Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy cơ thuyết Pháp

09/04/201319:27(Xem: 4546)
Tùy cơ thuyết Pháp
TÙY CƠ THUYẾT PHÁP 

Quảng Tánh

blankThuyết pháp là một trong những phận sự căn bản của Tỳ-kheo. Ngày xưa, các Tỳ-kheo ít bận rộn hơn bây giờ, ngoài khất thực và thiền định thì Phật sự chủ yếu là thuyết pháp. Không chỉ hàng xuất gia, các nam nữ cư sĩ cũng nhiệt thành thuyết pháp khai thị cho người hữu duyên. Nhờ bốn chúng tận lực hoằng dương mà Chánh pháp được lưu truyền đến tận ngày nay.

Tuy vậy, muốn thuyết pháp thành công thì phải quán sát hội chúng để nói những điều phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh của họ, gọi là khế cơ. Nếu không biết tùy cơ thuyết pháp thì không những người nghe không tin hiểu mà ngược lại họ có thể nổi giận hay phỉ báng giáo pháp khiến người nói và người nghe đều không lợi ích. 
Đức Phật đã dạy về khế cơ như sau: “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về đức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ.

Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, tâm không biến đổi.

Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỷ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp.

Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.346)

Rõ ràng, Đức Phật là bậc y vương luôn tùy bệnh cho thuốc. Vì đúng thầy, đúng bệnh và đúng thuốc nên bệnh nhân mau lành. Điều đáng lưu tâm nhất trong pháp thoại này là không chỉ nói pháp phù hợp với căn cơ mà người nói pháp phải sống với những gì mình nói. Thuyết pháp đúng nghĩa là nói ra cái mình đã sống hơn là cái mình đã nghe. Chính việc trao truyền những trải nghiệm thực tu, thực chứng mới đánh động và thức tỉnh lòng người.

Phật dạy “các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham” để thuyết pháp về tín và thí thì mới có thể thành công. Mới hay học rộng, biết nhiều, bằng cấp cao, chức phận lớn chỉ là những điều kiện cần mà chưa đủ để thuyết pháp thành công. Mà như lời Thế Tôn dạy, hãy nói những gì mình đã làm, hãy truyền trao những gì mình đã sống, hãy thuyết những pháp gì mình đã tu, được như thế thì người nghe dễ cảm, tín thuận, và nhờ đó Chánh pháp ngày càng được xương minh, tồn tại dài lâu ở đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7179)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6174)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11960)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
20/09/2016(Xem: 6579)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 10526)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4742)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4652)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4718)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 12959)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17511)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]