Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Audio: Nhận diện sân hận

03/04/201515:00(Xem: 6255)
Audio: Nhận diện sân hận



tuc gian










Sân hận là một dạng tâm lý tiêu cực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người, nó thường sinh khởi, bộc phát mỗi khi gặp điều kiện nhân duyên thích hợp.

Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Trong các kinh đức Phật thường gọi sân cùng với tham, si là Tam độc. Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp: “Cái hại của sân hận là phá hoại các pháp lành và cả danh thơm tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau người khác không thích thấy mặt người sân hận. Phải biết lòng sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ” (kinh Di Giáo). Cũng trong bài kinh trên, đức Phật ví sân hận như con rắn độc. Ngài dạy các thầy Tỳ kheo, nếu như có rắn vào liêu phòng thì phải đuổi nó ra, kẻo bị nó làm hại. Cũng vậy, nếu trong tâm có những con rắn độc tham, con rắn độc sân, con rắn độc si thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại.

Lòng sân hận chẳng những làm cho bản thân con người bị bức bách, khổ não, mà còn mang lại sự bất an cho tha nhân và xã hội. Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau. Khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện từ thân (hành hạ, đánh đập người khác, phá hoại tài sản, của cải, bất kính người trên, không thương kẻ dưới…), khẩu (nói lời cay độc, chửi rủa, mắng nhiếc, xúc phạm người khác…), ý (nghĩ điều sai quấy, xấu ác làm tổn hại người khác). Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.

Theo Tâm lý học Phật giáo (Duy thức học), sân là một trong 6 căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Bởi đây là phiền não gốc rễ ăn sâu trong tâm thức con người nên gọi là căn bản phiền não. Sân thuộc nhóm “Câu sinh phiền não,” tức loại phiền não xuất hiện cùng lúc với con người (câu sinh-cùng sinh ra). Có nghĩa là khi sinh ra, trong tâm thức con người đã có mầm mống loại phiền não này.

Theo thuyết Alaiya duyên khởi thì sân cũng như các pháp khác đều do nhân duyên mà sinh khởi. Khi gặp điều kiện, nhân duyên thích hợp thì các bản hữu chủng tử sân hận (hạt giống sân hận có sẵn do đã tích tập nhiều đời) trong tâm thức sẽ sinh khởi, càng huân tập nhiều chủng tử sân hận (hạt giống sân hận) thì các bản hữu chủng tử sân hận càng được nuôi dưỡng, tiếp sức để có điều kiện sinh khởi và phát triển. Nếu các chủng tử sân hận thường xuyên được gieo trồng, tưới tẩm, hun đúc, chúng sẽ trở thành tập khí (thói quen), những tập khí này tạo nên một tính cách, cá tính con người: Nóng giận, đầy sân hận, cộc cằn, thô lỗ, thích bạo lực, manh động.

Sân hận có nhiều trạng thái, nhiều mức độ, nhiều biểu hiện, ví dụ như: Bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù…có khi biểu hiện qua nét mặt (nhíu mày, nhăn mặt, trợn mắt, nghiến răng…), thái độ, lời nói (la lối, nạt nộ, quát tháo, gào thét, nói lời thô lỗ cộc cằn, dọa nạt…), cử chỉ, hành động (đánh đập người hoặc súc vật, quăng ném đồ đạc, hành hạ, giết chóc…), nhưng cũng có khi không biểu hiện ra mà được giữ kín trong lòng. Một số điều kiện, nhân duyên làm cho sân sinh khởi: Căng thẳng, mệt nhọc, đói khát, đau bệnh, bị khiêu khích, bị đả kích, bị oan ức, bị làm tổn thương tinh thần hoặc thể xác, quyền lợi bị xâm phạm, chiếm đoạt, danh dự bị tổn thương, gặp cảnh bức ngặt như lạnh, nóng, đói, khát, nghèo khó, túng quẫn, gặp hoàn cảnh bất như ý, ý đồ, tham muốn, khát vọng bị cản trở, không thực hiện được, không được thỏa mãn v.v..

Ngoài tác hại đối với cá nhân, xã hội về phương diện đạo đức, phương diện tinh thần như đã nói ở phần trên, sân hận còn nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Về phương diện sức khỏe, khi tức giận, ngay lập tức cơ thể tăng tiết adrenalin làm tim đập nhanh và tăng huyết áp, hô hấp không bình thường, suy nghĩ lung tung. Nếu tâm trạng thường xuyên căng thẳng thì các tuyến trong cơ thể sẽ hoạt động sai lệch, dẫn đến dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa. Theo Y học phương Đông, bệnh tật do thất tình (7 tình chí, 7 loại tình cảm, tâm lý): Hỷ, nộ, ái, ố, bi, kinh, khủng (hay hỷ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục) mà sinh ra. Thất tình làm tổn thương tinh thần, làm mất cân bằng âm dương là nguyên nhân chính sinh ra bệnh tật. Trong bảy tình chí (thất tình) thì nộ (nổi giận) chính là sân. Đông y cũng cho biết thêm: Tức giận hại gan, mừng quá hại tim, lo âu hại tỳ, bi thương hại phổi, hoảng sợ hại thận…Trong lĩnh vực tâm lý, sân hận, tức giận, có thể dẫn đến triệu chứng trầm cảm, sống thụ động, khép kín, sầu não, u uất, chán chường, bất cần đời, tự hủy hoại bản thân, không quý trọng sự sống…

Sự sân hận, tức giận có tính lây lan như một căn bệnh truyền nhiễm. Sống trong môi trường sân hận, không khí căng thẳng, nặng nề, sự sân hận, tức giận có thể từ người này lây lan sang người khác. Một người mang tâm trạng sân hận, đang tức giận, bực bội sẽ khiến cho những người xung quanh cũng cảm thấy ngột ngạt và căng thẳng, bực bội theo. Một người nổi nóng có thể làm người khác nổi nóng theo. Lòng sân hận giống như một ngọn lửa, nó có thể cháy lan ra khắp nơi.

Theo Tâm lý học, có hai cách giải quyết sự tức giận: Một là kiềm nén, hai là cứ để nó bộc phát ra. Kiềm nén sự tức giận sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe, do đó người ta khuyến cáo nên sử dụng cách thứ hai là để cho sự tức giận bộc phát. Dĩ nhiên là không thể để sự tức giận làm tổn hại bản thân và người khác, người ta trút giận lên đồ vật để giải tỏa tâm lý căng thẳng bực bội của mình. Người ta ném vỡ những cái đĩa, đánh vào bao cát, đánh vào gối hoặc quay mặt vào tường mà la hét cho hả giận.

Theo Phật giáo, cả hai cách trên đều không phải là phương pháp tốt để chuyển hóa lòng sân hận, sự tức giận. Bởi vì sự kiềm nén cơn giận ở trong lòng chẳng những có hại cho sức khỏe, mà đó còn là một hình thức nuôi dưỡng cơn giận, giữ cơn giận ở dạng tiềm ẩn, đến một lúc nào đó khi gặp điều kiện thích hợp, khi không thể kiềm chế được nữa thì cơn giận lại bộc phát, thậm chí mức độ càng đáng sợ hơn cơn giận lúc ban đầu. Cách để cho cơn giận bộc phát (la hét, đánh đập súc vật, quăng ném đồ đạc) có thể giải tỏa phần nào sự tức giận nhưng không triệt để làm tiêu tan cơn giận, vì không phải trực tiếp trút giận lên đối tượng làm cho mình tức giận, hoặc vì chưa giải quyết được vấn đề đã khiến mình tức giận. Cho nên đây cũng chỉ là cách tạm thời, không phải là giải pháp tối ưu. Hơn nữa cách tìm đối tượng để trút giận mỗi khi tức giận như thế sẽ dần dần tạo thành thói quen xấu, hễ mỗi khi tức giận thì lại quăng ném đồ đạc, đập vỡ bát đĩa, đánh bao cát, gối ôm, hoặc la hét, thét gào…

Phật giáo có nhiều cách để hóa giải lòng sân hận, sự tức giận một cách hiệu quả:

1. Phương pháp chánh niệm: Ý thức rõ cơn giận đang có mặt trong tâm. Việc nhận biết sự hiện diện của cơn giận giúp chúng ta kiểm soát nó trước khi nó chế ngự tâm trí chúng ta. Nếu hướng tâm chú ý đến đối tượng làm cho chúng ta tức giận thì cơn giận trong ta càng thêm lớn. Nhưng nếu hướng tâm vào bên trong, quán sát, theo dõi cơn giận, cảm xúc giận dữ của mình thì cơn giận trong ta sẽ dần dần lắng xuống. Trong pháp quán Tứ Niệm Xứ, đức Phật đã dạy các thầy Tỳ kheo quán tâm ở nơi tâm bằng cách thức đó. Hành giả theo dõi tâm mình, biết rằng tâm có tham khi tham khởi lên, biết rằng tâm có sân khi sân khởi lên, biết rằng tâm có si khi si khởi lên. Hành giả luôn chánh niệm tỉnh giác.

Phương pháp quán niệm hơi thở cũng giúp chúng ta làm chủ cơn giận. Mỗi khi tức giận, nên hít thở sâu, hơi thở chậm, đều, êm, nhẹ, để tâm ý tập trung theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. Biện pháp này giúp tâm lý ổn định, chúng ta có được sự bình tĩnh, có bình tĩnh mới đủ sáng suốt để xem xét sự việc và có cách giải quyết, ứng xử phù hợp.

2. Phương pháp chuyển hóa cơn giận: Sau khi nhận biết rõ sân đang khởi lên trong tâm, bằng phương pháp chánh niệm hơi thở chúng ta làm cho cơn giận lắng dịu. Sau đó chúng ta tiếp tục dùng ý niệm chuyển hóa cơn giận để cơn giận hoàn toàn biến mất khỏi tâm. Đây là phương pháp triệt tiêu cơn giận nếu như phương pháp chánh niệm chưa làm cho cơn giận mất hẳn.

Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: “Người kia không hiểu rằng: Tất cả mọi người đều sẽ bị hủy diệt bởi luật vô thường, cho nên mới phí sức tranh luận hơn thua. Nếu họ hiểu rõ điều đó thì chẳng còn tranh luận nữa”. Khi quán niệm lời Phật dạy, thấy rằng ai rồi cũng sẽ chết, mọi sự hơn thua chẳng có nghĩa lý gì. Tức giận để làm gì? Hơn thì sao? Thua thì sao? Tại sao không để cho lòng thanh thản, sống vui vẻ mà lại gây thêm phiền phức, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, bất an. Hãy để dành thời gian, hơi sức làm những việc có ích cho bản thân và cuộc đời.

Việc quán nhân duyên, nghiệp báo cũng giúp chúng ta dứt trừ sân hận. Khi nghĩ rằng tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nhân duyên cả, từ đó dễ dàng chấp nhận những điều không như ý. Chúng ta biết rằng thái độ buông xả, chấp nhận trả nghiệp báo và không tiếp tục tạo nhân bất thiện là một thái độ sáng suốt. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã dạy rất nhiều về điều đó: “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt của tôi”, ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thì sự oán hận không thể dứt.” (kệ thứ 3), “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt của tôi”, ai bỏ được tâm niệm ấy thì sự oán hận tự dứt”(PC.4), “Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi trừ được hận thù. Đó là định luật ngàn thu”(kệ thứ 5)

3. Tu tập Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2021(Xem: 4230)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
14/08/2021(Xem: 16456)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
12/08/2021(Xem: 14169)
Thiền sư Quảng Trí (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 271 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm,12/08/2021 (05/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
10/08/2021(Xem: 17894)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 19838)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
05/08/2021(Xem: 4802)
Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...
05/08/2021(Xem: 4351)
Viếng thăm và hầu chuyện với Thượng Tọa Thông Triết, Viện Chủ Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
05/08/2021(Xem: 15908)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
03/08/2021(Xem: 13782)
Chủ đề: Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 267 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 03/08/2021 (25/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenT... https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
31/07/2021(Xem: 18775)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567