Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy Việc Của Người Bạn Lành, Giúp Sống An Vui Ý Nghĩa Trong Cuộc Đời

13/06/202305:22(Xem: 1452)
Bảy Việc Của Người Bạn Lành, Giúp Sống An Vui Ý Nghĩa Trong Cuộc Đời

thich vien thanh

Bảy việc của người bạn lành

Giúp Sống An Vui Ý Nghĩa Trong Cuộc Đời



Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình, khiến tranh giành, hơn thua, xâu xé, nghi kỵ hãm hại lẫn nhau, từ đây sanh ra chiến tranh, loạn lạc, chết chóc, dịch bệnh hoành hành và thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, động đất, sóng thần xảy ra liên tục ở khắp mọi nơi.

Do vậy các bậc Bồ tát, Thánh hiền đã hiện thân xuống trần, để cứu độ nhân sinh, các Ngài đã sống, đã hành xử, đã thành tựu và đã dạy cho chúng ta nhiều bài học đáng giá, mục đích giúp cho chúng ta biết Phật Pháp và hành theo để sống được an vui, ý nghĩa và thoát ly khổ đau.

Một trong những điều dạy có “Thiện Hữu Thất Sự” là những điều chúng ta có thể thực hành theo được, để rèn luyện tâm chí, tạo phước và đức hạnh giúp thăng tiến cuộc đời.

THIỆN HỮU THẤT SỰ (Bảy việc của người bạn lành) Tức chỉ bảy việc cho các bậc Bồ Tát thực hành để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, khi các Ngài thị hiện ở thế gian. Thiện hữu là người bạn ngay thẳng, có đức hạnh. 7 pháp ấy cụ thể như sau:

1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ

2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ

3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết

4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau

5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm

6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho

7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng


Diễn thành thơ như sau:

Bạn lành bảy việc thường hành

Gặp khổ không bỏ, nghèo hèn không khinh

Việc kín đừng có làm thinh

Hội ý nhau biết thuận tình bảo khuyên

Việc xấu chớ có tuyên truyền

Làm được việc khó tinh chuyên không sờn

Vui cho không tính thua hơn

Bạn cần sẵn giúp của vàng cũng đong

Có bao trái ý nghịch lòng

Nhẫn nhịn tốt nhất nhẹ trong cuộc đời

Được như vậy rất tuyệt vời

Gần gũi giúp đỡ thảnh thơi nhau cùng

Bạn lành bạn tốt nói chung

Bảy việc làm được anh hùng thế gian…

Trong thời buổi tiến bộ vượt bực của khoa học, nhất là “Trí tuệ nhân tạo ChatGPT” đã gây nhiễu nhương, đầy biến động, khiến lòng người xao xuyến, luân thường đạo lý băng hoại, mất niềm tin với nhau và giảm ở phần tâm linh, mặc sức thụ hưởng vật chất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.

Nếu không có Tôn giáo và các nhà lảnh đạo tinh thần đầy năng lượng, hướng dẫn cho xã hội phát triển song hành giữa khoa học và tâm linh, giúp cho con người và xã hội này sống quân bình, biết tin và sợ nhân quả, để hướng vào bên trong, tinh tấn trên con đường tu tập hướng thượng, tạo phước đức, hầu hiện tại sống an lạc, tương lai có của mang theo về nơi lạc cảnh, thì viễn cảnh trái đất này bị hủy diệt sớm là có thể!

Theo như Kinh Phước Đức có dạy:


“Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.

“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất”...


Để sống được an vui, ý nghĩa và cùng hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ. Chúng ta cần biết và chọn những người bạn trong “Thiện Hữu Thất Sự” này mà giao lưu và chung sống vậy.

Chùa Pháp Hoa SA, mùa Phật Đản 2647

Thích Viên Thành





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 2712)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được. Những người bị oan nghiệp đó có rất nhiều nguyên do, rất nhiều thành phần, mà đại để đã được tổng hợp trong mười loại gọi là Thập loại Chúng sinh (như Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du đã đề cập) hay Thập loại Cô hồn. Theo bộ Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi do ngài Tam Tạng Bất Không Kim Cang (Amoghavajra) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường, thì Thập loại cô hồn[1] gồm:
17/10/2010(Xem: 8225)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
29/09/2010(Xem: 7714)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
22/09/2010(Xem: 11558)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 9234)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
21/09/2010(Xem: 4803)
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp. Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?... Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
28/08/2010(Xem: 7048)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
12/08/2010(Xem: 2782)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của tađi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác. Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567