Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ “Vạn” trong Phật giáo viết như thế nào?

16/09/201405:00(Xem: 18862)
Chữ “Vạn” trong Phật giáo viết như thế nào?


chu_van



Chữ “Vạn” trong Phật giáo viết như thế nào?

 

Kha Tiệm Ly

   

      

 

 

 

 

Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)

 

chu_van_1

Chùa thường có nhiều tượng Phật, thế mà trên ngực mỗi tượng Phật, có tượng được vẽ chữ Vạn theo lối viết A; có tượng lại vẽ chữ vạn theo lối viết B! Lại ngoài bìa các kinh Phật, có cuốn thì in chữ Vạn theo lối viết A; có cuốn lại in chữ Vạn theo lối viết B! Điều nầy khiến mọi người có chút quan tâm không khỏi thắc mắc.

 

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở đại học Quốc Sĩ Quán Nhật Bản, thì chữ VẠN vốn không phải lả là chữ viết (word), mà chỉ là kí hiệu (symbol), và nó đã có từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, và đến thế kỉ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật!

 

Ngài Bồ Đề Liêu Chi dịch là “Vạn”, còn ngài Huyền Trang dịch là “Đức”. Tất cả đếu có nghĩa là “phước đức viên mãn, trí tuệ và lòng từ bi vô hạn”

 

Theo Huệ Lâm Âm Nghĩa quyển 21 và kinh Hoa Nghiêm thì có 17 chỗ nói chữ Vạn viết xoay về phải. Trong các đồ cồ, các bệ Phật cổ, các tượng Phật cổ của Trung quốc, của Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản, … cũng đều dùng lối viết A, tức xoay về phải (卐).

 

Ngôi tháp cổ ở vườn Lộc Dã được xây để kỉ niệm Đức Phật nhập diệt cũng khắc chữ Vạn xoay về phải.

Ba bản Tạng kinh đời Tống, Nguyên, Minh, và Cao Ly Đại Tạng Kinh cũng đều dùng chữ Vạn xoay về phải.

 

Nhưng tín đồ Lạt Ma giáo, Ấn Độ giáo, và Bổng giáo thì lại dùng lối viết B , xoay về trái ( 卍)

 

Có những chùa tại Ấn Độ, và Trung Quốc  hiện nay, trước hai cánh cửa chính, một bên thì vẽ kiểu A, một bên lại vẽ kiểu B! Và những hoa văn quanh bệ thờ, cũng xen kẽ lối viết A và B!

chu_van-4chu_van-5chu_van-6chu_van_2

 

Cách viết nào đúng?

 

Như đã nói “Vạn” không phải là một chữ mà là một kí hiệu xuất hiện rất sớm, có thể là từ thời nguyên sơ từ khi con người mới tìm ra lửa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nó ở khắp mọi vùng trên trái đất, nhưng kí hiệu nầy đã không thống nhất (chỗ viết theo lối A, chỗ viết theo lối B)

Từ khi Đức Phật ra đời, trên ngực đã có chữ “vạn”, biểu tượng tướng mạo phi phàm, có ý nghĩa là đại cát tường, phúc lộc viên mãn,… Thế nhưng từ đó về sau, chữ vạn trong đạo Phật lại không thống nhất. Chúng ta hãy suy những điều sau đây, có thể hiểu được cách viết nào đúng:

 

- Xoay qua phải, là theo chiều hào quang của Phật phóng ra.

- Kí hiệu âm dương của vũ trụ thu nhỏ lại (xem biểu tượng “thái cực” của Lão giáo). “Chữ S” phân chia vòng thái cực xoay về phải.

- Sợi lông trắng (bạch hào) giữa hai lông mày của Phật uyển chuyển xoay sang phải.

- Trong các kinh điển cổ, phần lớn đều viết chữ Vạn xoay về bên phải.

- Trong các nghi thức sám, nhiễu Phật, nhiễu Pháp đều hướng về phải nhiễu hành. (đi theo chiều lim đồng hồ)

- Theo Tự Điển Hán Việt của Thiều Chữu năm 2008 trang 68, thì: “…. “VẠN” nguyên là hình tướng (kí hiệu - KTL) chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát tường hải vân tướng nên  theo cái hình xoay bên hữu thì phải hơn. Vì xem nhiễu phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở giữa hai lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm”

Đã như thế thì không lý do gì mà không mạnh dạng viết xoay về bên phài, theo cách viết A.

Theo chúng tôi, trước kia người ta viết theo cách B,(xoay về trái : 卍) là lầm, sau thành thói quen. Gần đây các Phật tử lại càng ngại viết theo cách viết A (xoay về phải 卐) vì nó trông giống như biểu tưởng cùa Đức Quốc Xã của Hít-Le!

Thực tế thì không giống nhau:

- Biểu tượng chữ VẠN của nhả Phật thì màu vàng, được vẽ thẳng góc,  nội tiếp trong một hình vuông tưởng tượng. và được mọi người gọi là “chữ Vạn của Phật”

- Biểu tượng Phát xít của Hít-le là “chữ VẠN” màu đen, được vẽ xiêng một góc 45 độ trong một vòng tròn màu trắng, và được mọi người gọi là “chữ thập ngoặc” (croix brisée). Biểu tượng nầy có thể là hai chữ S chồng chéo lên nhau; viết tắt hai chữ State Social=Quốc Xã?

Biểu tượng “VẠN” tượng trưng cho công đức và lòng từ bi vô hạn của Đức Phật. Và dù cho biểu tượng của Quốc Xã có giống biểu tượng của nhà Phật đi nữa (thực tế thì không giống), cũng chẳng làm người Phật tử lo lắng: Tất cả đều do việc làm. Một đàng là từ bi hỉ xả, vô lượng công đức. Một đàng là khát máu, vô nhân tính. Phật là Phật, Ma là Ma. Hai thế giới rạch ròi không thể náo lầm lẫn.

 

Điều đáng nói là, trong thế giới Phật giáo, cần phải nghiên cứu cách viết nào đúng, để đưa ra một quyết định thống nhất cho mọi người tuân thủ. Không thể chấp nhận kiểu viết theo cảm tính; chùa nầy viết khác, chùa kia viết khác, và điều làm cho người ta khó chịu là những tượng Phật cùng trong một chùa, lại có hai “chữ vạn” khác nhau./.

 

Anh Kha mến,

Theo sở kiến của tôi cũng như qua một số kinh điển Phật Giáo thì chữ Vạn, trước hết là một biểu tượng (một trong những 32 tướng tốt của Phật).

 

Kế đến theo tạng ngữ Sanrit là Svastika còn gọi là Swastika. Chữ nầy được đạo Hindu (ấn độ giáo) cũng như trong Đại Phương Quảng Kinh, Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm.v.v.. nói lên 2 biểu tượng : Một là khi quay chiều PHẢI : tượng trưng cho sự mở ra của vũ trụ. Hai là khi quay chiều TRÁI: tượng trưng cho sự thu nhỏ lại của vũ trụ (Vạn vật tồn tại tâm) . Đồng thời, cũng theo PG khi quay về chiều Phải  thì theo các kinh điển Phật giáo là tượng trưng Trí Tuệ và ngược lại là Từ Bi. nói chung là năng lực BI-TRÍ-DŨNG trong tinh thần Phật giáo.

 

Theo những nhà nghiêng cứu thì chữ Manji của Nhật=Dhamma  là sự bất tử, công đức thù thắng. Tuy nhiên, phần lớn từ xưa đến nay thì được nghiêng về phần quay bên phải, có một điểm khác là Đức quốc xã xử dụng chữ Vạn hình chóp và màu đen còn PG thì hình vuông hoặc chữ nhật và màu vàng, riêng PG Tây Tạng thì dùng chữ vạn quay về bên phải. Phương Quảng Đại trang nghiêm Q.3 cũng đề cập : ngay cả tóc của Phật cũng xoay về phía phải.

 

Tóm lại, dù xoay phía nào cũng có ý nghĩa theo quan điểm của PG, chỉ khác ở chổ biểu tượng hình thức đối với Đức quốc và khi Đức làm ra hình thức nầy là PG, BLM, HINDU đã có lâu rồi.

 

Chào anh.

MPT

 

 ---

 

Đúng, theo tác giả Nguyễn Hữu Loan  trong tài liệu Ý Nghĩa Chữ Vạn trong PG.

 

K KHA TIỆM LY

(Sưu tầm)

TêTên thật: Thái Quốc Tề

ĐịĐịa chỉ: 99/5 đinh bộ Lĩnh, P2, TP Mỹ tho, Tiền Giang

Điện thoại: 0987 701 952

 

 
chu_van

ĐỀ NGHỊ THỐNG NHẤT CHỮ VẠN 
TRONG PHẬT GIÁO
 

Trong Phật Giáo người ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào: (xem tiếp)

 

Ý kiến bạn đọc
28/10/201905:17
Khách
Tôi có 1 điều cần nói về chữ vạn : 0372892096
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2012(Xem: 4927)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó.
21/10/2012(Xem: 3989)
Tánh không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật Giáo. Chủ đề này được triển khai và quảng bá suốt dòng lịch sử phát triển của Phật Giáo, và do đó cũng đã trở nên ngày càng tinh tế, sâu sắc và dường như lại càng phức tạp hơn.
20/10/2012(Xem: 3425)
Hai ngày qua tôi nghĩ quý vị đã lắng nghe một cách rất nghiêm túc nên tôi rất hạnh phúc, tốt lắm. Bây giờ là chương trình hỏi đáp, quý vị có câu hỏi gì?
05/10/2012(Xem: 7172)
Dẫu rằng, các lần kiết tập thứ nhất, hai và ba không đề cập đến tên các kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chỉ đề cập đến 5 bộ Nikāya và 4 bộ A-hàm nhưng nội dung tư tưởng trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa đều có nguồn gốc từ các kinh trong A hàm và Nikaya.
04/10/2012(Xem: 4248)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
03/10/2012(Xem: 3677)
Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạo đều có chung một thể tánh viên minh, thanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếu, thực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát. Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhập; vì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh. Rõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật
26/09/2012(Xem: 3489)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
18/09/2012(Xem: 12666)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
17/09/2012(Xem: 2679)
HỎI: Vì triết lý của Đạo Phật là không làm tổn hại, chỉ làm lợi ích cho người khác, trong trường hợp của những quyết định thực tiển trong đời sống hàng ngày, nếu ai ấy muốn giết ta và ta không có cách nào để thoát khỏi, ta phải làm gì? ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Từ một nhận thức rộng hơn, mục tiêu của đời sống hiện tại của chúng ta là gì? Chúng ta cũng nên phán xét khả năng của ta khi quan tâm đến việc ta có thể làm lợi ích và hổ trợ người khác được bao nhiêu? Dĩ nhiên nếu ai đấy tấn công ta, ta nên trốn thoát hay tránh sự tấn công. Nếu không có khả năng khác, thì tôi nghĩ đấy là quyền cá nhân để tự bảo vệ. Vì thế không có sự giết chóc, chúng ta có lẻ có thể làm tổn thương chân hay tay của người tấn công. Như thế, nếu quý vị phải chọn lựa.
08/09/2012(Xem: 5900)
Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu sĩ Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế. Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu sĩ Phật giáo chỉ là sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu sĩ khác, từ đó, có được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]