Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh hoa trước gió

29/10/201003:57(Xem: 3097)
Cánh hoa trước gió

minh_hoa_quang_duc (19)

Bước vào văn phòng một buổi sáng, liếc mắt nhìn trang báo thấy giá cổ phiếu mình mua tăng vọt, bạn bỗng cảm thấy khoan khoái. Nhẩm tính số tiền lời, bạn mơ màng nghĩ đến chuyến du lịch sắp tới.

Lòng đang lâng lâng thì chuông điện thoại reo vang. Phòng xuất khẩu cho biết lô hàng tháng rồi vừa bị khách hàng từ chối vì không đạt tiêu chuẩn. Từ mây xanh rơi xuống đất, bạn hốt hoảng nghĩ đến số tiền lỗ phải chịu mà toát mồ hôi. Lập tức gọi phòng sản xuất, bạn xổ cho một trận không tiếc lời. Gác máy điện thoại xuống, tuy chưa nguôi giận và tim vẫn còn đập mạnh, bạn cảm thấy hối tiếc là đã buộc công nhân làm thêm ca đêm để giao hàng cho kịp khiến xảy ra việc có lô hàng kém chất lượng. Liếc nhìn chồng hồ sơ chờ giải quyết, lòng đang ngao ngán thì điện thoại lại reo vang. Phòng kế toán cho biết vừa đòi được nợ của một khách hàng lớn: “À, thì ít ra cũng còn có một tin vui!”, bạn tự nhủ và mỉm cười. Thế nhưng nỗi lo âu lại trở về cùng một cảm giác hoang mang khi nghĩ đến tương lai.

Chỉ trong vòng 15 phút đầu ngày mà bạn đã nếm đủ mọi cảm xúc và tất cả đều bắt nguồn từ những sự việc rất thông thường mà một người giám đốc công ty phải đối đầu hàng giờ, hàng phút. Với công việc dồn dập một ngày như mọi ngày, chả trách mà bạn cảm thấy cuộc sống ngày càng căng thẳng. Sự căng thẳng này nếu chỉ ngắn hạn thì cũng chỉ là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu kéo dài liên tục thì sẽ đưa đến nhiều hậu quả không tốt cả về thể xác lẫn tinh thần. Với áp huyết gia tăng, tim yếu và đầu óc thấm mệt, dần dà bạn trở nên… dễ quên và cảm thấy khó khăn hơn khi phải ra quyết định. Là người lãnh đạo công ty, bạn phải chọn hướng đi trước những ngã ba đường và đương đầu với những lo toan trong công việc, tức là phải quyết định. Thế nhưng, bây giờ mỗi quyết định, dù chỉ là chuyện nhỏ cũng trở thành một gánh nặng. Điều đó khiến công việc cần giải quyết ngày càng chồng chất và sự căng thẳng cứ thế mà gia tăng.

Hãy thử chắp tay trước mặt rồi đè mạnh vào nhau. Cứ giữ như thế một lúc, tuy chẳng xê dịch đi đâu cả mà hai lực đối nghịch ấy cũng đủ để làm ta kiệt sức. Tương tự, khi cần giải quyết một vấn đề thì ta có một số tình huống khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu cứ giữ mãi trong trí những ý tưởng giằng co, đối nghịch nhau thì chẳng bao lâu, cái khối óc mong manh của ta rồi cũng thấm mệt và từ đó đưa đến chỗ rối loạn thần kinh.

Nếu so sánh mỗi vấn đề phải giải quyết như một trái banh bay đến khung thành thì người giám đốc không khác gì một thủ môn trên sân cỏ. Tuy nhiên, vai trò của người giám đốc khó hơn rất nhiều, ở chỗ không chỉ có một trái banh mà có đến hàng chục trái banh từ mọi hướng liên tục xẹt tới khung thành. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, người “thủ môn giám đốc” ấy rời sân cỏ, lê tấm thân rã rời và bộ óc mệt mỏi về nhà, nghỉ mệt lấy sức để ngày mai tiếp tục “bắt banh”.

Nếu được nghỉ mệt lấy sức như vậy thì cũng còn may. Bước sang thập niên 1990, một cuộc “động đất” mãnh liệt đã xảy ra trên “sân cỏ”. Sự xuất hiện của Internet đã biến thị trường thế giới thành một sân chơi không biên giới, trong đó thời gian và khoảng cách không còn là vấn đề. Thêm vào đó, chiếc máy vi tính xách tay và cái điện thoại di động đã khiến con người ngày càng gắn liền với công việc.

Thật vậy, đời sống gia đình và công việc giờ đây dường như không còn một hàng rào cách biệt mà tất cả cùng nằm trên một sân bóng. Ba giờ sáng đang ngon giấc, bạn có thể bị đánh thức để “bắt banh” với một cú điện thoại từ nước khác gọi đến. Nối mạng Internet ở nhà thì cũng không khác gì sau một ngày làm việc mệt nhọc, về nhà bạn lại thấy đầy người đang ngồi chờ trong phòng khách. Trước đây, mỗi lần muốn làm việc thì bạn phải đến sở, nay thì chẳng cần đi đâu xa dù đang nghĩ mát ở bất cứ nơi nào, chỉ cần mở chiếc máy vi tính xách tay và nối mạng hoặc mở điện thoại di động là bạn sẽ có việc ngay.

Phải liên tục làm việc không nghỉ 24/24 giờ để đương đầu với bao nhiêu vấn đề cần giải quyết thì lại càng mau thấm mệt. Mà càng mệt mỏi, căng thẳng thì lại càng không thể ra quyết định sáng suốt và nhanh chóng. Như một… cánh hoa trước gió, người giám đốc phải làm gì để giữ cho cuộc sống bớt căng thẳng, để tâm trí mình luôn an bình và không xao động trước mọi tình huống? Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề nghị vài điều căn bản:

Tập thể dục đều đặn: Việc đầu tiên là cần có sức khỏe tốt. Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về việc tập thể dục và dinh dưỡng nên chúng ta sẽ không bàn thêm về điều này.

Giữ trí óc nhẹ nhàng: Nên dùng trí óc để suy nghĩ và phán đoán hơn là để nhớ, do đó nên tránh lưu trữ quá nhiều dữ liệu không cần thiết trong óc. Nên ghi ra giấy những việc cần làm mỗi ngày. Tương tự như chiếc máy vi tính, bạn nên đưa hết dữ liệu vào bộ đĩa cứng và chỉ dùng bộ CPU (khối óc) để phân tích và quyết định.

Tái lập hàng rào giữa cuộc sống cá nhân và công việc: Đơn giản nhất là nên hạn chế sử dụng hoặc tắt chiếc điện thoại di động trước khi bước vào nhà, cũng như không nên mang chiếc máy vi tính xách tay về nhà để làm việc và nhất là phải tìm cách thư giãn trí óc, tránh đừng nghĩ đến công việc khi ở nhà.

Thiền: Đây là một phương pháp rất công hiệu. Trước hết, thế nào là thiền và tại sao thiền lại có thể giúp tăng sức mạnh tinh thần?

Hãy nhìn lại hình ảnh người giám đốc ở đầu bài và chú ý đến diễn biến của ý nghĩ. Ta thấy rằng tương tự như khi mở một chai nước ngọt có gas, những ý nghĩ trong trí ta cũng như những bọt khí từ đáy chai (tiềm thức) tự động nổi lên mà chúng ta không hề điều khiển. Trí óc con người cứ thế mà bận rộn liên tục với mọi ý nghĩ từ chuyện này sang chuyện khác. Nếu chỉ suy nghĩ, tính toán thì có lẽ cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, ý nghĩ thường đưa đến cảm xúc nên cứ thế tâm trí ta đi từ vui, buồn, hy vọng đến lo âu… và chính những cảm xúc bi quan vô cớ là nguồn gốc của mọi khổ ải.

Hãy tưởng tượng trí óc ta là một màn hình vi tính. Nếu có một vạch thẳng đứng chia đôi màn hình, tượng trưng cho thời điểm hiện tại thì bên trái màn hình là quá khứ và bên mặt là tương lai. Trí óc con người mỗi lúc chỉ có thể nghĩ về một việc và không khác gì con trỏ, cứ chạy lăng quăng trên màn hình. Khi con trỏ ở bên trái thì ta nghĩ đến chuyện quá khứ và khi con trỏ sang bên phải thì lại bận tâm đến chuyện tương lai. Nghĩ về quá khứ thì thường hối tiếc mà nghĩ đến tương lai thì lại hay lo lắng và cứ thế tâm trí con người bận bịu suốt đời!

Thực ra, nghĩ về quá khứ cũng vô ích vì nó đã đi qua không sao thay đổi được mà nghĩ đến tương lai thì lại càng vô ích hơn vì chưa chắc những điều ta lo toan sẽ xảy ra. Thế nhưng, trí óc con người luôn luôn lẩn quẩn với lo lắng và hối tiếc mà quên hẳn thực tại. Thiền là cách giúp tâm trí ta chú ý vào hiện tại và chỉ khi nào trí óc tập trung vào hiện tại ta mới thực sự tìm được sự bình an trong tâm trí.

Thiền cũng không phải là một cái gì cao siêu bí ẩn, thuộc về một tôn giáo nào hoặc chỉ dành riêng cho những kẻ muốn thoát tục. Đối với những người hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống thì thiền là một phương pháp hữu hiệu để giúp tâm trí được thư giãn và sáng suốt.

Trong phạm vi bài này, tôi xin trình bày vài quy tắc rất giản dị về thiền: Ban đầu mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút, vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ, tìm một góc phòng yên tĩnh, ngồi kiết già và làm hai bài tập sau đây:

1. Chú tâm: Bài học đầu tiên là tập chú ý đến hơi thở. Ngồi yên lặng, mắt hơi nhắm, và chỉ nghĩ đến hơi thở đang thông qua mũi khi ta hít vào. Sau đó thở ra nhẹ nhàng, cũng vẫn nghĩ đến hơi thở và đếm trong trí … “một” cứ thế mà đếm “hai”, “ba”, “bốn”, rồi trở lại “một”. Giữ cho ý nghĩ tập trung vào hơi thở là một điều không dễ như ta tưởng vì tâm trí ta cứ thích đuổi theo bao chuyện vẩn vơ. Mỗi lần cảm thấy mình “đi lạc” thì bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo ý nghĩ của mình về lại hơi thở.

2. Quán niệm: Sau một thời gian tập theo dõi hơi thở, bạn có thể học thêm bài thứ hai. Lần này bạn không bắt buộc trí óc mình phải chú tâm vào hơi thở mà cứ thả cho nó đi mông lung và chỉ cần “theo dõi” cùng “ghi nhận” xem mình đang suy nghĩ cái gì. Như một con khỉ trên cây, ý nghĩ của ta cứ chuyền từ cành này sang cành nọ. Ta cần tưởng tượng như có một người thứ ba đứng nhìn “con khỉ” (ý nghĩ) đó và đọc thầm trong tâm về vị trí của nó.

Khi chú ý đến một tiếng động thì tự bảo “nghe động - nghe động”.

Bỗng cảm thấy ngứa thì tự bảo “ngứa ngáy - ngứa ngáy”.

Trong trí muốn gãi thì tự bảo “muốn gãi - muốn gãi”.

Đang nghĩ đến một chuyện gì khác thì tự bảo “suy nghĩ - suy nghĩ”.

Cứ liên tục theo dõi và ghi nhận về trạng thái của ý nghĩ ở mỗi lúc như vậy thì chẳng bao lâu bạn sẽ thấy “con khỉ” ấy dường như chậm lại vì đi đến đâu nó cũng bị ta bám theo sát nút! Có lúc bạn sẽ cảm thấy ý nghĩ mình ngừng lại và tâm trí trống không thì hãy tự bảo “biết rõ - biết rõ”.

Hai bài tập trên đây tuy rất căn bản nhưng cũng đủ để mang ra dùng suốt đời. Dần dần bạn có thể tăng thời gian tập mỗi ngày và nếu muốn tiến xa hơn thì bạn có thể nghiên cứu qua sách vở hoặc tìm các thiền sư để thụ giáo.

Thế nào bạn cũng hỏi rằng chỉ ngồi yên một chỗ và theo dõi ý nghĩ của mình như vậy thì lợi cái gì? Hãy nhìn một người tập tạ. Anh ta chỉ ở một chỗ, nâng mấy quả tạ lên xuống thì được lợi cái gì? Thực ra, qua những động tác lập lại như thế, sau một thời gian bắp thịt sẽ nở nang và cơ thể trở nên khỏe mạnh, giúp ta có thể làm việc nặng khi cần. Ngồi thiền trông cũng … “vô tích sự” như việc tập tạ nhưng chính là một phương pháp tập thể dục trí óc để tăng sức mạnh tinh thần và giúp ta làm chủ được tâm trí mình.

Con người thường nhìn việc đời qua một cặp mắt kính lọc bởi những quan niệm và chính kiến riêng biệt. Cùng một sự việc, cùng một thông tin mà người mang kính hồng thì thấy tươi đẹp trong khi người mang kính đen thì lại cho là u tối. Khi cặp kính vẩn đục thì ta nhìn đời với những ý nghĩ bi quan, đầy lo âu. Thiền chính là một cách để giúp chùi sáng cặp mắt kính, giúp tạo lại thăng bằng cho nội tâm và khiến ta không cảm thấy nao núng trước mọi tình huống.

Mươi phút ngồi thiền mỗi ngày thì làm sao có thể giúp ta làm chuyện lớn được? Quán niệm được ý nghĩ là một bước quan trọng, giúp ta biết rõ và làm chủ được mọi tư tưởng và hành động của chính mình. Từ đó tâm trí ta sẽ lắng xuống, thái độ và phong cách sẽ trở nên từ tốn, ung dung với đầy nội lực, giúp ta quyết định công việc một cách sáng suốt và tự tin. Như thế người giám đốc có thể trụ được mọi cơn gió bão trong công việc và cuộc đời.

Trí óc con người thì luôn mãi lẩn quẩn với lo lắng và hối tiếc mà quên hẳn thực tại. Thiền là cách để giúp tâm trí ta chú ý vào hiện tại và chỉ khi nào trí óc tập trung vào hiện tại thì ta mới thực sự tìm được hanh phúc bình an trong tâm trí.


Võ Tá Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2023(Xem: 1415)
1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ 2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ 3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết 4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau 5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm 6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho 7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng
29/03/2022(Xem: 4209)
Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.
09/11/2021(Xem: 3557)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
15/01/2019(Xem: 7857)
Con xin chia sẻ với cả nhà về cuốn sách con đã đọc suốt 2 tháng vừa qua. Đó là cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”. Đấy cũng chính là cuốn sách con được TS Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả cuốn sách, tặng vào ngày cuối cùng của năm cũ 30/12/2018 trong khuôn khổ Tết Thiền tại chùa Thôn Me, Thái Bình. Con đã thích cuốn sách ngay từ chính tựa đề, bởi con có biệt danh là Vui và lại có cả 1 nhà máy sản xuất niềm ‘Vui’ ở trong cuốn sách thì ‘Vui’ còn gì bằng.
15/12/2018(Xem: 11200)
Lời giới thiệu của người chuyển ngữ Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003). Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ n
19/11/2018(Xem: 3985)
Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy... Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
15/12/2017(Xem: 120286)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
14/07/2015(Xem: 16696)
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa quý Phật tử gần xa, sáng sớm nay 6-1-2015, mái ngói chánh điện Tu Viện Quảng Đức đã được nhóm thợ Úc bắt tay tháo gỡ bỏ ngói cũ, trải lớp giấy chóng nước, đóng gỗ mè và lợp ngói mới, công việc sẽ kéo dài khoảng 3 tuần sẽ xong. Cầu Phật gia hộ cho công trình trùng tu sớm thành tựu viên mãn. Kèm đây là hình ảnh ghi nhận ngày hôm này. Nam Mô A Di Đà Phật
17/11/2014(Xem: 15502)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
27/05/2014(Xem: 14961)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567