Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tánh Không (Suññatā)

08/10/201406:54(Xem: 5039)
Tánh Không (Suññatā)

 01ducp04

 


Tánh Không (Suññatā)






 

Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!”  Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.

Đã nhiều lần tôi muốn viết một bài để có thể so sánh, đối chiếu từ các Nikāya với tư tưởng Tánh Không trong các kinh luận phát triển. Nhưng hễ mỗi lần muốn viết tôi lại ngập ngừng, do dự. Hơn thế nữa là tôi ngọng nghịu, bất lực. Như va vào vách đá. Như đứng kề bên hố thẳm. Thảng hoặc, đầu con chữ như bị lửa cháy, viết chữ nào bị cháy chữa đó!

Sở dĩ vậy là vì Tuệ Sỹ khi tự hỏi Tánh Không luận là gì, trong “Triết học về Tánh Không”, thầy đã hạ bút:  

“Wenn am Sommertag der Falter sich auf die Blume niederlässt und, die Flügel geschlossen, mit ihr Wiesenwind schwing… (Martin Heidegger, Aus der Erfahrung des Denkens) 

Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi, kiên trì và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tăc là liều lĩnh ký thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa dòng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bỉnh, không chịu tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: Nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời. Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn. Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc.  

Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược: vay mượn đã là một điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không thể tìm thấy một lối trung chinh để vào tư tưởng.  

Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn..." 

Ngón tay thường để chỉ mặt trăng nhưng ở đây, ngón tay bị che giấu. Ngôn ngữ khái niệm thường để diễn đạt thực tại chân đế nhưng ở đây mọi ngôn ngữ khái niệm đều bị xoá sạch. "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn..." Thực tại luôn hiển hiện ở tại đây và bây giờ. Đừng hỏi con bướm, đoá hoa và cơn gió giữa cỏ nội hoa ngàn nó làm gì, nó ra sao, rồi ra sao nữa. Mệnh đề, câu cú thảy bị chặt cụt, hay đấy là mệnh đề hở, là câu cú lỏng để cho vô biên tha hồ tung cánh? Để cho thế giới vạn tượng sum la tự do hít thở và nó sống trong sử mệnh, tính mệnh của chính mình?

Nếu tôi có hỏi Tuệ Sỹ thì thầy sẽ gãy khúc đàn dương cầm không có âm thanh! Nếu tôi có hỏi Nāgārjuna (Long Thọ) thì ngài sẽ nói đi nói lại mãi cái“bát bất trung đạo” nghe đến nhàm tai?!  Vậy, cái gì là ẩn ngữ của Tánh Không? Quả thật có ẩn ngữ không? Và nếu là ẫn ngữ thì làm sao nói, và nếu nói thì phải nói làm sao mà không dính chữ, dính lời? Giữa thế giới đa phức, vô định, vô biên tế, không ai có thể xác định đâu là hữu thể, tồn thể, vô thể - có phải thế chăng? Toàn bộ triết học Tây phương là sự thất bại bi tráng của tư tưởng. Họ ỡm ờ, ú ớ bên này mép rìa của cuộc chơi tâm linh mà bên kia là con rồng Đông phương tự tại, thong dong, tha hồ ẩn, tha hồ hiện giữa các định thức phạm trù bất toàn và rỗng không này!

Vậy, giả thi thiết là Phật học nói được về Tánh Không. Như thầy Tâm Thiện đã dẫn luận trong tác phẩm “Lịch sử tư tưởng về triết học Tánh Không”, như sau:

“Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại, mở ra trang sử-tư tưởng mới cho các hệ thống triết học Phật giáo Đại thừa, mà khúc dạo đầu chính là hệ thống kinh tạng Bát Nhã ; rồi sau đó, Long Thọ, qua triết học Trung Quán, đã dệt nên chương "khải hoàn" cho tiến trình lịch sử tư tưởng và triết học Tánh Không. Đây chính là một bước chuyển y (Paràvrtti) kỳ vĩ và hết sức táo bạo trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, kể từ thế kỷ thứ II. TL sau Phật diệt độ mãi cho đến thế kỷ thứ VII, khi Nguyệt Xứng (Candrakìrti) hoàn thành hệ thống triết học Trung Quán.

Sự ra đời của Tánh Không luận đã đánh đỗ mọi học thuyết đương thời qua tiền đề "Nhất thiết pháp không" (Sarvadharma Sùnyatà) của nó, một thứ tiền đề được mang tên là Phủ định biện chứng, Phủ định liên hổi, Phủ định cái phủ định; và cuối cùng, là phủ định luôn cả sự hiện hữu của chính nó.

Đối diện với Tánh Không luận, độc giả hoặc là bị cuốn hút vào thế giới của hư vô không tận, nơi mà mỗi mỗi hiện hữu đều là không, tất cả đều là không, cái không bao trùm lên tất cả từ thế giới ý niệm cho đến thế giới hiện thực, như một miền vĩnh tịch cô liêu; hoặc là sẽ một phen thể nhập vào dòng trôi chảy của thực tại, một thứ thực tại bất khả thuyết bởi ngôn ngữ, đang nở nụ trưng bày giữa lòng hiện hữu - đấy là "thực tại-Tánh Không".

Nhưng trái lại, cái kỳ vĩ của Tánh Không luận không phải là động lực đẩy đưa đến một sự diệt tận hay phủ quyết sạch trơn, mà là khả tính năng động, vô biên và nhiệm mầu của nó. Nói theo ngôn ngữ của Long Thọ: "Tất cả đều hợp lý vì hợp lý với Tánh Không, tất cả không hợp lý vì không hợp lý với Tánh Không". Cái "hợp lý" ở đây chính là lý do hiện hữu (raison d'être) của nhất thiết pháp. Nếu không có nó, thì mọi thứ cơ đổ của trần gian này từ các loài vô tình cho đến hữu tình đều trở nên trơ lì, thụ động và không còn khả năng vận hành, như sự trôi chảy tương tục của dòng sông. Như thế, nếu phủ nhận Tánh Không, là phủ nhận khả tính sinh khởi và vận hành của thế giới thực tại khách quan-hiện hữu với/giữa muôn ngàn sai biệt đa thù. Nhưng nếu thừa nhận Tánh Không như một định tính cố hữu, đích thực, thì thế giới tương quan duyên khởi này bỗng phút chốc hóa thành lầu đài xây trên bãi cát. Và như thế, sẽ không có bất kỳ một khả thể nào có thể được hình thành, cho đến mọi vấn đề thiện ác, nhân quả cũng băng tiêu, và không còn được bàn đến nữa.

Vậy, "Tánh Không luận" sẽ xuất hiện như thế nào để khả dĩ được chấp nhận trong một bối cảnh đa đoan lý luận mà không hề chối từ mọi đức lý thiện ác trong cái cơ cấu tương quan của tri thức thường nghiệm, để rồi sau đó, nó vực dậy và làm cho sống động mọi tư tưởng-triết học đang bị héo hắt và phai tàn theo thời gian sau Phật diệt độ cả nghìn năm ? Một câu hỏi như thế có thể được đặt ra không những trên bình diện lịch sử của hiện thực, mà còn trên cả bình diện giả thiết của lịch sử tư tưởng triết học và tôn giáo”. 

Đúng là vậy! Giữa mọi tư tưởng-triết học đang bị “héo hắt và phai tàn” thì tư tưởng Tánh Không của Nāgārjuna, theo tôi, nó không phải “vực dậy và làm cho sống động”  lại tư tưởng Phật học sau ngàn năm Phật Niết-bàn - mà chính nó đã “tiếp lửa, tiếp sức cho sự huỷ diệt” mọi hý luận, mọi hoang vu luận của triết học Ấn Độ đương thời. Nó là đỉnh cao của tư tưởng, cũng là tuyệt cùng, tuyệt lộ của tư tưởng. Nó đốt cháy, khoá rào mọi ngõ ngách hăm he tìm kiếm hiện tính và thực tại bằng kiến thức và sở tri. Nó nuốt lưỡi mà nói. Nó “cả gan” lập ngôn từ chỗ mà đức Phật im lặng. Đồng thời nó có khả năng xoá sổ hai ngàn năm trăm năm triết học Tây phương; khả dĩ hội thoại“mặc như lôi” với tư tưởng của Martin Heidegger, mà theo Cố giáo sư Phạm Công Thiện khi viết về Heidegger trong “Thể tính về chân lý” có một cảm nhận lê thê buốt giá của hư vô mà nói rằng:

Heidegger đã phủ nhận hết tất cả danh hiệu, phủ nhận hết tất cả khuynh hướng, đứng ngoài sinh hoạt văn hóa đương thời, sống ngoài vòng, sống cô đơn, sống “trái ngược thời đại” (“intempestif”, “unzeitgemäss” như Nietzsche đã chủ trương). Vì phủ nhận tất cả học thuyết, tất cả ý thức hệ và tất cả nhãn hiệu, nên Heidegger bị người ta gán cho là chủ trương chủ nghĩa hư vô (nihilisme), nhưng chính Heidegger lại xác nhận rõ rằng tư tưởng của ông không phải là chủ nghĩa hư vô, vì chủ nghĩa hư vô chính là vong tính (l’oubli de l’être), tức là hiện trạng lan tràn ở thế giới hiện nay qua sự thống trị của nền văn minh này nô lệ vào vật thể và khách thể hóa, đối tượng hóa, đối thể hóa tất cả mọi sự...

Còn trong tác phẩm Sein und Zeit (Thể tính và thời tính), Martin Heidegger đặt lại vấn đề sử tính của hữu thể (tức là thời tính của thể tính) mà triết học Tây phương đã bỏ quên từ thời triết gia Parmenides cổ đại Hy Lạp. Trong lúc chư triết gia say sưa bàn về thể, bản thể, hữu thể thì Martin Heidegger nói về tính, thời tính; vì thời gian, thời tính (Zeit) chính là chân trời (Horizont). Thời gian chính là “mảnh trời cuối cùng” mà con người phải “gượng níu lấy quãng đường trở về” cho đến khi nào không còn bất cứ “mảnh trời cuối cùng” nào nữa thì lúc ấy “hoa hồng nở, bởi vì hoa hồng nở” như “tiếng vỗ cánh của muôn nghìn con bướm bay lao xao trong ngàn lá xanh phơi phới”; hoa hồng không có tại sao, “hoa hồng nở bởi vì hoa hồng nở”. Die Ros ist ohne warum; sie blühet, weil sie blühet… (cf Heidegger, Der Satz vom Grund, p. 77).

Chúng ta có nghe âm vọng của đỉnh cao tư tưởng Đông phương và Tây phương hay chăng? Vậy thì Tánh Không là gì? Tánh Không chính là “thực tại đang là”, là cái “hữu thể”  đang vận hành, đang diễn tiến qua “thời thể”. “Cái là, cái đang là - seiend, étant, being”  thật sự không phải dễ hiểu với triết gia Tây phương kể từ thời Platon. Chữ “là” là quá hiển nhiên, ai cũng biết, ai cũng quen, ai cũng thừa hiểu “là” là thế nào rồi, nhưng Heidegger tuyên bố ngay rằng sự việc không phải minh bạch dễ dàng như vậy đâu:“Trong thời đại của chúng ta hiện nay, chúng ta có trả lời được câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta hiểu thực sự về chữ là?” (cf. Sein und Zeit, p.1: “Haben wir heute eine Antwort auf die Frage nach dem, was wir mit dem Wort “seiend” eigentlich meinen?”).  

“Cái là, cái đang là” chính là hoa nở, chim hót; là sự sống, là sinh thể của mọi tồn thể. Là “cái là”,“cái đang là” của mọi hữu tồn sinh diệt.

Như vậy, triết học về Tánh Không, đi một lộ trình dài, tao ngộ M. Heidegger; nói theo Cố giáo sư Phạm Công Thiện, lại gặp gỡ nhau trong “im lặng hố thẳm”, chặn bít tất thảy ngã đường, mở phơi, chỉ bày hiện thực đang là, đang sống, đang hít thở nói năng, đi đứng trong thế giới duyên khởi, duyên sinh, vô ngã tính, tính không của ngã và pháp, chủ và khách câu vong, sử tính, thời tính cũng không tồn tại trong bước đi vượt thời gian, không lệ thuộc thời gian, vô hạn, vô biên, trùng trùng không thấy quá khứ, hiện tại hay vị lai trong tâm của bậc giác ngộ, giải thoát – như trong kinh Tiểu Không (Cūlasuññatasutta):

“- Này Ānanda! Phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại, sau khi chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không Tánh (Suññataṃ), tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không Tánh này. Do vậy, này Ānanda, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không Tánh. Như vậy, này Ananda, các ông cần phải học tập”.

Vậy, Tánh Không là Bất Tử, vì Vô Sanh nên Bất Tử nếu ai tu tập tuệ minh sát vipassanā, quán ngũ uẩn, thập nhị duyên khởi, thấy rõ tam pháp ấn vô thường, dukkha, vô ngã theo kinh điển Nikāya. Một Tánh Không để triết luận, triết luận để chặt đứt tất thảy mọi triết luận để hiển lộ “thực tại đang là”  không thể nói năng, diễn đạt qua bất kỳ phạm trù khái niệm nào; một Tánh Không là để mà tu tập, hiện quán “cái đang là” luôn dịch hoá, luôn mới mẻ, tinh khôi - phải chăng là có thể bổ túc cho nhau trước nhu cầu đa diện, đa phức của tâm thức thời đại? Và cái biên ranh chia biệt sẽ không còn tác dụng khi bậc trí giả an trú được Không Tánh trong lòng mình như đức Phật chỉ dạy.

 
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2015(Xem: 8487)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 13960)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 5714)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5168)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 4556)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9024)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5219)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
08/01/2015(Xem: 8301)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 6719)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 5768)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567