Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Định Lực

29/02/201610:17(Xem: 4474)
Định Lực
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Định Lực


Khi nói về thiền tập trong ý nghĩa chung của Phật giáo, có 2 loại là thiền chú tâm (hay thiền định) và thiền phân tích (hay thiền quán). Thiền định chỉ sự tu tập hướng đến sự an định hay nhất tâm và thiền quán là sự tu tập quán chiếu, phân tích. Trong cả 2 trường hợp thì việc có được một nền tảng chánh niệm và tỉnh giác thật vững chãi là điều hết sức quan trọng, và nền tảng này có được là nhờ sự thọ trì giới luật. Hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không chỉ quan trọng trong thiền tập mà cả trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nữa.

Chúng ta có thể nói về nhiều trạng thái thiền khác nhau, chẳng hạn như các trạng thái thiền sắc giới và thiền vô sắc giới. Các trạng thái thiền sắc giới được phân biệt trên căn bản sự phân chia các chi, trong khi các trạng thái thiền vô sắc giới được phân biệt trên căn bản tính chất của đối tượng chú tâm. 

Chúng ta tu tập giới hạnh làm nền tảng và tu tập định lực như một yếu tố bổ sung, một phương tiện để giúp tâm thức trở nên hữu dụng. Vì thế, sau này khi tu tập trí tuệ thì quý vị đã có được một tâm thức tập trung đến mức có thể hướng tất cả sự chú ý và năng lực của mình vào đối tượng được chọn. Trong sự tu tập trí tuệ, quý vị quán chiếu về tính chất vô ngã và tánh Không của vạn pháp, và điều đó có công năng đối trị thực sự với phiền não.

Ba mươi bảy phẩm Bồ-đề

Trong lần chuyển pháp luân thứ nhất, cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo được vạch ra bao gồm 37 khía cạnh khác nhau của sự giác ngộ, hay 37 phẩm Bồ-đề. 

Trước hết trong số này là Tứ niệm xứ, chỉ cho 4 pháp: thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ và pháp niệm xứ. Tuy nhiên, ở đây chữ “niệm” được dùng để chỉ đến sự quán niệm về bản chất khổ đau của luân hồi, bằng những phương tiện mà người tu tập sử dụng để phát triển một quyết tâm thực sự phải giải thoát ra khỏi luân hồi. 

Kế tiếp là Tứ chánh đoạn, vì khi người tu tập nhờ vào Tứ niệm xứ mà phát triển được một quyết tâm thực sự cầu giải thoát, người ấy sẽ dấn thân vào một nếp sống từ bỏ mọi nguyên nhân gây khổ đau trong tương lai và gieo trồng những nguyên nhân phúc lạc cho đời sau.

Việc chế ngự tất cả các hành vi bất thiện và phiền não cũng như làm tăng trưởng các yếu tố hiền thiện trong tâm thức được gọi chung theo thuật ngữ Phật học là các pháp thanh tịnh. Vì các pháp thanh tịnh này chỉ có thể đạt được khi quý vị có một tâm thức rất an định, nên tiếp theo sẽ là Tứ thần túc.

Tiếp đến nữa là Ngũ căn, Ngũ lực, Bát thánh đạo và Thất giác chi.

Trên đây là cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo, theo như [Đức Phật] đã vạch ra trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất. Phật giáo được tu tập theo truyền thống Tây Tạng là sự kết hợp trọn vẹn tất cả các đặc điểm này của giáo lý đạo Phật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2013(Xem: 3357)
Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài. Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra
12/09/2013(Xem: 3991)
Hôm nay, tôi có một vài điều nhắc nhở góp thêm vào đời sống sinh hoạt tu học của đại chúng. Tôi luôn mong rằng chương trình tu học của huynh đệ trong đạo tràng được nâng lên một mức đặc biệt. Quan niệm của tôi về việc học Phật pháp không có cao thấp
10/09/2013(Xem: 3296)
Vì muốn cho tất cả Tăng Ni Phật tử đều hiểu đạo theo đúng tinh thần của đạo Phật, nên hôm nay chúng tôi giảng dạy đề tài Lòng tin của người con Phật. Con Phật ở đây là hàng xuất gia cũng như các Phật tử cư sĩ tại gia. Chúng ta nghe nhận giáo pháp của Phật khéo hiểu, đó là con đường tu thực tế của bản thân, cũng như hướng dẫn chỉ dạy cho mọi người đồng chí hướng tu hành.
10/09/2013(Xem: 3333)
Từ trước đến nay chúng ta tu theo đạo Phật để được giác ngộ, giải thoát, vượt lên sự tầm thường của con người để trở thành các bậc hiền Thánh. Chúng ta không ngờ trong đạo Phật đã có sẵn hệ thống đạo làm người rất lớn và chính nhờ đạo lý này mới giúp ta có thể làm Thánh được. Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều có một vai trò, chức năng và việc làm khác nhau.
10/09/2013(Xem: 3746)
Cuộc sống của chúng ta hầu như ai cũng muốn mình được an vui, hạnh phúc mà sợ bất hạnh, khổ đau; vì vậy chúng ta phải sống như thế nào để được vui mà không bị khổ. Người không biết tu tỉnh thì vui trên cái khổ của kẻ khác hoặc của các loài vật. Người biết tỉnh thức thì vui khi tránh được điều ác, không làm tổn hại người vật, làm được việc thiện lành, tốt đẹp, có ích cho mình và người. Thế nên, nói nguời tỉnh thức được cái vui thoát tục, tức là vượt khỏi cái vui tầm thường của người thế gian.
10/09/2013(Xem: 3353)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả; và chúng ta phải cố gắng, rèn luyện nhân cách, đạo đức tâm linh để vượt lên trên những gì tầm thường của thế gian. Hễ được làm người là một điều vô cùng cao quý và hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ, nhận định phải quấy, tốt xấu, đúng sai.
10/09/2013(Xem: 7030)
Xưa nay Thiền pháp là mạch nguồn của Phật pháp. Thiền pháp đủ sức tháo gỡ mọi dính mắc tăm tối của con người. Hiện thực Thiền pháp tháo tung mọi dây mơ rễ má, các thứ buộc ràng từ lâu nay trong cuộc sống.
10/09/2013(Xem: 3943)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ?
10/09/2013(Xem: 10419)
Khi quý vị quy y Tam bảo, thọ Ngũ giới thì giới thứ hai là giới "không trộm cướp", phải không? Dù quý vị đã quy y Tam bảo hay chưa quy y thì chúng ta đều biết rằng trộm cướp là một điều không nên làm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]