Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thời

11/12/201421:34(Xem: 5772)
Một Thời
qd-phatthichca-icMột Thời

NGUYỄN THẾ ĐĂNG

Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).

Một thời…Với tâm thức bình thường, hạn hẹp của chúng ta thì nghe như xa lắm. Một thời…đã qua, đã là một cái chết xa xôi trong quá khứ. Sự “đang đi”, “đang ở” ấy là thời hiện tại của một quá khứ không còn nữa, một quá khứ đã chết.

Nhưng nếu một thời của Phật cũng giống như một thời của chúng ta (ai mà chẳng có những một thời của riêng mình: ngày đó…) thì chắc là đạo Phật cũng chẳng còn ở trên đời này.

“Nhất thời, Phật tại…”

Một thời, đây hẳn nhiên là một thời của thời gian. Nhưng thời gian ở đây là thời gian của giác ngộ.

Trong ý nghĩa đó, một thời là thời gian thuần túy, thời gian đã hoàn toàn được tịnh hóa hêt vô minh. Cho nên một thời này có trong tất cả mọi thời điểm của thời gian, có trong tất cả mọi hạt điểm của không gian.

Như một thí dụ từ rất xưa, mặt trăng khi không còn bị mây che thì có trong tất cả mọi ao hồ sông nước. Một thí dụ khác: một thời là một giọt nước. Khi nó ở trong đại dương thì giọt nước ấy là toàn thể đại dương. Một thời khi thật sự ở trong thời gian thì một thời ấy là toàn thể thời gian.

Đó là sự vô ngại của thời gian, sự vô ngại của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai: “Một kiếp vào trong tất cả kiếp, tất cả kiếp vào trong một kiếp mà không làm hư hoại thời gian” (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới). “Trong một niệm có đủ ba thời” (phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện). Thế nên Phật hiện diện trong tất cả mọi thời gian không gian: “Phật thù đặc nhất trong tất cả, quang minh chiếu khắp đồng hư không, trước các chúng sanh đều khắp hiện, trăm ngàn muôn kiêp các quốc độ, trong một sát na đều hiện rõ, phóng quang độ người đồng đều khắp” (phẩm Chế Thủ Diệu Nghiêm).

Một thí dụ cụ thể: “Ngài Trí Khải sáng lập Thiên Thai tông nhập thất trì tụng kinh Pháp Hoa suốt 21 ngày đêm. Tụng đến phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự, đến câu ‘Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường’ thì hoát nhiên khai ngộ, thấy pháp hội Linh Sơn rõ ràng chưa tan. Mới biết được rằng Đức Thích Ca Mâu Ni vẫn còn thuyết pháp ở Linh Sơn nhưng chúng sanh vì che chướng sâu dày nên không thấy được”.

Một sự kiện của quá khứ thấm vào khắp hiện tại và tương lai, nhiếp nhập với tất cả hiện tại và tương lai. Đó là kiến giải cao nhất của đạo Phật trong kinh Hoa Nghiêm. Thế nên, ngay ở thời điểm này và ngay tại đây, chúng ta vẫn sống trong một hiện tại trùm khắp cả ba thời, một hiện tại vĩnh cửu trải khắp đồng thời có mặt trong mọi thời điểm của cả ba thời: “Một thời Phật tại…”

Đạo Phật là cái thời gian vĩnh viễn đang là và cái không gian vĩnh viễn đang là ấy. Những người bình thường chúng ta thì sống trong một thời gian chia cắt, phân mảnh, ngăn cách, và do đó thời gian là một tiêc nuối, một mất mát, một khổ đau. Trong văn chương thì “Một thời để yêu và một thời để chết” (E. M. Remarque), “Biển của thời đã mất” (G. G. Marquez).

…Ngay cả đối với khoa học, thì “Tại sao có mũi tên thời gian? Thời gian trôi về phía trước do một đặc tính của vũ trụ gọi là “entropy”. Các câu hỏi về entropy vẫn chua được trả lời…” (Chín bí ẩn của vật lý học đương đại, Natalie Wolchover, Tạp chí Tia Sáng, 20/8/2012).

Thực hành đạo Phật là để làm quen, để sống dần dần cái Một Thời ấy. Chúng ta hãy biết chuyển hóa cái thời gian mất mát của mình thành cái một thời phổ quát của đạo Phật. Có như thế thời gian mới không là sự mất mát mà là một kho tàng, một gia tài quý báu. Đạo Phật kêu gọi con người giải thoát. Giải thoát là giải thoát khỏi thời gian manh mún, chia cắt và mất mát. Giải thoát khỏi thời gian là đi vào cái Một Thời này.

Hãy sống cái một thời ấy trong mọi thời của một ngày bình thường của mình. Hãy thấy cái một thời ấy trong từng chiếc lá đang xanh hay đang rụng, trong từng sự vật dẫu nhỏ nhoi trước mắt. Hãy nhìn mọi người trong cái một thời ấy, để thấy chưa từng có sự cách ngăn, chia rẽ, chưa từng có một vết nứt nào trong thế giới thuần chân này. Và ngày nào nhắm mắt chết, hãy nhắm mắt trong cái một thời ấy.

Một thời là cái đang là, vĩnh viễn đang là, suốt từ quá khứ, hiện tại, cho đến tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 2941)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8015)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 12765)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6191)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6128)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 3510)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
11/11/2010(Xem: 4379)
Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng đệtử của đức Đạo sự từ tại gia cũng như xuất gia và,nhất là dành cho các hàng Bồ-tát tu tập muôn hạnh trong việctự độ và độ tha; có nơi còn gọi là Lục độ vạn hạnh.Lục ba-la-mật gọi đủ là Lục Ba-la-mật-đa.
09/11/2010(Xem: 5542)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
04/11/2010(Xem: 7678)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
27/10/2010(Xem: 11538)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567