Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

199.Thiền Sư Như Hội (742-821) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng

19/12/202017:04(Xem: 14173)
199.Thiền Sư Như Hội (742-821) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng


Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 199 về Thiền Sư Như Hội. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất .


Ngài quê ở Khúc Giang. cuộc đời Ngài đơn giản, tài liệu giáo sử không ghi chép nhiều, chỉ biết lúc đầu Ngài tu học với Thiền sư Cảnh Sơn, sau đó Ngài đến học với TS Mã Tổ và được đắc pháp.Sau khi ngộ đạo, Ngài về Đông Tự, rất đông tu chúng tăng đến tu học theo Ngài và Ngài có biệt danh là "TS Như Hội giường gãy".


Sư Phụ giải thích vì số tu chúng quá đông, một giường nhiều người nằm ngủ quá tải nên giường bị gảy. SP kể ở thiền viện của HT Thanh Từ cũng xảy ra tình trạng quá tải và TV Quảng Đức, vì ngủ giường chồng, đã có phật tử té bị thương chảy máu.


Sau khi Sư phụ Mã Tổ viên tịch, đồ chúng chỉ tụng đọc thiền ngữ cốt tủy của Mã Tổ "tức tâm tức Phật" mà không lo tu, nên Ngài lên tiếng cảnh báo bằng cách nói ngược lại rằng " Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo. Kiếm rơi đã lâu, ngươi mới khắc dấu thuyền".

Sư Phụ giải thích, chúng đệ tử học thuộc lòng “tức Tâm tức Phật” mà không hiểu tường tận câu dạy của TS Mã Tổ, cứ ỷ lại cho là Tâm mình có Phật rồi cứ đọc thuộc lòng là thành Phật không cần phải nhọc công tu tập gì hết, không cần đi chùa lễ Phật, tụng kinh...mà phải hiểu Tức Phật Tức Tâm là Tâm vắng lặng mới là Tâm Phật, không phải Tâm đầy lao xao, vọng tưởng, luôn phan duyên theo sáu trần.

Sư Phụ có giải thích sự tụng kinh, người Phật tử tụng kinh cũng phải thấu rõ nghĩa lý của câu kinh thì công phu tụng kinh mới lợi lạc, có Phước báu.

Sư Phụ giải thích phi tâm phi Phật chỉ là phương tiện để giải thích, khi hiểu rồi thì Tức Tâm Tức Phật.


Một hôm, Thiền Sư Huệ Tịch đến đảnh lễ TS Như Hội.
Sư hỏi :”người ở đâu”
TS Huệ Tịch đáp :”người ở Quảng Nam”
Sư hỏi :”ta nghe ở Quảng Nam có hạt minh châu trấn hải phải chăng?”
TS Huệ Tịch đáp :”dạ phải”
Sư hỏi :”hạt châu ấy thế nào?”
TS Huệ Tịch đáp :”ba mươi thì ẩn, rằm thì hiện”
Sư hỏi tại sao không trình cho lão Tăng xem.
TS Huệ Tịch bước tới gần, vô ngôn.
Sư khen Sư Tử con rống rất giỏi.

Sư Phụ giải thích, ba mươi thì ẩn là chỉ cho người chưa ngộ vì bị mây vô minh phiền não che mờ Tâm Phật. Ngày rằm trăng sáng tâm Phật hiển lộ, tâm Phật nầy luôn thường hằng trong tất cả chúng sanh vạn loài. Tâm Phật có tự chứng tự biết, không diễn tả bằng lời được.

Ngày 19 tháng 8 năm Quý Mão, Ngài an nhiên thị tịch, thọ thế 80 tuổi.

Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ ban cho chúng con một bài pháp rất đặc thù của TS Như Hội “Phi Tâm Phi Phật”, nghe như nghịch lý thông thường, nhờ SP giảng rõ làm sáng tỏ chữ Tâm, giúp hàng Phật tử phải liễu đạt nghĩa chữ TÂM. Phàm Tâm là Tâm lao xao duyên theo lục trần bên ngoài. Phật Tâm là thể tánh tĩnh lặng, chơn tâm thường trú luôn hiện hữu trong tất cả chúng sanh vạn loài.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).






198_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Nhu Hoi

Thấy Tánh không phải do mắt thấy!

Con kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe pháp thoại sáng hôm nay (19/12/2020).
Kính đa tạ và tri ân Thầy, kính chúc Thầy pháp thể khinh an và tịnh lạc , HH


Tu với Ngài Cảnh Sơn nhưng  ngộ đạo nơi Ngài Mã Tổ !

“Hội giường gãy” học chúng tập trung ...đông,

Không áp dụng ” Tức Tâm Tức Phật” chỉ tụng  thuộc lòng, 

Sợ thiền ngữ chết, bèn giáo dạy ngược lại ! 



Chấp Tánh ...bao người đã thành công hay  thất bại?

Tâm còn đối đãi, sanh diệt...  mãi lo phan duyên 

Trí hữu lậu ... kiếm, khó chém chặt được não phiền! 

Đạo giải thoát cần bức phá điều trú trước ! 



Ngôn ngữ văn tự không thể nào diễn tả được!

Thể tánh tịnh minh , “chỉ thế  ấy “ ngọc quý vô cùng,  

“Thấy Tánh không phải do mắt thấy”...lạ lùng ! 

Vật vùi trong đá  phải chuyển sao thành NÓNG !

Có nghĩa là: 

Kho nghiệp báo giảm dần theo cuộc sống, 

Truyền Minh Đại Sư ...phương tiện giáo hoá Thiền Tông! 



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Huệ Hương 

19/12/2020


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 5743)
Xin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á. Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.
13/04/2012(Xem: 16018)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
02/03/2012(Xem: 5098)
Video Lễ Tang Cố Hòa Thượng Thích Nhật Liên
07/01/2012(Xem: 5948)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếp này.
24/05/2011(Xem: 12602)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Đôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.
26/04/2011(Xem: 8314)
Đây là nhân vật đầu tiên trong chương trình Phật Pháp Nhiệm Màu. Pháp danh của thầy là Thích Minh Thủy. Sinh năm 1953, xuất gia ở Tịnh xá Ngọc Phật, hiện tại đang tịnh tu ở núi Thị Vải, tỉnh Ba Rịa Vũng Tàu. Cuộc đời của Thầy là những chuỗi ngày vui buồn lẫn lộn, sống theo cảm tính, bị những ham muốn nhục dục lôi kéo. Để rồi đối với xã hội thầy là người bất thiện, đối với cha mẹ là người con bất hiếu, đối với chị là người em ngỗ nghịch, đối với vợ con là người chồng, người cha thiếu trách nhiệm. Và thầy đã biến cuộc sống của mình lúc đấy thành một cuộc sống xa đọa với những thói xấu như: nghiện ma túy, rượu, cờ bạc và trai gái lăng nhăng, đặc biệt là nghiện ma túy. Nhưng rồi nhờ ánh sáng Phật pháp, thầy đã từ tối ra sáng, bỏ được ma túy, và nay đã theo gương Phật, xuất gia tìm cầu chân hạnh phúc.
24/03/2011(Xem: 6170)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng.
19/01/2011(Xem: 17091)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
10/01/2011(Xem: 59436)
Website Liên Kết từ Trang Nhà Quảng Đức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]