Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài kinh nghiệm bản thân trên con đường Học Phật !

29/03/202208:02(Xem: 4144)
Vài kinh nghiệm bản thân trên con đường Học Phật !

phat tu hue huong 2019-4

Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.

Với người biết tu thì cuộc sống vật chất của thân tứ đại này không có gì quan trọng cả. Phải làm chủ được mình, giúp mọi người cùng vượt lên trên những thứ phiền não trói buộc, sống an vui giữa những thay đổi của cuộc đời, chết thảnh thơi nhẹ nhàng như thay một chiếc áo mới, là mục đích chính của người tu Phật. Chúng ta nhìn lại xem những vị tu hành thâm nhập đạo lý sâu, sống được với đạo, không bao giờ lắc đầu chặc lưỡi thở dài, mà thường cười hoài. Bao nhiêu đó cũng đủ cho thấy đạo Phật đến với cuộc đời như thế nào rồi. 

Gần mười mấy năm nay từ khi tôi trở về đời sống tự thân độc lập, có tài chính dư đủ cho kiếp sống còn lại của mình, tôi đã dành hết thì giờ vào việc nghe pháp thoại đủ mọi tông phái, từ Phật Giáo nguyên thủy,Thiền Tông, Đại thừa, Kim Cương thừa …đặc biệt chuyên chú với những Giảng sư thật đa văn quảng kiến mà tôi sau khi chiêm nghiệm và tự nhận xét khi đã so sánh với những kinh sách giáo lý mà tôi đã kinh qua …từ Pháp Cú, Kinh Trung Bộ đến kinh Đại Bảo Tích, Kim Cang, Pháp Hoa, Duy Ma, Vô lượng Nghĩa , Đại Niết Bàn, thậm chí đến kinh Lăng Già , Thủ Lăng Nghiêm, Viên Giác và kinh Hoa Nghiêm, Đại Trí Độ Luận , Trung Quán Luận …để tìm ra cốt lõi điều gì có thể Giải thoát được khỏi luân hồi sinh tử hay không?

Tôi vẫn tin rằng “ Nhất thiết duy tâm tạo “ và những chủng tử đã gieo từ bao đời đến một ngày nào đó sẽ phát triển một cách tốt đẹp khi được khơi động… thêm vào đó tôi đã thành tâm trì các chú Đại Bi, Ngũ Bộ , Thập chú …vào những thời công phu nhưng phải công nhận cách niệm Ân Đức Tam Bảo của Nam Tông và cách hồi hướng đến Chư Thiên, không hiểu sao lại rất linh nghiệm cho tôi sau này khi phối hợp với các chú trên .

Dù Tôi đã gặp rất nhiều thuận lợi không bị một chướng ngại nào trong sự tu tập từ ngày ấy, nhưng trong thâm tâm vẫn luôn tự hỏi có thể nào mình có thể đạt thành đạo quả ( điều tối cao mục đích của tôi chỉ là vượt vào vòng Dự Lưu thôi nghĩa là làm sao diệt trừ được ba kiết sử ( Thân kiến, Giới cấm thủ và Hoài nghi ) để từ đó làm bàn đạp cho những kiếp sau .

Thật ra lúc đầu tôi rất hoang mang khi nghe nhiều vị cho rằng “ Chúng ta không may sanh vào thời mạt pháp” nhưng càng học giáo lý Phật tôi càng chiêm nghiệm rằng “ có lẽ từ mấy ngàn kiếp luân hồi từ vô thỉ đến nay đây là khoảng thời gian mà tôi có được một tiềm năng thích hợp nhất vào lúc này …

Với thân tái sanh lành mạnh dưới dạng con người có đủ giác quan, được nuôi mạng sống bằng nghề nghiệp thiện, có cơ hội nghe giáo pháp, có thể phát tâm hành thiện theo ý nguyện tuỳ khả năng vật chất của mình “ thì Tôi đã thường tự nhủ thầm “ Đây là lúc đúng thời, đúng lúc nhất cho tôi và có lẽ không còn có một khoảng thời gian nào thuận lợi hơn để cho tôi gặp được một hoàn cảnh như này trong lần tái sinh khác” ….nên tôi đã dốc hết toàn tâm toàn ý vào việc học Phật .

Nhưng học Phật bằng cách nào, ? Hỏi tức là trả lời nghĩa là phải tìm cho ra
phương pháp học Phật.

Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó, tôi đã trải 6 năm chuyên khoa trên đại học sau khi tốt nghiệp viên mãn bậc Trung học

Thế nhưng Phật pháp là môn học giác ngộ, phải tuỳ vào căn cơ trình độ tu tập của mình trong những kiếp luân hồi từ trước và lời nguyện đã theo từ kiếp nào …đó là được sanh vào nước có Đao Phật là chính và thác sinh trong gia đình có Chánh kiến biết làm việc Phước lành từ nhiều đời ?..do vậy còn phải chờ lúc thuận duyên nữa .

Và đợi đến gần cuối năm 2020 tôi mới nhận ra…. Do thời gian rỗi rảnh thật nhiều trong thời kỳ phong tỏa đại dịch , được nghe pháp thoại dồn dập từ TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng và với ý nguyện tìm cầu học hỏi hơn nữa tôi đã gặp những bài giảng về kinh Trung Bộ và Pháp Cú của Sư Pasado Sán Nhiên tôi mới khám phá thật chính xác rằng …Phương pháp học Phật tức là ba môn tuệ học: Văn tuệ, Tư tuệ, và Tu tuệ.

Bởi vì muốn vào cửa giác ngộ không phải đi vào bằng trí tuệ thì không sao vào được. Vì sao vậy ? Phật pháp là chân lý là những sự thật, nếu không có ngọn đuốc trí tuệ soi sáng, làm sao chúng ta thấy mọi sự thật ở chung quanh.

Trước kia tôi thường để ý đến những bàn cãi tranh luận như sau:
Có người nói giáo lý là quan trọng, nếu không có nó thì lấy đâu ra để hiểu biết và thực hành con đường đạo Phật. Họ chủ trương học  hỏi  giáo  lý, kinh sách thường xuyên, thuộc nhớ, không rời xa, thậm chí tụng đọc thường xuyên. Ví dụ  như  có người ngày đêm dùi mài kinh điển, tụng đọc những bài kinh lầu lầu suốt ngày đêm.

Có người lại nói rằng cứ tu đi, hãy thực hành, chứ đừng nói đến giáo lý, đừng bám vào lý thuyết nữa. Lý thuyết chẳng là gì, chỉ là “vọng ngôn”,: “Giáo lý hay những lời dạy của Phật như  là  ngón  tay  chỉ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng”. Điều này  có lẽ ý Phật muốn dạy rằng: Giáo lý là phương tiện  để nhắm đến chân lý tột cùng (giác ngộ), chứ bản thân nó (giáo lý) không phải là  chân lý.  Phật  đưa  tay chỉ mặt trăng cho chúng ta, nhưng chẳng mấy ai nhìn về  hướng đó và chẳng mấy ai suốt  26 thế kỷ   đã nhìn thấy "vầng trăng" đó.
Bây giờ tôi mới hiểu rằng “Thật ra cái nào cũng cần thiết đối với người Phật tử mới tu học. “

Học hiểu và tìm ra những  lẽ  thật và hướng dẫn thực dụng mà Đức Phật đã dạy. Học để có sự hiểu biết. Nhưng cái hiểu  biết  (tri  kiến) thông thường chỉ dừng lại ở đó. Cần phải có thực hành để thực sự hiểu biết những lẽ  thật  đó  bằng sự trải nghiệm trực tiếp. Đó là tự mình “thấy biết” những bản chất của sự sống “đúng như chúng đang là”

cu su hue huong-cu si hue duc-tt nguyen tang
Tác giả, Cư sĩ Huệ Hương, TT Nguyên Tạng, Cư sĩ Huệ Đức
tại Khóa Tu Học cuối năm 2019 ở thủ đô Canberra, Australia



Và lạ quá giờ đây dù mỗi tông phái có đưa ra những điều chỉ trích nhau nhưng tôi không thấy quan trọng nữa tôi chỉ thu lượm những tinh hoa của mỗi tông phái mà ứng dụng cho đời sống của mình vì trong thâm tâm tôi từ thuở biết Đạo vẫn luôn cho rằng …điều cốt yếu nhất vẫn phải đi vào Đạo bằng niềm tin vững chắc và phải tin rằng “ Tôi sẽ tìm nơi nương tựa trong Tam Bảo để thoát khỏi 4 khổ thú , ác đạo( địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la ) và sẽ thay đổi cách hành xử của mình phù hợp với luật nhân quả qua các việc giữ giới .

Trộm nghĩ …Thật ra mỗi người có thể tu theo cách nào mà họ thích, nhưng tựu chung vẫn là phải gần gũi các bậc hiền trí, lắng nghe được những lời tâm huyết mà quý vị ấy đã trình bày cốt tủy giáo lý một cách thiện xảo bằng kinh nghiệm tu tập, của sự chứng đắc của họ theo cách nhìn tuệ quán .
 

Cuộc sống đẹp đến từ cái nhìn  nghệ thuật  
Dù thử thách vẫn chờ…đuổi chạy nghiệp duyên 
Từ những cơn bão… trải nghiệm những lời khuyên 
Hạnh phúc thay cho ai thân cận bậc hiền trí ! (1)
Pháp Cú kinh giúp nhận ra chân lý
Văn ôn võ luyện kiên nhẫn âm thầm 
Từ bỏ  cám dỗ , chấp thủ quan niệm sai lầm, 
Khuất phục tính ích kỷ, hơn thua của bản ngã ! 
Vượt qua được sẽ thưởng thức thành quả 
Cần ngày ngày rà soát tập khí cũ  đã vơi thưa ?
Sân, Tham  …dường  như  nhẹ chuyện ghét, ưa ?
Tâm bình thường thì Đạo …thật ra rất vi  tế !!
Biết rõ cội nguồn, phát triển con đường Tuệ 
Ngày về, tư lương dự trữ thôi  vấn vương 
Còn chi quá khứ dư ảnh, dư vị, dư hương 
Vòng xích thập nhị nhân duyên cắt từ chữ XÚC 
Nghệ thuật sống …học mãi chữ Tri Túc !!!
( thơ Huệ Hương )
1) Bảy pháp người hiền trí :
( 1-Tri nhân, 2-Tri quả, 3-Tri bỉ, 4-Tri kỷ, 5-Tri thời, 6- Tri độ, 7-Tri hội )
 

Nào bây giờ chúng ta thử bước vào lãnh vực Tam Vô Lậu học nhé
Thế nào là Văn tuệ?
Văn là nghe, do nghe giáo lý Phật pháp trí tuệ mở sáng, gọi là Văn tuệ. Chúng ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chư tăng, của thiện hữu tri thức đã tu học trước ta. Những lời giảng dạy ấy xuất phát từ kinh điển của Phật, trong đó chứa toàn lời lẽ chân chánh, chỉ bày mọi sự thật cho chúng sanh. Càng nghe trí tuệ chúng ta càng sáng. Hoặc chúng ta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mở mang trí tuệ cũng thuộc Văn tuệ. Chịu khó nghe giảng dạy, chiju khó nghiên cứu kinh sách Phật, đó là người biết từ cửa Văn tuệ tiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.

Thế nào là Tư tuệ?
Tư là suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạy trong Phật pháp, trí tuệ càng tăng trưởng. Chúng ta được nghe lời chỉ dạy của thầy bạn, dẫn từ trong kinh Phật ra, song nghe rồi tin liền là chưa đủ tư cách học Phật. Buộc chúng ta phải dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếu quả thật đúng, từ đó chúng ta mới tin. có thế mới thực hành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp", trong kinh Pháp Cú. Chúng ta muốn mở mang trí tuệ, song tự mình làm sao mở được, phải mồi ngọn đuốc trí tuệ của mình với ngọn đuốc chánh pháp của Phật, trí tuệ mới phát sáng
.
Thế nào là Tu Tuệ?
Sau khi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình, khiến chánh lý càng bày hiện sáng tỏ, là tu tuệ. Ví

Văn tuệ, Tư tuệ rất cần thiết, song Tu tuệ lại càng quan trọng hơn. Nếu có văn tuệ, tư tuệ mà thiếu tu tuệ thì chỉ là tuệ rỗng, không lợi ích thiết thực cho đời sống con người. Nhờ tu tuệ mới thẩm định được giá trị văn, tư ở trên và giúp cho văn, tư được kết quả viên mãn.
Theo HT Thích Thanh Từ …Phật học cốt xây dựng tâm hồn trong sáng, nên người biết tu theo, lòng sẽ mở rộng thương yêu bảo bọc lẫn nhau.Vì thế, ba môn tuệ học đều đặt căn cứ trên nguyên tắc "xem lại chính mình". Nắm vững nguyên tắc này, đọc kinh sách Phật, chúng ta nhận định phán xét không bị sai lẫn.
Người học Phật có thể tự mình kiểm nghiệm được phẩm chất tu học, để biết chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng và hành đúng pháp Phật.

Có ba dấu ấn để xác thực đó là pháp do Phật hướng dẫn. Thứ nhứt là Vô Thường - mỗi pháp hữu vi trên thế gian này đều mang tính chất thay đổi, biến chuyển không ngừng. Các pháp mà ta đạt được hôm nay cũng sẽ thay đổi và mất đi nếu ta không học cách nuôi dưỡng và duy trì sự thực tập mỗi ngày. Thứ hai là Vô Ngã - vì các pháp thay đổi không ngừng nên bản chất của mọi sự vật, hiện tượng đều không có một thực thể riêng biệt, chúng chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác; nếu có một lý thuyết cho rằng đây là ta, đây là pháp ta đang hành và chứng đắc thì đó không phải là giáo lý của Phật,

Phật là người đưa ta đến con đường vượt thắng ý niệm về "ta" và "của ta". Một khi ta chưa thấy được tính chất vô thường và vô ngã của các pháp, ta vẫn còn bị những ý niệm về "ta" và "của ta" chi phối. Chúng làm cho ta mất đi trạng thái "cân bằng", Phật gọi đó là Dukkha - Khổ, là dấu ấn thứ ba. 

Lại có bảy yếu tố để xác nhận rằng mình đang hành trì đúng với những lời Phật dạy. Đầu tiên, Trạch pháp - là khả năng phân định rõ ràng đây là đúng, đây là sai, đây là thiện pháp, đây là bất thiện... Mỗi khi ta tiếp nhận bất kỳ một chủ thuyết nào ta phải vận dụng và thấy được rõ ràng điều này.

Thứ nhì Tinh tiến, là sự miên mật, không gián đoạn, như một dòng nước trôi chảy từ tốn, không vội vã, không hấp tấp, không bị ngăn chặn bởi ngoại cảnh. Thứ ba Hỷ, là niềm vui được phát khởi từ nội tâm mình, nó không do yếu tố bên ngoài khách quan mà có, nó đến từ sự lắng dịu và an tĩnh do công phu tu tập đạt được.

Thứ tư Khinh an, là trạng thái nhẹ nhàng của thân và thư thái của tâm.
Kế đến là Niệm hay Chánh niệm, là khả nhận biết thực tại hiện tiền, thấy rõ những gì đang diễn biến trong giờ phút hiện tại.

Thứ sáu Định, là sự tập trung chuyên chú vào một đối tượng, nếu một pháp môn ta đang hành trì vẫn còn khiến ta lăng xăng, dao động, mất tập trung thì ta nên nhìn nhận lại, vì pháp Phật là con đường đưa ta trở về an trú, thấu triệt các pháp.
Cuối cùng Xả hay Hành Xả, là sự không phân biệt, không kỳ thị, không chấp trước. Nhờ Xả ta chuyển hóa được cái nhìn lưỡng nguyên trong ta, ta nuôi dưỡng khả năng chấp nhận và hành xử một cách bình đẳng với tất cả mọi người, mọi loài.
Thay lời kết :
Pháp Phật là một con đường sáng, nó dẫn chúng ta đi từ sự lầm lạc, mê mờ đến được chân trời cao rộng, tự do. Trong đời sống hằng ngày, ta luôn luôn học hỏi, chiêm nghiệm và áp dụng cho được những lời hướng dẫn của Phật vào nếp sống thường nhựt của ta. Ta thực tập như thế nào đề mỗi ngày ta trở nên tươi mát hơn, tháo gỡ được những sợ dây ràng buộc, chuyển hóa được hờn giận, nuôi lớn được tình thương và hiểu biết.

Dựa vào Ba Pháp Ấn và Bảy yếu tố ( Thất giác Chi ) làm sao nuôi lớn mãi trong ta thêm vào đó phải tạo ra trong mình ba nguồn năng lượng, đó là nhiệt tâm - chánh niệm - tỉnh giác. Ba nguồn năng lượng này giúp ta vững vàng, kiên trì và kham nhẫn hơn trong công phu.
Với niềm tin trong sáng, ý chí kiên định, sự thực hành liên lục, sẽ thành tựu được những điều như ý nguyện, cũng như hiến tặng những hoa trái mình có được đến mọi người.

Tôi cũng bắt chước Ni Sư Thích Nữ Trí Hải và Hoà Thượng Thích Chơn Thiện mà phát nguyện mỗi ngày như sau :
Con kính dâng đến Đấng Thế tôn lòng Tịnh tín bất động của con trọn đời trọn kiếp luân hồi và nguyện sẽ nương theo lời chỉ dạy của Ngài trong giáo pháp tối thượng để đạt đến Nhất Tâm Bất Sanh .

Con kính dâng lên Tam Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Tứ Đại Thiên Vương, và Chư Thượng Sư lòng tri ân sâu sắc đã tạo điều kiện thuận lợi để con đến gần bậc hiền trí với đại bi tâm đã dẫn dắt con vào biển Tuệ .

Kính trân trọng,
Nam Mô Cửu Viễn Thật Thành Đại Ân Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thiên Bách Ứng Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma sambudhassa
Huệ Hương
Melbourne 30/3/2022
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2023(Xem: 1366)
1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ 2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ 3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết 4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau 5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm 6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho 7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng
09/11/2021(Xem: 3486)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
15/01/2019(Xem: 7762)
Con xin chia sẻ với cả nhà về cuốn sách con đã đọc suốt 2 tháng vừa qua. Đó là cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”. Đấy cũng chính là cuốn sách con được TS Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả cuốn sách, tặng vào ngày cuối cùng của năm cũ 30/12/2018 trong khuôn khổ Tết Thiền tại chùa Thôn Me, Thái Bình. Con đã thích cuốn sách ngay từ chính tựa đề, bởi con có biệt danh là Vui và lại có cả 1 nhà máy sản xuất niềm ‘Vui’ ở trong cuốn sách thì ‘Vui’ còn gì bằng.
15/12/2018(Xem: 11082)
Lời giới thiệu của người chuyển ngữ Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003). Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ n
19/11/2018(Xem: 3937)
Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy... Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
15/12/2017(Xem: 118899)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
14/07/2015(Xem: 16421)
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa quý Phật tử gần xa, sáng sớm nay 6-1-2015, mái ngói chánh điện Tu Viện Quảng Đức đã được nhóm thợ Úc bắt tay tháo gỡ bỏ ngói cũ, trải lớp giấy chóng nước, đóng gỗ mè và lợp ngói mới, công việc sẽ kéo dài khoảng 3 tuần sẽ xong. Cầu Phật gia hộ cho công trình trùng tu sớm thành tựu viên mãn. Kèm đây là hình ảnh ghi nhận ngày hôm này. Nam Mô A Di Đà Phật
17/11/2014(Xem: 15069)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
27/05/2014(Xem: 14549)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
04/05/2014(Xem: 13118)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567