Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy cơ thuyết Pháp

09/04/201319:27(Xem: 4515)
Tùy cơ thuyết Pháp
TÙY CƠ THUYẾT PHÁP 

Quảng Tánh

blankThuyết pháp là một trong những phận sự căn bản của Tỳ-kheo. Ngày xưa, các Tỳ-kheo ít bận rộn hơn bây giờ, ngoài khất thực và thiền định thì Phật sự chủ yếu là thuyết pháp. Không chỉ hàng xuất gia, các nam nữ cư sĩ cũng nhiệt thành thuyết pháp khai thị cho người hữu duyên. Nhờ bốn chúng tận lực hoằng dương mà Chánh pháp được lưu truyền đến tận ngày nay.

Tuy vậy, muốn thuyết pháp thành công thì phải quán sát hội chúng để nói những điều phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh của họ, gọi là khế cơ. Nếu không biết tùy cơ thuyết pháp thì không những người nghe không tin hiểu mà ngược lại họ có thể nổi giận hay phỉ báng giáo pháp khiến người nói và người nghe đều không lợi ích. 
Đức Phật đã dạy về khế cơ như sau: “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về đức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ.

Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, tâm không biến đổi.

Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỷ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp.

Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.346)

Rõ ràng, Đức Phật là bậc y vương luôn tùy bệnh cho thuốc. Vì đúng thầy, đúng bệnh và đúng thuốc nên bệnh nhân mau lành. Điều đáng lưu tâm nhất trong pháp thoại này là không chỉ nói pháp phù hợp với căn cơ mà người nói pháp phải sống với những gì mình nói. Thuyết pháp đúng nghĩa là nói ra cái mình đã sống hơn là cái mình đã nghe. Chính việc trao truyền những trải nghiệm thực tu, thực chứng mới đánh động và thức tỉnh lòng người.

Phật dạy “các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham” để thuyết pháp về tín và thí thì mới có thể thành công. Mới hay học rộng, biết nhiều, bằng cấp cao, chức phận lớn chỉ là những điều kiện cần mà chưa đủ để thuyết pháp thành công. Mà như lời Thế Tôn dạy, hãy nói những gì mình đã làm, hãy truyền trao những gì mình đã sống, hãy thuyết những pháp gì mình đã tu, được như thế thì người nghe dễ cảm, tín thuận, và nhờ đó Chánh pháp ngày càng được xương minh, tồn tại dài lâu ở đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2012(Xem: 9468)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
19/11/2012(Xem: 5008)
Thực là một điều lý thú đối với Phật tử chúng ta, khi theo dõi cuộc bàn luận về một đề tài Phật giáo như: “Biệt nghiệp và cộng nghiệp” giữa hai nhà khoa học tự nhiên, hai nhà bác học thế giới: Một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal). Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia. Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
18/11/2012(Xem: 9929)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
18/11/2012(Xem: 5196)
Ông Anthony Burns là nhà nghiên cứu Irish trong truyền thống Zen hơn 16 năm. Ông ta hoan hỷ trả lời những thắc mắc của các bạn. Bạn có thể tiếp xúc với ông ta qua email: [email protected] Sự kỳ thị phân biệt đối với nữ giới trong Phật giáo có gốc rễ của nó trong xã hội Vệ Đà và là bệnh chứng thuộc về cấu trúc gia trưởng của xã hội loài người từ thời gian đó.
18/11/2012(Xem: 4770)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
18/11/2012(Xem: 12000)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
16/11/2012(Xem: 9010)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
15/11/2012(Xem: 3759)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
14/11/2012(Xem: 4502)
Khi đức Phật ngự trong động Nhẫn-Đà Bà-La, tại núi Tà-đà, thuộc nước Ma-kiệt-Đà, bấy giờ Vua Trời Thích (Đế-Thiên Đế-Thích, cũng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi tâm muốn đến gặp Phật. Ngay khi ấy, các vị Trời cõi Đạo-Lợi biết được Đế-Thích khởi tâm như thế, liền đến chỗ Đế-Thích thưa :
14/11/2012(Xem: 3559)
Ngày xưa, có hai vợ chồng nọ làm nghề nông, trong nhà có nuôi một con trâu và một con chó. Con chó được ở trong nhà, còn con trâu phải ở riêng ngoài chuồng. Mỗi ngày, trâu ra đồng cày bừa từ sáng sớm đến chiều tối mới về, còn chó ta chỉ việc nằm phè ở nhà dòm chừng trong ngoài trước sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]