Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi Đau Quá Khứ là Món Quà Cho Hiện Tại

12/04/201407:39(Xem: 4993)
Nỗi Đau Quá Khứ là Món Quà Cho Hiện Tại

lotus_9

“Khi một điều gì đó không hay xảy ra, bạn có 3 sự lựa chọn: Một, để nó biến bạn thành nó; hai, để nó hủy hoại bạn; ba, biến nó thành sức mạnh của bạn.” – Vô Danh.

Xin đừng ghét bỏ quá khứ vì, dù nó là gì đi nữa, nó có góp phần nhào nặn bạn thành người của ngày hôm nay, không chỉ những phần tệ hại do quá khứ mang lại, mà luôn cả những bài học bạn rút ra từ đó. Bạn có thích làm việc chung với người muốn thay đổi thế gian không? Họ là người muốn làm một cái gì đó cho đời nên họ thường để lại những gì tốt đẹp hơn khi họ ra đi. Tôi thích kiểu người này vì họ luôn luôn hành động bằng tấm lòng say mê và từ tâm muốn giúp đời, giúp người khác nên họ rất dể thương và khoan dung. Nói chung, họ xem trọng người khác.

Bạn có biết những người này có chung một cá tính gì không? Họ rất dễ cảm thông với người khác và ham mê làm cho cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn. Họ không khoe khoang, màu mè (dù một ít cũng chả hại gì ai!); ngược lại, rất dịu dàng và khiêm tốn. Cái mà họ khiến cho chúng ta nể phục và kinh ngạc là họ cũng có những lúc bị khổ đau dằn vặt, hoặc gặp những thử thách cam go trong đời sống của họ, và những khi tan nát cõi lòng. Nhưng thay vì để những thứ kia làm họ gẫy vụng, tan rã, hoặc lạnh lùng. Họ chấp nhận những nỗi đau kia và chấp nối những vụng vỡ, đau thương, tan nát thành những kinh nghiệm sống, và chuyển hóa chúng thành những thương yêu, tha thứ, khoan dung, và cảm thông đối với cuộc đời và người khác. 

Họ không bỏ qua mà không giúp đỡ những người đang bị dằn vặt bởi khổ đau vì chính họ đã từng cảm nhận cái sự dằn vặt đó. Họ có một cái mà chúng ta có thể tạm gọi là ‘thần giao cách cảm’ để nhận dạng ra những tình cảnh mà chúng ta đang trải nghiệm trong mỗi chúng ta. Nó có thể là một bà mẹ không muốn con mình phải trải qua những tháng ngày bị chồng ngược đãi, hành hạ như bà; hoặc một cô giáo muốn cấm tuyệt cái chữ ‘đồ ngu’ xử dụng trong lớp vì nhớ lại nó đã làm cô đau đớn như thế nào khi bị gọi lúc còn bé thơ. Nó có thể là một người mang phần ăn của mình tặng người không nhà, cùng khốn vì anh ta biết họ cảm giác ra sao khi có người quan tâm đến mình; hoặc một người đang cai nghiện muốn giúp các cháu thiếu niên đang nghiện ngập như mình khi xưa.

Cái động lực khiến cho những kiểu người này lúc nào cũng muốn làm cho đời tốt đẹp hơn là vì chính họ đã từng đau khổ, và họ không muốn nỗi đau khổ đó tiếp tục làm khổ người khác. Như tất cả mọi người, ai cũng đã từng kinh qua những dằn vặt, chán chường, bực tức với cuộc đời. Những ngu xuẩn mình đã gây ra và phải hứng chịu những kết quả từ sự ngu xuẩn đó. Đôi khi, mình để cho sự ngu xuẩn này biến mình thành chúng. Rồi chúng ta hối hận, oán trách, ăn năn, sám hối.

Tôi không nhớ ai nói câu này nhưng nó có một ý nghĩa tiềm ẩn, thâm sâu: ‘Mọi chuyện xảy ra đối với chúng ta là một sự sắp đặt tuyệt hảo cho mình, để mình có thể biến mình thành con người mình muốn!’ Những điều làm bạn hối tiếc, đau khổ rất nhiều đã nhào nặn bạn thành con người hôm nay. Thêm nữa, bạn có sự lựa chọn cho mình. Bạn có thể ‘tận dụng’ những điều xảy ra cho bạn để hướng mình về phía trước; hay bạn có thể để chúng đẩy bạn vào con đường tuyệt lộ! Có lẻ chính những nổi đau nầy đã đánh thức bạn dậy từ những cơn ác mộng bạn đang sống mà chính mình không hay biết. Như vậy, những nổi khổ, niềm đau nầy không phải là kẻ thù của ta, mà là người bạn thân thương muốn giúp chúng ta làm lại cuộc đời, dù cách giúp đỡ này nhiều khi làm bạn khó chịu. 

Ai trong chúng ta cũng mang bên mình những vết thương không bao giờ quên, những mất mát tột cùng, và tự mình đày ải nên khiến mình tuyệt vọng và lo sợ. Nhưng sớm muộn gì, nếu mình biết học kiên nhẫn, buông xã thì chính những vết thương này sẽ mang chúng ta đến nơi mình có thể tìm thấy những linh dược chữa lành nổi đau triền miên mà mình đang gánh chịu. 

Đức Phật dạy rằng cái đau trong thân cũng giống như mình đã bị bắn một mũi tên rồi. Nhưng nếu chúng ta cộng thêm nỗi đau trong thân bằng nỗi đau của tâm, nào là than van, bực bội, phiền não, sân hận… Thì giống như mình bị bắn hai mũi tên cùng một lúc. Nếu có tuệ giác, chúng ta sẽ dừng lại quán chiếu nỗi đau trong thân, không để cho nó lan rộng đến tâm mình. Muốn có tuệ giác này, chúng ta phải tu tập thì mình mới có thể chuyển hóa cơn đau thành một vị thầy, sư phụ của mình.

Bạn có thấy rằng muốn vươn lên để vượt qua những nỗi khổ, niềm đau đòi hỏi mình phải nổ lực học hỏi và thử nghiệm vì nó không phải là một bản tính tự nhiên trong mỗi con người. Có người chỉ vừa gặp thất bại lần đầu thì đã co giò, ù té chạy, và đầu hàng vô điều kiện. Nhưng lại có người bị cuộc đời quật lên, ngã xuống mà họ vẫn cứ loi ngoi đòi đứng dậy! Mỗi người phải học cách làm sao để tự vươn lên. Và đến khi mình đã thành công và biết cách ngoi lên rồi thì việc giúp người khác tự đứng vững, không bị té ngã là một phần thưởng to lớn trong đời. Chính những giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời đã trui rèn bạn thành người dễ biết cảm thông và tha thứ. Đây cũng chính là một nghệ thuật, một kỹ năng sống giúp mình thành nhân và sống có ích cho đời, cho xã hội.

Tất cả những bài học mà bạn đã kinh nghiệm qua trong đời sống, dù là lên hay xuống, đều có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, những bài học càng đắng, càng cay thì sẽ có giá trị sâu sắc hơn nhiều! chúng tạo nên những vết sẹo trong tâm ta và chính những vết sẹo này đã dạy chúng ta cách phát huy khả năng vươn lên để sống hạnh phúc. Chúng ta vượt qua khỏi đường hầm tối tăm, nặng nề của thất bại, nhục nhã, khổ đau; và tìm thấy ánh sáng của lạc quan và hy vọng biến mình thành một người mạnh mẻ hơn, sáng suốt hơn, và, đặc biệt, yêu đời hơn! 

Bạn có tin rằng đa số chúng ta đã thất bại, không tự nhận ra rằng những thời khắc đen tối nhất trong đời ta, chẳng những không làm tổn hao năng lực trong ta, mà còn cho ta một món quà sâu sắc nhất. Đó là, món quà tinh thần giúp mình tìm thấy tiềm năng vô hạn của đời sống con người trong ta trong những tình huống đau thương, u ám, và tuyệt vọng nhất. Bạn có khả năng nhận những món quà này và sử dụng chúng như là một tín hiệu của tuệ giác cho ta và cho người khác. Và mạnh dạng tuyên bố rằng: ‘Không sao đâu! Tôi đã từng bị mắc kẹt trong tình cảnh đó tưởng chừng như không ra khỏi. Nhưng tôi đã làm được! Vậy đừng lo, bạn cũng có thể làm được!’

Đấy thực sự là một món quà giá trị vô giá mà bạn tặng cho người, cho đời vì bạn đã phải trả bằng máu xương và nước mắt của chính mình.

Đầu tháng 4, 2014

Thiện Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2012(Xem: 14212)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 9359)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
07/01/2012(Xem: 10258)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/09/2011(Xem: 2411)
Tiếng chuông chùa vang lên, làm lay động khoảng không trời phố núi, giọt mưa cuối mùa thơm nhẹ lên mái tòng lâm, từng câu niệm Phật của các tiểu, kinh hành trên chánh điện, nghe như kỷ niệm của những gì xưa cũ, quay ngược thời giờ, trở lại tháng ngày thuở Tôi còn làm điệu ở chùa xưa.
22/08/2011(Xem: 2801)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
12/08/2011(Xem: 10328)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
28/06/2011(Xem: 2901)
Điều gì đấy tôi đã chú ý trải qua những năm tháng là mặc dù chúng tôi có thể bắt đầu vào lúc trẻ tuổi chống lại Ki Tô Giáo hay Do Thái Giáo và rồi tìm thấy trong Phật Giáo một minh chứng tính chính đáng cho sự nổi loạn của chúng tôi, nhưng khi chúng tôi già hơn, chúng tôi lại bắt đầu trong một cung cách kỳ lạ để cải thiện quá khứ của chúng tôi. Tôi đã không lớn lên như một người Ki Tô hữu. Trong thực tế, ông bà tôi về phía mẹ tôi trước đây đã từ bỏ Nhà Thờ Ki Tô Giáo, mặc dù ông cố tôi là một mục sư Giáo phái Tin Lành Giám Lý - Wesley.
23/06/2011(Xem: 3097)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.
07/06/2011(Xem: 4845)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
11/05/2011(Xem: 4540)
Nếu bạn thức dậy sáng này và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật thì bạn may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]