Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Audio: Nhận diện sân hận

03/04/201515:00(Xem: 7018)
Audio: Nhận diện sân hận



tuc gian










Sân hận là một dạng tâm lý tiêu cực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người, nó thường sinh khởi, bộc phát mỗi khi gặp điều kiện nhân duyên thích hợp.

Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Trong các kinh đức Phật thường gọi sân cùng với tham, si là Tam độc. Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp: “Cái hại của sân hận là phá hoại các pháp lành và cả danh thơm tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau người khác không thích thấy mặt người sân hận. Phải biết lòng sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ” (kinh Di Giáo). Cũng trong bài kinh trên, đức Phật ví sân hận như con rắn độc. Ngài dạy các thầy Tỳ kheo, nếu như có rắn vào liêu phòng thì phải đuổi nó ra, kẻo bị nó làm hại. Cũng vậy, nếu trong tâm có những con rắn độc tham, con rắn độc sân, con rắn độc si thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại.

Lòng sân hận chẳng những làm cho bản thân con người bị bức bách, khổ não, mà còn mang lại sự bất an cho tha nhân và xã hội. Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau. Khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện từ thân (hành hạ, đánh đập người khác, phá hoại tài sản, của cải, bất kính người trên, không thương kẻ dưới…), khẩu (nói lời cay độc, chửi rủa, mắng nhiếc, xúc phạm người khác…), ý (nghĩ điều sai quấy, xấu ác làm tổn hại người khác). Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.

Theo Tâm lý học Phật giáo (Duy thức học), sân là một trong 6 căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Bởi đây là phiền não gốc rễ ăn sâu trong tâm thức con người nên gọi là căn bản phiền não. Sân thuộc nhóm “Câu sinh phiền não,” tức loại phiền não xuất hiện cùng lúc với con người (câu sinh-cùng sinh ra). Có nghĩa là khi sinh ra, trong tâm thức con người đã có mầm mống loại phiền não này.

Theo thuyết Alaiya duyên khởi thì sân cũng như các pháp khác đều do nhân duyên mà sinh khởi. Khi gặp điều kiện, nhân duyên thích hợp thì các bản hữu chủng tử sân hận (hạt giống sân hận có sẵn do đã tích tập nhiều đời) trong tâm thức sẽ sinh khởi, càng huân tập nhiều chủng tử sân hận (hạt giống sân hận) thì các bản hữu chủng tử sân hận càng được nuôi dưỡng, tiếp sức để có điều kiện sinh khởi và phát triển. Nếu các chủng tử sân hận thường xuyên được gieo trồng, tưới tẩm, hun đúc, chúng sẽ trở thành tập khí (thói quen), những tập khí này tạo nên một tính cách, cá tính con người: Nóng giận, đầy sân hận, cộc cằn, thô lỗ, thích bạo lực, manh động.

Sân hận có nhiều trạng thái, nhiều mức độ, nhiều biểu hiện, ví dụ như: Bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù…có khi biểu hiện qua nét mặt (nhíu mày, nhăn mặt, trợn mắt, nghiến răng…), thái độ, lời nói (la lối, nạt nộ, quát tháo, gào thét, nói lời thô lỗ cộc cằn, dọa nạt…), cử chỉ, hành động (đánh đập người hoặc súc vật, quăng ném đồ đạc, hành hạ, giết chóc…), nhưng cũng có khi không biểu hiện ra mà được giữ kín trong lòng. Một số điều kiện, nhân duyên làm cho sân sinh khởi: Căng thẳng, mệt nhọc, đói khát, đau bệnh, bị khiêu khích, bị đả kích, bị oan ức, bị làm tổn thương tinh thần hoặc thể xác, quyền lợi bị xâm phạm, chiếm đoạt, danh dự bị tổn thương, gặp cảnh bức ngặt như lạnh, nóng, đói, khát, nghèo khó, túng quẫn, gặp hoàn cảnh bất như ý, ý đồ, tham muốn, khát vọng bị cản trở, không thực hiện được, không được thỏa mãn v.v..

Ngoài tác hại đối với cá nhân, xã hội về phương diện đạo đức, phương diện tinh thần như đã nói ở phần trên, sân hận còn nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Về phương diện sức khỏe, khi tức giận, ngay lập tức cơ thể tăng tiết adrenalin làm tim đập nhanh và tăng huyết áp, hô hấp không bình thường, suy nghĩ lung tung. Nếu tâm trạng thường xuyên căng thẳng thì các tuyến trong cơ thể sẽ hoạt động sai lệch, dẫn đến dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa. Theo Y học phương Đông, bệnh tật do thất tình (7 tình chí, 7 loại tình cảm, tâm lý): Hỷ, nộ, ái, ố, bi, kinh, khủng (hay hỷ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục) mà sinh ra. Thất tình làm tổn thương tinh thần, làm mất cân bằng âm dương là nguyên nhân chính sinh ra bệnh tật. Trong bảy tình chí (thất tình) thì nộ (nổi giận) chính là sân. Đông y cũng cho biết thêm: Tức giận hại gan, mừng quá hại tim, lo âu hại tỳ, bi thương hại phổi, hoảng sợ hại thận…Trong lĩnh vực tâm lý, sân hận, tức giận, có thể dẫn đến triệu chứng trầm cảm, sống thụ động, khép kín, sầu não, u uất, chán chường, bất cần đời, tự hủy hoại bản thân, không quý trọng sự sống…

Sự sân hận, tức giận có tính lây lan như một căn bệnh truyền nhiễm. Sống trong môi trường sân hận, không khí căng thẳng, nặng nề, sự sân hận, tức giận có thể từ người này lây lan sang người khác. Một người mang tâm trạng sân hận, đang tức giận, bực bội sẽ khiến cho những người xung quanh cũng cảm thấy ngột ngạt và căng thẳng, bực bội theo. Một người nổi nóng có thể làm người khác nổi nóng theo. Lòng sân hận giống như một ngọn lửa, nó có thể cháy lan ra khắp nơi.

Theo Tâm lý học, có hai cách giải quyết sự tức giận: Một là kiềm nén, hai là cứ để nó bộc phát ra. Kiềm nén sự tức giận sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe, do đó người ta khuyến cáo nên sử dụng cách thứ hai là để cho sự tức giận bộc phát. Dĩ nhiên là không thể để sự tức giận làm tổn hại bản thân và người khác, người ta trút giận lên đồ vật để giải tỏa tâm lý căng thẳng bực bội của mình. Người ta ném vỡ những cái đĩa, đánh vào bao cát, đánh vào gối hoặc quay mặt vào tường mà la hét cho hả giận.

Theo Phật giáo, cả hai cách trên đều không phải là phương pháp tốt để chuyển hóa lòng sân hận, sự tức giận. Bởi vì sự kiềm nén cơn giận ở trong lòng chẳng những có hại cho sức khỏe, mà đó còn là một hình thức nuôi dưỡng cơn giận, giữ cơn giận ở dạng tiềm ẩn, đến một lúc nào đó khi gặp điều kiện thích hợp, khi không thể kiềm chế được nữa thì cơn giận lại bộc phát, thậm chí mức độ càng đáng sợ hơn cơn giận lúc ban đầu. Cách để cho cơn giận bộc phát (la hét, đánh đập súc vật, quăng ném đồ đạc) có thể giải tỏa phần nào sự tức giận nhưng không triệt để làm tiêu tan cơn giận, vì không phải trực tiếp trút giận lên đối tượng làm cho mình tức giận, hoặc vì chưa giải quyết được vấn đề đã khiến mình tức giận. Cho nên đây cũng chỉ là cách tạm thời, không phải là giải pháp tối ưu. Hơn nữa cách tìm đối tượng để trút giận mỗi khi tức giận như thế sẽ dần dần tạo thành thói quen xấu, hễ mỗi khi tức giận thì lại quăng ném đồ đạc, đập vỡ bát đĩa, đánh bao cát, gối ôm, hoặc la hét, thét gào…

Phật giáo có nhiều cách để hóa giải lòng sân hận, sự tức giận một cách hiệu quả:

1. Phương pháp chánh niệm: Ý thức rõ cơn giận đang có mặt trong tâm. Việc nhận biết sự hiện diện của cơn giận giúp chúng ta kiểm soát nó trước khi nó chế ngự tâm trí chúng ta. Nếu hướng tâm chú ý đến đối tượng làm cho chúng ta tức giận thì cơn giận trong ta càng thêm lớn. Nhưng nếu hướng tâm vào bên trong, quán sát, theo dõi cơn giận, cảm xúc giận dữ của mình thì cơn giận trong ta sẽ dần dần lắng xuống. Trong pháp quán Tứ Niệm Xứ, đức Phật đã dạy các thầy Tỳ kheo quán tâm ở nơi tâm bằng cách thức đó. Hành giả theo dõi tâm mình, biết rằng tâm có tham khi tham khởi lên, biết rằng tâm có sân khi sân khởi lên, biết rằng tâm có si khi si khởi lên. Hành giả luôn chánh niệm tỉnh giác.

Phương pháp quán niệm hơi thở cũng giúp chúng ta làm chủ cơn giận. Mỗi khi tức giận, nên hít thở sâu, hơi thở chậm, đều, êm, nhẹ, để tâm ý tập trung theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. Biện pháp này giúp tâm lý ổn định, chúng ta có được sự bình tĩnh, có bình tĩnh mới đủ sáng suốt để xem xét sự việc và có cách giải quyết, ứng xử phù hợp.

2. Phương pháp chuyển hóa cơn giận: Sau khi nhận biết rõ sân đang khởi lên trong tâm, bằng phương pháp chánh niệm hơi thở chúng ta làm cho cơn giận lắng dịu. Sau đó chúng ta tiếp tục dùng ý niệm chuyển hóa cơn giận để cơn giận hoàn toàn biến mất khỏi tâm. Đây là phương pháp triệt tiêu cơn giận nếu như phương pháp chánh niệm chưa làm cho cơn giận mất hẳn.

Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: “Người kia không hiểu rằng: Tất cả mọi người đều sẽ bị hủy diệt bởi luật vô thường, cho nên mới phí sức tranh luận hơn thua. Nếu họ hiểu rõ điều đó thì chẳng còn tranh luận nữa”. Khi quán niệm lời Phật dạy, thấy rằng ai rồi cũng sẽ chết, mọi sự hơn thua chẳng có nghĩa lý gì. Tức giận để làm gì? Hơn thì sao? Thua thì sao? Tại sao không để cho lòng thanh thản, sống vui vẻ mà lại gây thêm phiền phức, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, bất an. Hãy để dành thời gian, hơi sức làm những việc có ích cho bản thân và cuộc đời.

Việc quán nhân duyên, nghiệp báo cũng giúp chúng ta dứt trừ sân hận. Khi nghĩ rằng tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nhân duyên cả, từ đó dễ dàng chấp nhận những điều không như ý. Chúng ta biết rằng thái độ buông xả, chấp nhận trả nghiệp báo và không tiếp tục tạo nhân bất thiện là một thái độ sáng suốt. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã dạy rất nhiều về điều đó: “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt của tôi”, ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thì sự oán hận không thể dứt.” (kệ thứ 3), “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt của tôi”, ai bỏ được tâm niệm ấy thì sự oán hận tự dứt”(PC.4), “Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi trừ được hận thù. Đó là định luật ngàn thu”(kệ thứ 5)

3. Tu tập Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2020(Xem: 14530)
ĐỆ TAM TỔ : THƯƠNG NA HÒA TU 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ bảy, 05/09/2020 (18/07/Canh Tý) Thông đạt phi bỉ thử Chí thánh vô trường đoản Nhữ trừ khinh mạn ý Tất đắc A-La-Hán. Dịch : Thông suốt không kia đây Chí thánh không hay dở Ngươi trừ tâm khinh mạn Chóng được A-La-Hán. Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thương Na Hòa Tu Đệ Tam Tổ Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU...
14/12/2020(Xem: 15361)
Cảm nghĩ của một học nhân khi theo dõi bài pháp thoại livestream dài hơn ba giờ đồng hồ ! Thật là ngạc nhiên khi nhìn thông báo TT Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại với ba nhân vật Phật giáo thế giới và sẽ kéo dài ba giờ đồng hồ livestream . Tôi đã tự nói thầm : Thày ơi, đây là kỷ lục chưa từng có ... và tôi hơi ái ngại cho sức khỏe Thầy khi phải thao thao bất tuyệt dù chỉ dăm phút nghĩ giải lao cho mỗi nhân vật. Nhưng tôi lại thấy thích thú với đề tài hôm nay của Thày : Thiền Sư Nhật Bản Suzuki- Thiền Sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh và Thiền Sư Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 .....Lý do là từ lâu tôi đã ngưỡng phục ba bậc tài danh kỳ vĩ này và trong tủ sách thư viện tôi những sách “ bestseller “ của các Ngài tôi đều sưu tầm đủ và vì vậy khi nghe hết pháp thoại tôi tự nhủ thầm mình phải viết lên lời xưng tán này đến Vị Giảng Sư thật biện tài và uyên bác.
14/12/2020(Xem: 14370)
Duy Thức Học (Bài giảng của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan)
14/12/2020(Xem: 13651)
Pháp Thoại năm 2011 (Hòa Thượng Thích Thắng Hoan chủ giảng)
13/12/2020(Xem: 11950)
lễ Cúng Dường Đại Tăng trong ngày Sinh nhật Lần Thứ 94 của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan. Thời gian: 1giờ 30 chiều ngày 01 tháng 01 năm 2021 Địa điểm: Chùa Hồng Danh 1129 Bal Harbor Way. San Jose, CA 95122. USA
12/12/2020(Xem: 13490)
197. THIỀN SƯ LINH MẶC (747-818) (Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, đệ tử TS Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/12/2020 (28/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ TS Linh Mặc đến yết kiến TS Thạch Đầu nhưng chưa khế hợp. Sư bèn ra đi. TS Thạch Đầu theo sau đến cửa ngoài, liền gọi: “Xà-lê!” Sư xoay đầu lại. TS Thạch Đầu bảo: “Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì?” Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, dừng lại đây tu học hai năm. 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
11/12/2020(Xem: 17056)
TÔN GIẢ MA HA CA DIẾP, ĐỆ NHẤT ĐẦU ĐÀ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌷🌸🏵️🌻 🌷🌸🏵️ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 30/08/2020 (12/07/Canh Tý) Đức tướng đoan nghiêm như kim tụ Đầu đà khổ hạnh tự chung thân Thân truyền Như Lai chánh pháp nhãn Kê túc sơn trung đãi Từ Tôn. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đầu Đà Đệ Nhất Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Đức tướng đoan nghiêm sáng như vàng Suốt một đời khổ hạnh đầu đà Thế Tôn thân truyền chánh pháp nhãn Trong núi Kê-túc đợi Từ Tôn Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đầu Đà Đệ Nhất Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
10/12/2020(Xem: 15236)
196. THIỀN SƯ DUY KHOAN (755 - 817)| Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 10/12/2020 (25/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Có vị Tăng đến hỏi Thiền Sư Duy Khoan: “ Thế nào là đạo?” Sư đáp:- “Núi rất tốt”. Vị Tăng thắc mắc : “Con hỏi đạo, sao Thầy nói núi tốt?” - Sư bảo: “Con chỉ biết núi tốt, đâu từng đạt đạo? “ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
10/12/2020(Xem: 13929)
33/ Lục Tổ Huệ Năng (638 – 713 T.L.) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 5/10/2020 (19/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tâm địa hàm chư chủng, Phổ vũ tất giai manh. Đốn ngộ hoa tình dĩ, Bồ-Đề quả tự thành. Đất tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tình vừa đốn ngộ, Trái bồ-đề tự thành. Nam Mô Đệ Lục Tổ Huệ Năng Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
09/12/2020(Xem: 13353)
149. Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn (602 - 675) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 04/10/2020 (18/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Hữu tình lai hạ chủng, Nhơn địa quả hoàn sanh, Vô tình ký vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh. Hữu tình đến gieo giống, Nhơn đất quả lại sanh, Vô tình đã không giống, Không tánh cũng không sanh. Nam Mô Đệ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]