Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhận Thức Sai Lầm (bài mới nhất của HT Thích Thắng Hoan)

15/03/202018:11(Xem: 4185)
Nhận Thức Sai Lầm (bài mới nhất của HT Thích Thắng Hoan)
phong canh dep

NHẬN THỨC
 SAI LẦM

Thích Thắng Hoan

Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào qua câu chuyện Điên và Không Điên mà tôi nhớ mường tượng như trong Kinh Bách Dụ có kể. Câu chuyện Điên và Không Điên như thế này: Ở vùng Thiên Sơn và Thông Lãnh, có một quốc gia nhỏ, trong đó tất cả thần dân uống nhằm nước suối có chất độc nên bị bệnh điên; ông vua hợp với quần thần thảo luận cách cứu chữa cho thần dân; nhóm thần dân bị bệnh điên cùng nhau tâu với vua của họ rằng, họ không có điên và ngược lại họ bảo ông vua mới bị bệnh điên; khi họ được vua trị hết bệnh thì họ mới biết họ bị bệnh điên. Câu chuyện này dụng ý cho chúng ta biết, có một số người nhận thức sai lầm mà không biết lại bảo người khác nhận thức sai lầm, không khác nào mình bị bệnh điên mà lại chụp mũ bảo người khác bị bệnh điên. Những điều nhận thức sai lầm, đại khái được trình bày như sau:  

 

1/- Nhận thức sai lầm thứ nhất: Thí dụ, khi thấy gia đình nào sanh đứa con tật nguyền như có đứa con sanh ra hai đầu sáu tay, có đứa con sanh ra một đầu bốn mắt, hai miệng, hai lỗ mũi v.v… liền vội vã kết luận cho rằng những đứa bé đó bị bệnh di truyền do máu huyết của cha mẹ tạo nên; lối giải thích đây là lối giải thích sai lầm to lớn, khác nào người nhà quê lên thành, thấy nhà này xấu hơn nhà kia liền đổ thừa tại vật liệu xây cất; nhưng họ không biết nhà này xấu hơn nhà kia là tại Họa Đồ Kiểu Mẫu (Blueprints). Thì đây cũng vậy:

 

Theo Phật Giáo, những đứa trẻ bị tật nguyền nói trên không phải do di truyền của cha mẹ mà chính là do Nghiệp Tướng (Visible Forms) của chúng nó mang từ kiếp trước để làm kiểu mẫu xây dựng, còn tinh cha huyết mẹ của chúng nó chỉ là những vật liệu xây cất để hình thành tướng trạng của chúng nó. Tinh cha huyết mẹ của chúng nó không phải là nghiệp tướng cũng như những vật liệu xây cất không phải Họa Đồ Kiểu Mẫu. Những kẻ bị tật nguyền chính là kiếp trước của chúng nó đam mê chơi những games dị hình, hoặc đam mê ôm ấp thú vật trong lúc ngủ cũng như trong lúc thức, hoặc chuyên nghề chém giết súc vật v.v...; trong khi chúng đam mê hành động liền thâu vào tâm của chúng những hình ảnh của các con vật dị hình nói trên v.v... để làm hạt giống (chủng Tử) và mang qua kiếp này để xây dựng; khi đến kiếp này, nghiệp đam mê hoặc nghiệp sát hại của chúng liền chọn những vật dị hình đó trao cho Tâm Linh, làm kiểu mẫu cho việc xây dựng thành hình tướng tật nguyền của chúng nơi kiếp này. Những người đã không biết nguồn gốc lại cố chấp cho những trẻ tật nguyền đây là do di truyền của cha mẹ tạo nên. Những kẻ vội vàng kết tội như trên chính là sự nhận thức sai lầm to lớn.  

 

2/- Sự nhận thức sai lầm thứ hai: Chấp cho Não Bộ của con người là kho chứa. Có một số người cho rằng, bao nhiêu công trình học hỏi, bao nhiêu công trình tu luyện, trải qua từ lúc  cặp sách đến trường cho đến khi trở thành nhà Bác học, tất cả tài liệu đó đều chứa trong Não Bộ. Cũng như những hình ảnh bạn bè thân thiết, những bạn trai, bạn gái, những hình ảnh các thắng cảnh, các thành phố đã đi qua v.v... đều chứa trong Não Bộ. Những nhận thức này không chính xác dựa theo những điểm sau đây:  

 

*- Não Bộ của con người chu vi cao lắm là ba tất vuông, đã nhỏ bé như thế thì làm sao có khả năng dung chứa hết tất cả công trình tu học và công trình đào luyện mấy chục năm qua và những hình ảnh đã tham quan lâu năm v.v... Chúng ta tưởng tượng Não Bộ là một kho chứa thì bao nhiêu hồ sơ dồn vào đó giống như một đống rác không hơn không kém, khác nào ông thợ nhiếp ảnh, chỉ một cuốn phim cứ chụp mãi vô số hình ảnh vào trong đó thì biết bao hình ảnh đó sẽ không ra chi. Hơn nữa những hình ảnh trong Não Bộ, ai là người đứng ra sắp xếp có thứ tự mỗi khi chúng ta muốn nhớ bất cứ hình ảnh nào năm xưa, hình ảnh đó liền hiện ra ngay không lẫn lộn?  

 

*- Những tế bào trong Não Bộ con người không có độ bền, nghĩa là luôn luôn thay đổi theo chiều chuyển hóa khởi điểm từ bé nhỏ, lần lần lớn lên và cho đến già chết, những tế bào này chết nhường cho những tế bào mới thay thế và cứ thay thế nhau mãi cho đến ngày trưởng thành. Những tế bào năm xưa trong Não Bộ đã chết, nghĩa là những tài liệu năm xưa mà chúng ta tu học đã bị chúng nó phế bỏ từ lâu và chúng nó phế bỏ tài liệu trước khi trở về quá khứ. Còn ngày nay trong Não Bộ những tế bào hoàn toàn mới lạ, thì làm sao có những tài liệu năm xưa để cung ứng cho chúng ta mỗi khi nhớ lại? Theo Khoa Học, Não Bộ chỉ đóng vai Monitor, Tâm Linh mới chính là Hard disk (kho chứa).  

 

Theo Phật Giáo, Não Bộ con người chỉ là văn phòng của sáu Tâm Thức mà sáu Tâm Thức chính là nhân viên của Tâm Linh. Sáu Tâm Thức này có nhiệm vụ thâu ảnh mang vào giao cho Hard disk Tâm Linh cất giữ. Sáu Tâm Thức sinh hoạt trong Não Bộ chỉ có 12 giờ trong ngày rồi sau đó phải đóng cửa các văn phòng để đi nghỉ. Khi sáu Tâm Thức đóng cửa các văn phòng để đi nghỉ thì lúc đó chúng ta cũng phải đi ngủ theo, chúng ta đi ngủ không có nghĩa là chúng ta đã chết; sáng bữa sau, sáu Tâm Thức vào Não Bộ mở cửa văn phòng hoạt động trở lại thì lúc đó chúng ta thức giấc. Còn  khi sáu Tâm Thức sinh hoạt suốt đêm 24 giờ, không chịu đóng cửa văn phòng thì lúc đó chúng ta đành phải uống thuốc ngủ, nếu không, lâu ngày Não Bộ sẽ bị bệnh, không khéo chúng ta trở thành điên loạn. Khi nào sáu Tâm Thức đóng cửa văn phòng trong Não Bộ vĩnh viễn, thì báo hiệu Tâm Linh chúng ta sắp ra đi bỏ lại thân xác hôi thối, rồi chuẩn bị bước sang kiếp sau trong đó mang theo tất cả tài liệu. Tóm lại Não Bộ không phải kho chứa các tài liệu mà ai đó cho nó là kho chứa các tài liệu, đấy là nhận thức sai lầm.  

 

3/- Nhận thức sai lầm thứ ba: Chủ trương học thuyết Tinh Trùng. Tinh Trùng là một loại Vi sinh thuộc động vật hạ đẳng không đồng tính với con người, thì không thể nào xây dựng sanh mạng và cơ quan sinh lý của một con người, mà chính con người không có khả năng làm công việc đó. Tinh trùng của người cha theo Phật giáo là Tăng Thượng Duyên giúp con người nẩy nở và phát triển, trước hết là kích thích noãn châu của người mẹ mở cửa cho Tâm Linh A Lại Da chun vào xây dựng; Tinh cha nếu không mở cửa noãn châu của người mẹ thì noãn châu của người mẹ không có sanh mạng để làm điểm tựa liền bị hư thối biến thành kinh nguyệt chảy ra ngoài. Còn noãn châu của người mẹ là Sở Duyên Duyên, nghĩa là chỗ làm trợ duyên ban đầu (sở duyên) cho nhân duyên con người chun vào nương tựa và khởi điểm từ cục máu trở thành hình tướng cho kiếp này. Nói dễ hiểu hơn tinh cha huyết mẹ chỉ là vật liệu để xây cất sanh mạng con người mà thôi. Nếu có ai giải thích cho rằng, con người được sanh ra là do tinh cha huyết mẹ tạo nên, Đây cũng là sự nhận thức sai lầm.  

 

4/- Sự nhận thức sai lầm thứ tư: Là thuyết DNA. Yếu tố DNA gồm có những chất sau đây:   D: Viết cho đủ là Deoxygenate, tức là tên gốc của Gènes; N: Viết cho đủ là Nucleus (hạt nhân cấu tạo);  A: Viết cho đủ là Acid.  

 

Theo tác phẩm “Con Người Được Sanh Ra Từ Đâu?” cùng một tác giả có viết: “Những chất này là những tế bào cực vi đã có sẵn trong Tinh Tử của cha để di truyền cho con về thể xác. Theo ông Julien Huxley, một nhà Sinh lý học nổi tiếng ở nước Anh đã viết về Gènes được trích ra trong quyển Nghiệp Báo, trang 19, do Đại Đức Nàràdà Mahà Thera thuyết giảng tại Kỳ Viên Tự Sài Gòn năm 1959: “Trong thân thể con người có những Gènes (là những cực vi tế bào trong tinh tử, do đó mà giống cha truyền qua cho con gọi là định luật truyền thống). Do những Gènes này mà cha truyền qua cho con màu sắc, cao thấp, mập ốm, thọ yểu v.v... Tất cả những sự di truyền đều do đó mà ra.”  “Những chất trên đều thuộc loại vật lý và hoàn toàn thụ động, không có tri giác trong việc kiến tạo, và chính chúng nó cũng không có khả năng tự phát, không thể tự nẩy nở lớn lên, cũng không thể duy trì sanh mạng con người tồn tại mãi nếu Tâm Thức rút lui không thiếp tục hiện hữu. Giả sử những chất này có khả năng tri giác trong việc kiến tạo và chủ động trong việc tự phát thì con người nhất định lớn lên mãi không có giới hạn cao thấp, và tồn tại mãi không có vấn đề già chết, nguyên vì chính chúng nó luôn luôn nẩy nở, luôn luôn phát triển không ngừng mà hơn nữa các nhà khoa học có thể phát minh ra chúng để bồi dưỡng con người không cho hoại diệt.”  

 

“Còn như DNA hay Gènes có khả năng quyết định sự cao thấp, thọ yểu của con người theo như nhà Sinh lý học Julen Huxley chủ trương thì mâu thuẫn lại thuyết Di Truyền khả năng tính nẩy nở và phát triển không ngừng của DNA hay Gènes. Nhưng trên thực tế con người không phải như vậy và cũng không được như vậy, do đó những thuyết này cũng không thể tin tưởng được. Những học thuyết Tinh Trùng, DNA hay Gènes xét cho cùng đều thuộc về Duy Vật Biện Chứng chủ trương mà Phật Giáo thì thuộc hệ phái Duy Tâm, nguyên vì trong con người có tư tưởng, tình cảm, hiểu biết thuộc hệ thống tâm linh hiện đang làm chủ mọi sinh hoạt và bản chất của Tâm Linh, hoàn toàn không phải vật lý mà cũng không phải do vật lý sanh ra.”  

 

Qua những điều trình bày trên cho chúng ta nhận thấy, thuyết DNA hay Gènes không có khả năng xây dựng hệ thống sinh lý của con người. Có người bảo rằng, một người phụ nữ lập gia đình mà không có con và người phụ nữ đó muốn có con liền chấp nhận cho Bác sĩ lấy DNA của một người đàn ông khác không phải chồng của mình cấy vào tử cung của người phụ nữ đó, thế là người phụ nữ đó có thai và sanh được một đứa con. Đây là hình thức ngoại tình hợp pháp, chọn lấy Di Truyền của hệ thống người đàn ông khác mà không phải hệ thống Di Truyền của chồng mình. Điểm quan trọng ở chỗ ai xây dựng hệ thống sinh lý từ cục máu trong bụng mẹ trở thành đứa con để sanh ra và lớn lên? Cụ thể như trứng gà có trống, Gà mẹ chỉ ấp trứng mà thôi, nhưng ai xây dựng sinh lý gà con trong trứng và chờ đến ngày mổ trứng chui ra?  

 

Điều đáng chú ý, Tâm Linh (Linh hồn) con người ngoài việc xây dựng sinh lý con người, còn nẩy nở và phát triển theo con người, nghĩa là con người to lớn bao nhiêu thì Tâm Linh cũng to lớn bấy nhiêu để bảo vệ sanh mạng con người; nói cách khác, sanh mạng con người chính là sanh mạng Tâm Linh. Thí dụ cho dễ hiểu, chúng ta xem phim Tam Tạng thỉnh Kinh, thấy hình tướng Tam Tạng trên màn ảnh, thân thể của Tam Tạng chính là thân thể của điện, ngoài thân thể của điện không có thân thể của Tam Tạng; thì đây cũng vậy, thân thể của con người chính là thân thể của Tâm Linh, ngoài thân thể Tâm Linh không có thân thể con người; cụ thể như con người trở nên già cả, da con người trở nên nhăn nheo, thân thể con người yếu dần là do Tâm Linh con người rút lui dần để bỏ xác lại sau lưng, nhưng vì bộ xương cách trí trong thân thể con người chống đỡ cho nên người già không bị teo nhỏ lại.  

 

Cặp mắt con người không thể thấy được Tâm Linh, nguyên vì theo khoa học cặp mắt con người chỉ thấy nhau bằng ảo giác (Illusions) thì làm sao thấy được Tâm Linh, mà không thấy được Tâm Linh thì lại cho là con ngươi không có linh hồn; hơn nữa sáu Tâm Thức là nhân viên của Tâm Linh, cặp mắt của con người chỉ biết được chúng khi chúng sinh hoạt và không biết được chúng ở đâu khi chúng nghỉ ngơi; cũng giống như cặp mắt con người chỉ thấy được điện khi bóng đèn cháy và không thấy được điện khi điện cúp. Cặp mắt thịt của con người không bao giờ thấy được quá tầm nhận thức của mình, nghĩa là họ không thể thấy biết được những người thấy biết bằng quán chiếu. Họ đã không thấy biết được giống như những người thấy biết bằng quán chiếu rồi lại chụp mũ cho những người ấy là những kẻ mê tín dị đoan. Họ thật là nhận thức sai lầm quá đáng.  

 

ht thich thang hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan


5/- Tóm lại, những điều nhận thức sai lầm đại khái như: Thứ nhất về Di Truyền sanh con tật nguyền, thứ hai về Não Bộ là kho chứa, thứ ba về Học Thuyết Tinh Trùng, thứ tư về Học Thuyết DNA, đây là những điều nhận thức sai lầm trên cơ bản, và theo Phật Giáo còn những nhận thức sai lầm trên phương diện hình tướng vạn pháp thì cũng quá nhiều, ở đây không thể kê khai hết được. Riêng trên phương diện pháp tánh của vạn pháp chỉ có huệ nhãn của Đức Phật mới thấy biết được, còn hạng phàm phu mắt thịt của con người thì không thể nào thấy biết được, cũng giống như những gì thấy biết của nhà Bác học, hạng thường dân không học không thể nào biết đến được. Vì không biết đến được như các Đức Phật, cho nên hạng phàm phu vô số người đều nhận thức sai lầm. Hiện nay có một số người nhận thức sai lầm đối với Phật Giáo, đã vậy còn đưa lên trên mạng, trên Youtube tưởng mình là hiểu biết đúng, trí tuệ cao, không ngờ vô tình họ giúp cho các khán thính giả đó đây thấy mặt trái ngây ngô của họ, và cũng vì nhận thức sai lầm của họ tôi đành phải viết bài này để giúp cho các thính giả minh định lẽ đúng sai, chân vọng của mọi vấn đề. Xin sám hối các thính giả về chủ đề này.  



Viết xong ngày 12.03.2020 

Thích Thắng Hoan 

Chùa Phật Quang 

Trung Tâm Phiên Dịch và Sáng Tác.  


Ý kiến bạn đọc
17/04/202006:05
Khách
thật là hay ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2012(Xem: 11249)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
11/05/2012(Xem: 4760)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phật là hành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
29/04/2012(Xem: 9435)
Nghe Thuyết Pháp Cho Ipad, Iphone và Download - Thích Hạnh Tuệ
25/04/2012(Xem: 4175)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
24/04/2012(Xem: 9339)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
19/04/2012(Xem: 3111)
Vô minh không chỉ có nghĩa là phi-trí tuệ (non-knowledge), nó cũng là một thức nghĩ tưởng cái đối lập của trí tuệ chính xác (the opposite of correct knowledge). Vô minh ở đây là nhận thức sai lầm về bản ngã là hiện hữu có tự tính và về các pháp/hiện tượng gồm cả tương tục của bạn là những đối tượng được kiểm soát bởi một Tôi hiện hữu có tự tính (inherentlyexistent I).
19/04/2012(Xem: 3216)
Tất cả các học phái Phật giáo đều nói về lí tính duyên khởi (the principle of pratiya samutpada) nghĩa là các hiện tượng sinh khởi tùy thuộc vào các hiện tượng khác. Đức Phật đã trình bày mười hai chi, từ chi thứ nhất – căn bản vô minh (fundamental ignorance) – đi tới chi thứ mười hai – già và chết -- để diễn tả bản chất duyên khởi của sinh tử luân hồi. Khi cơ chế vận hành của nguyên nhân và hiệu quả là tâm yếu của bốn thánh đế được giải thích đầy đủ chi tiết, chúng ta đi tới giáo pháp của đức Phật về mười hai chi của duyên khởi.
10/04/2012(Xem: 4152)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
04/04/2012(Xem: 3394)
- Kính bạch thầy, tôi là người không theo đạo Phật, nhưng tôi thấy tại sao thế giới này chiến tranh hoài mà không có ngày thôi dứt. Vậy kẻ thù của nhân loại là ai? Thầy trả lời: Đây là câu hỏi dường như dễ, nhưng lại là khó! Vì sao? Chẳng lẽ con người với nhau mà là kẻ thù, coi sao được? Nếu không phải là kẻ thù, vậy ai chính là thủ phạm? Xin thưa, kẻ thù của nhân loại là “chính mình”, đây là một sự thật ít ai ngờ tới. Để hiểu được rõ ràng, thầy sẽ kể cho bạn một câu chuyện có tính cách minh họa và ẩn dụ sâu sắc, để ta và người cùng tìm ra kẻ thù đang tiềm ẩn ở đâu? Một nhà sư nọ thường có những biểu hiện nóng giận, tham lam và ích kỷ. Mặc dù xuất gia đầu Phật đã lâu nhưng những cố tật ấy, làm cho nội tâm của thầy luôn bị khủng hoảng. Vốn là người quyết chí tu hành thoát ly sống chết đời này, nên nhà sư luôn tự quán xét lại chính mình mà thấy rõ bệnh “ ngu si chấp ngã” rất nặng nề và từ đó thầy quyết tâm lập chí làm mới lại chính mình.
04/04/2012(Xem: 2614)
1-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp. 2-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. 3-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567