TÙY CƠ THUYẾT PHÁP
Quảng Tánh
Thuyết pháp là một trong những phận sự căn bản của Tỳ-kheo. Ngày xưa, các Tỳ-kheo ít bận rộn hơn bây giờ, ngoài khất thực và thiền định thì Phật sự chủ yếu là thuyết pháp. Không chỉ hàng xuất gia, các nam nữ cư sĩ cũng nhiệt thành thuyết pháp khai thị cho người hữu duyên. Nhờ bốn chúng tận lực hoằng dương mà Chánh pháp được lưu truyền đến tận ngày nay.
Tuy vậy, muốn thuyết pháp thành công thì phải quán sát hội chúng để nói những điều phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh của họ, gọi là khế cơ. Nếu không biết tùy cơ thuyết pháp thì không những người nghe không tin hiểu mà ngược lại họ có thể nổi giận hay phỉ báng giáo pháp khiến người nói và người nghe đều không lợi ích.
Tuy vậy, muốn thuyết pháp thành công thì phải quán sát hội chúng để nói những điều phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh của họ, gọi là khế cơ. Nếu không biết tùy cơ thuyết pháp thì không những người nghe không tin hiểu mà ngược lại họ có thể nổi giận hay phỉ báng giáo pháp khiến người nói và người nghe đều không lợi ích.
Đức Phật đã dạy về khế cơ như sau: “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về đức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ.
Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, tâm không biến đổi.
Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỷ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.346)
Rõ ràng, Đức Phật là bậc y vương luôn tùy bệnh cho thuốc. Vì đúng thầy, đúng bệnh và đúng thuốc nên bệnh nhân mau lành. Điều đáng lưu tâm nhất trong pháp thoại này là không chỉ nói pháp phù hợp với căn cơ mà người nói pháp phải sống với những gì mình nói. Thuyết pháp đúng nghĩa là nói ra cái mình đã sống hơn là cái mình đã nghe. Chính việc trao truyền những trải nghiệm thực tu, thực chứng mới đánh động và thức tỉnh lòng người.
Phật dạy “các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham” để thuyết pháp về tín và thí thì mới có thể thành công. Mới hay học rộng, biết nhiều, bằng cấp cao, chức phận lớn chỉ là những điều kiện cần mà chưa đủ để thuyết pháp thành công. Mà như lời Thế Tôn dạy, hãy nói những gì mình đã làm, hãy truyền trao những gì mình đã sống, hãy thuyết những pháp gì mình đã tu, được như thế thì người nghe dễ cảm, tín thuận, và nhờ đó Chánh pháp ngày càng được xương minh, tồn tại dài lâu ở đời.
Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về đức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ.
Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, tâm không biến đổi.
Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỷ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.346)
Rõ ràng, Đức Phật là bậc y vương luôn tùy bệnh cho thuốc. Vì đúng thầy, đúng bệnh và đúng thuốc nên bệnh nhân mau lành. Điều đáng lưu tâm nhất trong pháp thoại này là không chỉ nói pháp phù hợp với căn cơ mà người nói pháp phải sống với những gì mình nói. Thuyết pháp đúng nghĩa là nói ra cái mình đã sống hơn là cái mình đã nghe. Chính việc trao truyền những trải nghiệm thực tu, thực chứng mới đánh động và thức tỉnh lòng người.
Phật dạy “các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham” để thuyết pháp về tín và thí thì mới có thể thành công. Mới hay học rộng, biết nhiều, bằng cấp cao, chức phận lớn chỉ là những điều kiện cần mà chưa đủ để thuyết pháp thành công. Mà như lời Thế Tôn dạy, hãy nói những gì mình đã làm, hãy truyền trao những gì mình đã sống, hãy thuyết những pháp gì mình đã tu, được như thế thì người nghe dễ cảm, tín thuận, và nhờ đó Chánh pháp ngày càng được xương minh, tồn tại dài lâu ở đời.
Gửi ý kiến của bạn