Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

29/08/201706:13(Xem: 5488)
Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

Nguyên Giác

 

Trong tháng 4/2017, người viết được đón tiếp một số pháp hữu -- hai vị từ núi Long Hải tới thăm là Thầy Thiện Minh và Sư cô Diệu Hải nguyên học cùng bổn sư là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu; bạn văn là nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, anh chị Châu-Chi… Trong mấy ngày ở Quận Cam, Thầy Thiện Minh ngồi vẽ tấm thư pháp Bồ Đề Đạt Ma để tặng người học Phật đã đi xa từ mấy thập niên trước.


Bo De Dat Ma

 

Tự biết, có thể kiếp này sẽ khó gặp lại, người viết nơi đây xin gửi mấy dòng thơ lưu niệm:

.

Sư núi về thăm chợ

gặp bạn kiếp rất xa

vẽ thơ, gầy nét cọ

loang mực, lạnh sơn hà

.

cõi Phật nhiều vô lượng

chiếu sáng những dòng kinh

chữ bay ngàn cánh phượng

hiển lộ cõi vô sinh

.

chép lại dòng bối diệp

vẽ tâm, vẽ không tâm

về núi, ngồi trọn kiếp

nhìn mây, chữ quên vần.

.

Sau đây, xin trích dịch một số kinh luận mới đọc lúc gần đây, để tặng tất cả các thiện hữu tri hữu đã gặp, đang gặp hoặc chưa gặp, trong đời này hoặc đời sau – cũng như các bạn đạo cùng học ở Chùa Tây Tạng Bình Dương, trong đó có Thầy Nguyễn Thế Đăng, bạn Thanh Liên, các nhà thơ Phan Nhật Tân và Biện Thị Thanh Liêm, quý bạn nêu trên, và khắp pháp giới để làm thiện duyên tu học.

…o…

 

Iti 1-17 – Bạn đạo giúp tăng thiện pháp, rời bỏ bất thiện pháp.

Kinh “Itivuttaka: The Group of Ones” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu.

Đức Thế Tôn nói rằng: “Đối với các yếu tố bên ngoài, ta không thấy có bất kỳ yếu tố nào khác quan trọng như tình bạn đạo đáng quý để giúp một học tăng, người chưa chứng quả nhưng vẫn còn trên đường tìm giải thoát. Một vị sư được cơ duyên làm bạn với những người đáng quý sẽ rời bỏ các bất thiện pháp, và sẽ phát triển các thiện pháp.” (1)

 -----

AN 9.1 -- Cần trước nhất là có bạn đạo đáng quý.

Kinh “Sambodhi Sutta: Self-awakening” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu.

Đức Thế Tôn nói rằng: “Khi một du sĩ từ một giáo phái khác hỏi ngươi, rằng bạn ơi, điều cần trước nhất để bước trên đường tự giác ngộ là gì… ngươi nên trả lời rằng, có trường hợp, khi một vị sư có các bạn đạo đáng quý, có bạn đồng hành đáng quý, có người cùng tu đáng quý. Đó là điều cần trước nhất để phát triển các pháp cần có trên đường tự giác ngộ.” (2)

 -----

AN 7.35 – Cần thân cận bạn đạo có 7 phẩm chất.

Kinh “Mitta Sutta: A Friend” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu.

Đức Thế Tôn nói rằng: “Các tỳ kheo, một người bạn có 7 phẩm chất xứng đáng được thân cận. Bảy phẩm chất nào? Bạn đó trao tặng những gì khó trao tặng. Bạn đó làm những gì khó làm. Bạn đó chịu đựng những gì khó chịu đựng. Bạn đó tiết lộ cho bạn những gì bí mật của bạn đó. Bạn đó giữ kín những bí mật của ngươi. Khi bất hạnh xảy ra, bạn đó không bỏ rơi ngươi. Khi ngươi thất bại, bạn đó không coi thường ngươi. Một người bạn có 7 phẩm chất như thế xứng đáng được thân cận.” (3)

 -----

SN 45.2 – Tình bạn đạo là toàn bộ đời sống thánh hạnh.

“Upaddha Sutta: Half (of the Holy Life)” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu.

Ngài Ananda nói với Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, đây là một nửa đời sống thánh hạnh: tình bạn đáng quý, tình đồng hành đáng quý, tình đồng đội đáng quý.”

Đức Phật: “Đừng nói thế, Ananda. Đừng nói thế. Tình bạn đáng quý, tình đồng hành đáng quý, tình đồng đội đáng quý thực sự là toàn bộ đời sống thánh hạnh. Khi một nhà sư có những người đáng quý trọng làm bạn, đồng hành và đồng đội, nhà sư đó có thể được mong đợi là sẽ phát triển và theo được con đường Thánh đạo Tám ngành.” (4)

 -----

Ud 4.1 – Bạn đạo giúp mình giữ giới luật.

Kinh “Meghiya Sutta: About Meghiya” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu.

“… Này Meghiya, khi một nhà sư có những người đáng quý làm bạn, làm người đồng hành và làm người đồng đội, hãy mong đợi rằng vị sư này sẽ có đức hạnh, sẽ sống phù hợp với Giới Bổn, sẽ thu thúc thái độ và hành động, và sẽ tự phòng hộ theo giới luật, nhìn thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhất.” (5)

 -----

Kinh Pháp Cú – Kệ 76 – Cần bạn đạo chỉ lỗi cho mình.

Hãy đi theo một thiện hữu tri thức, người này chỉ cho mình thấy lỗi của mình, y hệt như đi theo một người hướng dẫn tới một kho tàng còn chôn kín. Đi theo một thiện hữu tri thức như thế, sẽ là một lợi thế và không chút gì bất lợi.(6)

 -----

DN 31 – Bạn đạo bảo vệ mình, có thể liều chết vì mình.

 “Sigalovada Sutta: The Buddha's Advice to Sigalaka” – bản Anh dịch của nhóm dịch giả John Kelly, Sue Sawyer, và Victoria Yareham.

Trong Trường Bộ Kinh DN31, Đức Phật dạy cho cư sĩ Sigalaka, trích dịch như sau.

“21. Người thanh niên ơi, hãy biết về bốn nhóm bạn tốt: người giúp đỡ, người bên nhau khi thăng và trầm, người bạn đạo hướng dẫn, và người bạn từ tâm.

“22. Người giúp đỡ có thể được nhận ra  ở bốn việc: bảo vệ ngươi, khi ngươi mong manh, và tương tự bảo vệ tài sản của ngươi; là nơi an trú khi ngươi sợ hãi, và trong nhiều việc cung cấp cho ngươi gấp đôi mức ngươi xin.

“23. Người bạn cùng bên nhau thăng trầm có thể được nhận ra ở bốn việc: nói cho người bí mật, giữ gìn bí mật của người, không rời bỏ ngươi khi bất hạnh, và ngay cả liều chết vì ngươi.

“24. Người hướng dẫn ngươi có thể nhận ra từ bốn việc: giữ không cho ngươi làm các bất thiện pháp, hướng dẫn ngươi làm các thiện pháp, nói cho ngươi biết những gì nên biết, và chỉ cho người đường lên các cõi thiên.

“25. Người bạn từ tâm có thể được nhận ra bởi bốn việc: không vui mừng khi ngươi bất hạnh, vui mừng khi ngươi gặp may mắn, ngăn không cho người khác nói xấu ngươi, và khuyến khích người khác ca ngợi các thiện pháp của ngươi.” (7)

 -----

SN 45.3 -- Thiện hữu tri thức là toàn bộ đời sống thánh hạnh.

Tốt, tốt, Xá Lợi Phất! Toàn bộ đời sống thánh hạnh này là tình bạn tốt, là bạn đồng hành tốt, là bạn đồng tu tốt. Khi một nhà sư có một bạn tốt, một bạn đồng hành tốt, một bạn đồng tu tốt, sẽ mong đợi rằng vị đó sẽ tu tập hoàn mãn Bát Chánh Đạo. (8)

-----

SN 46.12 -- Bạn tốt sẽ giúp mình tu học được bảy giác chi.

Khi một nhà sư có một bạn tốt, dự đoán rằng vị đó sẽ tu tập hoàn mãn bảy giác chi. (9)

 -----

SN 11.24 -- Hãy giữ tình bạn không phai.

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, để làm hòa dịu chư Thiên ở Tam thập tam thiên tại hội trường Sudhamma, ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ này:

Hãy nhiếp phục phẫn nộ,

Giữ tình bạn không phai,

Không đáng mắng, chớ mắng,

Không nên nói hai lưỡi,

Phẫn nộ quăng người ác,

Như đá rơi vực thẳm.(10)  

 -----

DN 34 -- Bạn lành là pháp hướng đến thù thắng

...Thế nào là hai pháp hướng đến thù thắng? Thiện ngôn và thiện hữu. Đó là hai pháp hướng đến thù thắng....

...Thế nào là ba pháp có nhiều tác dụng? Giao thiệp với thiện nhân, nghe diệu pháp, hành trì pháp và tùy pháp. Đó là ba pháp có nhiều tác dụng....

...Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng, là hộ trì nhân. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào là thiện hữu, là thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng. Pháp như vậy là hộ trì nhân...(11)

-----

Sn 2.3 --  Ai mà ngươi có thể nương tựa, hệt như em bé nằm ngủ trên bầu ngực mẹ, mới thực sự là thiện hữu.

Kinh "Hiri Sutta: On Friendship" bản Anh dịch của John D. Ireland.

Người nào nói, 'Tôi là bạn của quý vị,' nhưng không biết mắc cỡ, không chịu làm những việc y có thể làm để giúp, không nên xem y là thiện hữu. Người nào nói êm dịu nhưng hành vi không tương hợp, người trí biết đó là người chỉ nói mà không làm. Người nào ưa mâu thuẫn, cứ chờ xem lỗi nhỏ của bạn, cũng không phải là thiện hữu. Nhưng với những ai mà ngươi có thể nương tựa, hệt như em bé nằm ngủ trên bầu ngực mẹ, mới thực sự là thiện hữu, mà không ai có thể chia cách ra khỏi ngươi. (12)

 -----

AN 8.54 -- Làm bạn với thiện.

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện. Và này Byagghapajja, thế nào là sống thăng bằng, điều hòa? (13)

 -----

Kinh Pháp Cú – Kệ 78

Bản dịch của HT Thích Minh Châu: Chớ thân với bạn ác, Chớ thân kẻ tiểu nhân. Hãy thân người bạn lành, Hãy thân bậc thượng nhân.

GHI CHÚ:

(1) Iti 1-17. With regard to external factors, I don't envision any other single factor like admirable friendship as doing so much for a monk in training...

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/iti/iti.1.001-027.than.html#iti-017

(2) AN 9.1. There is the case where a monk has admirable friends, admirable companions, admirable comrades. This is the first prerequisite for the development of the wings to self-awakening...

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an09/an09.001.than.html

(3) AN 7.35. Which seven? He gives what is hard to give. He does what is hard to do. He endures what is hard to endure. He reveals his secrets to you. He keeps your secrets. When misfortunes strike, he doesn't abandon you. When you're down & out, he doesn't look down on you.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an07/an07.035.than.html

(4) SN 45.2. Don't say that, Ananda. Don't say that. Admirable friendship, admirable companionship, admirable camaraderie is actually the whole of the holy life.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn45/sn45.002.than.html

(5) Ud 4.1. Meghiya, when a monk has admirable people as friends, companions, & colleagues, it is to be expected that he will be virtuous, will dwell restrained in accordance with the Pāṭimokkha...

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.4.01.than.html

(6) Dhp VI. Should one find a man who points out faults and who reproves, let him follow such a wise and sagacious person as one would a guide to hidden treasure. It is always better, and never worse, to cultivate such an association.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.06.budd.html

(7) 22. "The helper can be identified by four things: by protecting you when you are vulnerable, and likewise your wealth, being a refuge when you are afraid, and in various tasks providing double what is requested.

23. "The enduring friend can be identified by four things: by telling you secrets, guarding your own secrets closely, not abandoning you in misfortune, and even dying for you.

24. "The mentor can be identified by four things: by restraining you from wrongdoing, guiding you towards good actions, telling you what you ought to know, and showing you the path to heaven.

25. "The compassionate friend can be identified by four things: by not rejoicing in your misfortune, delighting in your good fortune, preventing others from speaking ill of you, and encouraging others who praise your good qualities."

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.31.0.ksw0.html

 (8) Bản dịch Bhikkhu Bodhi: “Good, good, Sāriputta! This is the entire holy life, Sāriputta, that is, good friendship, good companionship, good comradeship. When a bhikkhu has a good friend, a good companion, a good comrade, it is to be expected that he will develop and cultivate the Noble Eightfold Path. https://suttacentral.net/en/sn45.3

(9) Bản dịch Bhikkhu Bodhi: When a bhikkhu has a good friend, it is to be expected that he will develop and cultivate the seven factors of enlightenment. https://suttacentral.net/en/sn46.12

(10)  Kinh SN 11.24, bản dịch HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/vn/sn11.24

(11)  Trường Bộ Kinh 34. Bản dịch HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/vn/dn34

(12) Sn 2.3: "One who, overstepping and despising a sense of shame, says, 'I am your friend,' but does not take upon himself any tasks he is capable of doing, is to be recognized as no friend. One who speaks amiably to his companions, but whose actions do not conform to it, him the wise know for certain as a talker not a doer. He is no friend who, anticipating conflict, is always alert in looking out for weaknesses.  But he on whom one can rely, like a child sleeping on its mother's breast, is truly a friend who cannot be parted from one by others. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.2.03.irel.html

(13)  Kinh AN 8.54. Bản dịch HT Thích Minh Châu. https://suttacentral.net/vn/an8.54

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 12696)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
26/08/2019(Xem: 5616)
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật từng dạy rằng: Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức. Và nuôi dưỡng tất cả mọi căn lành. (Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu,. Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn.).Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, muốn đạt được giác ngộ hành giả phải có niềm tin chân chính, mà niềm tin chân chánh ấy phải có cơ sở thực tế và trí tuệ đúng như thật. Trên tinh thần đó, đối với hệ thống Kinh Điển do Đức Phật truyền dạy trong 45 năm, người học Phật phải có cơ sở để chứng tín rằng đó là lời Phật dạy, cơ sở đó chư Tổ Đức gọi là Tam Pháp Ấn: 1/Chư Hành Vô Thường 2/Chư Pháp Vô Ngã 3/Niết Bàn Tịch Tĩnh Bất cứ giáo lý nào không dựng lập trên quan điểm này, thì Phật giáo xem là tà thuyết, và Tam Pháp Ấn này được xem là những nguyên lý căn bản của Phật Giáo.
07/07/2019(Xem: 6759)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
07/07/2019(Xem: 5589)
Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay,hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướngtìm về sự thật, mộtgiải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toànvì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự vàngày ngày an lành ... Hòa chungtrách nhiệm, bản hoài, thông điệp : ‘Chân lý chỉ có một’,[1]đồng nghĩa với ‘Sự lãnh đạo bằng chánh niệm’ qua cách tiếp cận của Phật giáo, mang vạn niềm vui đến với muôn loài. Thật vậy, Phật giáo với trọng trách mang ‘an vui lâu dài’, là nội dung cốt lõi của xã hội nhân loại, cũng là tiền đề cho một xã hội bền vững;trong đó mỗi cá thể cần củng cố,xây dựngnội tâmkiên cố dựa trên phương cách lãnh đạo bằng‘chánh niệm’, đểcùng nhìn lại, quán chiếu và cùng dẫn đến trách nhiệm sẻ chia …
29/06/2019(Xem: 7750)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
12/04/2019(Xem: 4206)
Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoát.Những lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điển, trở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châu và bị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi.Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, phápmôn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.
14/02/2019(Xem: 7875)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
13/12/2018(Xem: 4776)
Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên - GS Trần Tuấn Mẫn , Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
02/12/2018(Xem: 9815)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
05/11/2018(Xem: 4326)
“Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng! Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời hãy từ đạt đến và an trú!” Đức Phật (Kinh Tăng Chi Bộ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]