như núi dời đất động, những y thuật như thấy mặt biết bệnh, ngài đều nắm vững. Ngài lại biết được cả âm thanh của các loài chim thú và ôm được vào lòng cả sự rộng rãi của âm dương. Thấy lê dân sống trong mờ tối, ngài cảm thấy xót thương, muốn mở rộng tầm thấy nghe của họ, để giúp cho họ thấy rõ, nghe cho thông, cho nên đã vì họ mà giảng bày con đường lục độ chân chánh, và phiên dịch pho bí áo An Ban Thủ Ý này. Không ai học theo với ngài mà không khử bỏ được uế trược vô minh và đạt tới mức sống sáng tỏ và trong sạch.

Tăng Hội tôi, sinh ra mới tới tuổi vác nổi bó củi thì cha mẹ đã qua đời. Bậc tam sư cũng đã theo nhau khuất núi. Mỗi khi ngước nhìn mây trời thường không khỏi cảm thấy xúc động, buồn thương rơi lệ. May thay, nhờ phước duyên kiếp xưa chưa hết nên đã may mắn gặp được ba vị hiền giả là Hàn Lâm người Nam Dương, Bì Nghiệp người Dĩnh Xuyên và Trần Tuệ người Hội Khể. Cả ba đều có niềm tin vững chãi, chí đức cao siêu, cả ba đều tinh cần đi tới trên con đường phục vụ đạo pháp, không biết mệt mỏi là gì. Từ lúc có dịp thân cận và đàm đạo với ba vị, tôi nhận ra rằng giữa chúng tôi, lề lối làm việc và tâm ý phối hợp nhau một cách hoàn toàn, không có chỗ nào mâu thuẫn. Cư sĩ Trần Tuệ làm việc chú giải và thích nghĩa còn tôi thì giúp đỡ bằng cách gạn lọc, thêm chỗ này, bớt chỗ kia. Tuy nhiên những điều mà đại sư không truyền thừa thì chúng tôi không dám tự do thêm thắt. Nói bao nhiêu cũng không cạn được ý Bụt, vì vậy chúng tôi kính mời các bậc hiền giả minh triết cùng nhau tham cứu. Hễ thấy có điểm nào còn sơ sót, xin vui lòng bổ chính để cùng nhau làm sáng tỏ thêm ra thánh ý của Bụt.

(9) ngài chuyên tâm phiên dịch kinh điển. Các bộ kinh Ngài đã dịch như: A Nan niệm di, kinh Diện Vương, Sát Vi Vương, Phạm Hoàng kinh, tiểu phẩm (Bát Nhã), Lục độ phẩm (Sáu pháp Ba La Mật), tạp thí dụ (phẩm thí dụ trong kinh Pháp Hoa)... Mỗi bộ kinh đều được giải thích tường tận, chuẩn xác.

Thiền sư Khương Tăng Hội là người rất thông minh, có biện tài, chuyên trì giới luật, tinh làu Tam tạng Thánh điển, được Tăng chúng tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu vô cùng ngưỡng mộ. Đại sư còn tinh thông cả Tứ thư Ngũ kinh (Nho giáo), giỏi thiên văn, toán số, đồ thư, văn chương lưu loát, lại hay biện luận về chính trị.

Đặc biệt, Thiền sư Khương Tăng Hội đã có công đức viết bài tự cho kinh An ban thủ ý, quyển kinh Thiền căn bản của Phật giáo Nguyên thủy, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh. Từ đó mà địa vị của Thiền Sư Khương Tăng Hội trong Thiền học Phật giáo Việt Nam không còn có ai có thể phủ nhận được nữa. Địa vị đó là: Thiền Sư Khương Tăng Hội chính là Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam, tức thuộc Quán tông (pháp hành).
Những tác phẩm được xem có liên quan đến thiền sư Khương Tăng Hội [1]:

An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
Đạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
Lục Độ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn).
Nê Hoàn Phạm Bối, Tăng Hội biên tập (không còn).
Ngô Phẩm (Đạo Hành Bồ Tát), Tăng Hội dịch (không còn).
Lục Độ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.


(10)

Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu, gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thủy.

An Ban là đại thừa của chư Phật để cứu chúng sanh trôi nổi. Nó có sáu việc để trị sáu tình. Tình có trong ngoài. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm gọi là trong. Sắc, tiếng, hương, vị, mịn trơn, tà niệm gọi là ngoài. Kinh nói: “Các biển mười hai việc”. Đó là sáu tình. Trong ngoài nhận lấy hạnh tà, như biển nhận sông, kẻ đói mơ cơm, vì không no đủ.

Tâm no tràn trề, không nhỏ gì không thấm, nhanh chóng phảng phất, vào ra không ngớt, trông không có hình, nghe không có tiếng, đón không có trước, tìm không có sau, vi tế mầu sâu, hình không tơ hào, phạm thích tiên thánh cũng không thể rọi soi, lặng gieo ở đây, hoá sinh nơi kia, phàm chẳng thể thấy, gọi nó là ấm. Như lúc im trời, kẻ gieo cuốc sâu, vung tay lấp hạt, có đến vạn ức. Người bên không thấy hình chúng, kẻ gieo không biết số chúng. Một hạt mục dưới, vạn cây mọc lên. Trong khoảng búng tay, tâm chuyển chín trăm sáu mươi lần, một ngày một đêm, mười ba ức ý. Ý có một thân, tâm không tự biết, như kẻ gieo kia. Vì thế, hành tịch cột ý bám sổ tức một cho đến mười. Mười đếm không sai, ý định tại đó. Định nhỏ ba ngày, định lớn bảy ngày, lặng không niệm khác, vắng yên như chết, gọi nó nhất thiền. Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm.

Đã được định sổ (tức), chuyển niệm bám tùy, bỏ hết tám ý, chỉ có hai ý. Ý định ở tuỳ, do tại sổ tức, bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch, đó gọi nhị thiền.

An là thân. Ban là hơi thở. Thủ ý là đạo. Thủ là cấm, cũng gọi là không phạm giới. Cấm cũng là giữ. Gĩư là giữ hết tất cả, không chỗ phạm. Ý là hơi thở, ý cũng là đạo.

An là nhận năm ấm. Ban là trừ năm ấm. Thủ ý là hiểu nhân duyên, không theo thân, miệng, ý. Thủ ý, không chỗ bám víu là thủ ý. Có chỗ bám víu là không thủ ý. Tại sao? Vì ý dấy lên lại diệt mất. Ýùkhông còn dấy lên là đạo. Đó là thủ ý. Thủ ý là chẳng khiến ý sinh. Sinh nhân có tử là không thủ ý, chẳng khiến ý chết. Có chết nhân có sinh, ý cũng không chết. Đó là đạo.

Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm dở, đã đạt được định bằng đếm, chuyển niệm qua tùy, vứt bỏ tám món thì chính có hai ý. Ý định ở tùy do việc đếm số. Bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch gọi là nhị thiền.

Lại vứt đi một ý, chú ý vào đầu mũi, thì gọi là chỉ. Hành thiền đạt chỉ thì ba độc, bốn đường, năm ấm, sáu tối, mọi dơ đều dẹp. Tâm sáng rõ ràng hơn chân minh nguyệt, dâm tà dơ tâm, như gương ở bùn, cấu dơ quấy bẩn, đưa lên chiếu trời, úp xuống thấy đất, thông suốt thấy rõ tới muôn cõi. Tuy trời đất có lớn, thì không một cái to lớn nào có thể thấy. Sở dĩ như vậy là do nó bị bẩn dơ. Cái bẩn làm dơ tâm, còn hơn gương kia. Nếu có được thầy giỏi cạo gội lau chùi đến nổi bụi mỏng hơi che cũng sạch không còn, thì cầm lên để soi, lông tóc nét mặt không nhỏ gì là không thấy ấy là vì bẩn hết cho nên khiến được sáng vậy. Tình tràn thì ý lan, niệm muôn, mà không biết một, giống như ở chợ buông lòng nghe theo rộng thấu mọi tiếng nói, lui về ngỏ mà nhớ lại, không biết lời nói của một người. Tâm buông ý tan thì bẩn che chỗ thông. Nếu mình ở chỗ vắng, tâm lặng lẽ suy, chí không ham tà, nghiêng tai lắng nghe thì muôn câu không sót, một lời vẫn nhớ. Ấy là do tâm lắng, ý trong. Thiền định ngừng ý treo ở đầu mũi, đó gọi là tam thiền.

Trở lại thân, từ đầu đến chân, xét kỷ nhiều lần, đồ dơ trong thân, lông tóc xồm xoàm, như thấy mủ chảy, theo đó xem rõ hết trời đất người vật, thịnh cũng như suy, không gì tồn tại mà không tiêu vong, tin Phật ba báu, mọi tối đều sáng, ấy gọi tứ thiền.

Đưa tâm về niệm, các ấm đều diệt, ấy gọi là hoàn. Dục dơ vắng sạch, tâm không còn tưởng, ấy gọi là tịnh.

Người đạt được hạnh an ban, thì tâm họ sáng, đưa mắt xem trông thì không gì tối mà không thấy, việc xưa vô số kiếp và sắp tới cùng người vật hiện tại đang đổi thay ở các cõi, trong đó có đức Thế Tôn giáo hoá đệ tử đọc theo, không xa gì là không thấy, không tiếng gì là không nghe, nhanh nhẹn nhẹ nhàng, còn mất tự do, lớn sánh tám phương, nhỏ gom đầu lông, ngăn trời đất, giữ mạng sống, hiếp đức thần, phá lính trời, rung vũ trụ, dời các cõi, có tám bất tư nghì, trời chẳng thể lường, thần đức vô hạn. Ấy do sáu hạnh vậy.

Đức Thế Tôn, xưa sắp giảng kinh này thì vũ trụ rung chuyển, trời người đổi nét mặt, ba ngày “an ban”, không ai có thể hỏi. Do đó, đức Thế Tôn hoá ra hai người, một người hỏi, một vị tôn chủ diễn thuyết, kinh này mới ra đời. Đại sĩ thượng nhân cử sáu chúng mười hai nhóm, không ai là không chấp hành.



youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2021(Xem: 14695)
TÔN GIẢ ƯU BA LY, ĐỆ NHẤT TRÌ GIỚI 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 01/09/2020 (14/07/Canh Tý) Đắc độ thân tiền thất vương tử Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông Hoằng dương luật giáo Tỳ Ni Tạng Phật pháp do tư trụ thế long. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả Được độ trước bảy vị vương tử Pháp hội Lăng Nghiêm chứng viên thông Chuyên hành trì hoằng dương Giới Luật Khiến cho Phật pháp trụ ở đời Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
16/01/2021(Xem: 15119)
Bốn Cách Buông Bỏ (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 15511)
Tại sao tử tế với nhau khó đến thế? (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 14078)
TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ, ĐỆ NHẤT GIẢI KHÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 28/08/2020 (10/07/Canh Tý) Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai. Nếu do sắc thấy ta, Do âm thanh cầu ta, Người ấy hành đạo tà, Không thể thấy Như Lai. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
16/01/2021(Xem: 13828)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 14909)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 13189)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
14/01/2021(Xem: 14441)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 14090)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 14104)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]