Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Người Kalama

18/10/201818:40(Xem: 4317)
Câu Chuyện Người Kalama

an do
Câu Chuyện Người Kalama

 

Nguyên Giác

 

Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.

Đức Phật cũng đã dạy người Kalama qua Kinh Kalama Sutta (AN 3.65), bản dịch của HT Thích Minh Châu viết, trích:

Này các Kalama, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kalama, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kalama, hãy tự đạt đến và an trú!”

Nhà vật lý lý thuyết Albert Einstein (1879 -- 1955) từ khi chưa nổi tiếng đã nghi ngờ lý thuyết của Isaac Newton, và rồi khi Einstein tự tính toán ra các công thức về lý thuyết tương đối, cũng tự nghi ngờ rằng có thể các bài toán của ông tính sai. Nhưng rồi, thế giới khoa học công nhận lý thuyết tương đối, và trao cho Einstein Giải Nobel Vật Lý 1921.

Điều chúng ta muốn nói nơi đây rằng, Einstein sinh trong gia đình truyền thống Đạo Do Thái Ashkenazi Jews, rồi cậu Einstein học ba năm bậc tiểu học ở một trường Công Giáo tại Munich.

Nhưng rồi, sau nhiều thập niên suy nghĩ với các lý thuyết khoa học, Einstein nói rằng không hề có Thượng Đế sáng tạo nào cả.

Mới tuần trước, có bản tin ghi rằng một lá thư viết tay của Albert Einstein sẽ bán đấu giá ngày 4 tháng 12/2018 tại công ty đấu  giá Christie's ở New York City. Thư này viết một năm trước khi Einstein từ trần năm 1955, dự kiến bán ra được giá từ 1 triệu tới 1.5 triệu đôla.

Einstein viết tay lá thư này, trong tháng 1/1954, gửi triết  gia về tôn giáo học Erik Gutkind sau khi đọc nhiều sách của Gutkind về Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo. Thư viết bằng tiếng Đức, trước tiên là ca ngợi Gutkind đã có chung một nỗ lực muốn làm tốt đẹp cho cõi nhân sinh, và rồi viết:

“Chữ God (Thượng Đế) với tôi không có nghĩa là gì cả, chỉ duy là một bày tỏ và là sản phẩm của sự yếu đuối của nhân loại, còn Bible (Kinh Thánh) là một tuyển tập các huyền thoại đáng kính nhưng khá là sơ khai.”

Cũng trong thư này, Einstein nói về huyết thống Do Thái của ông, chất vấn câu chuyện [trong Kinh Thánh] rằng Do Thái là “dân tộc được chọn.”

Nơi đây, chúng ta không có ý làm tổn thương những người có niềm tin như Gutkind, cũng không bàn chuyện Einstein dựa vào công thức toán nào, đúng hay sai, để đưa ra kết luận như thế -- chỉ muốn nói rằng Einstein là một người Kalama tuyệt vời.

Một người Kalama nổi tiếng khác: nhà khoa học Anh quốc Stephen Hawking (1942 –2018), từ thời thơ ấu đã được gọi là cậu bé Einstein. Thời trung học vào trường St Albans School, nơi đây chơi với một nhóm bạn  và rồi tình thân này kéo dài trong đời, để rồi thường xuyên gặp nhau để chơi cờ, và có những cuộc thảo luận dài về Thiên Chúa Giáo và lĩnh vực ngoại cảm.

Cả Einstein và Hawking đều được gọi là những nhà vật lý lý thuyết thông minh nhất trong thế hệ của riêng họ, và đều là những người khai sáng các chân trời mới cho khoa học nhân loại.

Mới hôm Thứ Ba 16/10/2018, báo chí loan tin rằng Hawking lên tiếng từ nấm mồ: tác phẩm “Brief Answers to the Big Questions” gồm các bài ông viết trong vài tháng cuối đời, mới phát hành, ghi rằng: “Không có Thượng Đế. Không ai chỉ huy vũ trụ này hết.”

Hawking cũng là một người Kalama tuyệt vời. Và rất là tế nhị, không nỡ làm nhiều người bạn trong đời buồn: sau khi ông từ trần, mới cho in sách nói rằng chẳng có Thượng Đế sáng tạo nào cả.

Xin nhắc lại, bài viết này cũng không có ý tranh cãi gì khác, chỉ thuần thông tin thôi.

Còn một nhà khoa học khác hình như cũng có tiền thân là người Kalama: ông này tên là Lal  Ariyaratna Pinnaduwage, từng là Khoa học gia cao cấp ở phòng thí nghiệm Oak Ridge National Laboratory  và là giáo sư về nghiên cứu ở đại học University of Tennessee. Ông tâm sự rằng, ông sinh ra đã là Phật Tử (vì là người Sri Lanka) nhưng không tu tập gì, chỉ tới khi về hưu năm 2009 mới nghiên cứu trở lại Phật giáo.

Nơi đây, chúng ta không có ý nói rằng Pinnaduwage là một người Kalama tuyệt vời, vì ông đụng chạm khá nhiều, ngay cả trong Phật giáo. Ông lập trang web có tên là Pure Dhamma, nói rằng ông đọc hết các Tạng Kinh và kết luận rằng Phật pháp thuần túy là phải trước tiên loại trừ Đại Thừa, Kim Cang Thừa (PG Tây Tạng) và Thiền Tông.

Như thế, ông giáo về hưu này đụng chạm quá nhiều. Trước tiên là với bản thân tôi, người tu học cả ba truyền thống trên (theo học pháp từ Chùa Tây Tạng Bình Dương, với pháp phái Lâm Tế). Cũng không tranh cãi nơi đây làm chi, chỉ ghi để biết rằng, người Kalama trong cõi này rất nhiều, và chúng ta mỗi người đều phải tự tìm kiếm.

Ông giáo Pinnaduwage viết rằng ông đọc nhiều bản văn nhà Phật bằng tiếng Sinhala (ngôn ngữ của Sri Lanka) nhưng các bản văn này chưa ai dịch ra tiếng Pali hay Anh văn. Ông nói rằng, theo nghiên cứu của ông, nhiều luận thư cũng phải gạt bỏ ra, vì không phải Phật pháp thuần túy (ý muốn nói là tinh ròng, không xen tạp) – trong đó phải gạt bỏ cả Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) của ngài Buddhaghosa vì có pha tư tưởng Vệ Đà.

Tôi cũng không có ý tranh cãi với ông giáo Sri Lanka đó làm chi, vì chắc chắn rằng vị cư sĩ đó đọc quá nhiều (hiển nhiên, tôi không biết đọc các bản văn viết bằng ngôn ngữ Sinhala). Nơi đây, chỉ muốn nói rằng có rất nhiều người Kalama  trong cõi này. Kể cả, trong số đó, cư sĩ Pinnaduwage không nổi tiếng như Einstein và Hawking.

Tới đây, xin nói sang chuyện mình. Bản thân tôi chỉ là người cư sĩ bình thường, không phải nhà vật lý lý thuyết, cũng không phải luận sư hay pháp sư hay bất cứ những gì đáng kính trong cõi này. Nhưng có bạn đọc chất vấn rằng sao tôi có vẻ như người Kalama.

Câu chuyện là như thế này: tôi không hoàn toàn tin vào luận thư, dù là tiếng Pali. Tôi tin vào kinh hơn, tuy rằng cũng có kinh pha tạp. Lập trường này không xa lạ gì, vì thời xa xưa đã có quý ngài Sautrantikas không tin các bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma) vì cho là hậu tác. Sautrantikas còn gọi là Kinh lượng bộ, chỉ đặt nền tảng trên Kinh tạng, và đưa ra các luận cứ phản bác Luận tạng.

Nhìn lại, các luận thư vẫn có lợi, có nhiều chỗ phù hợp và làm sáng tỏ ý kinh, nhưng cũng có nhiều chỗ đi quá đà, nói những điểm không hề có trong kinh, nghĩa là đưa ra những ý Đức Phật không hề nói.

Nhiều học giả nêu ra ý này: Đức Phật không hề nói gì về 17 khoảnh khắc của tâm (17 thought moments), trong khi Luận thư nói rằng một niệm (a single thought process) gồm 17 khoảnh khắc của tâm trải dài qua ba giai đoạn sinh khởi, trụ và diệt.

Một số học giả cũng nêu nghi vấn về chuyện nói rằng nghiệp người phụ nữ xấu tệ hại y hệt như người có nam căn bất toàn, người bị hoạn và người chuyển giới – trong khi Đức Phật trong kinh lại nói về tất cả những ai mang thân người đều là đại cơ duyên, đặc biệt nói về người phụ nữ rất đằm thắm, rất trân trọng, khi trả lời ngài A Nan rằng khi gặp phụ nữ (nếu có khởi dị tâm) thì nên xem họ như mẹ, như chị của mình…

Tôi cũng ngờ vực (nhưng không chứng minh được) rằng Kinh Pháp Hoa phải do một vị Thánh Ni viết, không phải chuyện nữ quyền đời thường, nhưng hẳn là để nói lại cho đúng ý Đức Phật mà xã hội trọng nam thời kỳ đó đã làm biến dạng ý kinh.

Có người nói rằng Luận thư là do các bậc đại tăng kết tập. Đúng vậy. Nên nghi vấn rằng, thử giả thuyết, nếu để cho các đại tăng Thái Lan thời nay kết tập kinh điển, hẳn là quý ngài sẽ cấm vĩnh viễn thành lập Ni đoàn. Chuyện này đã là một nan đề trong Vesak 2014 tại Việt Nam, khi ngài Ajahn Brahm (một trưởng lão ở Úc châu) được GHPGVN mời đọc bài diễn văn trong Vesak vào tháng 5/2014, nhưng rồi vì áp lực các đại tăng Thái Lan, nên giờ chót không cho ngài Ajahn Brahm đọc bài diễn văn. Bài diễn văn đó có chủ đề Bình Đẳng Tính Phái trong Theravada. Xem bản tin và bài diễn văn ở đây: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,11880,0,0,1,0#.W8e4TntKi70

Như thế, nếu Luận thư do các đại tăng Thái Lan soạn, sẽ khác với Luận thư do các đại tăng từ Úc châu kết tập.

Thêm nữa, cũng có nghi vấn: nếu đại tăng Thái Lan kết tập kinh điển, hẳn là có áp lực từ vương triều Thái Lan (kiểu phong kiến là thế), trong khi đại tăng Úc châu kết tập sẽ tự do hơn.

Đó là chưa kể, nếu Luận thư do các đại tăng Việt Nam soạn, chắc gì quý ngài Tiến sĩ nơi phố thị có trình độ giác ngộ như một số vị ẩn tăng nơi núi rừng? Đó là chưa kể, Tiến sĩ Phật giáo học từ Miến Điện, sẽ khác với Tiến sĩ học từ Đài Loan, và hẳn sẽ khác với học từ Đại học Mỹ.

Nhắc lại, nơi đây không có ý làm cho chuyện mất vui, chỉ muốn nói rằng có khi nên thực hiện lời Đức Phật dạy trong Kinh Kalama.

Thí dụ như về Thiền Tông. Sách Vô Môn Quan nói rằng pháp này là cửa không cửa. Không cửa thì sao mà vào? Thêm nữa, Thiền Tông lại nói rằng pháp này nằm ngoài kinh điển (giáo ngoại biệt truyền)… Dĩ nhiên, quý Tổ sư tin thật như thế, và tôi đã tin thật như thế (tôi từng nghĩ, Đức Phật tuyệt vời, pháp này là không lời mà truyền dạy…).

Tôi từng đọc trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Quyển I, bản dịch của Nhẫn Tế Thiền Sư, có chỗ ghi lời một vị sư hỏi Tổ Bá Trượng: “Trước đến giờ, chư Tổ đều có Mật Ngữ trao truyền cho nhau là thế nào?”

Tổ Bá Trượng mới đáp: “Không có lời Mật. Như Lai không có Bí Mật Tạng. Chỉ như bây giờ soi tỏ ý nghĩa cho rõ ràng, tìm kiếm hình tướng, rõ là bất khả đắc, đó là Mật Ngữ… Chỉ có lời nói, tức chẳng được chấp nhận vậy. Liễu Nghĩa Giáo đều chẳng phải là gì hết thảy (Phi), thì còn tìm kiếm Mật Ngữ nào?”

Trong phần Tông Thông có lời bình (hiểu là luận thư của Thiền Tông), có ghi câu: “Theo chỗ thấy của Tổ Bá Trượng, thì một chữ Mật cũng phải mửa ra luôn, Liễu Nghĩa Giáo cũng chẳng lập, mới có thể gọi là hướng lên ngàn Phật Đảnh mà đi.” (https://thuvienhoasen.org/p17a1221/quyen-i)

Đó là các lời của Tổ Bá Trượng thoạt nghe cứ tưởng như Đức Phật không hề nói trong Kinh Tạng… Cho tới khi tôi (cũng là một người Kamala) đọc lại Tạng Pali, qua các bản dịch Anh văn, và rồi khám phá... Không ngờ Đức Phật cũng đã nói lời như thế. Từ rất xa xưa, và trở thành kinh nhật tụng xưa thật xưa. Tuyệt vời. Đâu có phải là giáo ngoại biệt truyền.

 

.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2014(Xem: 6633)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4976)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8626)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13095)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7348)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5895)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8831)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10456)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28189)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
09/03/2014(Xem: 29961)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]