Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Tri Kiến Phật

19/11/201705:52(Xem: 23538)
Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Tri Kiến Phật



Duc The Ton 5
KHAI THỊ CHÚNG SANH
NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT

Đức Hạnh


Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.

   Khai, nghĩa là mở ra. Thị là thấy. Nói cho đủ mở ra để thấy. Mở cái gì, để thấy cái gì ? Toàn bộ câu trên, có nghĩa là mở cái tâm chúng sanh ra (khai thị chúng sanh), để cho chúng sanh thấy Phật (tri kiến Phật). Như vậy, Phật nào mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai tâm chúng sanh, để chúng sanh được thấy ? Nói về thực tại khi Phật còn tại thế, thì chúng sanh (Phật tử) thấy Phật ngay trước mặt lúc bấy giờ đang ngồi thuyết pháp tại các đạo tràng Linh Thứu, núi Kỳ Quật, Tinh Xá Kỳ Viên, Xá Vệ hay đến thăm, hầu chuyện với Phật ở đâu đó cách đây 26 thế kỷ. Nguyên lý thấy Phật là như vậy nhưng, mai này Phật nhập Niết bàn còn đâu nữa để mà thấy? Vẫn thấy chứ; thấy trên bàn thờ, đó là Phật tượng bằng đá, gỗ, giấy, đồng có phải không ? Xin nói rằng; các pho tượng Phật trên bàn, chỉ là biểu tượng, được xem như Phật đang còn để cho ta đem tâm ngưỡng vọng lên đó mà lễ bái, cúng dường.

   Nói đến biểu tượng Phật đang còn hiện hữu, được chứng minh qua sự tích sau đây. Khi Phật lên cung Trời Đao Lợi (cõi dục giới **) thăm thân mẫu là bà Hoàng hậu MA GIA. Trước khi Phật chuẩn bị chia tay thân mẫu và hằng trăm ngàn Thiên nam, Thiên nữ. Thì  tất cả Thiên nam, Thiên nữ đến trước phật, chấp tay lễ bái, có lời hỏi Phật : “Bạch Đức Thế Tôn. Thế Tôn về lại Ta bà rồi, chúng con trên Đao Lợi này, đâu còn có Phật ở đây nữa, để mà lễ bái, cúng dường ?

   Phật im lặng trong giây lát, sau đó Phật nói : “ Bằng hình tượng. Thời gian đến, Tôn giả Mục Kiền Liên sẽ lên đây lo liệu cho việc ấy”. Thế là, sau khi Phật về lại cõi Ta bà, chẳng bao lâu; Tôn giả Mục Kiền Liên tuân theo lời Phật dạy bảo, dẫn theo 32 người thợ chuyên nghề đắp tượng lên cung Trời Đao Lợi thực hiện công việc đắp tượng. Mỗi người thợ lo về mắt, tai, mũi, môi, cằm, cổ, tay, chân…ở nơi tượng của Phật rất có kỹ thuật đúng theo 32 tướng tốt của Phật.

  Vấn đề thấy Phật bằng cách thờ phượng tượng Phật tại cung Trời Đao Lợi  khi Phật còn tại thế và hôm nay không còn Phật tại cõi người, nếu không nói rằng; là chỉ để cung dưỡng (cúng dường) cho tâm các giới Phật tử được vững mạnh mà thôi; chứ chưa đúng ý của Đức Thích Tôn Mâu Ni ngày xưa mong muốn chúng sanh (Phật tử) trong thời đại ngày nay, thời không có Phật nhưng, chúng sanh vẫn thấy và phải thấy Phật (tri kiến Phật). Phật, mà Đức Thích Ca Mâu Ni mong muốn chúng sanh phải thấy, đó là Phật trong tâm, tức là Phật tánh, tánh thường hằng thanh tịnh, trong sáng vĩnh cửu muôn đời, chứ không phải hình tượng trên bàn. Phật trong tâm; tâm có Phật, Phật tức tâm là tâm thường hằng rỗng lặng, là đạo cảm thông với chư Phật trong mười phương, đúng như kinh văn “Phật, chúng sanh tâm thường rỗng lặng; đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”. Phật muốn chúng sanh phải thấy Phật tánh trong tâm mình, mới là quan trọng, vì đó là con đường giải thoát sinh tử, mà tâm con người phải luôn thường hằng trống rỗng, thanh tịnh, vắng lặng, không còn những phiền não, vô minh, ô trược…nữa, là năng lực làm cho Phật tánh bừng dậy, vươn cao lên, như mầm sen kia từ trong bùn dưới ao nước  ló ra, nở hoa, vươn lên khỏi mặt nước, đó là Phật tánh được hiển lộ, nếu không nói là tánh không, tâm trống không, thường rỗng lặng, thanh tịnh muôn đời. Phật, chúng sanh ngày nay phải thấy là chỗ đó, tức là nơi tâm mình (Tự quy y Phật) không phải Phật trên bàn thờ.

  Như vậy làm cách nào để cho Phật tánh trong tâm hiển lộ và tồn tại muôn đời ? Những cách sau đây để làm cho Phật tánh được hiển lộ.  Trước hết, người phật tử phải đem tâm tư duy và nhận thức rằng; con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, về cõi phật là cái tâm thường hằng trống rỗng, thanh tịnh trong sáng, không còn mọi thứ phiền não, ô trược nữa. Nói như lời kinh Niết bàn : Cửa Niết bàn là cửa Không. Nếu ai muốn vào, cái tâm cũng phải trống không như Niết bàn; nếu còn Có mọi ý niệm về Ngã nhân, ngã sở, ngã kiến, tham, sân, si… Thì không thể vào được cõi Niết bàn. Thứ đến, sau khi nhận thức người Phật tử phải học Phật pháp. Theo tinh thần học Phật, là học sao cho đủ, để cái tâm mình thấy được các Lý nói về sự tác hại không lường của những thứ tâm : tham lam dục vọng, sân hận hung hãn sát hại, si mê cuồn tín, nhân ngã ta đây, ngã kiến (thấy ta hơn hết), ngã sở (nhà ta to lớn, con ta tiến sĩ, chức quyền ta không ai bằng v.v…, Mà con người đang có trong đó có ta. Thấy tác hại về bản thân thực tại bị tật bịnh về tim, cơ thể; bị thiên hạ khinh khi, nguyền rủa, thân bại, danh liệt... Tác hại về  sau, khi bản thân chết đi, thần thức sẽ bị thác sinh vào các địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

  Sau khi học phật, thấy được những tác hại trên. Liền quyết tâm chuyên lo tu tập thiền định để cho bản thân được an bình, thư thái, và thực hành theo lời Phật dạy là KHÔNG còn các thứ Tâm  tham lam, sân hận, si mê, dừng lại hành động sát hại, tiêu trừ các thứ dục vọng, bỏ lời đố kị kẻ khác, luôn ăn hiền, ở lành, làm những việc phước thiện, giữ tâm hồn luôn thanh tịnh, ăn uống điều độ, sống đời an bình lạc đạo. Qua đây cho ta thấy rằng; đạo Phật, không những là đạo giải thoát, mà còn là cái đạo để sống. Sống hòa bình, hòa ái, không gây chiến tranh, đạo đức, vị tha, luôn thương người, thương mọi loài súc sinh,  không đố kị, không áp bức người cô thế, không gây khổ đau cho bất cứ ai, v.v…

  Một số đạo lý vừa nói trên, cũng thuộc về đạo LÝ thấy Phật, khiến cho con người quyết tâm hành trì thiền định, niệm Phật qua thời gian làm cho tâm an trú ở góc độ thường hằng trống rỗng, gọi là nhất tâm bất loạn, tâm tri kiến Phật (thấy Phật), do Phật đã khai ngộ cho chúng sanh bằng pháp môn thiền định, tịnh độ.  Nếu nói rằng đã đủ và đúng với cụm từ trên “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Tri Kiến Phật” (tu là chuyển nghiệp). Ngược lại chưa đủ, thì qua những giảng luận sau đây sẽ đúng cách, đúng ý mà Phật nói với Tôn giả Xá Lợi Phất trong kinh Phẩm Phương tiện.

  Để cho đúng với ý của Phật và ý nghĩa của cụm từ trên, ta đi qua ý nghĩa của các từ đơn, kép:Khai Thị, Chúng Sanh, Ngộ, Nhập, Tri Kiến, Phật.  Khai thị đã nói rồi ở trên; tuy nhiên nói lại cũng không dư. Ta thường nghe, thấy “Trung Tâm Thính Thị”  tại các trường trung học, một khi các giáo sư giảng, nói về vạn vât, đều có hình đi đôi với lời giảng. Cũng như các giáo sư dạy sinh ngữ Anh Văn, khi thực tập cho học sinh đọc, không nhìn bài, chỉ nhìn lên những tấm hình. Nếu học mà không có hình, khó hiểu bài, cho nên đời có “Trăm tai nghe không bằng mắt thấy”. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra phương pháp “quán chiếu”; sử dụng mắt nhìn vào các pháp thực tại một các sâu sắc sau khi nghe Phật (ngày xưa, chư Tăng ngày nay) giảng về các đạo lý Vô thường, Vô ngã, duyên sinh, nhân quả v.v…Đưa mắt quán chiếu sâu vào gọi đó là “Nhập”. Sau khi quán chiếu, quán niệm, tâm và mắt hành giả đã thấy được định luật vô thường qua một vài sự vật đang trên đà hư hoại, mục nát, cũ, già,  như thân người đang trẻ trung thình lình bị bịnh rồi chết, cây hoa hồng tự nhiên héo, chết…Gọi là sát na vô thường, nhanh hơn cái nháy mắt. Sự vật và con người luôn bị con Mọt vô thường chi phối bản thể như vậy, là do Vô ngã. Như để tự nhắc nhở mình, có những vị sư bên Nhật, Tây Tạng thỉnh thoảng ra nghĩa địa thiền tọa quán chiếu vào những ngôi mộ, để thấy đời người sống trong vô thường.

   Để hiểu thấu đạo lý Vô ngã các hành giả học phải nhìn vào (Nhập) vô số bản thể vạn hữu cỏ cây, sông, núi, muôn loài vật và con người. Rồi dùng tâm quán thấy tất cả đều không tự thể. Nghĩa là không tự có thân, mà là do vô số các duyên giả hợp kết lại, gọi là vay mượn mà thành thân. Nói theo định lý Duyên Khởi : “Thực tướng của các pháp là vô ngã, không tự thể”.

   Vô ngã là con đường giải thoát mà Phật chủ trương đối với đệ tử Phật hai giới  xuất gia, tại gia là phải ngồi xuống trong tư thế thiền tọa đem tâm quán chiếu ngay bản thể của mình, là không do mình, mà là do vô số các duyên; trước hết là tinh cha, huyết mẹ kết hợp mà có bản thân mình, cùng với các thứ, nào là không khí cho mình thở, những món ăn, thức uống tốt, quần, áo v.v…từ lúc còn trong bụng mẹ và sau khi chào đời, lớn lên giữa xã hội, sống bằng hằng ngàn cái duyên bên ngoài trợ giúp cho bản thân mình. Bản thể của vạn hữu chúng sanh vô tình và hữu tình, tất cả đều do vô số các duyên giả tạo nên. Sau khi các duyên tan rã, thì bản thể chết đi không còn nữa; bản thân vật chất tan rã thành cát bụi, trở về cát bụi.Nếu không nói đây là NGỘ, tức là thấy do qua quá trình Nhập, Nhập trước, Ngộ sau. Có Nhập, mới có Ngộ, có Thấy. Ngộ đạo lý vô ngã, tức thấy mọi bản thể hữu tình, vô tình chúng sanh trên Trái đất, tất cả không tự có thân, mà do hằng ngàn nhân duyên giả hợp kết tụ lại mới thành. Như chiếc xe  hơi, không thể tự nó có, mà phải do hằng ngàn thứ (nhân duyên); nào là bánh cao su, đèn, bình điện, giây điên, kính, nước, v.v… kết tụ lại mới thành chiếc xe. Bỏ hết các thứ ra, không còn chiếc xe. Như cây dưa, hạt dưa bỏ vào đất, nhờ có các duyên : nước, không khí, nắng ấm, tay người chăm sóc, cây dưa phát triển, ra trái.

   Phật tử chúng ta đang sống mà đã ngộ được chân lý vô ngã của vạn hữu, trong đó có ta, do học Phật và đem tâm quán chiếu, Nhập vào mọi bản thể vạn hữu, mà được tỏ Ngộ đạo lý vô ngã trên. Nếu không nói rằng; tâm ta đã giác ngộ, do vì  những gì mà xưa kia ta đã thấy cho là đúng, nay nhìn lại, thấy lại, hoàn toàn sai, không đúng. Giác ngộ là như vậy; tức là đem tâm nhận thức ngược lại những gì trước đây ta đã nhận thức, như  đã cho rằng; không có địa ngục, ngạ quỷ, không có Trời, thần thánh, tiên, Phật nào cả, tội phước gì hết, chết là hết. Nhờ học phật mà tâm hết si mê, nay được ngộ (chuyển mê khai ngộ), thấy lại như thấy cái nhân giết người cướp của, là phải bị trả quả báo làm kiếp ngạ quỷ trong các địa ngục hay súc sinh theo định luật nhân quả.

   Nền tảng đưa tâm con người được giác ngộ, là phải hoài nghi. Nghi ít giác ngộ ít hay chậm. Hoài nghi nhiều giác ngộ mau và nhiều. Phải hoài nghi thì mới được, bằng không thì cái nhìn quen thuộc nhị nguyên của lý trí cũ, xưa. Giác ngộ là phá bỏ mọi tư tưởng cố hữu, tập quán, thành kiến bao đời trong ốc đảo hãy bỏ thói quen bám theo tư tưởng của kẻ khác. Hãy tự nhận diện vào vạn hữu; từ đó, ta có tư tưởng chân thật của ta về duyên sinh, duyên diệt, chứ không do đấng tạo hóa nào tạo nên.

    Sau khi tâm đã giác ngộ, thấy được vạn hữu và nhân loại trên Trái đất này trong đó bản thân ta luôn bị định luật vô thường chi phối hao mòn qua từng sát na, do vô ngã, không tự thể; tất cả đều do vô số nhân duyên kết tụ lại mà thành bản thể, cho nên đang trên đà hoại, cuối cùng bị tan rã hết không còn, thành tro bụi theo gió bay đi đó đây. Tâm của hành giả qua quá trình tu tập và quán chiếu sâu vào (NHẬP) các bản thể vạn hữu, được thấy (NGỘ). Đích thực đây là tri kiến Phật,hành giả được thấy Phật rồi, Phật là tâm vô ngã, tâm thường rỗng lặng là Phật, tánh không là Phật, tâm không còn vô minh ác trược nữa, tâm đó là Phật; cho nên mới nói đạo Phật là CỬA KHÔNG. Phật, người giác ngộ. Hành giả tu tập ngày nay đã ngộ, đã thấy Phật qua đạo lý : Thực tướng các pháp là vô ngã, thật đúng như lời Phật nói “Chúng sanh là Phật sẽ thành”. Trong vô lượng kiếp, tiền thân Phật Thích Ca khi làm người tại cõ Ta bà, trên bước đường vừa mưu sinh, vừa tu tập; tu tập ngay ra giữa dòng đời bằng cách đem tâm thường hằng quán chiếu vào (Nhập) mọi bản thể vạn hữu, cho nên Phật đã Ngộ được lý : “Thực tướng của các Pháp là vô ngã” Nếu không nói rằng; Phật đã thành Phật tại cõi người trong vô lượng kiếp về trước. Do đó Phật đã nói : “Ta là Phật đã thành”. Với các bậc đã giác ngộ rồi, là phải giác tha, một quy luật, do tâm có đại trí, năng lực sinh ra đại bi, thương chúng sanh, cho nên Đức Phật Thich Ca mới thị hiện vào cõi người, để hướng dẫn chúng sanh tu tập Phật pháp bằng phương pháp thiền tọa, quán chiếu vào (Nhập) mọi bản thể vạn hữu để thấy (Ngộ) tất cả đều vô ngã không tự thể, do các duyên giả hợp kết tụ lại mà thành, khi các duyên ra đi, thì bản thể cũng theo đó mà tan rã thành cát bụi. Tâm hành giả một khi đã giác ngộ đạo lý vô ngã, nếu không nói, đã thành Phật ngay thực tại qua quá trình quán chiếu được giác ngộ thành Phật đúng như lời Phật đã khẳng định : “Chúng sanh là Phật sẽ thành” Nếu không thành Phật bằng phương pháp quán chiếu để thấy thực tướng các pháp là Vô ngã, thì Phật đâu có nói : “Vì đại sự nhân duyên, mà Phật xuất hiện nơi đời cách đây 26 thế kỷ làm chi. Được thành Phật theo phương pháp quán chiếu vào mọi sự việc, cho nên Phật căn dặn Phật tử rằng : “Làm công việc từ thiện dù nhỏ hay lớn, đều phải xây dựng trên tinh thần Vô ngã”. Do vì vô ngã, hay nói khác hơn “tâm vô ngã là Phật”. Con người có tâm vô ngã thì không còn khởi tâm kiến chấp. Điều này được Phật nói lời khẳng định trước các vị Tỳ Kheo : “Này các Thầy Tỳ Kheo, Ta nói rằng sự phá trừ kiến chấp, là việc của người đã hiểu và đã thấy; chứ không phải việc của người không hiểu và không thấy”. Nếu không nói rằng; lời Phật nói trên trước chư vị Tỳ kheo khi Phật còn tại thế, là nhắm vào   giới xuất gia ở tương lai, sẽ có vị đã phá trừ kiến chấp, có vị chưa phá trừ kiến chấp. Bởi vì tất cả giáo pháp mà Phật thuyết trong thời Phật còn tại thế đều nhắm vào các giới đệ tử Phật ở hậu lai, ở đâu cũng được ân triêm lợi lạc cả. Nếu ai chưa vô ngã, mà đọc lời Phật nói trên, ắt hẳn quyết tu tập theo phương pháp Phật đã đưa ra : “ khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”. Vì thế Phật đặt vị trí của các Thầy Tỳ Kheo, ai cũng ở ngôi vị thành Phật cả rồi, do đã thấy các pháp là vô ngã, thì không còn mọi ý niệm kiến chấp nữa. Bởi vì mục tiêu của các hành giả quay về đạo, là tìm cho mình con đường giải thoát sanh tử luân hồi, mà phương tiện chính, là tâm vô ngã, trống rỗng, không có tâm nào khác hơn. Dù cho tu tập giáo pháp nào đi nữa (Tịnh độ, mật tông, thiền định…) vẫn xây dựng tâm trên dòng sóng vô ngã. Tâm của Tịnh độ là “ Tâm bất điên đảo tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực quốc độ”. Thiền tông thì tâm buông xả hết (đối cảnh vô tâm). Mật tông thì tâm luôn an trú trên dòng sóng tịnh. Nói chung, tu tập phật pháp ở bất cứ pháp môn nào, tâm của hành giả đều vô ngã. Các trạng thái buông xả, an trú dòng sóng tịnh, tâm không điên đảo, cũng đều ở nghĩa vô ngã. Nếu hành giả trên vận tu tập cho mục đích đạt tâm vô ngã, mà có phát tâm bố thí kẻ nghèo, cúng dường Tam bảo bằng nhiều cách xây chùa, tạo tượng, in kinh sách hay là  giữ chức vụ nào đó trong các chùa. Tất cả được phước báo. Phước báo này, như những viên gạch được xây chung quanh cái đài sen trong tâm của quý vị cho vững chắc, để bảo vệ đức Phật trong tâm quý vị đang có (tự quy y Phật). Đức Phật trong tâm quý vị, đó là tâm vô ngã.

    Đích thực, tâm con người không còn mọi ý niệm về ngã, người ấy là Phật, đời sống luôn an trú trên dòng sóng yểm ly, nếu không nói là chán ghét mọi thứ dục tình ngoan cố, hết học đòi các thói ăn chơi, chú tâm vào ăn hiền ở lành, xa lánh các ác nghiệp, chăm lo công việc từ thiện, giữ tâm hồn luôn thanh tịnh. Con đường giải thoát trong đạo Phật là Tâm Vô ngã, cho nên đạo phật là đạo vô ngã, Vô ngã là Niết Bàn. Tâm chưa vô ngã là chưa Phật thừa.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3980)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3703)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 3299)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
28/12/2010(Xem: 3359)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8733)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 14036)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6894)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6911)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 4068)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
11/11/2010(Xem: 5142)
Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng đệtử của đức Đạo sự từ tại gia cũng như xuất gia và,nhất là dành cho các hàng Bồ-tát tu tập muôn hạnh trong việctự độ và độ tha; có nơi còn gọi là Lục độ vạn hạnh.Lục ba-la-mật gọi đủ là Lục Ba-la-mật-đa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]