Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp

25/03/201706:36(Xem: 7844)
Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp

 
nhan qua

Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp



 

               1- TỪ CÁI NHÂN MÉO MÓ

 

Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía văn hóa, hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rõ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rãi. Quy định chặt chẽ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa. Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do Sư Thầy Thích Chân Quang biên soạn ( từ đây xin đọc: Tác giả Chân Quang), nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và nộp lưu chiếu quý II /2016 đến nay, không thấy có ý kiến phê duyệt của Phật giáo, cụ thể Ban Hoằng Pháp, Ban Văn Hóa GHPGVN thì nhiều người không lấy gì làm lạ nhưng kèm theo đó có nhiều ý kiến lo ngại về nội dung diễn đạt trong quyển tranh này. Tổng hợp các ý kiến đó là: Trước hết tác giả là một vị Sư Thầy lâu nay vốn có nhiều lời ra tiếng vào từ nhiều phía; thứ hai sự diễn đạt nhân quả quá hời hợt và dựa theo cảm tính chủ quan, rất xa rời với giáo lý nhà Phật, từ đây dễ gây hiểu lầm, thậm chí làm làm xấu đi hình ảnh Phật giáo trên bước đường hoằng hóa; thứ ba, xúc phạm, xem thường và làm tổn thương những người hành nghề lương thiện mà xã hội ngày trước hay khinh thường, nghiêm trọng nhất là khinh miệt thành phần người khuyết tật, những người vướng vào các tệ nạn, v.v... vốn luôn được xã hội tạo mọi điều kiện để họ có cơ duyên hòa nhập cũng như sinh sống bình đẳng như mọi người.


tranh Nhan Qua_thich chan quang

 *

tranh nhan qua-thich chan quang (1)
*
tranh nhan qua-thich chan quang (2)
*

tranh nhan qua-thich chan quang (3)


 Chúng ta đừng quên rằng theo thống kê gần đây nhất của Bộ LĐ - TBXH cả nước hiện có bảy triệu người khuyết tật, chiếm 7,8 % dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nam chiếm 28,9 % , Người khuyết tật nữ 28.3 %, người khuyết tật là trẻ em 10,2 % và người cao tuổi chiếm 10 % ( diện hộ nghèo). Những con số tỷ lệ này luôn là mối quan tâm đặc biệt của nhà nước và cộng đồng, luôn tìm mọi phương cách nhằm hỗ trợ và giúp đỡ họ hòa nhập trong cuộc sống một cách bình đẳng, được tôn trọng lẫn nhau. Cũng vậy, những con người đang đổ mồ hôi, lao động một cách chân chính để nuôi sống gia đình và làm đẹp xã hội, từng bị khinh miệt như lao công quét rác v.v.. Tranh Nhân Quả cũng không ngần ngại mượn chiêu bài Nhân Quả để chỉ thẳng vào mặt họ đó là do quả báo. Đây chẳng khác nào hành động chỉ mặt đặt tên, liệu rằng đó có phải là việc làm mà cái "sở tri kiến" chưa được đong đầy, đang thiếu đạo đức trầm trọng lắm không ?

 

Ngày trước, chư Tổ Sư đặt ra những câu chuyện về "Nhân Quả Ba đời" phần lớn nội dung nhắm vào lối sống, cách sống méo mó của một bộ phận xã hội, nhằm hạn chế bớt các tệ nạn do chính cố tật họ tạo ra, giúp gia đình họ, bản thân họ và xã hội chung quanh được tốt đẹp. Đó không phải là cái Nhân & Quả thuộc mô típ lâu dài, rất vi tế, vi trần và biến chuyển theo từng duyên nghiệp, cần có tư duy rộng lớn mới thấu đạt; mà chỉ là chuyện Nhân và Quả của nhất thời. Ở đó có luật pháp thế gian, có lẽ phải công bình và đạo lý con người phân xử và ngăn chặn hữu hiệu. Điều này không phải là vô lý khi trong dân gian từng bức xúc:

"Ngày xưa nhân quả thì chầy,

Ngày nay nhân quả hiện ngay trước liền". 

Cái Nhân & Quả nào của thế gian tạo tác thì thế gian phải có trách nhiệm giải quyết với cái Nhân & Quả đó. Đó là những thủ pháp mang tính răn đe hoặc dùng đao to búa lớn là giáo dục xã hội âu cũng là một việc làm tốt. Thế mà ở đây lại gom lùa tất cả vào cái túi tri thức của mình rồi dán nhãn cho đó là "Chuyện Nhân Quả" thì đó không phải là việc làm của một Phật tử được Thầy Tổ dạy dỗ nghiêm mật, đàng hoàng.

Chợt nhớ, nếu trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã chỉ rõ:

 "Tâm như công họa sư

Họa chủng chủng ngũ ấm

Nhất thiết thế giới trung

Vô pháp như bất tạo

Như tâm Phật diệc nhĩ

Như Phật chúng sanh nhiên

Tâm Phật cập chúng sanh

Thị Tam vô sai biệt" .

Tâm là anh họa sĩ vẽ ngũ ấm thế gian -Vạn pháp duy tâm tạo- Giữa Phật và chúng sanh chẳng sai biệt, tuy có ba mà là một; thì với một trái tim thịt trần tục được mạo danh trái "Tâm" thì chỉ có vẽ lên bức tranh rối rắm cũng trần tục như bảng hiệu quảng cáo, chỉ lường gạt được những khách hàng ngu ngơ vì bị chóa mắt. Do vậy mà trong "Tranh Nhân Quả" không có so với "Nhân Quả Ba đời", là một vị sa môn tu hành sai lầm sẽ "bị " quả báo như thế nào để các người nhẹ dạ tin theo mà nghiền ngẫm lại lời Phật dạy trong kinh Viên Giác "Tà sư quá mậu/ Phi chúng sanh cữu/ Thị danh chúng sanh/ Ngũ tánh sai biệt". Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải trong Thanh Từ Toàn Tập "Có duyên với tà mới dễ gặp tà. Người có duyên với chư Phật thì đến với đạo bằng trí tuệ chứ không phải bằng niềm tin. Đó là năm chủng tánh sai biệt của chúng sanh". Tất cả những hệ lụy từ đấy Phật giáo phải nai lưng ra hứng chịu một cách oan uổng.

   

                    

               2 - ĐỌC LẠI TRONG GHI CHÉP CŨ

 

Trong Kinh điển Phật giáo, rất nhiều lần Đức Thế Tôn đưa ra nhiều điều khó ở thế gian để qua đó tùy căn cơ bản nghiệp của mỗi chúng sanh mà thuyết hóa. Ở đây người viết xin mạo muội tóm gọn lại và rút ra thành bốn điều khó theo cảm nhận Phật pháp của mình: Thứ nhất - Được sanh vào thời có Phật là khó; thứ hai - Được làm thân người là khó; thứ ba - Được nghe pháp Phật là khó và thứ tư - Được gặp bạn đồng tu là khó. Với sở học của mình, người viết rất hạnh phúc khi nhận ra đã được đạt ba điều khó ấy, chỉ vô phước sanh không vào thời có Phật tại thế. Như vậy còn hơn người khác chỉ có một làm thân người, nhưng thân người thì kiếp thọ nghiệp đương nhiên không chắc bền trong mai sau.

 

Là một người có học Phật, ai không thuộc câu kinh "Dục tri tiền thế nhân. Kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả. Kim sanh tác giả thị". Cái nhân con người hôm nay là câu trả lời cho ngày hôm qua và ngày hôm sau. Tuy nhiên, hãy bình tâm, đừng mơ tưởng mình sẽ lại được làm người một cách dễ dãi ở mai sau nếu không tiếp tục tinh tấn, vun trồng, bồi đắp phước duyên (nhưng nếu phước báu tràn đầy, nghiệp duyên đã mãn thì mai sau mình sẽ thọ sanh vào cõi khác rồi!) Ngày trước, trong các buổi giảng Chư Tôn Đức giảng sư hỏi một câu mà chẳng ai dám giơ tay lên để trả lời, đó là "Ai tin mình sau sẽ lại làm người?" Mang một thân thọ nghiệp, chưa kể cộng dồn phước báu hay tạo ác, kiếp sau sự luân chuyển không còn là hình thái một thân người mà là ở muôn vàn hình trạng khác. Ví như đòng điện chạy vào tủ lạnh thì nó trở lạnh, chạy vào lò vi sóng thì nó nóng hay vào bóng đèn thì nó tạo ra ánh sáng. Tương tự, dòng nước cũng vậy, chảy vào sông, vào lạch vào hồ ao và vào ống nước, vòi nước phải biến thể. Tất cả phải khác cho vừa thân nghiệp mình tạo tác. Đó 1à con đường tất yếu không chỉ riêng cho cõi này mà là của sáu cõi luân hồi, bắt đầu từ "ông Trời" trở xuống cho đến hàng súc sanh ( Thiên-Nhơn-A Tu La- Địa Ngục- Ngạ Quỷ- Súc Sanh). Địa ngục cũng vậy, đó là một nơi "Bất Như Ý Xứ", là một nơi u tối "Khả yểm", " Khả Cụ", "Bất lạc" v.v... Nhà mình cũng sẽ là địa ngục nếu liên tục xào xáo, lục đục không yên ( nhà gì mà như địa ngục) và người trong địa ngục ấy cũng chính là những người không đem lại niền hoan hỷ cho mình (Cái bản mặt như chúa ngục). Những cái cõi hay cảnh giới địa ngục ấy không phải của Đức Phật "có sáng kiến" lập ra để bắt nhốt những ai không theo mình mà đó chính là sự hiển nhiên trong cõi này vốn đã hiện hữu từ khi có sự sống. Nói một cách căn cơ hơn là nó chỉ có ở trong tư tưởng chấp hữu và chấp vô. Vì vậy nói tạo nhân và đến khi trả quả bằng một hình thức trừng phạt tương ứng nào đấy ở thế gian này là một lối nói không được lương thiện cho lắm, nhất là cái nhân ấy có từ...kiếp trước! Ngay như câu nói "Ngày xưa quả báo thì chầy/ ngày nay quả báo hiện ngay nhãn tiền" thật ra đó chỉ là diễn đạt của tâm cảnh bức xúc và bất lực trước nghịch cảnh, “muốn” kẻ ác phải bị như thế này như thế nọ theo ý muốn của mình mới ứng với tội gây ra mà thôi. Chớ quên rằng cuộc hành trình xoay vòng trong sáu nẻo luân hồi này, cái nghiệp, cái nhân vẫn theo miệt mài nan trải .  (Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong. Nhân duyên hội ngộ thời,quả báo hoàn tự thọ).

 

Như chúng ta biết, theo quan điểm Phật giáo, giữa Nhân và Quả hằng bao nhiêu kiếp không mất mà vẫn thường còn và để giải quyết xong món nợ truyền kiếp này thì nó cần có một khoảng cách đáng kể do sự biến chuyển ( sám hối, làm điều thiện...) qua từng giai đoạn ( Dị thời nhi thục. 2. Dị biến nhi thục 3. Dị loại nhi thục.). Trong từng giai đoạn "quá độ" ấy chớ nóng vội, hay thắc mắc tại sao kẻ xấu vẫn ung dung sung sướng, người ngay lại vẫn chịu kham khổ, thiệt thòi. Học Phật luôn đòi hỏi hành giả sự tĩnh tâm và tri thức nhất định và luôn sẵn tinh thần từ bi, nỗ lực hết mình, tinh tấn bản thân và hoằng hóa tha nhân. Không nên đem tri thức hạn hẹp của mình nhìn Nhân Quả bằng sự thù ghét trần tục, diễn giải bằng chính nghiệp lực, "kiếp nạn" của mình rồi lại gán cho đó là giáo pháp Phật dạy thì tội lỗi biết bao nhiêu.

 

                3- ĐẾN VAI TRÒ HOẰNG PHÁP

 

Ngày xưa Đức Thế Tôn thuyết pháp dùng đến 12 thể tài ( phương pháp) rất đa dạng. Đứng đầu là Trường Hàm, Trường Tụng. Cô Khởi, Thí Dụ, Nhân Duyên, Tự Thuyết, Bổn Sanh, Bổn Sự v...v..cuối cùng là Vị Tằng Hữu. Chính phương pháp Thí Dụ và đặc biệt Vị Tằng Hữu sau cùng giúp cho nhiều đối tượng tiếp cận với Phật pháp nhiều hơn. Đó là một viễn cảnh mang đầy chất thần thoại, biến hóa cũng rất đa dạng, dễ dàng cho hành giả lồng vào các nội dung thuyết hóa của mình. Nhưng cho dù có thần thoại biến hóa ra sao, tựu trung những hình ảnh và nội dung đều không mang tính chất áp đặt hay hù dọa người nghe để thu phục, bởi vì chính chân lý và ánh sáng đạo giải thoát mà Phật tìm ra đã dư thừa biểu lộ tính ưu việt rồi, hé mở cho chúng ta nhiều cánh cửa thiết yếu. Từ đây qua nhiều giai đoạn hay từng quốc độ khác nhau, các nhà hoằng pháp tùy nghi lồng ghép vào thời pháp của mình bằng nhiều câu chuyện huyễn hoặc, vô thưởng vô phạt. Nhiều vị giảng sư còn cho đó là phương pháp tùy thuận (?) để rồi cái hệ quả "tùy thuận" này có dịp sống dai, sống lâu dài song song với giáo pháp chính thống của Đức Phật. Những thế hệ hoằng pháp kế thừa mai sau sẽ rất còn khổ cực để tách ra, minh bạch rõ ràng, một công việc chẳng đáng mất sức này, uổng phí biết bao thời gian tu học khác nữa!

 

Một thí dụ. Câu chuyện nửa dân gian nửa nhà Phật "Mục Liên - Thanh Đề". Lỗi lầm lớn nhất của các giảng sư trước đây là vì quá chạy theo phương pháp "Vị Tằng Hữu" của mình, vô tình tạo ra một câu chuyện Nhân- Quả Mục Liên Thanh Đề hết sức ly kỳ, khiến ai cũng thắc mắc và nguyền rủa các ông Tăng phát ngôn vô ý, tạo ra nghiệp khởi bà Thanh Đề. Ít có vị giảng sư nào bây giờ nói rõ cho phật tử biết rằng đó là tổng hợp của biết bao nhiêu tiền kiếp giữa bà Thanh Đề và Tôn giả Mục Kiền Liên, chứ không phải xuyên suốt đến "ly kỳ" như vậy. Và nhất là Giữa chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên trong chánh sử và câu chuyện trong "Mục Liên Sám Pháp" ( thuộc mô típ Sám Hối, Báo Ân ) của Trung Hoa khác nhau ra sao. Đó là một sai lầm lớn của chư vị hoằng pháp PGVN trước đây.

  

Ngày nay căn cơ và trình độ tri thức con người đã tiến bộ rất xa, chúng ta không còn cần phải dùng đến Thập Điện Diêm Vương để làm gì, vì song song đó đã có Thập Thiện Nghiệp Đạo với 10 giới thọ cao đẹp cho cả hàng xuất gia và cư sĩ tại gia. Hay cao hơn nữa là Thập Mục Ngưu Đồ Tụng và còn nhiều con số 10 trong giáo pháp Phật nữa. Nếu sợ đọa Tam Đồ thì mình còn có Tam Bảo để thực thi tâm nguyện ươm mầm chủng giống Từ Bi. Nếu sợ Ác Nghiệp thì mình còn có những cơ duyên tái tạo Thiện Nghiệp trong quá trình tu học, giải thoát bản thân v.v... Riêng con số 3 Thân-Khẩu-Ý trong kinh "Thập Thiện Nghiệp Đạo" hàm chứa những lý tánh và cũng là quả báo không cần nói ra. Thí dụ như Thân (tam) có 3 nghiệp ác: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm - Khẩu (tứ) có bốn nghiệp ác: Nói dối, nói lời thêu dệt, lưỡi nói hai chiều, nói lời hung ác; - Ý (tam) có 3 nghiệp chính: Tham, Sân, Si .

Đó là thí dụ những điều cần lắm cho công tác hoằng pháp thời đại hôm nay, lý giải những điều cần thiết và có ích cho Phật pháp, hạn chế nói điều mình thích. Hoằng pháp thời đại hôm nay còn phải đứng trước thách thức lớn mang tính sống còn là phải dũng cảm đứng lên, góp tiếng nói, loại bỏ những hoằng pháp viên trá hình, bè nhóm, vì lợi ích cục bộ và bản thân, trả lại sự thanh cao của hạnh nguyện Phú Lâu Na, vì lợi ích Phật pháp, vì lợi ích của tha nhân. Mong rằng Ban Hoằng Pháp, Ban Tăng Sự, Ban Văn Hóa và Ban TTTT GHPGVN quan tâm sâu sát hơn và có tiếng nói kịp thời việc này.

 

Trần Dương - Như Tâm
(xem bài khác cùng chủ đề)

 

            

                 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2012(Xem: 4946)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó.
21/10/2012(Xem: 4003)
Tánh không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật Giáo. Chủ đề này được triển khai và quảng bá suốt dòng lịch sử phát triển của Phật Giáo, và do đó cũng đã trở nên ngày càng tinh tế, sâu sắc và dường như lại càng phức tạp hơn.
20/10/2012(Xem: 3440)
Hai ngày qua tôi nghĩ quý vị đã lắng nghe một cách rất nghiêm túc nên tôi rất hạnh phúc, tốt lắm. Bây giờ là chương trình hỏi đáp, quý vị có câu hỏi gì?
05/10/2012(Xem: 7195)
Dẫu rằng, các lần kiết tập thứ nhất, hai và ba không đề cập đến tên các kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chỉ đề cập đến 5 bộ Nikāya và 4 bộ A-hàm nhưng nội dung tư tưởng trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa đều có nguồn gốc từ các kinh trong A hàm và Nikaya.
04/10/2012(Xem: 4316)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
03/10/2012(Xem: 3766)
Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạo đều có chung một thể tánh viên minh, thanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếu, thực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát. Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhập; vì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh. Rõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật
26/09/2012(Xem: 3503)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
18/09/2012(Xem: 12915)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
17/09/2012(Xem: 2689)
HỎI: Vì triết lý của Đạo Phật là không làm tổn hại, chỉ làm lợi ích cho người khác, trong trường hợp của những quyết định thực tiển trong đời sống hàng ngày, nếu ai ấy muốn giết ta và ta không có cách nào để thoát khỏi, ta phải làm gì? ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Từ một nhận thức rộng hơn, mục tiêu của đời sống hiện tại của chúng ta là gì? Chúng ta cũng nên phán xét khả năng của ta khi quan tâm đến việc ta có thể làm lợi ích và hổ trợ người khác được bao nhiêu? Dĩ nhiên nếu ai đấy tấn công ta, ta nên trốn thoát hay tránh sự tấn công. Nếu không có khả năng khác, thì tôi nghĩ đấy là quyền cá nhân để tự bảo vệ. Vì thế không có sự giết chóc, chúng ta có lẻ có thể làm tổn thương chân hay tay của người tấn công. Như thế, nếu quý vị phải chọn lựa.
08/09/2012(Xem: 5953)
Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu sĩ Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế. Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu sĩ Phật giáo chỉ là sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu sĩ khác, từ đó, có được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]