Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

156. Tổ Sư Thanh Nguyên Hành Tư (660-740), đời thứ nhất sau Lục Tổ Huệ Năng

26/11/202019:42(Xem: 13460)
156. Tổ Sư Thanh Nguyên Hành Tư (660-740), đời thứ nhất sau Lục Tổ Huệ Năng




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài về Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư,  ngài là đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng và là Sư phụ của Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu, người đặt nền tảng vững chắc cho 3 thiền phái về sau, đó là Tào Động Tông, Vân Môn Tông, Pháp Nhãn Tông.

Ngài Hành Tư chào đời ở Cát Châu, tỉnh Chiết Giang, gần tỉnh Phúc Kiến. Ngài xuất gia từ thuở thiếu thời, ngài không thích nói nhiều, chỉ lắng nghe.
Khi nghe Lục Tổ giảng pháp ở Tào Khê, Ngài tới xin làm đệ tử.

Ngài đến đảnh lễ và thưa hỏi :”Tu hành thế nào để không rơi vào phân biệt
Lục tổ không đáp và hỏi lại :”con từng tu hành thế nào?”
Ngài thưa :”con tuy không theo tục đế nhưng cũng không tìm cầu thánh đế”.
Lục tổ hỏi :”vậy con rơi vào phân biệt gì?”.
Ngài thưa :”thánh đế còn không tìm cầu thì có gì mà phân biệt”.
Lục tổ thầm hứa nhận.

Sư phụ giải thích ý của Lục tổ nhận Ngài là người truyền thừa Tông Chỉ “Truyền Bá Tâm Tông“, lấy cái Tâm làm Tông. Phật tại trong Tâm, ngoài Tâm không có Phật.

Sau khi đắc pháp, Ngài Hành Tư đến trụ trì chùa trên núi Thanh Nguyên nên từ đó Ngài có tên là Thanh Nguyên Hành Tư .

Sa di Hy Thiên là đệ tử nhỏ của Ngài Lục Tổ, khi Lục Tổ viên tịch, sa di thường ngồi cạnh tháp Lục Tổ u buồn, Sư huynh hỏi thăm, sa di cho biết là Lục Tổ có dạy là nên "tầm tư". Sư huynh giải thích "tầm tư" ngồi suy tư lo buồn là sai , mà "tầm tư" có nghĩa là "phải tìm kiếm ngài Hành Tư" để tiếp tục tu học.
Sau đó, ngài Hy Thiên lên đường đến núi Thanh Nguyên đảnh lễ Tổ Hành Tư.
Tổ Hành Tư hỏi :”từ Tào Khê đến đem gì theo”.
Hy Thiên đáp :”con chưa đến Tào Khê mà cũng chẳng mất”.
Tổ nói :”con mặc tình dùng đi, tới Tào Khê làm gì”
Ngài Hy Thiên thưa :”nếu không đến Tào Khê thì đâu biết chẳng mất”.

Sư Phụ giải thích, cái "chẳng mất" là bản tâm, nhờ tới Tào Khê thì mới ngộ bản tâm này.
Tổ Hành Tư hỏi :”có biết ta là ai không?”.
Hy Thiên đáp :”biết, lại đâu chẳng biết được”.

Sư Phụ giải thích là biết sự chứng đắc bên trong của Tổ.

Tổ Hành Tư nghĩ, loại có sừng tuy nhiều nhưng chỉ một con lân là đủi, và thầm ấn chứng cho đệ tử Hy Thiên, đến ngày 13 tháng 12 năm Canh Thìn, đời nhà Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 28, Ngài từ biệt chúng lên pháp đường ngồi kiết già an nhiên viên tịch. Vua Đường Hiến Tông ban hiệu là Hoằng Tế Thiền sư, và tháp hiệu của ngài là Quy Sơn.

Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ ban cho bài pháp ngộ đạo của TS Thanh Nguyên Hành Tư, đệ tử đắc pháp lừng danh của Lục Tổ Huệ Năng, cuộc đời Ngài xuất gia từ thuở thiếu thời đến lúc viên tịch rất nhẹ nhàng nhưng sự truyền thừa của Ngài rất tỏ rõ trên bốn chữ :”Truyền Bá Tâm Tông”.

"Tâm dẫn đầu các Pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác" mà Đức Thể Tôn nói trong kinh Pháp Cú và xuyên suốt trong tất cả dòng truyền thừa từ Sơ Tổ Ca Diếp cho đến nay đều lấy "tâm làm tông" để tu tập. Lời dạy của Tổ y khuôn theo lời Phật, không sai khác một chút nào

Sư Phụ cũng cho biết Hoà Thượng Thích Trí Thủ là thuộc dòng thiền Lâm Tế  đời thứ 43, còn Sư phụ thuộc đời thứ 44, và là đời thứ 9 của dòng thiền Liễu Quán ở VN.

Chúng con cũng hãnh diện và hạnh phúc là đệ tử của Sư Phụ để được thừa hưởng "tâm tông" của Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán này.

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)



106_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hanh Tu





Truyền bá Tâm Tông ...không y bát

Con kính gửi bài thơ trình pháp về Ngài Thanh Nguyên Hành Tư .
Hy vọng con đã đúc kết được những gì trong bài pháp thoại này
những điều Thầy muốn truyền tải cho đại chúng. Kính đa tạ, HH



Lần đầu, Lục Tổ thầm nhận... được vào đến cửa !

Xuất gia từ bé, đàm luận chỉ lặng im 

Không học tục đế, Thánh đế chẳng cầu tìm,

Thủ chúng Hành Tư ...được ấn chứng,  truyền pháp ! 

Sau Lục Tổ  ....từ đây không y, bát 

Truyền bá  tông  chỉ " Dĩ Tâm ấn Tâm “

Núi Thanh Nguyên tuyển chọn một  kỳ lân 

Hy Thiên Thạch Đầu ...đệ tử duy nhất đắc pháp,

Thập  phương khắp nơi về học Đạo ...dung nạp 

Phát triển Tam tông ...lừng danh  trong Ngũ  Gia,

Tào Động,  Vân Môn, Pháp Nhãn tiếng vang xa...

Thành kính tri ân Tổ ba bốn hoàn thành phó chúc !!!

Hoằng Tế Thiền Sư ... muôn đời luôn ngưỡng phục !!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . 

Huệ Hương 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2015(Xem: 8337)
Video clip Tang Lễ Cố TT Thích Chơn Kiến (1948-2006), Viện Chủ Chùa Thiên Phú, Phú Vinh, Nha Trang, Khánh Hòa
03/04/2015(Xem: 7034)
Audio: Nhận diện sân hận
18/08/2014(Xem: 5542)
Audio sách nói: Gương Kiên Nhẫn, Published on Dec 29, 2013 Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Ấn hành: NXB Văn Hóa Thông Tin Người đọc: Đổ Thụy Thực hiện: Thư viện sách nói dành cho người mù ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ từ thư viện sách nói Mỗi năm Thư viện sách nói cần khoảng 30.000 băng cassette và CD để làm ra sách nói phục vụ miễn phí cho 89 đơn vị hội người mù và các trường mù trong cả nước. Chúng tôi rất mong sự chung tay góp sức của quý ân nhân để đem đến ánh sáng tinh thần cho người mù.Mọi chi tiết ủng hộ xin liên lạc trực tiếp với thư viện sách nói dành cho người mù qua số điện thoại 0839115253 hoặc sachnoionline.com
23/06/2014(Xem: 15928)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
14/03/2014(Xem: 33527)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/08/2013(Xem: 33098)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
08/08/2013(Xem: 10583)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]