Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giác Ngộ

18/01/201506:18(Xem: 5639)
Giác Ngộ

Tao Tau_HoangLan (5)

     Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô.

     Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.”

     Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?”

     “Một cái gương thần kỳ.”

     “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”

     “Nó sẽ cho cô thấy cái bản chất thật sự của cô,” người đàn bà nói thế rồi bỏ đi.

     Công chúa chẳng nghĩ ngợi gì về món quà, để nó qua một bên cho tới khi cô đến thủ đô. Khi dỡ hành trang sau chuyến đi cô mở túi sách và nhìn vào tấm gương cô há hốc mồm vì ngạc nhiên.

     Cái mà cô thấy là một con công xòe cả bộ lông và nhận ra màu tím của cái đuôi con công giống y như màu hoàng gia của riêng cô. Cô kinh hãi vội bỏ cái gương thần vào trong hộp đựng nữ trang của cô rồi khóa lại và cố xua đi những cái mà cô vừa thấy ra khỏi tâm trí mình. Tuy thế, ngay khi bước vào trong cung điện, dù cho nghe được những lời tán dương, công chúa vẫn không thể xua hết đi khỏi đầu óc mình cái hình ảnh con công.

     Công chúa buồn bã suy nghĩ mãi về bản thân mình, thấy mình chỉ là một con chim phù phiếm, hão huyền và cuối cùng cô nhận được ra rằng cái gương đã nói lên sự thật. 

     Mặc cho thân phụ cô phản đối, cô thoái vị khỏi địa vị vương giả của mình và vào một Thiền viện dành cho các nữ tu, tại đó cô nhanh chóng thăng tiến lên một địa vị cao - một địa vị được trao vì cấp bậc và sự thông tuệ của cô.

     Ngày cô nhậm chức trụ trì, cô lại nhìn vào cái gương thần kỳ và cô thấy một con chim đại bàng bay vút lên bầu trời cao, vượt hẳn mọi chim khác. Công chúa lại thấy bối rối.

     “Ta tìm kiếm địa vị cao sang trong đây để làm vui lòng thân phụ ta chăng?” cô tự hỏi lòng. “Lẽ nào đến khi lìa trần ta cũng không đạt được sự giác ngộ?”

     Cô thấy tất cả mọi sự thành đạt của cô đều giả tạm vì cái hình ảnh chim đại bàng bay cao vượt trội trên bầu trời cứ mãi ám ảnh và cho biết là cô đang vượt lên cao trên tất cả. Khi nhiệm kỳ trụ trì của cô mãn hạn, cô chuyển qua một mái lều đơn sơ, nơi đó cô có thể tọa thiền và đi khất thực để sống.

     Cô già đi và trở thành một bà già khiêm tốn. Bà học hạnh từ bi. Bà được mọi người sùng kính và thương yêu, tuy nhiên bà vẫn chưa đạt được giác ngộ.

     Một buổi sáng, về cuối cuộc đời của bà, một cơn bão tố thét gầm thổi qua túp lều của bà, đồ đạc bị liệng ra tứ tung. Khi đi thâu lượm về, bà tìm được chiếc gương thần kỳ mà bà tưởng đã bị cuốn mất luôn. Cô công chúa thuở xưa nhìn thẳng vào trong tấm gương và thấy:


     …một bông hoa màu tím cùng với cả rễ của hoa, có đất bao ở quanh rễ và nước làm ẩm đất, màu xanh của toàn trái đất, ngay chính cả trái đất, cả thái dương hệ và vũ trụ, và bao gồm tất cả - Tâm Phật vĩ đại.


     Bà nói: “Giờ đây ta có thể yên ngủ yên rồi.” 

 

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(trích dịch “ZEN FABLES FOR TODAY”

của Richard McLean.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2014(Xem: 6637)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4979)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8634)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13158)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7358)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5901)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8834)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10463)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28341)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
09/03/2014(Xem: 29986)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]