Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa

06/04/201406:00(Xem: 19247)
10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa
phap-vuong-7-9061-1396584033.jpg
Đức Pháp Vương và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa.

Chương trình sinh hoạt tại Việt Nam, đây là lần thứ năm của Đức Pháp Vương GYALWANG DRUKPA, kể từ năm 2007 đến nay, nghĩa trong 7 năm, Đức Pháp Vương đã đến Việt Nam 5 lần. Đặc biệt có sự trùng hợp hai lần cận ngày Vesak (2008 – 20014).

Đoàn đến Việt Nam vào ngày 04/4/2014 tại Hà Nội,thì trước đó, một số báo giấy và báo mạng đã loan tải tin tức của đoàn, sau đó thời gian, địa điểm sinh hoạt đã được sắp đặt tại hai miền Nam - Bắc.

Phía Bắc các chùa nghinh đón và hành lễ như:
-Chùa Trung Hậu, huyện Mê Linh, TP Hà Nội; chùa Quang Ân, huyện Thanh Trì , Hà Nội; Chùa Trùng Khánh, TP Nam Định;chùa Vân Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; chùa Hoàng Long, Tỉnh Phú Thọ; Tây Thiên cổ tự, tịnh thất Tây Thiên, chùa Tây Thiên Phù Nghĩa, Vĩnh Phúc;thăm chùa Báng cổ tự, đại Bảo tháp Manđala Tây Thiên,Tam Đảo, Vĩnh Phúc; chùa Hà Tiên, Vĩnh Phúc…

Phía Nam gồm các điểm như: Chơn Đức Thiền viện,Hốc Môn; chùa Vĩnh Nghiêm quận ba TP HCM; Quan Âm tu viện,Phú Nhuận; chùa Thiên Quang Bình dương; chùa Giác Lâm, Tân Bình;

Đoàn rời Việt Nam 21/4/2014, tại Sài gòn;
Sau đó, đoàn của Ngài nhiếp chính Vương Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa lại tiếp tục viếng Việt Nam, hạ cánh tại Sài Gòn, cũng vào ngày 21/4, để rồi rời Việt Nam tại Hà nội.
Đoàn sẽ làm lễ tại chùa Từ Quang, huyện Bình Chánh; Quan Âm tu viện, quận Phú Nhuận; Tịnh thất Từ Đức, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai; chùa Giác Sanh, Âu Cơ, quận 11,TP HCM;chùa Phổ WQuang, TP Đà Nẵng, chùa Nam Hải, Đà Nẵng; chùa Tây Thiên Phù Nghi, Vĩnh Phúc; chùa Sủi, Gia Lâm, Hà Nội;
Đoàn Ngài Nhiếp Chính Vương rời VN 06/5/2014, tức trước ngày khai mạc Vesak 3 hôm. Tại sao đoàn không tham dự đại lễ Vesak?

Có lẽ, đây là lần đầu tiên đoàn Phật giáo Kim Cang thừa thuộc truyển thống Tây Tạng sinh hoạt tại Việt Nam khá dày đặc. Mặc dù Mật thừa tại Việt Nam chưa được phổ biến, nhưng cũng đã có vài cơ sở thọ pháp hành trì từ các Lạt Ma trong nhiều năm qua.

Trong gia đình hành giả Kim Cang thừa tôn quý, Ngài sinh ra năm 1963 tại Bắc Ấn, gần hổ Thiêng Liên Hoa trùng dịp các đạo sư tổ chức đại pháp hội Tse Chu; Theo truyền thuyết, ngài là hóa thân của Bồ Tát Quán thế Âm,Pháp vương đời thứ XII của giòng truyền thừa Drukpa. Ngài cũng là người đầu tiên của Phật giáo Tây Tạng chủ xướng quyền bình đẳng nữ giới vì thế, Ngài đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Ladakh, Ấn Độ để hướng dẫn tâm linh và giáo dục cho ni chúng. Ngài nói: .: “Giác ngộ không phân biệt giới tính, Đại trí tuệ không phân biệt giới tính, Đại từ bi không phân biệt giới tính và Chân lý cứu kính cũng không phân biệt giới tính”. Nữ giới và Giác ngộ sẽ là một trọng tâm Phật sự của Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm động viên, sách tấn nữ giới cũng như tất cả những ai mong nguyện tiến bước trên con đường tâm linh siêu việt hướng tới hạnh phúc tự do chân thật.

Ngoài ra, Ngài còn hoạt động khá nổi tiếng về các lãnh vực như:

 phát động chuyến hành hương Pad Yatra (bộ hành tâm linh), thu hút hàng trăm người tham gia mỗi năm. Đây là chuyến đi bộ vì môi trường. Thành viên trong đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường. khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.

Những thành quả mà dự án trên đem lại đã được quốc tế công nhận. Năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng "Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ" . Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Đức Pháp Vương là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài.

“Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là bậc sáng lập Truyền thừa Drukpa khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ. Ngài được chúng dân nhiều quốc gia trên dãy Himalaya như Ấn độ, Nepal, Ladakh, Bhutan kính ngưỡng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại Thành Tựu Giả trứ danh như Đức Naropa, Đức Gampopa,… liên tục quay trở lại nhân gian để phổ độ chúng sinh. Truyền thừa giác ngộ của Ngài bắt nguồn từ Đức Phật Kim Cương Tổng Trì, được tiếp nối qua các Đại Thành Tựu Giả là các Ngài Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechungpa, Phagmo Drupa và Lingchen Repa. Dòng Truyền thừa của Tâm Đại Từ Bi nổi tiếng với sự thanh tịnh, đức chân tu khổ hạnh cùng những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như “Sáu Yoga của Naropa”, giáo pháp khẩu truyền tâm yếu “Đại Thủ Ấn”, những pháp thiền định đặc biệt “Sáu Pháp Vị Bình Đẳng”, “Bảy Pháp Duyên Khởi”... Đây là truyền thống Phật giáo Đại thừa - Kim cương thừa với di sản lịch sử và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngày nay với hệ thống hàng ngàn tự viện tại các quốc gia vùng Himalaya cùng hàng chục trung tâm Phật pháp trên toàn thế giới. Ngạn ngữ dân gian vùng núi tuyết còn lưu truyền câu kệ sau:

“Một nửa người dân là đệ tử Truyền thừa Drukpa,
Một nửa đệ tử Truyền thừa Drukpa là hành giả Yogi,
Một nửa hành giả Yogi là Đại Thành Tựu Giả”

Trong suốt 30 năm qua, với tâm nguyện đem tình yêu thương trong hành động vì một thế giới hòa bình, hòa hợp và an lạc, Đức Pháp Vương thường du hóa chia sẻ thông điệp Từ bi Trí tuệ của Đức Phật và khuyến khích thực hành thiện hạnh tại nhiều nơi. Những nỗ lực không mệt mỏi vì hạnh phúc an sinh và bảo vệ môi trường của Đức Pháp Vương đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng cao quý như “Vì Mục Tiêu phát triểnThiên Niên Kỷ”, danh hiệu “Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya”, giải thưởng “South - South Awards” của Liên Hiệp Quốc, cúp “Anh Hùng Xanh” của Tổng thống Ấn độ…”

Trước 2007, các Lạt ma Kim Cang thừa cũng từng lưu tâm đến vùng đất Phật tại Việt Nam, nhưng đến 2007 mới đủ cơ duyên thăm viếng. Miền Nam Việt Nam, chùa Tây Tạng Bình Dương, Ht trụ trì, cách đây hơn 300 năm, cũng đã sang tận Tây Tạng tu học Mật pháp; Khi về lại Việt Nam, Ngài tiên đoán sau nầy, tại chùa Tây Tạng sẽ có người con lai, thật vậy, chị Phượng, vợ của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn cũng từng xuất thân tại chùa Tây Tạng BÌNH DƯƠNG, chị là con lai Pháp. HT trụ trì chùa Tây Tạng lúc bấy giờ đã đắc pháp với một Lạt ma nổi tiếng tại Lhasa. Sauk hi về nước, ngài ẩn tu, không có truyền nhân nên mạch pháp bị thất truyền. Trước 1975, miền Nam có HT Viên Đức chuyên hành trì Mật pháp, nhưng không được tiếp nối mạch pháp truyền thừa. Một thời gian dài, người Việt có khuynh hướng về mật pháp, nhưng đắc pháp của Kim Cang thừa hình như chưa có. Gần đây, theo một số Lạt Ma gốc Tạng và những Lạt ma gốc Âu châu có đến Việt Nam, vì theo các ngài, đã cảm ứng được đất thiêng xứ Phật tại Việt Nam. Năm 2012, Lạt Ma Sonan, người Đức theo lệnh thầy, đã về Yên Tử lễ bái Phật hoàng và tìm huyệt mạch Phật pháp. Như thế, việc Pháp Vương, Nhiếp chính vương và những đoàn Lạt Ma sang Việt Nam gần đây không còn chuyện lạ. Phải chăng đây là hiện tượng PGVN được tái phục hồi về tâm linh mà một thời gian dài do nghiệp vận dân tộc đã bị gián đoạn.

Hầu hết các pháp hội đều cử hành nghi thức Quán Đảnh cộng đồng, cầu nguyện quốc thái dân an. Tùy mỗi đạo tràng mà quán đỉnh cộng đồng với một danh hiệu khác nhau như: Quán đảnh cộng đồng Mạn Đà La Tăng Ích Quán Âm; quán đảnh cộng đồng Mạn đà la Tức tai Dược Sư; quán đảnh cộng đồng Mạn đà la Liên Hoa Bộ…Riêng hôm nay, 19/4, tại Thiên Quang Ni Tự, Đại pháp hội quán đảnh cộng đồng Mạn Đà La Di Đà Vô lượng thọ, được Đức Pháp vương và Nhiếp chánh vương cùng đoàn truyền thừa Tăng Ni Drukpa có mặt hơn 40 vị. Tuy chùa xa Thành phố gần 30 km, Phật tử khiếm thị, sinh viên, khuyết tật, giới trí thức…cũng đã có trên ba nghìn người tham dự. Được câu lạc bộ Nhân Sinh, tình nguyện viên và giới sinh viên tiếp sức phục vụ rất chu đáo.

Cũng như hầu hết các đạo tràng được Đức Pháp vương chủ trì, trên bầu trời đều xuất hiện điềm lành như rồng, Phật, hào quang, hoa mạn đà la…chùa Vĩnh Nghiêm xuất hiện Phật Quán âm (xem video clip) thì chùa Thiên Quang xuất hiện Phật Di Đà, chùa Chơn Đức xuất hiện Phật Bổn sư..Theo Đức Pháp Vương, do lòng thành của tín đồ Việt Nam mà có cảm ứng.

Quần chúng Phật tử tỏ ra nao nức khi đón đoàn Pháp Vương, chẳng phải vì cầu lạ, nhưng đa phần Phật tử quen với PGVN qua nghi thức tôn giáo, nên gặp pháp thiêng hướng tâm linh như mưa rào giữa nằng hạ; Tuy nhiên, dù Đại thừa, Tiều Thừa, kim Cang thừa đều là phương tiện dẫn dắt người về đạo lộ giải thoát. Việt Nam là mãnh đất hội tụ cả ba giòng truyền thừa, đây là duyên hy hữu để đạo Phật Việt Nam có một tương lai vững chắc, huy hoàng hơn, sản sanh nhiều bậc chân đức đắc pháp làm điểm tựa tâm linh cho dân tộc.

MINH MẪN
19/4/2014



phap-vuong-1-3028-1396584033.jpg

Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa (Tây Tạng) luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay

Rất nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, dự đoán rằng tương lai của mỗi người sẽ ngày càng tệ hơn. Cuộc sống đương nhiên đầy rẫy những khổ nạn, nhưng tôi nguyện tin tưởng một cách lạc quan rằng điều đó sẽ được cải thiện. Chỉ cần chúng ta truyền bá tình yêu và lòng từ bi, thế giới sẽ trở nên tốt hơn.

phap-vuong-3-5714-1396584033.jpg

Nếu muốn có sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung, trước hết phải trải qua quá trình tư duy và thấu hiểu sâu sắc. Điều tôi muốn nói không phải là từ bỏ một cách dễ dàng, hoặc là không có phản ứng gì khi người khác đối xử tệ bạc với bạn. Tôi muốn nói rằng khi bạn có sự kiên nhẫn, tâm trí bạn sẽ trưởng thành hơn, không dễ dàng từ bỏ hoặc mất đi dũng khí. Sự vật bên ngoài sẽ không còn khống chế, làm chủ bạn được nữa.

Trong ảnh là cảnh Đức Pháp vương trị mắt cho người nghèo.

phap-vuong-8-4187-1396584033.jpg

Sự kiên nhẫn có thể giúp ta trong những lúc khốn khó. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ hay cảm thấy chán nản. Chúng ta có thể kiên trì suy nghĩ theo cách tích cực, làm những việc có ích cho người khác. Chúng ta sẽ nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ, gửi đến họ tâm niệm từ bi, hy vọng sẽ không bao giờ chịu nỗi đau khổ này nữa.

Trong ảnh là Đức Pháp vương vận Pháp bảo sáu sức trang hoàng của Naropa, Ladakh, năm 2004.

phap-vuong-6-3039-1396584033.jpg

Có những lúc con người sẽ trách ông trời tạo ra điều bất hạnh. Nhưng kỳ thực chúng ta phải hiểu rằng điều bất hạnh xuất phát từ cái nhân mà ta tự trồng. Chỉ khi thấu hiểu được đạo lý này, chúng ta mới không trách người hoặc sự việc khác gây ra vận hạn cho mình, ngược lại sẽ đốc thúc bản thân cố gắng hơn nữa, chú ý đến suy nghĩ và hành động, nhằm tránh sự bất hạnh diễn ra một lần nữa.

Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hành hương thánh địa.

phap-vuong-4-7136-1396584033.jpg

Tôi biết rằng mỗi khi chứng kiến cảnh người tốt chịu điều bất hạnh, chúng ta sẽ nghĩ quan niệm nhân quả không còn đúng nữa. Nhưng cũng giống như vạn vật trên thế giới này đều có liên quan đến nhau, những nghiệp mà chúng ta tạo ra sẽ ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta trồng nhân nào, tất sẽ gắn kết với nhau tạo ra quả báo chung.

Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc.

phap-vuong-7-9061-1396584033.jpg

Một bản ngã mạnh kỳ thực sẽ khiến ta mềm yếu. Bởi khi chấp ngã (cái tôi) không muốn thay đổi, cứ giữ lấy những cách tư duy và cách nhìn cuộc sống cứng nhắc, thì sẽ rất dễ bị tổn thương. Ngay cả khi tín niệm của ta đối diện với những công kích và thách thức nhỏ nhất, bản ngã cũng sẽ vì thế mà bị tổn thương.

phap-vuong-9-7104-1396584033.jpg

Biểu hiện bên ngoài của ngạo mạn là sự tự tin, nhưng thực ra đó là cảm giác không an toàn trốn sau lớp mặt nạ. Ngạo mạn chưa bao giờ mang tính thiện. Nếu như một người không thể đối đãi tốt với người khác, thì sao có thể đối tốt với bản thân.

Trong ảnh là Đức Pháp vương dẫn đầu tăng đoàn trong cuộc hành hương vì môi trường năm 2009.

phap-vuong-10-4440-1396584034.jpg

Nếu như bạn rơi vào vòng tự so sánh mình với người khác, chấp ngã có lúc khiến bạn nghĩ mình không bằng người khác, có lúc làm bạn cho rằng mình ưu việt hơn, từ đó tạo ra tâm lý tự quan trọng bản thân.

Trong ảnh là Đức Pháp vương nhận giải thưởng "Vì mục tiêu Thiên niên kỷ" của Liên Hợp Quốc năm 2010.

phap-vuong-5-2842-1396584034.jpg

Rất nhiều người sợ cảm giác tự yêu bản thân, bởi cho rằng đây là ích kỷ và buông lỏng bản ngã. Nhưng trước khi tu từ bi, phải hiểu rằng cần yêu bản thân trước. Tôi không phải đang nói bạn cần thổi phồng bản ngã, mà khuyên bạn nên suy nghĩ về cuộc sống, chú ý từng giờ từng phút đến động cơ của bản thân và biết ơn giá trị cuộc sống. Trong ảnh là Đức Pháp vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010.

phap-vuong-2-9727-1396584034.jpg

Chúng ta thường tạo ra nghiệp ác một cách vô ý thức, chỉ để hưởng điều lạc thú trong cuộc đời ngắn ngủi này. Để được sở hữu nhà cửa rộng lớn, tiền tài và nhiều điều lạc thú khác, để thỏa mãn ham muốn cá nhân, chúng ta sẵn sàng đẩy ngã bất kỳ ai chắn đường một cách ích kỷ. Nếu như chúng ta hiểu về nguyên tác nhân quả nghiệp báo, sẽ suy nghĩ kỹ trước khi hành động mà dừng tạo nghiệp ác.Trong ảnh là Đức Pháp vương tham dự chương trình Talk Vietnam tại Hà Nội năm 2011.


Đức Dương
(ảnh: Drukpa VN)

Cuộc đời truyền kỳ của

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII, được tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm, đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt từ nhỏ và khởi xướng nhiều công trình nhân đạo được quốc tế công nhận.
phap-vuong-2-1381-1396064624.jpg

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa sinh năm 1963 trong một gia đình hành giả Kim cương thừa có dòng dõi tôn quý. Phụ thân Ngài, Đức Kyabje Bairo Rinpoche là một trong những bậc nắm giữ truyền thừa Katok và cũng là hóa thân đời thứ 36 của Đại Thượng sư và Đại dịch giả trứ danh nhất truyền thống Kim cương thừa là Đức Vairotsana. Thân mẫu Ngài là bà Mayum-la Konchok Pema thuộc dòng dõi Thượng sư Nyadak Nyang vĩ đại.

Ngài đản sinh tại thánh địa hồ Liên Hoa, miền bắc Ấn Độ, khi cha mẹ Ngài đang trên đường hành hương. Theo tự truyện của Đức Pháp Vương, hôm đó đúng dịp các đạo sư tập hợp nơi hồ Liên Hoa, tổ chức đại pháp hội Tse Chu. Ảnh: Drukpa.org

phap-vuong-3-1363-1396064624.jpg

Từ nhỏ, ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách. Năm 1966, các bậc thị giả và tùy tùng của đời trước đến Dalhousie, miền bắc Ấn Độ để tìm hóa thân mới của Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Hai ngày trước khi gặp đoàn thị giả, Ngài đã nói với cha mình rằng: "Có một người đàn ông với bộ râu trắng sẽ đến tìm con".

Ngài được ban pháp danh là Jigme Pema Wangchen, có nghĩa là Đấng Vô Úy Liên Hoa Quyền Lực Tự Tại. Ảnh:Drukpa.org

phap-vuong-6-9847-1396064624.jpg

Đầu năm 1967, nghi lễ đăng quang Pháp Vương dòng truyền thừa của Ngài đã diễn ra tại tự viện Darjeeling ở tây Bengal. Sau đó, Ngài được học đọc, học viết, học tất cả kinh văn, nghi thức hành lễ và các nghi quỹ. Dần dần, Ngài thụ nhận toàn bộ quán đỉnh của dòng truyền thừa Drukpa, các bài pháp giảng nghĩa lý giải thoát, kinh điển truyền thừa.

Dù đứng đầu Truyền thừa Drukpa, Đức Pháp Vương vẫn rất tôn kính trước đạo sư thuộc các dòng phái khác và nghiên cứu nhiều giáo pháp thuộc tân phái, cổ phái. Trong ảnh là Đức Pháp Vương thời trẻ (trái) và các đạo sư thuộc dòng phái khác. Ảnh: drukpa.org

phap-vuong-10-live-to-love-2399-13960646

Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.

Những thành quả mà dự án trên đem lại đã được quốc tế công nhận. Năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng "Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ" (MDG). Ảnh: Drukpa VN

phap-vuong-11-white-lotus-9706-139606462

Một trong các dự án khác của Ngài là ngôi trường học mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đạt được rất nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế bền vững, trong đó có 3 giải thưởng kiến trúc thế giớii (năm 2002) và giải thưởng thiết kế xuất sắc của Hội đồng Anh về Môi trường Học đường (năm 2009). Trong sự nhìn nhận của công chúng, ngài đề cao truyền thống trong khi có những mục tiêu và cách tiếp cận hiện đại, vì thế thu hút nhiều người ngưỡng mộ và tu tập theo. Ảnh: gre.ac.uk

kungfumain-1798-1396064624.jpg

Ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng của nữ giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Ladakh, Ấn Độ. Tại đây, phụ nữ được hướng dẫn tu tập tâm linh và được dạy những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho nam giới. Tự viện này còn nổi tiếng với bài tập đồng diễn Kungfu mỗi ngày. Ảnh: Drukpa-nuns.org

c-Phap-Vuong-trong-m-t-ch-3718-139606462

Đức Pháp Vương còn phát động chuyến hành hương Pad Yatra (bộ hành tâm linh), thu hút hàng trăm người tham gia mỗi năm. Đây là chuyến đi bộ vì môi trường. Thành viên trong đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

"Theo suy nghĩ ban đầu của tôi, hoạt động này sẽ không được tổ chức một năm một lần, nhưng thực tế ngược lại. Chúng ta thực sự cảm thấy thích thú và đam mê bộ hành tâm linh", Ngài chia sẻ sau chuyến bộ hành năm 2010. Trong ảnh là Đức Pháp Vương trong một chuyến bộ hành nhặt rác trên dãy Himalaya. Ảnh:Drukpa VN

c-Phap-Vuong-va-ngu-i-dan-4415-139606462

Năm 2010, các thành viên và tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá Kỷ lục Guinness Thế giới về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.

"Ngày nay, chúng ta chỉ chú ý đến sự khác biệt giữa con người với nhau và làm thế nào để người khác công nhận mình. Chính bởi những mâu thuẫn nhỏ nhất có thể gây ra chiến tranh quy mô lớn, lãng phí sinh mạng vô ích. Vì vậy, chúng ta nên đoàn kết với nhau, làm những điều có ích vì một mục đích chung", Đức Pháp Vương tâm sự sau lễ nhận Kỷ lục Guinness. Ảnh: Drukpa VN

c-Phap-Vuong-du-c-vinh-da-7716-139606462

Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Đức Pháp Vương là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài. Ảnh: Drukpa VN

c-Phap-Vuong-va-hai-Nhi-p-2237-139606462

Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ La tinh và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.

Trong ảnh là Đức Pháp Vương cùng hai Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche (trái) và Khamtrul Rinpoche. Ảnh: Drukpa VN

vn39-5864-1396069316.jpg

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.
Chuyến thăm sắp tới của Ngài dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 21/4. Trong ảnh là Đức Pháp Vương và Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpochetrong chuyến thăm Việt Nam năm 2007. Ảnh:Drukpa VN

Đức Dương

Pháp Vương Gyalwang Drukpa truyền thông điệp về tình yêu thương

Đức Pháp Vương Phật giáo Kim Cương thừa chỉ ra rằng, tương lai phụ thuộc vào chính hiện tại và hành động của mỗi người.


Sáng 5/4, hàng trăm phật tử đã có mặt tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội để cung nghinh Đức Pháp Vương Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa khi ngài tham gia triển lãm ảnh và toạ đàm với văn sĩ. Dưới tiết trời lất phất mưa bay, chương trình diễn ra trong sự hoan hỉ của tăng đoàn, người dân và nụ cười rạng rỡ của bậc hiện thân Đức Phật Quan Âm. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội Tô Văn Động; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cùng nhiều văn sĩ, nhiếp ảnh gia cũng có mặt.

anh2-9030-1396695716.jpg

Đức Pháp Vương dự khai mạc triển lãm ảnh về Yêu thương trong hành động tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: Quý Đoàn.

Mở đầu cuộc nói trò chuyện, Pháp Vương Gyalwang Drukpa chia sẻ niềm hạnh phúc khi được hạnh ngộ người dân Việt Nam lần thứ 5. Ngài cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu dành cho mình cùng tăng đoàn. Đức Pháp Vương tin tưởng rằng, “với sự lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam, mọi sự thay đổi sẽ đều là tích cực”.

Nhiều câu hỏi được gửi tới xoay quanh vấn đề: làm thế nào có được hạnh phúc, bình đẳng giới… Theo Đức Pháp Vương, tương lai phụ thuộc vào chính hiện tại và hành động của mỗi người. "Nếu chúng ta làm việc tốt, có lợi cho đất nước, nhân dân thì sẽ có thiện hạnh".

Tuy nhiên, bậc tối cao của Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa chỉ ra rằng, con người hiện nay sống rất ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không trân trọng thiên nhiên, phá hoại rừng, bầu khí quyển, nguồn nước… Bởi việc tạo nghiệp đó nên loài người phải chịu báo ứng là những khổ đau khi thiên tai, lũ lụt xảy ra.

Để có một tương lai tốt, Đức Pháp Vương khuyên mỗi người cần định hướng cuộc sống một cách đúng đắn, có những hành động tích cực góp phần bảo vệ môi trường, các loài vật. "Mọi loài cũng như con người đều có tình cảm, có quyền làm chủ thế giới. Chúng ta phải trân trọng quyền đó và bảo vệ sự tồn tại các loài. Đó chính là yêu thương trong hành động và là thông điệp Đức Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy từ hơn 2500 năm qua", Pháp Vương Gyalwang Drukpa nói.

phap-vuong-2-9536-1396691047.jpg

Đức Pháp Vương: "Bảo vệ sự tồn tại của muôn loài là cội gốc của yêu thương trong hành động" . Ảnh: Quý Đoàn.

Pháp Vương Phật giáo Kim Cương thừa cũng kêu gọi cộng đồng sống bình đẳng trong mối quan hệ giữa nam - nữ, con người và thiên nhiên. Sự bất bình đẳng là một trong những yếu tố khiến xã hội trở nên khổ đau.

Trước câu hỏi “Pháp Vương không bao giờ biết buồn hay là người đau buồn nhất thế gian”, Ngài đã cười sảng khoái. Pháp Vương cho rằng, cả hai ý trên đều đúng. Cá nhân ngài không bao giờ buồn vì chẳng quan tâm đến thực phẩm, tương lai của bản thân mà chỉ suy nghĩ đến chúng sinh. Tuy nhiên, bởi nhìn thấy hiện thực, nhiều người đang mải mê chạy theo công việc mà không biết trân trọng cuộc sống, huỷ hoại môi trường nên Pháp Vương cảm thấy đau lòng.

“Tôi trăn trở làm thế nào để truyền được thông điệp của Đức Phật về tình yêu thương, sự bảo vệ hành tinh đến những người đó… Tôi không kìm được nước mắt khi hôm qua thấy người đánh cá chặt đầu con cá đang sống. Người ấy không hiểu quyền bình đẳng giữa loài người với loài vật nên tạo ác nghiệp. Trong đạo Phật, khi tạo nghiệp sẽ phải trả giá gấp nhiều lần”.

phap-vuong-4-8223-1396691047.jpg

Rất đông phật tử, người dân háo hức tới xem triển lãm ảnh và được diện kiến, lắng nghe lời răn dạy của hiện thân Đức Phật Quan Âm. Ảnh: Quý Đoàn.

Cuối buổi nói chuyện, Pháp Vương cầu mong các vị có mặt trong toạ đàm nâng cao hiểu biết để an lành, hạnh phúc. Hiểu biết cũng chính là giá trị tâm linh - điều vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay.

Cuộc trò chuyện của Đức Pháp Vương Kim Cương thừa Drukpa nhận được nhiều sự hưởng ứng từ công chúng.

“Những điều Pháp Vương chia sẻ mỗi chúng ta đều đã biết nhưng cách nói chuyện chân thành, gần gũi của Ngài khiến các đạo lý ấy ngấm sâu vào tâm trí tôi, khiến tôi phải suy nghĩ về chúng nhiều hơn và có mong muốn được làm theo lời Ngài căn dặn”, bà Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

“Đức Pháp Vương đã khai thị cho tôi rất nhiều điều mà trong cuộc sống mình không nghĩ ra hoặc chưa hiểu hết. Tôi ấn tượng nhất với lời Ngài dạy về việc phải sống bình đẳng trong mối tương quan với cỏ cây, vạn vật”, chị Đỗ Thu Trang, phật tử Truyền thừa Drukpa nói. Có duyên hạnh ngộ Pháp Vương 4 lần với chị Trang là điều "rất may mắn, viên mãn".

Sau cuộc toạ đàm cùng Hội nhà văn Việt Nam, Đức Pháp Vương đã thăm triển lãm ảnh và phóng sinh hàng ngàn chú chim sẻ. Những ngày sắp tới, Ngài sẽ thực hiện lễ Quán đỉnh cộng đồng tại nhiều chùa phía Bắc.

Quỳnh Trang
Video:Thanh Tùng - Xuân Bắc

Hàng vạn người dự
lễ cầu an của Pháp Vương Drukpa

Ngồi ròng rã một ngày nhưng các Phật tử đều hoan hỷ khi được tận mắt, tận tai nghe Pháp Vương truyền giảng Phật pháp.

Ngày 12/4, hàng vạn Phật tử tụ về Đại Bảo tháp Mandala, chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc để tham gia lễ quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép tu tập), cầu quốc thái dân an của Pháp Vương Phật giáo Kim cương thừa Gyalwang Drukpa.

Pháp Vương ngồi chính giữa lễ đài được trang hoàng lộng lẫy theo trường phái Kim cương thừa.

Ngài dành nhiều thời gian để giảng về tình yêu thương muôn loài và sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Các thành viên tăng đoàn từ Ấn Độ sang thổi kèn trong một nghi lễ tụng niệm.

Kim cương chử, vật biểu trưng cho tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật trong các phái Mật tông, được đặt lên sách kinh của một vị sư trong tăng đoàn.

Các Phật tử chăm chú lắng nghe Pháp vương Gyalwang Drukpa quán đỉnh (nghi lễ cho phép tu tập), cầu an.

Các vị sư thực hiện vũ điệu Kim cương thừa - một trong những hình thức của nghệ thuật giác ngộ đặc sắc.

Những bước chân sôi động trong vũ điệu.

Lễ cầu an của Pháp Vương Drukpa thu hút sự tham gia của đông đảo Phật tử đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước như Vũng Tàu, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương…

Lượng người tham dự đông khiến ban tổ chức phải dựng thêm nhiều ô bạt khổng lồ để che nắng cho những người ngồi ngoài.

Mong nguyện được nghe vị Pháp Vương quán đỉnh, nhưng vì quá đông, ông Hà Văn Quán (55 tuổi, Lạng Sơn, bị tật ở chân) đành phải đứng chống nạng suốt 8 tiếng đồng hồ bên ngoài. Ông tâm niệm không cầu một phép màu đến với bản thân mà chỉ mong có sức khoẻ tốt để tiếp tục giúp đỡ gia đình, họ hàng, làng xóm.

Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche kiên trì đi tới tận chỗ ngồi của nhiều người dự lễ để làm nghi thức gia trì trong hàng giờ đồng hồ.

Sau gần 10 giờ hành lễ, hàng nghìn Phật tử vẫn ở lại cùng Pháp Vương tại Đại đàn Chuyển di tâm thức, siêu độ hương linh anh hùng liệt sĩ và nạn nhân thiên tai thảm họa.

Pháp Vương Gyalwang Drukpa tại Đại bảo tháp Mandala, chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc hôm nay.

Thảo Nguyên - Quý Đoàn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 2930)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được. Những người bị oan nghiệp đó có rất nhiều nguyên do, rất nhiều thành phần, mà đại để đã được tổng hợp trong mười loại gọi là Thập loại Chúng sinh (như Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du đã đề cập) hay Thập loại Cô hồn. Theo bộ Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi do ngài Tam Tạng Bất Không Kim Cang (Amoghavajra) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường, thì Thập loại cô hồn[1] gồm:
17/10/2010(Xem: 9292)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
29/09/2010(Xem: 9568)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
22/09/2010(Xem: 14191)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12470)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
21/09/2010(Xem: 5379)
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp. Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?... Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
28/08/2010(Xem: 8329)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
12/08/2010(Xem: 2966)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của tađi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác. Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]