Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu

28/02/201621:01(Xem: 3434)
Giới Thiệu
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Giới Thiệu

Trong giới thiệu tổng quát về Phật Pháp, như được thực hành bởi những người Tây Tạng, tôi đưa ra một cách chung rằng Phật Pháp mà chúng tôi thực hành là một hình thức phối hợp từ phần hạ của giáo lý, Bồ-tát thừa và Kim Cương thừa, gồm có những lộ trình như Đại thủ ấn. Do bởi hầu như mọi người đã tiếp nhận quán đảnh, giáo lý và v.v…họ có thể tìm thấy lợi lạc để có một sự giải thích về cấu trúc hoàn toàn [của đạo pháp tu tập].

Chúng ta nếm trải đời sống mình một cách thật bận rộn. Cho dù chúng ta cư xử tốt hay xấu, thời gian không bao giờ chờ đợi chúng ta, mà nó tiếp diễn thay đổi mãi mãi. Thêm nữa, đời sống của chính chúng ta tương tục đi tới, cho nên nếu điều gì đó lầm lỡ xảy đến, chúng ta không thể làm lại. Cuộc đời thì luôn không đủ thời gian. Do thế, điều rất quan trọng là thẩm tra thái độ tinh thần của mình. Chúng ta cũng cần liên tục thẩm tra chính mình trong đời sống ngày qua ngày, điều ấy rất lợi ích để cung cấp cho chính chúng ta những sự hướng dẫn. Nếu chúng ta sống mỗi ngày với tỉnh thức và chính niệm[1], chúng ta có thể giữ một sự kiểm soát trên động cơ và thái độ của mình. Chúng ta có thể cải thiện và chuyển hóa chính mình. Mặc dù tôi đã thay đổi và cải thiện chính mình rất nhiều, tôi có một mong ước tiếp tục để làm như thế. Và trong đời sống hằng ngày của chính tôi, tôi đã tìm thấy nó rất lợi ích để giữ gìn một sự kiểm soát động cơ của chính tôi từ buổi sáng cho đến tối.

Trong thời gian giảng dạy này, những gì tôi diễn tả sẽ là công cụ thiết yếu mà chúng ta nhờ đấy để cải thiện chính mình. Giống như chúng ta có thể mang não bộ của mình đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra những chức năng tinh thần của chúng ta một cách sâu sắc hơn, vì thế chúng ta có thể làm đổi mới chúng trong một phương cách tích cực hơn. Cố gắng để thay đổi chính mình tốt đẹp hơn là quan điểm mà một hành giả Phật tử nên tiếp nhận.

Người thuộc các truyền thống tôn giáo khác, gồm những ai có một sự hứng thú với Phật giáo và những ai tìm thấy các đặc trưng của sự thực hành Phật giáo như những kỹ năng thiền [thiền tập] cho việc phát triển đặc tính hấp dẫn của từ ái và bi mẫn, đều có thể lợi lạc bằng việc phối hợp chúng vào trong truyền thống và sự thực tập của chính họ.

Trong những kinh luận Phật giáo, nhiều hệ thống về tín tâm và truyền thống được giải thích. Những hệ thống này là những cổ xe [thừa], những cổ xe của trời và người [thiên thừa và nhân thừa] và cổ xe thấp [Tiểu thừa], những cổ xe lớn [Đại thừa], và cổ xe của Mật thừa [Kim cương thừa].

Những cổ xe của trời và người ở đây là hệ thống mà nó phát họa những phương pháp [phương tiện] và kỹ năng cho việc mang đến một sự cải thiện tốt hơn nội trong đời sống này hay đạt đến một sự tái sinh thuận lợi hơn trong tương lai như một con người hay một vị trời. Một hệ thống như thế nhấn mạnh tầm quan trọng đến việc duy trì một thái độ tốt lành. Bằng sự thực hành những hành động thiện nghiệp và tránh xa những hành vi tiêu cực, chúng ta có thể hướng dẫn đời sống giới đức của mình và có khả năng đạt đến một sự tái sinh thuận lợi trong tương lai.

Đức Phật cũng nói về một cổ xe đặc trưng khác, Phạm-thiên thừa, mà nó bao gồm những kỹ năng của thiền tập mà nhờ đấy một người có thể thu rút sự chú ý của mình khỏi những đối tượng bên ngoài và đưa tâm thức vào bên trong, cố gắng cải thiện sự tập trung nhất tâm. Qua những kỹ năng như thế chúng ta có thể đạt đến một hình thức cao nhất khả dĩ của sự sống trong vòng luân hồi.

Từ quan điểm của Đạo Phật, do bởi những hệ thống khác nhau đem đến lợi ích lớn lao cho nhiều chúng sinh, nên tất cả đều đáng được tôn trọng. Tuy thế, những hệ thống này không cung ứng bất cứ một phương pháp nào để đạt đến giải thoát, đấy là, sự giải thoát khỏi khổ đau và sinh tử luân hồi. Những phương pháp để đạt đến một thể trạng giải thoát như thế có thể làm cho chúng ta vượt thắng si mê, là nguyên nhân cội rể của sự trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi của chúng ta. Và hệ thống bao hàm những phương pháp cho việc đạt đến tự do khỏi vòng sinh tử được gọi là Thinh Văn thừa hay Độc Giác thừa.

Trong hệ thống này, quan điểm về vô ngã được giải thích chỉ trong dạng thức của con người [nhân vô ngã] không phải đối với hiện tượng, trái lại trong Đại thừa, quan niệm về vô ngã không chỉ giới hạn trong con người mà thôi, mà bao quát trong tất cả mọi hiện tượng [pháp vô ngã]. Khi quan điểm về vô ngã này làm sinh khởi một sự thấu hiểu thậm thâm, thì chúng ta có thể loại trừ không chỉ vô minh và những cảm xúc phiền não sinh khởi từ chúng, mà kể cả những dấu vết nghiệp [tập khí nghiệp] lưu lại cũng được xóa sạch. Hệ thống này được gọi là Đại thừa hay cổ xe lớn.

tongquan-02
Ảnh: Phật Thích-ca Mâu-ni

Cổ xe cao cấp nhất được biết là Kim Cương thừa bao gồm không chỉ những kỹ năng cho sự tăng cường sự thực chứng của chính chúng ta về tính Không hay tâm giác ngộ [Bồ-đề tâm], mà còn gồm những kỹ năng xác định cho sự thâm nhập [khai mở] những điểm [huyệt hay luân xa] quan trọng của thân thể. Bằng việc sử dụng những yếu tố vật lý của thân thể, chúng ta có thể đẩy nhanh tiến trình thực chứng, loại trừ vô minh và những dấu vết của nó. Đây là chức năng chính của Kim Cương thừa.

Tôi sẽ giải thích những điểm này trong chi tiết sâu rộng hơn từ một quan điểm tiến hóa hay lịch sử.

Theo quan điểm của Kashmiri Pandit Shakyashri, người đã đến Tây Tạng, thì đức Thế Tôn đã sống ở Ấn Độ hơn 2.500 năm trước đây. Điều này căn cứ trên quan điểm phổ biến của Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng theo một số học giả Tây Tạng, đức Phật xuất hiện trên thế gian này hơn 3.000 năm trước. Một nhóm khác nói rằng hơn 2.800 năm. Những người đề xuất khác biệt này cố gắng hỗ trợ giả thuyết của họ với những lý do khác nhau, nhưng cuối cùng họ hầu như mơ hồ.

Cá nhân tôi cảm thấy rất hổ thẹn rằng không ai, kể cả trong những Phật tử biết vị Thầy của chúng ta, đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni thực sự sống vào lúc nào. Tôi đã từng quan tâm một cách nghiêm chỉnh rằng liệu có một nhà khoa học nào khả dĩ làm sáng tỏ điều này hay không. Những ngọc xá lợi sẳn có ở Ấn Độ và Tây Tạng, mà vốn mọi người tin tưởng là phát xuất từ chính đức Phật. Viên ngọc xá lợi này được kiểm nghiệm với những kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể xác lập được các ngày tháng chính xác, điều này sẽ rất hữu ích.

Chúng ta biết một cách lịch sử rằng đức Phật đã sinh ra như một con người bình thường như chính chúng ta. Ngài đã lớn lên như một hoàng tử, kết hôn và có một con trai. Rồi thì, sau khi quán sát sự khổ đau của con người, tuổi già, bệnh tật, và chết chóc, Ngài hoàn toàn từ bỏ lối sống thế tục. Ngài đã trải qua những khổ hạnh cực kỳ khốc liệt và với một nổ lực to lớn thực hành thiền định dài lâu, cuối cùng Ngài đã giác ngộ hoàn toàn.

Tôi cảm thấy rằng cung cách mà Ngài đã chứng minh làm thế nào để trở nên hoàn toàn giác ngộ đã làm nên một thí dụ tuyệt hảo cho môn đồ của Ngài, vì đây là cung cách mà qua đó chúng ta nên theo đuổi lộ trình tâm linh của chính mình. Tịnh hóa tâm thức của chính chúng ta là điều hoàn toàn không dễ; nó cần rất nhiều thời gian và thực hành chăm chỉ. Do thế, nếu chọn lựa để đi theo giáo huấn này, chúng ta cần năng lực ý chí vô vàn và quyết định đúng đắn ngay từ lúc khởi đầu, chấp nhận rằng sẽ có rất, rất nhiều chướng ngại, và giải quyết điều đó bất chấp tất cả chướng ngại, chúng ta sẽ tiếp tục sự thực hành. Loại quyết tâm này là rất quan trọng. Đôi khi, tưởng chừng như đối với chúng ta thì do đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt đến giác ngộ qua những sự hy sinh và thực hành gian khó vô cùng, chúng ta, các môn đệ của Ngài, có thể đạt đến giác ngộ Phật quả mà không phải qua những gian khổ cùng khó khăn như Ngài đã trải qua. Do vậy, tôi nghĩ rằng chính câu chuyện của đức Phật đã nói lên điều gì đấy với chúng ta.

Theo truyền thuyết được nhiều người biết tới, sau khi Ngài hoàn toàn giác ngộ, đức Phật đã không thuyết giảng gì trong bốn mươi chín ngày. Ngài đã ban bố sự thuyết pháp lần đầu tiên cho năm người nguyên từng là bạn đồng tu khi ngài sống như một khất sĩ. Vì Ngài đã bỏ ngang khổ hạnh, họ đã từ bỏ Ngài và ngay cả khi Ngài đã trở thành một vị giác ngộ hoàn toàn, họ cũng không nghĩ đến sự hòa hiệp đối với Ngài. Tuy vậy, gặp gở đức Phật trong cung cách của Ngài, họ tự nhiên và tự động bày tỏ sự tôn kính đối với Ngài, như một kết quả Ngài đã chuyển pháp luân lần đầu tiên để giáo hóa họ. 

tongquan-03
Tháp Dhamekh tại vườn Lộc Uyển được xây dựng từ thời vua A-Dục (249 TCN)
đánh dấu nơi đức Thích-ca chuyển Pháp Luân lần thứ nhất.



[1] Chính niệm [toàn tâm] ở đây được hiểu như là kỹ năng trong đó sự chú ý của hành giả không bị phân tán khỏi sự vật nào vốn nó có được như là đối tượng ban đầu.

“The Great Treaties on the Stage of the Path to Enlightenment”. Vol3. P48. Tsongkhapa. The Lamrim Chenmo Committee. Tibetan Buddhist Learning Center. 2002. ISBN 1559391669

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2013(Xem: 9403)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
25/07/2013(Xem: 6749)
Cứu cánh trí tuệ Phật Giáo là chứng đắc Tánh Không của vạn pháp. Trong kinh điển, Tánh Không là pháp giới Tánh, cũng chính là Phật Tánh. Phật tánh không ngằn mé, không hạn lượng, không đối đãi giữa sanh và tử, giữa có và không... Phật tánh kết tập hưng khởi từ sức trí tuệ vô lượng và tâm đại bi vô biên. Đức Phật thường dạy, Bồ Tát đạo nương Phật tánh làm con đường, nương trí huệ Bát Nhã làm thuyền độ sanh. Nhờ nương sức từ bi của chư Phật, Bồ Tát quán sát thế gian như hư huyễn, không thật có sinh diệt, như hoa đốm giữa hư không. Bồ Tát tinh tấn phổ độ chúng sanh không mệt mỏi, không nhàm lìa, nhưng không thấy mình vĩ đại, không thấy chúng sanh đáng tội nghiệp, không thấy mình cao cả, đáng làm chỗ cho chúng sanh cúng dường… Vì dù có chấp, có thấy đến thế nào chăng nữa, thì điểm cuối cùng trên đạo lộ giải thoát vẫn phải là “tâm, Phật, chúng sanh - ba thứ ấy đều không sai biệt”.
23/07/2013(Xem: 6932)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
26/06/2013(Xem: 3420)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
19/06/2013(Xem: 3581)
Vừa rồi, chúng tôi đọc một bài viết có chữ Nếu của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Chơn, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ ở báo Chánh Pháp số 09, tháng 01 năm 2010. Bài viết của Ngài nêu lên nhiều điểm thực tế cho sự tu hành. Chúng tôi thấy hay và dễ dàng áp dụng cho mình nhưng cũng có thể áp dụng cho mọi người, đặc biệt là cho những ai muốn tu và thật sự tu, dù là xuất gia hay tại gia. Ngài đưa lên mấy chữ Nếu rất chí lý ; chẳng hạn như :
14/06/2013(Xem: 4614)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn, chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏi thế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền, củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này. Phật giáo cũng không xem nặng hình thức màu mè và biểu tượng, như vậy thì lá cờ Phật giáo đã giữ vai trò gì và vị trí của nó như thế nào trong bối cảnh của Đạo Phật ngày nay. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử Đạo Pháp, lá cờ Phật giáo đã xuất hiện từ lúc nào và ở đâu, ý nghĩa của nó là gì ?
30/04/2013(Xem: 6603)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]