Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn lại vị thế của Trí Tuệ Ba La Mật trong Lục độ và Thập độ .

08/10/202015:59(Xem: 5115)
Nhìn lại vị thế của Trí Tuệ Ba La Mật trong Lục độ và Thập độ .


Duc_Phat_Thich_Ca (4)

Nhìn lại vị thế của
Trí Tuệ Ba La Mật

trong Lục độ và Thập độ 


Bài viết này kính tri ân lời dạy của Sư Phụ Viên Minh trong bài pháp thoại “10 ba la mật “ và sự khuyến khích của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng “hãy thọ trì đọc tụng Kinh Bát Nhã Ba La Mật và nghe các bài tổng luận “ đang được đăng tải trên trangnhaquangduc 

Kính đa tạ và tri ân quý Ngài và kính xin phép được trình bày những điều con học được và kính xin quý Chư Tôn Đức và các bạn đạo tha thứ cho sự mạo muội của hậu bối   vì dám “múa rìu qua mắt “, nhưng con trộm nghĩ ... 

Thầy khuyên đừng nắm bắt …chớ vấn vương

Tham, sân, si tránh sẽ không lầm đường.

Thân , thọ, tâm, pháp sát na soi quán ,

Trở về chính mình tình giác tỏ tường!

Tự cao hiểu đạo chẳng chút nhún nhường.

Tiểu ngã thành đại ngã chớ coi thường,

Muộn màng đón nhận chỉ toàn đau khổ,

Kiếp người quý nhất : hiểu biết, tình thương !!

Kham nhẫn dù lùi bước, sống thiện lương.

Thiện hữu đồng hành khó kiếm trên đường,

Nếu kỳ duyên … hãy tận tình trân quý

Trải nghiệm, sẻ chia …mai có vô thường

Khi phải ra đi … vẫn vui vì tận hưởng

( thơ HH) 

Do vậy được sinh ra trong thời đại này rất may mắn nên đôi khi cũng có chút tự do trình bày những gì mình đã học mà không dấu giếm cho riêng mình dù Lão Tử có dạy 

(Đạo khả đạo phi thường Đạo...

Vô danh Thiên Địa chi Thỉ

Hữu danh Vạn Vật chi Mẫu

Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu

hường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu

Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh

Đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn)

Tạm dịch là 

“Chân lý mà có thể là một chân lý xác định thì không còn là chân lý bình thường (tự nhiên như nó là)… Vô là khởi thỉ của Trời Đất, Hữu là mẹ đẻ của Muôn Loài. Cho nên, thường Vô để xem sự vi diệu của nó, thường Hữu để xem sự biến hóa của nó. Cả hai cùng gốc nhưng khác tên, cùng gọi là Huyền. Huyền rồi lại Huyền, cánh cửa của mọi điều kỳ diệu.” (LTĐĐK)

Vì thế khi đang sống trong thế kỷ 21 này và đã học kinh Bát Nhã Ba La Mật vài lần và nghe pháp thoại về Bát Nhã tâm kinh của HT Viên Mình đồng thời các bài pháp thoại về “10 phiền não và 10 ba la mật “ hậu bối kính xin phép được  tạm so sánh vị thế của Trí Tuệ Ba La mật trong Lục độ và Thập độ như sau để mình có thể  vô ngại áp dụng vào đời sống tu tập  theo  múc độ căn cơ hiện đang có .

Thử nhìn qua Lục Độ Ba La Mật :

1- Bố thí Ba La Mật 

2- Trì giới Ba La Mật 

3- Nhẫn nhục Ba La Mật 

4- Tinh tấn Ba La Mật 

5- Thiền Định Ba La Mật 

6- Trí Tuệ Ba La Mật 

Và ơi phẩm thứ 68 của Luận Đại Trí Độ “SÁU ĐỘ TƯƠNG NHIẾP  “ có dẫn lời Phật dạy ( trang 62 quyển 5/  Luận Đại Trí Độ - HT Thích Thiện Siêu ) 

Lìa Trí Tuệ thời không có , thiền định , tinh tấn , nhẫn nhục , trì giới , bố thí vì có Trí tuệ mới loại trừ được tất cả sự dính mắc và thấy ra được  cái ảo tưởng của bản ngã và không bao giờ có cái gì của Ta  , Ta ( Ngã và Ngã Sở ) thì mới bố thí , trì giới ...được 

Như vậy nhờ có Trí Tuệ , một Bồ Tát mới có thể đầy đủ sáu Ba La mật 


Và trang trang 16 chính văn của phẩm 68 Phật dạy 

“ Bồ Tát trú trong Bát Nhã Ba La Mật vì chúng sinh thuyết pháp dạy khiến Thí Ba La mật đến Tứ niệm Xứ, đến 8 phần thánh đạo ...khiến được quả Tu Đà Hoàn cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà không trú trong tính hữu vi , trong tính Vô vì.... vào ra các tam muội( trừ tam muội của Chư Phật) và tám bối xã “ 


Trước khi so sánh với Thập độ ba la mật , hậu bối chợt nhớ lại lời Sư Phụ thường nhác trong các bài pháp : "Phật pháp chỉ có một khuyết điểm là QUÁ HOÀN CHỈNH, QUÁ SIÊU VIỆT, QUÁ ĐÚNG mà chỉ có những người giác ngộ mới thấy ra, còn phàm phu như chúng ta mãi đi tìm mục đích mất nhiều thời gian nghiên cứu mà quên tìm lại chính mình “ PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN”

Do đó Thập độ Ba La Mật lại theo thứ tự như sau : 

1- Bố thí Ba La Mật 

2- Trì giới Ba La Mật

3- Ly Dục Ba La Mật 

4- Trí Tuệ Ba La Mật 

5- Tinh tấn Ba La Mật 

6- Nhẫn Nhục Ba La Mật 

7-Chân thực Ba La Mật ( Hộ trì Chân đế) 

8- Nguyện lực Ba La Mật ( quyết định lực xuất gia để phụng sự chúng sinh ) 

9- Tâm Từ Ba La Mật 

10- Tâm xã Ba La Mật 


Theo lời giảng của Sư Phụ Viên Mình , sở dĩ Trí Tuệ Ba La Mật đứng hàng thứ tư và Tinh tấn Ba La Mật theo sau vì hai ý nghĩa “ Cốt lõi của Đạo Phật nằm trong một hướng duy nhất là BUÔNG XÃ nghĩa là Viễn ly, Chánh Trí , Giác ngộ và Niết Bàn” 

Có Trí tuệ mới thấy Cái Ta ( Bản Ngã) chỉ là ảo tưởng nhưng vì từ vô lượng kiếp ta đã hình thành ăn sâu vào tâm thức , nó ngủ ngầm và luôn chờ khởi động và khó mà diệt được tức thời nên phải tập buông hết mọi tư kiến và tư dục để diệt trước cái CỦA TA ( ngã sở ) nên lúc nào cũng chạy theo ước muốn mong cầu của mình . Và Tinh tấn không phải là cố gắng là tích cực  miên mật theo nghĩa thế tục mà Tinh tấn là KHÔNG PHÓNG DẬT, BUÔNG LUNG ( không chạy theo cái mình mong ước cái tư kiến của mình ) để sống thuận pháp  Đây chỉ là vài tư duy của một phàm phu có căn cơ rất kém chỉ ao ước được nhiều bậc thiện trí thức chỉ dạy và cho thêm vài lời khuyên ... Kính trân trọng ! 


Huệ Hương 

Melbourne 8/10/2020 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 11558)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 6276)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
16/08/2013(Xem: 3585)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả
15/08/2013(Xem: 17767)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
15/08/2013(Xem: 4098)
Ðức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Ngài tìm những người bạn đồng tu lúc trước là năm anh em ông Kiều-trần-như để thuyết pháp. Bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế, trong đó đế thứ nhất là Khổ đế, nói cái khổ là lẽ thật của cuộc đời này. Ðức Phật nói khổ, tại sao chúng tôi lại nói người tu là tìm về nguồn an lạc giải thoát, tức là vui. Như vậy có trái với bản ý của đức Phật hay không?
15/08/2013(Xem: 3707)
Nếu Phật tử tu vừa tụng kinh, vừa niệm Phật, vừa trì chú, vừa tọa thiền thì quá nhiều. Phật bảo: “Chúng sanh có nhiều phiền não nên Phật cũng có nhiều pháp môn để đối trị.” Cho nên mỗi một phương pháp tu là thích ứng với mỗi căn cơ, mỗi bệnh của chúng sanh. Ai thích hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn ấy, tu một cách triệt để cũng đạt đến kết quả viên mãn.
13/08/2013(Xem: 8711)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9523)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
11/08/2013(Xem: 3565)
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường
11/08/2013(Xem: 9094)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]